intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Emile Durkheim và những sai lệch xã hội trong xã hội học: Phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

64
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu Emile Durkheim và những sai lệch xã hội trong xã hội học tiếp tục gửi tới bạn đọc những nội dung như sau: Chương 3 - Những biến đổi trong quan điểm và đóng góp của E. Durkheim về sai lệch xã hội; chương 4 - Một số nghiên cứu ứng dụng quan điểm của E. Durkheim trong thực tiễn xã hội Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Emile Durkheim và những sai lệch xã hội trong xã hội học: Phần 2

Chương 3<br /> <br /> NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG QUAN ĐIỂM<br /> VÀ ĐÓNG GÓP CỦA E. DURKHEIM VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI<br /> 3.1. Biến đổi quan điểm trong 2 tác phẩm của E. Durkheim.<br /> Trên cơ sở phân tích nội dung và quan điểm sai lệch xã hội trong<br /> 2 tác phẩm của E. Durkheim, với rất nhiều điểm giống nhau và khác<br /> biệt, đặc biệt trong nội dung của mỗi tác phẩm, chúng tôi tiến hành<br /> so sánh một số đặc điểm về hình thức và nội dung của 2 tác phẩm nói<br /> trên để tìm ra sự biến đổi trong quan điểm của E. Durkheim về sai<br /> lệch xã hội, từ đó thấy được phần nào sự tiến hóa trong quan điểm về<br /> sai lệch xã hội của E. Durkheim.<br /> 3.1.1. So sánh đặc điểm hình thức của 2 tác phẩm<br /> BẢNG 1. TÓM TẮT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA 2 TÁC PHẨM<br /> Stt<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> “Về sự phân công...”<br /> <br /> Tác phẩm “Tự tử”<br /> <br /> 1<br /> <br /> Năm công bố<br /> <br /> 1893<br /> <br /> 1897<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nguồn gốc văn bản<br /> <br /> Nguyên bản tiếng Nga<br /> <br /> Nguyên bản tiếng<br /> Nga<br /> <br /> 3<br /> <br /> Nguồn gốc bản dịch<br /> <br /> Từ tiếng Pháp<br /> <br /> Từ tiếng Pháp<br /> <br /> 4<br /> <br /> Tên sách tiếng Nga<br /> <br /> О разделении<br /> общественного труда<br /> <br /> САМОУБИЙСТВО<br /> <br /> “Về sự phân công lao<br /> động trong xã hội”<br /> <br /> Tự tử<br /> <br /> 5<br /> <br /> Tên sách (tạm) dịch<br /> sang tiếng Việt<br /> <br /> Социологический<br /> этюд<br /> <br /> Nghiên cứu xã hội<br /> học<br /> <br /> SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM<br /> <br /> 94<br /> 6<br /> <br /> Đề nghị gọi tên sách<br /> <br /> (như trên)<br /> <br /> “TỰ TỬ”<br /> <br /> 7<br /> <br /> Nhà xuất bản (ở Nga)<br /> <br /> “Kanon” (Moscow)<br /> <br /> “Soyuz” (S.<br /> Peterburg)<br /> <br /> 8<br /> <br /> Năm xuất bản (Nga)<br /> <br /> 1996<br /> <br /> 1998<br /> <br /> 9<br /> <br /> Người dịch (ở Nga)<br /> <br /> A. B. Gofman<br /> <br /> A. N. Ilinski<br /> <br /> 10<br /> <br /> Chỉ số thư mục (Nga)<br /> <br /> ISBN 5-88373-036-1<br /> <br /> ISBN 5-87852063-X<br /> <br /> 11<br /> <br /> Tổng số trang dịch<br /> <br /> 432 trang<br /> <br /> 496 trang<br /> <br /> 12<br /> <br /> Tổng số sách của t/p<br /> <br /> 3 sách (S)<br /> <br /> 3 sách (S)<br /> <br /> 13<br /> <br /> Tổng số chương<br /> <br /> 15 chương<br /> <br /> 13 chương<br /> <br /> 14<br /> <br /> Số chương/sách<br /> <br /> 7/S1; 5/S2; 3/S3<br /> <br /> 4/S1; 6/S2; 3/S3<br /> <br /> 15<br /> <br /> Phần mở đầu<br /> <br /> Cho xuất bản lần 1<br /> <br /> (có)<br /> <br /> Cho xuất bản lần 2<br /> 16<br /> <br /> Phần dẫn luận<br /> <br /> (có)<br /> <br /> (có, trong phần nội<br /> dung)<br /> <br /> 17<br /> <br /> Nội dung tóm tắt<br /> <br /> (không)<br /> <br /> (Có, ở đầu sách)<br /> <br /> 18<br /> <br /> Phần kết luận<br /> <br /> (có)<br /> <br /> Lời cuối sách<br /> <br /> 19<br /> <br /> Chỉ dẫn tên người<br /> <br /> (không)<br /> <br /> (có)<br /> <br /> 20<br /> <br /> Chú giải và trích dẫn<br /> <br /> Ở cuối mỗi trang<br /> <br /> Ở cuối cuốn sách<br /> <br /> 21<br /> <br /> Mục lục<br /> <br /> Ở cuối sách (chi tiết)<br /> <br /> Ở cuối sách<br /> (tóm tắt)<br /> <br /> Nhận xét: Sự khác biệt về hình thức của 2 tác phẩm là đương<br /> nhiên, bởi mỗi tác phẩm chuyển tải những nội dung khác nhau và<br /> xuất bản vào những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong kết cấu<br /> của 2 tác phẩm có những điểm tương đồng, khi tác giả phân chia tác<br /> phẩm của mình theo 3 cuốn sách và mỗi cuốn sách thành các chương,<br /> và mỗi chương đều nêu tóm tắt những ý trình bày chính. Các tác<br /> <br /> Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa…<br /> <br /> 95<br /> <br /> phẩm đều có phần mở đầu, dẫn luận và kết luận, có phần chú giải và<br /> nguồn gốc trích dẫn. Phần mục lục đều được đặt ở cuối sách. Điều<br /> này cũng nói lên sự nhất quán về mặt hình thức trong thể hiện ý<br /> tưởng và chuyển tải nội dung quan điểm của E. Durkheim.<br /> 3.1.2. So sánh đặc điểm nội dung của 2 tác phẩm<br /> BẢNG 2. TÓM TẮT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA 2 TÁC PHẨM<br /> Stt<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> “Về sự phân công…”<br /> <br /> Tác phẩm “Tự tử”<br /> <br /> 1<br /> <br /> Chủ đề tác phẩm<br /> <br /> Về sự phân công lao<br /> động trong xã hội<br /> <br /> Về hiện tượng tự tử<br /> trong xã hội<br /> <br /> 2<br /> <br /> Ý chính của tác<br /> phẩm<br /> <br /> Đoàn kết xã hội, sự<br /> phân công lao động<br /> trong xã hội, chức<br /> năng và những “hình<br /> thái phi chuẩn” của sự<br /> phân công lao động<br /> <br /> Các kiểu tự tử,<br /> nguyên nhân tự tử<br /> và phương thức mà<br /> nguyên nhân xã hội<br /> diễn ra, những mối<br /> quan hệ liên quan<br /> đến tự tử.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Mục đích nghiên<br /> cứu vấn đề<br /> <br /> Trình bày sự phát triển<br /> và vấn đề đạo đức của<br /> sự phân công lao động<br /> <br /> Tìm hiểu bản chất<br /> đời sống xã hội và<br /> hành vi của con<br /> người<br /> <br /> 4<br /> <br /> Định nghĩa sai lệch<br /> <br /> Là sự “phi chuẩn” về<br /> phân công lao động.<br /> <br /> Tự tử là hành vi sai<br /> lệch xã hội đặc biệt.<br /> <br /> 5<br /> <br /> Phương pháp<br /> nghiên cứu<br /> <br /> Phân tích và hệ thống<br /> <br /> Thống kê và loại trừ<br /> <br /> 6<br /> <br /> Số hình thức sai<br /> lệch<br /> <br /> 3 kiểu sai lệch<br /> <br /> 4 kiểu sai lệch<br /> <br /> 7<br /> <br /> Tên gọi các sai<br /> lệch<br /> <br /> Phân công lao động:<br /> <br /> 1) Tự tử vị kỷ<br /> <br /> 1) Phi chuẩn; 2) Bắt<br /> buộc; 3) Không hoặc<br /> thiếu đồng bộ<br /> <br /> 2) Tự tử vị tha<br /> 3) Tự tử phi chuẩn<br /> 4) Tự tử định mệnh<br /> <br /> 96<br /> 8<br /> <br /> SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM<br /> <br /> Nguyên nhân<br /> sai lệch (tóm lược)<br /> <br /> Các quan hệ không<br /> được thể chế hóa; cá<br /> nhân không hòa hợp<br /> với chức năng; hoạt<br /> động chức năng chưa<br /> đầy đủ;<br /> <br /> Chủ nghĩa cá nhân<br /> cực đoan; hòa nhập<br /> nhóm quá mạnh;<br /> quy tắc xã hội không<br /> còn đúng; niềm tin<br /> mù quáng;<br /> <br /> 9<br /> <br /> Chức năng sai lệch<br /> (tóm lược)<br /> <br /> - Liên kết các cá nhân,<br /> thống nhất xã hội, tạo<br /> lập đoàn kết và trật tự<br /> đạo đức;<br /> <br /> - Tạo mối liên kết và<br /> đoàn kết xã hội;<br /> tăng cường ý thức<br /> tập thể và trật tự xã<br /> hội;<br /> <br /> 10<br /> <br /> Phương pháp luận<br /> nghiên cứu vấn đề<br /> <br /> - Ý thức tập thể/cá<br /> nhân<br /> <br /> - Ý thức cá nhân/tập<br /> thể<br /> <br /> - Đoàn kết xã hội<br /> <br /> - Hội nhập xã hội<br /> <br /> - Phân công lao động<br /> <br /> - Chuẩn mực xã hội<br /> <br /> - Hình thái phi chuẩn<br /> của phân công lao<br /> động<br /> <br /> - Hình thái phi<br /> chuẩn của hiện<br /> tượng tự tử<br /> <br /> Sự phân công lao<br /> động là quy luật của tự<br /> nhiên, thể hiện quy tắc<br /> đạo đức hành vi con<br /> người; phân công lao<br /> động làm nảy sinh và<br /> hình thành đoàn kết xã<br /> hội;<br /> <br /> Bản chất xã hội của<br /> tự tử; nguyên nhân<br /> xã hội quyết định; ý<br /> nghĩa hội nhập hay<br /> đoàn kết xã hội đối<br /> với cá nhân, cần<br /> hướng đến những<br /> mục đích xã hội;<br /> <br /> 11<br /> <br /> Kết luận vấn đề<br /> <br /> Nhận xét: Qua so sánh một số đặc điểm nội dung của 2 tác phẩm<br /> của E. Durkheim, chúng ta thấy rất nhiều khác biệt liên quan đến<br /> cùng vấn đề sai lệch xã hội trong quan điểm của E. Durkheim. Sự<br /> khác biệt này giúp chúng ta thấy rõ những điều mới, những phát<br /> hiện thêm, sự tiến hóa trong quan điểm của E. Durkhiem đối với sai<br /> lệch xã hội, thấy rõ hơn, đầy đủ hơn nội dung quan điểm sai lệch xã<br /> hội của ông, tầm quan trọng của vấn đề đối với đời sống xã hội và<br /> trong hành vi cá nhân con người. Ông đã mở rộng, hay nói cách khác,<br /> <br /> Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa…<br /> <br /> 97<br /> <br /> bổ sung thêm những hình thức sai lệch xã hội thông qua việc phân<br /> loại các kiểu tự tử. Từ đó cũng chỉ thêm các nguyên nhân, chủ yếu là<br /> các nguyên nhân xã hội, dẫn đến các hành vi sai lệch xã hội. Dưới đây<br /> chúng ta tìm hiểu thêm một công trình nữa của E. Durkheim – bài<br /> báo “Bình thường và bệnh lý” để thấy được những điểm mới, những<br /> bước tiến hóa trong quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim.<br /> 3.2. Điểm mới trong quan điểm từ bài báo “Bình thường và bệnh lý”<br /> 3.2.1. Giới thiệu bài báo<br /> Bài báo “Bình thường và bệnh lý” (1895) của E. Durkheim được<br /> in trong cuốn sách “Xã hội học tội phạm” (Các lý thuyết tư sản hiện<br /> đại) [118] - tuyển tập các bài báo viết về các vấn đề lý luận liên quan<br /> đến xã hội học tội phạm, nguyên bản bằng tiếng Nga. Cuốn sách<br /> được Phó tiến sĩ Luật học A. C. Nhikiforov và Tiến sĩ Luật học A. M.<br /> Iacovlev dịch từ tiếng Anh, do Nhà xuất bản “Tiến bộ” (“Progress”)<br /> Matxcơva ấn hành vào năm 1966. Bài báo gồm 6 trang, từ trang 39<br /> đến trang 44 của cuốn sách.<br /> Эмиль Дюркгейм. Норма и патология. Стр. 39-44. (Социология<br /> преступности. (Современные буржуарные теории). Сборник<br /> статей. Перевод с английского А. С. Никифорова и А. М. Яковлева.<br /> Под редакцией проф. Б. С. Никифорова. Издательство «Прогресс»,<br /> Москва, 1966.)<br /> Bài báo sau đó được E. Durkheim đưa vào trong một tác phẩm<br /> rất nổi tiếng là “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” (1895) để<br /> minh chứng và khẳng định cho phương pháp luận xã hội học của<br /> ông. Cuốn sách “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” đã được<br /> Nguyễn Gia Lộc dịch sang tiếng Việt và Nhà xuất bản Khoa học xã<br /> hội (Hà Nội) xuất bản vào năm 1993 [18]. Mới đây nhất, năm 2012, tác<br /> phẩm trên của E. Durkheim lại được dịch giả Đinh Hồng Phúc<br /> chuyển ngữ sang tiếng Việt và do Nhà Xuất bản Tri thức ấn hành<br /> trong “Tủ sách Tinh hoa” [19]. Chúng tôi đều có tham khảo các bản<br /> dịch tiếng Việt này.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2