intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

FDI là gì?

Chia sẻ: Truong Ng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

2.056
lượt xem
310
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo nguồn quốc tế: Khái niệm của IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: FDI là gì?

  1. 1. FDI là gì? • Theo nguồn quốc tế: Khái niệm của IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nh ằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một donh nghi ệp hoạt đ ộng trên lãnh th ổ c ủa m ột n ền kinh tế khác nền kinh tế nước ch ủ đầu t ư, mục đích c ủa ch ủ đ ầu t ư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.(BPM5, fifth editison) Phân tích khái niệm: lợi ích lâu dài (hay mối quan tâm lâu dài- lasting interest): khi ti ến hành đ ầu t ư tr ực - tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư thường đặt ra các mục tiêu lợi ích dài hạn. m ục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giũa nhà đầu t ư tr ực ti ếp và donh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp đồng thời có một mức độ ảnh h ưởng dáng k ể đ ối v ới sự quản lý donh nghiệp này quyền quản lý thực sự donh nghiệp : chính là quyền kiểm soát. Quyền kiểm soát - donh nghiệp là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đ ến sự t ồn tại và phát triển của donh nghiệp như thông qua chiến lược ho ạt động của công ty, thông qua phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý hằng ngày c ủa donh nghiệp lập ra, quyết định việc phân chia lợi nhận doanh nghi ệp , quy ết đ ịnh ph ần vốn góp giữa các bên, tức là những quyền ảnh hưởng lớn đến sự phát tri ển, s ống còn của donh nghiệp. khái niệm của OECD : đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hi ện nh ằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghi ệp đ ặc bi ệt là nh ững khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh h ưởng đ ối v ới vi ệc qu ản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách : thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp ho ặc một chi nhánh thu ộc quy ền qu ản lý của chủ đầu tư. Mua lại toàn bộ donh nghiệp đã có. Tham gia vào một doanh nghiệp mới. Cấp tín dụng dài hạn(> 5 năm) Quyền kiểm soát : nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên. Phân tích khái niệm: Khái niệm của OECD về cơ bản cũng giống như khái niệm IMF về FDI , đó là cũng thiết lập các mối quan hệ lâu dài, và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. tuy nhiên, khái niệm này chỉ ra cụ thể hơn các cách th ức đ ể nhà đ ầu t ư t ạo ảnh h ưởng đ ối với hoạt động quản lý doanh nghiệp, đó là Hoặc thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc m ột chi nhánh thu ộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư. (GI) 100% Hoặc mua lại toàn bộ donh nghiệp đã có. (M&A) 100% Hoặc tham gia vào một doanh nghiệp mới. (liên doanh) >OR=10% Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm,): hoạt động cấp tín dụng của công ty mẹ dành cho công ty con với thời hạn lớn hơn 5 năm cũng được coi là hoạt động FDI Về quyền kiểm soát doanh nghiệp FDI,OECD quy định rõ là t ừ 10% c ổ phi ếu th ường hoặc quyền biểu quyết trở lên. Theo định nghĩa của cính phủ Mỹ, ngoài những nội dung t ương t ự FDI c ủa OECD, FDI còn gắn với “ quyền sở hữu hoặc kiểm soát 10% ho ặc hơn th ế các chứng khoán kèm
  2. quyền biểu quyết của một doanh nghiệp, hoặc lợi ích tương d9uong trong các đ ơn v ị kinh doanh không có tư cách pháp nhân” NOTE: Bên cạnh việc có một lượng cổ phần trong một doanh nghiệp, có nhi ều cách khác để nhà đầu tư nước ngoài có thể dành được một mức độ ảnh hưởng hi ệu qu ả nh ư: hợp đồng quản lý, hợp đồng thầu phụ, thỏa thuận chìa khóa trao tay, franchising, thuê mua, licensing... đây không phải là FDI vì nó không đi kèm với m ột m ức sở h ữu c ổ phần nhất định. Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một m ức sở h ữu c ổ phần nh ất đ ịnh thì mới được coi là FDI • theo nguồn VIỆT NAM Luật đầu tư năm 2005 mà quốc hội khóa XI VIỆT NAM đã thông qua có các khái ni ệm về “ đầu tư” “đầu tư trực tiếp”. tuy nhiên có thể gộp các khái ni ệm trên l ại và có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư VIỆT NAM b ỏ v ốn đ ầu t ư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy luật này và các quy đ ịnh khác có liên quan. Kết luận : • FDI là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và ph ản l ợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một ch ủ thể cư trú ở một n ền kinh t ế (được gọi là chủ đầu tư rực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghi ệp m ẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh t ế c ủa ch ủ đ ầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài) • FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh h ưởng đáng k ể đ ối với việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh t ế khác. Ti ếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một m ức s ở h ữu c ổ ph ần nh ất đ ịnh thì mới được coi là FDI 2. Đặc điểm tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm - kiếm lợi nhuận: theo cách phân loại ĐTNN của UNCTAD, IMF và OECD ,FDI là đầu tư tư nhân. Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đ ầu là l ợi nhu ận. các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát tri ển c ần l ưu ý đi ều này khi ti ến hành thu hút FDI, phải xây dụng cho mình một hành lang pháp lý đủ m ạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào các mục tiêu phát tri ển kinh t ế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho các mục tiêu tìm ki ếm l ợi nhuận của các chủ đầu tư. các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thi ểu trong v ốn pháp đ ịnh - hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền ki ểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Lu ật các n ước th ường quy định không giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ quy định tỉ lệ này là 10%, Anh và Pháp là 20%, Việt nam theo luật hiện hành là 30%, trừ những tr ường h ợp do chính phủ quy định thì nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn với tỉ lệ th ấp h ơn nh ưng không dưới 20% (điều 14 mục 2 Nghị định 24/2000 NĐ-CP) còn theo quy đ ịnh c ủa OECD (1996) thì tỉ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết c ủa doanh nghiệp – mức được công nhận cho phép nhà đầu tư n ước ngoài tham gia th ực sự vào quản lý doanh nghiệp.
  3. - tỉ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy đ ịnh quyền và nghĩa vụ mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dụa theo tỉ lệ này. Theo luật đầu tư nước ngoài của việt nam, trong doanh nghi ệp liên doanh, các bên chỉ định người của mình tham gia vào hội đ ồng qu ản tr ị theo t ỉ l ệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của liên doanh. Ví dụ: công ty liên doanh phần mềm Việt – Nhật VIJASGATE có vốn điều l ệ 500000USD, trong “điều lệ doanh nghiệp” của công ty có ghi rõ: bên Vi ệt Nam góp 200000USD tuong ứng với 40%, bên Nhật góp 300000USD tương ứng là 60%, quyền l ợi và nghĩa vụ các bên phân chia theo tỉ lệ vốn góp, số n gười tham gia hội đồng quản trỉ cung theo tỉ lệ 4/6. trong các trường hợp đặc bi ệt, quyền lợi và nghĩa v ụ các bên không phân chia theo tỉ lệ vốn góp và điều này được ghi rõ trong đi ều lệ doanh nghiệp, nó ph ụ thuộc vào các ý chí của chủ đầu tư. Ví dụ vốn góp theo tỉ lệ 40/60 nhưng quy ền l ợi và nghĩa vụ theo 50/50. thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào k ết quả kinh doanh của doanh - nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách - nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh v ực đầu t ư, hình thức đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. vì thế, hinh thức này mang tính khả thi và hi ệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc v ề chính tr ị, không đ ể l ại gánh n ặng n ợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư. Vì thế hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh t ế cao, không có nh ững ràng buộc về chính trị, không có gánh nặng về nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. - Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh ngiệm quản lý Tóm laï - điểm quan trọng để phân biệt FDI với các tổ chức khác là quyền ki ểm soát, quyền qu ản lý và đối tượng tiếp nhận đầu tư - với nước tiếp nhận đầu tư thì ưu điểm của hình thức này là tính ổn đ ịnh và hi ệu qu ả s ử d ụng vốn của FDI cao hơn các hình thức khác do nhà đầu tư tr ực ti ếp s ử d ụng v ốn. nhà đ ầu t ư không dễ dàng rút vốn để chuyển sang hình thức đầu tư khác nếu thấy sự bất ổn của nền kinh tế nước nhận đầu tư. Do đó mức ổn định của dòng vốn đầu tư đối với host country cao hơn Nhược điểm là host country bị phụ thuộc vào kinh tế ở khu vực FDI - dối với nhà đầu tư : chủ động nên có thể nâng hi ệu qu ả sử d ụng v ốn đ ầu t ư, l ợi nhu ận thu v ề cao hơn. Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, khai thac ngu ồn nguyên li ệu, nhân công giá rẻ và những lợi thế khác của n ước nhận đầu tư. Tuy nhiên hình th ức này mang tính r ủi ro cao vì anh ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về dự án đ ầu t ư. Ho ạt đ ộng đ ầu t ư ch ịu s ự đi ều chỉnh từ phía nước nhận đầu tư. Không dễ dàng thu hồi và chuyển nhượng vốn 3. Phân loại FDI
  4. a. Theo hình thức thâm nhập (Quốc tế) Hai hình thức chủ yếu là Greenfield Investment (GI) và Cross-border Merger and Acquisition (M&A), ngoài ra còn có hình thức Brownfield Investment. */ Đầu tư mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ s ở s ản xu ất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã t ồn t ại. Với loại hình này, chúng ta phải bỏ nhiều tiền để đầu tư, nghiên cứu thị trường, chi phí liên hệ cơ quan nhà nước và có nhiều rủi ro */Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A: Cross-border Merger and Acquisition): Mua l ại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nh ất v ới một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Với hình thức này, có thể tận d ụng l ợi thế của đ ối tác ở n ơi nhận đầu tư tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài s ản, quy ền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm d ứt sự t ồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài s ản c ủa doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp m ột ph ần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Các hình thức của sáp nhập - Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh tranh)
  5. Ví dụ: Procter & Gamble là một trong những công ty lớn nhất thế giới sản xuất sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ và trẻ em. Năm 2004 doanh thu là 56,74 tỉ usd, lợi nhuận ròng là 7,26 t ỉ usd. Gillette là công ty Mỹ đứng đầu thế giới về sản phẩm chăm sóc vệ sinh cho nam. Doanh s ố năm 2004 là 9 tỉ usd. Mục đích của M & AS: P&G từ lâu đã hướng về đối tượng khách hàng là phụ nữ và trẻ em. Giờ muốn mở rộng sang đối tượng là nam giới => muốn mua lại Gillette. Tháng 1/2005 công ty Procter&Gamble đã mua lại Gillette, P&G trở thành tập đoàn số một thế giới, vượt cả Unilever. Hoạt động M&AS đã đem lại sức tăng trưởng với tỉ lệ cao nhất và sự bao trùm về địa lý cho công ty - Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng m ột dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có 2 dạng sáp nhập theo chiều d ọc là: Backward: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất, Forward: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối Ví dụ: công ty Exxol Mobile Coporation là công ty sáp nhập giữa 2 công ty dầu mỏ Exxol và Mobile. Thương vụ hoàn thành năm 1991 : công ty UCBSA của Bỉ hoạt động trong lĩnh vực hóa dược và sản phẩm thực vật mua lại công ty Celltech Group PLL, nghiên cứu thương mại vật lý và sinh h ọc với giá 2,7 tỉ usd - Sáp nhập hỗn hợp (conglomerate): là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy là đa dạng hóa, và chúng thường thu hút sự chú ý của những công ty có lượng tiền mặt lớn Ví dụ: công ty General Electric của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, phân phối và máy biến thế đặc biệt mua lại công ty Amersham plc của Anh hoạt động trong lĩnh vực các sản phẩm sinh học,sản phẩm chẩn đoán loại trừ với giá 9,6 tỉ usd; thương vụ này kết thúc vào 8/4/2004 b. theo quy định pháp luật Việt Nam Theo dự thảo nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tư 2005 của Việt Nam, có các hình thức FDI tại Việt Nam như sau ( điều 21) 1. thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài 2. thành lập tổ chức kinh tế liên doanh gia74 nhà đầu tư trong nước và nhà đ ầu t ư nước ngoài 3. đầu tu theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO… 4. đầu tư phát triển kinh doanh 5. mua cổ phiếu hoặc góp vốn để tham gia hoạt động quản lý đầu tư 6. đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp 7. các hình thức đầu tư trực tiếp khác
  6. 4. Thấy gì từ  FDI? Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trong nước là đầu tư nước ngoài, trong đó có nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Vậy thấy gì từ FDI? Điều dễ nhìn thấy nhất là lượng vốn đầu tư đăng ký và thực hiện đạt mức khá qua các thời kỳ và gần đây tăng nhanh. Tính đến nay đã có hơn 100 tỉ USD đăng ký và trên 45 tỉ USD vốn thực hiện; nếu tính theo đầu người thì Việt Nam đứng 2007 tương ứng đạt 21,3 tỉ USD đăng ký và khoảng 8 tỉ USD thực hiện. hàng đầu trong các nước hiện nay. Năm 2006 có 12 t ỉ USD đăng ký và g ần 4 t ỉ USD thực hiện; Trong 83 nước và vùng lãnh thổ đầu tư, có 18 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 1 tỉ USD. Tất cả 64 tỉnh, thành phố có vốn ĐTNN, trong đó có 15 địa bàn đạt trên 1 tỉ USD. Cơ cấu vốn đã chuyển dịch theo hướng tích cực cả theo nhóm ngành kinh tế, theo địa bàn, theo nhóm nước và vùng lãnh th ổ có vốn đầu tư. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng đ ịnh vai trò quan tr ọng của mình trong nền kinh tế Việt Nam, từ việc bổ sung vốn đầu tư, cải thiện cán cân thanh toán, tăng cường năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách, đến việc tạo việc làm cho người lao động,... Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng về FDI cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp, tính chung mới đạt khoảng một nửa. Trong tổng lượng vốn, có một nửa số vốn là vào các ngành khai thác tài nguyên, t ận d ụng bảo h ộ, công nghi ệp gây ô nhiễm và bất động sản. Đây là cơ cấu không mong đợi, bởi vì vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên, thì không có tác dụng lan tỏa; vốn đầu tư vào các ngành bảo hộ không có sức c ạnh tranh, thì ch ỉ làm cho chi phí của nền kinh tế gia tăng, kéo lùi khả năng cạnh tranh; vốn đ ầu t ư vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận họ hưởng, còn hậu quả và chi phí khắc phục thì ta chịu; vốn đầu tư vào bất động sản thì có thể làm căng thêm "bong bóng", dễ gây ra bất ổn. Trong khi đó, đầu tư vào kết cấu hạ tầng, công nghiệp phụ trợ còn ít. Công nghệ đ ược s ử d ụng thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm của khu vực kinh tế trong nước, nhưng do phần lớn là từ các nước châu Á (69%, riêng Đông Nam Á chi ếm 19%), các n ước châu Âu mới chiếm 24% (trong đó Euro 10%), châu Mỹ mới chiếm 5% (riêng Mỹ 3,6%), các nước G8 mới chiếm 23,7%, nên chưa thu hút được nhiều đầu tư từ các nước công nghiệp phát tri ển, công nghệ nguồn. Có một số trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong việc kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu, nên đã nh ập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu, thậm chí là những phế thải của các nước khác. Cơ cấu đầu tư theo địa bàn cũng tập trung vào các tỉnh, thành phố có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, trong khi đó các vùng cần được đẩy nhanh tốc độ phát tri ển như mi ền núi, vùng sâu, vùng xa... còn ít. Nhân đây cũng cần nói rõ thêm về những con số FDI. Có một số người đã có sự nhầm l ẫn gi ữa vốn đăng ký với vốn thực hiện. Vốn đăng ký mới là số vốn của các dự án mới được cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận đầu tư, mới chỉ là khả năng chưa phải là số vốn thực hiện, tức là chưa biến thành hiện thực. Số vốn FDI không hoàn toàn là vốn đầu tư của nước ngoài, bởi có một t ỷ l ệ (khoảng 30%) là sự góp vốn của các nhà đầu tư trong nước (chủ yếu bằng quyền sử d ụng đ ất). Khi lũy kế số vốn đăng ký qua các năm, cần phải loại trừ số vốn của các dự án bị rút giấy phép và bị giải thể trước thời hạn (chẳng hạn, năm 2005, số vốn của các dự án bị rút giấy phép là 1,27 t ỉ USD, chiếm gần 18,6% tổng vốn đăng ký trong năm đó; tính từ năm 1988 đến hết năm 2007, tổng số dự án là hơn 9.500, với số vốn đăng ký lên đến xấp xỉ 100 tỉ USD - kể cả vốn tăng thêm - nhưng nếu trừ những dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, thì chỉ còn 8.599 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 83,1 tỉ USD). 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI
  7. a. CAC NHAN TO LIEN QUAN DEN CHU DAU TU Chủ đầu tư sẽ quyết định đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức FDI khi bản thân họ có các l ợi th ế độc quyền riêng và FDI sẽ giúp họ tận dụng được lợi thế nội bộ hóa các tài sản riêng này. Lợi thế độc quyền riêng (lợi thế gắn với quyền sở hữu) : Chủ đầu tư có thể nghĩ đến việc đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức FDI khi họ sở hữu một hoặc một số lợi thế cạnh tranh đ ộc nhất (lợi thế về quyền sở hữu, năng lực đặc biệt), lợi thế này giúp các chủ đầu tư khắc phục những bất l ợi trong cạnh tranh với các công ty của nước nhận đầu tư trong chính lãnh thổ nước nhận đ ầu tư và cả với các công ty của nước chủ đầu tư, đặc biệt nó cho phép doanh nghi ệp vượt qua các khó khăn về chi phí hoạt động ở nước ngoài. Chủ đầu tư khi xây dựng nhà máy ở nước ngoài phải tr ả những chi phí phụ trội so với đối thủ cạnh tranh của nước đó do: (i) sự khác biệt về văn hóa, lu ật pháp, thể chế và ngôn ngữ; (ii) thiếu hiểu biết về các điều kiện thị trường nội địa; và/hoặc (iii) chi phí thông tin liên lạc và hoạt động do sự cách biệt về địa lý. Muốn tồn tại đ ược ở nước ngoài, các chủ đầu tư sẽ phải tìm cách để có được thu nhập cao hơn hoặc tiết kiệm được các chi phí khác để bù lại chi phí nước ngoài. Muốn vậy chủ đầu tư phải có một số các lợi thế không bị chia sẻ với các đối thủ cạnh tranh. Các lợi thế này phải là lợi thế riêng biệt của doanh nghiệp Các lợi thế này được chia thành 3 nhóm cơ bản : - Kiến thức/công nghệ: bao gồm tất cả các hoạt động phát minh (sản phẩm mới, qui trình sản xuất, kỹ năng marketing và quản lý, năng lực sáng tạo, nền tảng kiến thức của doanh nghiệp). - Giảm chi phí nhờ hoạt động với qui mô lớn (lợi thế quản lý chung): gi ảm chi phí nh ờ chia s ẻ ki ến thức, tiếp cận dễ hơn các nguồn tài chính lớn của các công ty nước ngoài, và các lợi thế từ việc đa dạng hóa mang tính quốc tế các tài sản và rủi ro, đa dạng hóa sản phẩm - Lợi thế độc quyền tập trung vào MNC Lợi thế về nội bộ hóa: sử dụng các tài sản riêng của doanh nghiệp ở nước ngoài thông qua FDI sẽ có lợi hơn các cách sử dụng khác. Lợi thế nội bộ hóa chính là lợi thế mà các chủ đ ầu t ư có đ ược thông qua việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đồng bộ ở nhiều nước, sử d ụng thương mại trong nội bộ doanh nghiệp để lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố vô hình giữa các chi nhánh của chúng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng nội bộ hóa cũng kéo theo những chi phí phụ tr ội. Một trong những chi phí quan trọng nhất đó là chi phí quản lý. việc liên kết kinh doanh, đ ể có th ể
  8. cạnh tranh được trên toàn cầu, cũng đòi hỏi các nguồn tài chính khổng lồ mà có thể doanh nghi ệp không có sẵn hoặc có nhưng với chi phí cao hơn so với chi phí cho các hình thức giao dịch khác. b. CAC NHAN TO LIEN QUAN DEN NUOC CHU DAU TU : Các nước có thể có các bi ện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho các chủ đầu tư nước mình tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và trong những trường hợp cần thiết, cũng có thể áp dụng các biện pháp để hạn chế, hoặc cấm đ ầu tư ra nước ngoài. Các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao gồm: - Tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư hoặc có liên quan đ ến đ ầu tư. - Chính phủ đứng ra bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc đầu tư ra nước ngoài có nguy cơ gây ra cho các chủ đầu tư rất nhiều rủi ro. Nếu Chính phủ các nước đứng ra bảo hiểm cho các rủi ro này thì các nhà đầu tư của các nước đó sẽ yên tâm hơn khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài. - ưu đãi thuế và tài chính, có thể dưới dạng các hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các chủ đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn hoặc giảm thuế. - khuyến khích chuyển giao công nghệ. Chính phủ các nước có thể hỗ trợ vốn, trợ giúp kĩ thuật, dành các ưu đãi cho các dự án FDI ở nước ngoài có kèm theo chuyển giao công nghệ. - trợ giúp tiếp cận thị trường, dành ưu đãi thương mại (thuế quan và phí thuế quan) cho hàng hóa của các nhà đầu tư nước mình sản xuất ở nước ngoài và xuất khẩu trở lại nướ chủ đầu tư - cung cấp thông tin và trợ giúp kĩ thuật. chính phủ hoặc các cơ quan của chính phủ đ ứng ra cung cấp cho các chủ đầu tư các thông tin cần thiết về môi trường và cơ hội đâu tư ở nước nhận đầu tư Các biện pháp hạn chế đầu tư:  - hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài. Để kiểm soát cán cân thanh toán, hạn ch ế thâm h ụt, các nước chủ đầu tư có thể áp dụng biện pháp này
  9. - hạn chế bằng thuế, đánh thuế đối với thu nhập của chủ đầu tư ở nước ngoài, có các chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trong nước khiến choo đầu tư ra nước ngoài kém ưu đãi hơn - hạn chế tiếp cận thị trường, đánh thuế cao hoặc áp dụng chế độ hạn ngạch hay các rào cản phi thương mại khác đối với hàng hóa do các công ty nước mình sản xuất ở nước ngoài và xuất khẩu trở lại - cấm đầu tư vào một số nước. do căng thảng trong quan hệ ngoại giao, chính trị, nước chủ đầu tư có thể không cho phép chủ đầu tư nước mình tiến hành hoạt động đầu tư ở 1 nước nào đó c. CÁC NHÂN TO LIEN QUAN DEN NUOC NHAN DAU TU - Thứ nhất là khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư, bao gồm các quy định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp đến FDI Các quy định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao g ồm các quy đ ịnh v ề vi ệc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, các tiêu chuẩn đ ối xử với đ ối với FDI, và cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn ĐTNN. Các quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kết quả của hoạt động FDI Bên cạnh đó một số các quy định, chính sách trong 1 số ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh h ưởng đến quyết định của chủ đầu tư như: - chính sách thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư vì FDI gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vu - chính sách tư nhân hóa liên quan đến việc cổ phần hóa, bán lại các công ty - chính sách tiền tệ và chính sách thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của nền kinh tế. các chính sách này ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát, khả năng cân bằng ngân sách của nhà nước, lãi suất trên thị trường. các chủ đầu tư đều muốn đầu tư vào các thị trường có tỉ lệ lạm phát thấp và có các loại thuế thấp. - chính sách tỉ lệ hối đoái ảnh hưởng đến giá các tài sản ở nước nhận đầu tư, giá trị các khoản lợi nhuận các chủ đầu tư thu được và năng lực cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài
  10. - chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ.- chính sách lao động. - chính sách giáo dục, chính sách đào tạo, chính sách y tế - các quy định trong các hiệp định quốc tế mà nước nhận đầu tư tham gia kí kết Nhìn chung các chủ đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào những nước có hành lang pháp lý,  cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh bạch, và có thể dự đoán đ ược. điều này đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tư - thứ 2 là các yêu tố môi trường kinh tế. nhiều nhà kinh tế cho rằng các yếu t ố kinh t ế của n ước nhận đầu tư là những yếu tố có ảnh hưởng quyết định trong thu hút FDI. Tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà có thể có các yếu tố sau của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến dòng vốn FDI: + các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu tố như dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc biệt của người tiêu dùng ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường. + các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản quan tâm đ ến tài nguyên thiên nhiên;lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có tay nghề; công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản do doanh nghiệp sáng tạo ra (thương hiệu…); cơ sở hạ tầng phần cứng (cảng, đ ường bộ, hệ thống cung cấp năng lượng, mạng lưới viễn thông) + các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm các nguồn tài nguyên và tài sản được đề cập ở phần trên, có cân đối với năng suất lao động; các chi phí đầu vào khác như chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc đi/đến hoặc trong nước nhận đ ầu tư; chi phí mua bán thành phẩm; tham gia các hiệp định hội nhập khu vực tạo thuận lợi cho vi ệc thành l ập m ạng l ưới các donh nghiệp toàn khu vực. - thứ 3 là yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh, bao gồm chính sách đầu tư; các bi ện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư; giảm các tiêu cực phí bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; nâng cao các d ịch vụ tiện ích xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài; các dịch vụ hậu đầu tư.
  11. d. CAC NHAN TO CUA MOI TRUONG QUOC TE Đó là các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu có ổn định hay không, có thuận lợi hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư cũng như cho chính phủ đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tình hình cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy FDI. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI các nước sẽ cải tiến môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và đưa ra những ưu đãi cho FDI. Nước nào xây d ựng được môi trường có sức hấp dẫn cao hơn thì nước đó có khả năng thu hút nhiều FDI hơn. Cùng với môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện và càng có độ mở cao, dòng vốn FDI trên toàn thế giới sẽ dễ dàng lưu chuyển hơn và nhờ vậy lượng vốn FDI toàn cầu có thể tăng nhanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2