intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Franchise đang "nóng"

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

103
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Franchise hay còn gọi là nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh mới, rất phổ biến ở các nước. Ở Việt Nam mô hình này đang bắt đầu phát triển không chỉ đối với các thương hiệu trong nước mà cả thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài. Nhượng quyền thương mại đối với doanh nghiệp chuyển nhượng có lợi hơn về mặt đầu tư và quản lý, đồng thời giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu có hiệu quả và nhanh chóng. Trong khi đó, các đối tác nhận chuyển nhượng cũng xem hình thức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Franchise đang "nóng"

  1. Franchise đang "nóng" Franchise hay còn gọi là nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh mới, rất phổ biến ở các nước. Ở Việt Nam mô hình này đang bắt đầu phát triển không chỉ đối với các thương hiệu trong nước mà cả thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngo ài. Nhượng quyền thương m ại đối với doanh nghiệp chuyển nhượng có lợi hơn về mặt đầu tư và quản lý, đồng thời giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu có hiệu quả và nhanh chóng. Trong khi đó, các đối tác nhận chuyển nhượng cũng xem hình thức kinh doanh này an toàn hơn và ít rủi ro, phù hợp cho những người mới tham gia đầu tư kinh doanh. Chính vì vậy, đây sẽ là mô hình kinh doanh phổ biến trong thời gian tới, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhiều thương hiệu nước ngoài sẽ vào Việt Nam thông qua hình thức franchise bên cạnh những dự án đầu tư trực tiếp. Hệ thống franchise Việt Nam đang "nóng" lên từng ngày, không chỉ đối với doanh nghiệp có hệ thống franchise mà cả với những nhà đầu tư tài
  2. chính, những người mà sự đầu tư luôn gắn liền với hiệu quả. Song phát triển franchise gặp không ít khó khăn và tùy loại doanh nghiệp mà khó khăn sẽ là trình đ ộ quản lý hay con người. Khó khăn là tất yếu đối với thị trường còn rất mới cho hệ thống franchise tiếp cận. Các doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực này đ ã gặp gỡ nhau và chia sẻ những kinh nghiệm về franchise... Nhượng quyền thương mại: Kênh xâm nhập của doanh nghiệp nước ngoài Bà Vũ Thị Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đ ầu tư (ITPC) "Franchise đang p hát triển mạnh ở Việt Nam. Từ nhiều năm qua, các nhà franchise Việt Nam âm thầm hoặc rầm rộ phát triển hệ thống franchise của m ình như Phở 24, Foci, Nhà Vui... Đây là những đơn vị bán rất nhiều franchise trên toàn quốc và đang gặt hái những thành công trong sự kiện franchise của mình. Trong đợt hội chợ triển lãm thương hiệu được tổ chức vừa qua tại TP.HCM, gian hàng Phở 24 luôn có đông người đến tham quan và tìm hiểu, để mua franchise thương hiệu này. G7 Mart được xem là hình thức phân phối nhưng cũng có nhiều hình thức kinh doanh theo kiểu franchise...
  3. Nhu cầu tìm hiểu mô hình này ở Việt Nam khá sôi nổi và rất nhiều. Có nhiều doanh nghiệp âm thầm bán franchise. Nhưng sự “âm thầm” đó của họ lại rầm rộ và được công chúng biết đến khá nhiều, có thể kể đến như nước mía siêu sạch, siêu thị sắt Thành Nghĩa, Trà Trân châu.... Sự phát triển của mô hình kinh doanh mới này của doanh nghiệp Việt Nam sẽ sớm hình thành một mạng lưới franchise trong tương lai. Trong khi có doanh nghiệp Việt Nam mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng muốn vào Việt Nam và bán franchise cho các đối tác trong nước. Hội chợ Thái Lan vừa kết thúc trong tháng 8 vừa qua đã có những động thái về mục tiêu này. Trong hội chợ có dành riêng một khu giới thiệu về franchise của Thái Lan. Thông qua hội chợ này, doanh nghiệp Thái Lan thể hiện ý định bán franchise cho Việt Nam. Có bốn lĩnh vực m à doanh nghiệp Thái Lan muốn phát triển bằng franchise ở Việt Nam chính là spa, gia vị, giáo dục và nhà hàng. Hiện nay không chỉ có Thái Lan mà cả Singapore và một số nước khác háo hức và tìm kiếm đối tác Việt Nam để chuyển nhượng quyền kinh doanh. Vào tháng 11 chúng tôi tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam đi nghiên cứu franchise tại Singapore và khóa huấn luyện 2 ngày do Hiệp hội franchise Singapore tổ chức trong diễn đàn." Xác đ ịnh mục tiêu ngay từ đầu Bà Ngô Thị Báu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Nguyên Tâm - Foci
  4. "Sản phẩm của chúng tôi là hàng may mặc và chúng tôi bắt đầu kế hoạch nhượng quyền thương mại từ rất sớm năm 1989, xác định hình thức phát triển thương hiệu của mình bằng nhượng quyền thương mại. Mỗi doanh nghiệp đều xác định cho mình một chiến lược và tầm nhìn trong kinh doanh. Foci là một thương hiệu mới, mang sắc thái của Việt Nam. Vì vậy ngay từ lúc đầu chúng tôi nhận thấy sẽ rất khó khăn trong kế hoạch phát triển thương hiệu. Đó là làm sao thuyết phục được người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của m ình và cả việc làm thế nào để nhà phân phối chấp nhận thương hiệu Foci. Đối với chúng tôi là làm sao nói cho họ biết thương hiệu Foci, từ đó thuyết phục họ chấp nhận bỏ tiền ra để đầu tư cửa hàng và kinh doanh sản phẩm thời trang. Mặc dù vậy, chúng tôi đặt mục tiêu xây dựng một thương hiệu thời trang đẳng cấp quốc tế, thể hiện sự tiện dụng và cả sự năng động. Bán hàng thông qua nhà phân phối thì không khó lắm nhưng bán hàng theo hình thức nhượng quyền thương mại thì không đơn giản. Franchise không phải là kinh doanh một loại sản phẩm vô tính dù rằng đó là sự phát triển đồng bộ một thương hiệu. Bởi lẽ nhượng quyền thương mại là sự thống nhất một hình ảnh các cửa hàng. Sự thống nhất các cửa hàng sẽ giúp nhà đầu tư thực hiện mục tiêu phát triển thương hiệu của mình và hướng các đối tác cùng thực hiện mục tiêu đó với nhà đ ầu tư.
  5. Chúng tôi đã kiên trì với chiến lược của công ty trong nhiều năm qua và đã phát triển đáng kể số lượng cửa hàng được nhượng quyền thương mại. Tính đ ến nay chúng tôi đã có 35 cửa hàng Foci trên qui mô cả nước b ên cạnh 48 cửa hàng do của chúng tôi đầu tư. Đến tháng 11 năm nay con số đó sẽ tăng lên 60 cửa hàng và dự kiến đến hết năm 2007 số cửa hàng nhượng quyền thương mại của chúng tôi là 100 cái ở 61 tỉnh, thành trong cả nước. Chúng tôi thực hiện phương châm là tất cả là một, điều đó có nghĩa ở bất kỳ cửa hàng nào của Foci khách hàng cũng có thể yêu cầu như nhau đối với sản phẩm họ lựa chọn, kể cả việc đổi lại sản phẩm. Franchise là một hình thức mới ở Việt Nam vì vậy nhận thức của người dân về hình thức này chưa nhiều. Đây chính là khó khăn đối với chúng tôi khi phát triển thương hiệu. Với mỗi cửa hàng Foci được nhượng quyền thương mại đều đòi hỏi rất nhiều công sức của công ty, nhất là vấn đề nhân sự. Hầu như chúng tôi đều phải huấn luyện cho họ những kỹ năng bán hàng, huấn luyện nhân viên...đ ể đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống." Thể chế hóa hoạt động của franchise Ông Đặng Trọng Dũng, Trưởng văn phòng Luật sư Đặng Dũng & Ninh Hòa
  6. "Franchise đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực thực phẩm, thời trang mà cả giáo dục, dịch vụ dạy học và cả văn phòng luật sư. Xu hướng của thế giới là chọn một mô hình an toàn và đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp và người ta thấy franchise là hiệu quả hơn cả. nhượng quyền thương mại giúp doanh nghiệp sống bền vững hơn và giảm khả năng phá sản đối với doanh nghiệp rất nhiều. Trước đây Việt Nam chưa có qui định về nhượng quyền thương mại nhưng hiện nay đã có qui đ ịnh liên quan đến hoạt động này. Cụ thể là nghị định của Chính phủ qui định về franchise. Theo đó, muốn nhượng quyền thương mại người muốn chuyển nhượng phải có giấy phép kinh doanh trong khi đó trước đây một người thân trong gia đình hay một người bạn được sự đồng ý của chủ là được phép chuyển nhượng thương hiệu. Kể từ sau khi nghị định ra đời, thì tất cả các cửa hàng nhượng quyền thương mại phải làm lại theo đúng thủ tục. Mối quan hệ giữa các đối tác được ràng buộc bằng một hợp đồng kinh tế. Chính hợp đồng kinh tế này là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ thuế vì nhượng quyền thương mại có phát sinh lãi và đó cũng là căn cứ cho hoạt động tín dụng sau này. Đây cũng là căn cứ quan trọng để sau này tòa giải quyết các tranh chấp liên quan đến đối tác.
  7. Tuy nhiên, ở V iệt Nam cho đến nay chưa có tranh chấp nào liên quan đ ến nhượng quyền thương mại và cũng chưa có nhiều luật sư về hình thức kinh doanh này. Ở nước ngo ài luật sự về franchise khá nhiều và ở đó người ta cũng thường tổ chức các hội chợ chuyên đề về nhượng quyền thương mại. Các ngân hàng là bộ phận quan trọng đối với mô hình franchise. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận ngân hàng để vay vốn khi nhận quyền thương mại từ đối tác khác. nhượng quyền thương mại thường có độ rủi ro không lớn như tự đầu tư nên rất được ngân hàng quan tâm và ngân hàng chính là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động franchise ở các nước. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tôi cho rằng hoạt động này sẽ bùng nổ ở Việt Nam. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị thời điểm này và nghĩ đến hoạt động franchise. doanh nghiệp nên nghĩ đến việc phát triển tốt thương hiệu của mình trước, sau đó hãy tính đến nhượng quyền thương mại. Khi thương hiệu đủ mạnh, doanh nghiệp còn phải nghĩ đến đăng ký rồi sau đó mới tính chuyện nhượng quyền thương mại. doanh nghiệp nên tập trung phát triển thương hiệu trong vòng một năm trước khi thực hiện kế hoạch franchise." Franchise là đường đi của thương hiệu Ông Lý Quí Trung, Tổng giám đốc Tập đoàn Nam An
  8. "Ý thức của mọi người về franchise đã có sự thay đổi rõ rệt. Trước đây khi được hỏi về khái niệm này nhiều người ngỡ ngàng nhưng bây giờ rất nhiều doanh nghiệp biết đến franchise. Nếu như gõ chữ franchise trên Google thì kết quả sẽ cho ra trên 140 triệu và nhượng quyền thương mại thì kết quả sẽ là 260.000 so với trước đây chỉ vài ngàn đến vài chục ngàn kết quả. Điều đó cho thấy franchise được đề cập rất nhiều ở Việt Nam. Franchise đang phát triển ở Việt Nam và theo d ự đoán của chúng tôi cuối năm nay hoạt động này sẽ rất nhộn nhịp. Từ nửa đầu năm nay, các công ty nước ngoài âm thầm vào Việt Nam để tìm hiểu về thị trường franchise. Dự đoán trong năm tới các đại gia trong lĩnh vực này như McDonald, Pizza Hut, Seven-Eleven... sẽ xuất hiện. “Xa lộ” franchise là con đường tốt nhất để những thương hiệu xa xôi đến được nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Vậy tại sao Việt Nam lại không thông qua xa lộ này để xâm nhập thị trường nước ngoài. Vậy tại sao cần franchise? Lý do chính là để chia sẻ rủi ro và gánh nặng về quản lý khi một doanh nghiệp nào đó muốn bành trướng thương hiệu ra nhiều thị trường. Một doanh nghiệp khi phát triển thương hiệu thường đặt ra những câu hỏi như nên tự đầu tư hay hợp tác? Nếu tự đầu tư thì lãi được hưởng hết, nhưng lỗ doanh nghiệp cũng phải chịu hết, song khi hợp tác thì lãi, lỗ
  9. được san sẻ cho nhau trong khi khả năng vốn của doanh nghiệp thì luôn hữu hạn. Với tinh thần đó, cho đến nay chúng tôi đã phát triển thương hiệu bằng hình thức franchise. Đến tháng 3 năm tới, chúng tôi sẽ có một cửa hàng Phở 24 tại Tokyo, Nhật Bản. Nếu không thông qua hình thức franchise chúng tôi không dễ gì có mặt tại thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới như Tokyo cho việc tìm kiếm và thuê mặt bằng, tuyển dụng lao động... V ì để mở một cửa hàng tại thành phố này phải cần đến nửa triệu USD. Không chỉ ở Nhật, chúng tôi còn có kế hoạch mở cửa hàng Phở 24 tại Mỹ, Trung Quốc... theo hình thức franchise. Sau ba năm thực hiện chiến lược franchise, chúng tôi đã có 35 cửa hàng tại Việt Nam chủ yếu ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đ à Nẵng, Huế, Nha Trang và Bình D ương và sắp tới ở Hạ Long, Vinh, Qui Nhơn, Cần Thơ... Ở nước ngo ài chúng tôi đã có cửa hàng tại Indonesia, Philippines và dự kiến chúng tôi sẽ phát triển ở Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hong Kong, Hàn Quốc. Phát triển franchise không chỉ có lợi cho doanh nghiệp như thu phí chuyển quyền, nhân rộng thương hiệu..., mà còn cho cả nền kinh tế vì thông qua đó nhiều sản phẩm của Việt Nam được tiêu thụ trong nước và ở nước ngoài nhờ những hợp đồng ràng buộc sử dụng nguyên phụ liệu Việt Nam.
  10. Tuy nhiên, phát triển franchise không phải không gặp khó khăn và thách thức. Đó là những khó khăn như kiểm soát, quản trị đối tác, nguồn hàng cung cấp, nhân sự chuyên trách và bảo hộ thương hiệu." Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hệ thống Ông Lê Trí Thông, Dự án hỗ trợ hệ thống bán lẻ Việt Nam "Mạng lưới bán lẻ Việt Nam còn ở trình độ thấp. Dự án hỗ trợ bán lẻ Việt Nam mới thành lập được bốn tháng với sự hỗ trợ của UBND TP.HCM. Có sáu chương trình khác nhau, hỗ trợ để có sự phát triển đồng bộ hệ thống bán lẻ trên khắp cả nước. Bốn tháng qua, dự án phát triển ở các hệ thống bán lẻ ngo ài phố, shop, siêu thị... Chúng ta cần tìm hiểu franchise và thương mại ở một số nước phát triển ở khu vực châu Á. Nhật Bản là nước phát triển mạnh nhất franchise ở khu vực châu Á. Từ 2000-2004, Nhật Bản phát triển hệ thống franchise tương đương 57 tỷ USD, là một trong những nước phát triển mạnh nhất ở châu Á trong các lĩnh vực ăn uống, thục phẩm, thời trang, giáo dục, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn quản trị... Singapore b ắt đầu trễ hơn từ những năm 1970. Hiện nay có 5.000 cửa hàng franchise ở Singapore. So với các nước thì con số này là thấp hơn nhưng so với dân số của nước này thì đây là con số đáng kể. Franchise kết hợp phát triển song song với thương hiệu quốc tế và Singapore trong nhiều lĩnh vực từ sức khỏe, ăn uống, thực phẩm (chiếm cao nhất)...
  11. Có một quốc gia trong khu vực châu Á có sự phát triển khá thú vị. Đó là Trung Quốc. Dù trình độ phát triển kinh tế của Trung Quốc chậm hơn Nhật Bản 20 năm, nhưng tốc độ phát triển franchise ở đây lại mạnh hơn cả Nhật Bản. Tốc độ phát triển franchise ở Trung Quốc là 38%, đ ặc biệt sau khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, tốc độ phát triển lại càng được đẩy mạnh hơn. H ệ thống franchise của Trung Quốc phát triển không thua kém thương hiệu franchise của những nước ngoài bán vào Trung Quốc. Việt Nam mới phát triển franchise khoảng 10 năm nay. Qua 10 năm, chúng ta thấy hệ thống franchise của Việt Nam như Phở 24, Trà Trân Châu, G7- mart đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên và hệ thống franchise nước ngoài như KFC, Jolibee. Các thương hiệu nước ngoài sắp tới sẽ vào Việt Nam theo hình thức franchise trong thời gian tới. Pizza Hut đã bắt đầu cửa hàng đầu tiên của mình tại TP.HCM và những thương hiệu khác cũng đang ngấm ngầm bước vào. Theo tôi, franchise đang trở nên “ấm” và “nóng” hơn ở Việt Nam. Franchsise sắp tới không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thực phẩm mà còn phát triển cho các thị trường khác như bất động sản và hệ thống kế toán. Xuất phát từ thực tế đó, Dự án hỗ trợ bán lẻ của chúng tôi mở rộng thêm chương trình về hỗ trợ franchise tại Việt Nam. Qua dự án chúng tôi muốn giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn franchise trong nước. Từ đó
  12. có thể phát triển hệ thống franchise trong nước và sau đó có thể mở rộng ra quốc tế. Mục đích của chúng tôi là giúp bên mua và bán gặp nhau. Dự án của chúng tôi đã bắt đầu ở An Giang và Cần Thơ thông qua các khóa huấn luyện và hội thảo về franchise cho các doanh nghiệp ở khu vực này. Một trong số những chương trình có ý nghĩa đối với doanh nghiệp là trong tháng 11 tới chúng tôi tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham dự diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu tổ chức tại Singapore. Cùng với chương trình này chúng tôi kết hợp với khóa huấn luyện về franchise cho doanh nghiệp Việt Nam. Diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu là một trong những diễn đàn lớn của thế giới với sự tham gia của các tập đoàn hàng đ ầu thế giới. Dự kiến năm nay có 350 công ty trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới theo tạp chí Fortune tham dự. Một trong những nội dung của diễn dàn là franchise. Các doanh nghiệp các nước kể cả Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển franchise và đánh giá tầm nhìn franchise ở khu vực châu Á và thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham dự khoá huấn luyện franchise kéo dài trong hai ngày tại Singapore, họ sẽ được tham quan và nghiên cứu các mô hình franchise ở Singapore." Sẽ chuyển sang franchise Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Nước mía siêu sạch Shake
  13. "Chúng tôi bắt đầu sản phẩm nước mía siêu sạch từ Hà Nội và sau đó mới phát triển vào TP.HCM. Xuất phát từ một loại thức uống rất tiện dụng và được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam, song vấn đề vệ sinh môi trường ngày càng được nhiều người quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy mà nước mía siêu sạch ra đời. Chúng tôi mới bắt đầu loại sản phẩm này được hơn một năm. Cho đến nay chúng tôi phát triển được 20 cửa hàng ở hai thành phố, Hà Nội và TP.HCM. Mục tiêu của chúng tôi đến hết năm nay là 100 cửa hàng. Tuy nhiên, các cửa hàng này do chúng tôi đầu tư và phát triển, chứ không phải có được từ việc nhượng quyền thương m ại. Dự kiến trong thời gian tới chúng tôi sẽ bắt đầu mô hình nhượng quyền thương mại. Vì tôi nghĩ một cửa hàng không thể làm được gì nhưng nếu có nhiều cửa hàng cùng chung một hình ảnh có thể làm nên chuyện. Chúng tôi đang lên kế hoạch nhượng quyền thương mại và sẽ bắt đầu trước ở khu vực TP.HCM vì đ ây là nơi thích hợp cho hình thức này. Để làm ra sản phẩm nước mía siêu sạch, chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ từ việc chọn máy ép mía, nguyên liệu pha chế đến công nghệ mới để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Công nghệ ép mía vệ sinh và chỉ ép một lần nên hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Đây là công nghệ chúng tôi mua của Mỹ.
  14. Đầu tư cho một cửa hàng nước mía siêu sạch ước chừng 80 triệu đồng bao gồm cả máy móc, bàn ghế, cốc... Hy vọng khi phát triển nhiều cửa hàng thì giá thành sẽ giảm nhiều." (Theo Thời báo Kinh tế VN)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2