intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ép con ăn nhiều chưa chắc đã tốt

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không ít bà mẹ đã cố thúc ép bé ăn cho bằng hết những gì mình muốn. Việc này có nên không? Tiến sĩ Irene Chatoor sẽ cùng các bà mẹ sẻ chia những băn khoăn, lo lắng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ép con ăn nhiều chưa chắc đã tốt

  1. Ép con ăn nhiều chưa chắc đã tốt
  2. Không ít bà mẹ đã cố thúc ép bé ăn cho bằng hết những gì mình muốn. Việc này có nên không? Tiến sĩ Irene Chatoor sẽ cùng các bà mẹ sẻ chia những băn khoăn, lo lắng này. Ép trẻ ăn hết khẩu phẩn sẽ làm trẻ sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn (Ảnh: Shutterstock) Nhiều ông bố, bà mẹ luôn sợ con mình đói bụng và vì thế luôn cố ép con ăn hết khẩu phần trong mỗi bữa cơm. Các bậc phụ huynh không tin rằng con mình có khả năng biết bụng đã no. Khi thấy trẻ ăn gần hết phần cơm, họ cứ thế thúc ép bé ăn hết những muỗng cuối cùng: “Một muỗng nữa cho mẹ nào!”, “Ráng một muỗng là hết rồi con”… Một số bố mẹ lại cứ khăng khăng con phải ăn những gì mình đã đặt vào đĩa, và họ ép bé ngồi yên ở bàn cho tới khi ăn hết sạch những gì có trong đĩa. Đôi khi họ còn dọa bé nếu không ăn sẽ bị ông kẹ bắt đi.
  3. Tệ hơn, trong một vài trường hợp, bố mẹ thậm chí còn dùng hình phạt kiểu đánh đập để bắt trẻ con ăn trọn bữa. Những việc xoay quanh vấn đề thúc ép trẻ nhỏ ăn như thế này thường sẽ trở thành khởi đầu cho một xung đột trầm trọng giữa bố mẹ và con cái. Trẻ sẽ cảm thấy ngao ngán và sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Ngoài ra, hình ảnh của bố mẹ có thể trở nên xấu hơn trong mắt trẻ, vì bố mẹ luôn nói trẻ chỉ cần ăn một muỗng nữa là đủ nhưng sau đó vẫn tiếp tục ép trẻ ăn thêm nhiều muỗng nữa. Tiến sĩ Irene Chatoor (giáo sư tâm lý học và nhi khoa, giám đốc chương trình “Y tế tâm lý trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi”, trung tâm y tế quốc gia của trẻ em tại Washington, Mỹ) khuyên rằng “Không được ép trẻ ăn. Làm thế sẽ tạo mâu thuẫn và can thiệp vào khả năng nhận biết đói, no của trẻ. Mẹ hãy lên một thời khóa biểu các bữa ăn cho trẻ, gồm ba bữa chính và một bữa xế (chiều). Các bữa chính và bữa xế hằng ngày phải cách nhau 3 - 4 tiếng. Trẻ cần được ngồi ăn tại bàn và đúng giờ. Dọn ra những phần nhỏ, đợi trẻ ăn hết rồi mới múc thêm tiếp. Làm thế sẽ giúp trẻ ngon miệng, khoái ăn, và không bị quá nhiều thức ăn làm cho ngợp. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn trong việc cho trẻ ăn thay vì cứ phải ép trẻ ăn hết một khẩu phần vượt quá khả năng hấp thụ và tiêu hóa của trẻ.” Thực hiện theo những hướng dẫn trên đòi hỏi bố mẹ phải cùng phối hợp và điều chỉnh thói quen cho trẻ ăn của chính mình. Tuy nhiên, một khi cả nhà đã vào quy củ đâu đó rồi, trẻ sẽ ăn tốt hơn, bữa ăn sẽ thong thả và thú vị hơn cho tất cả mọi người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2