intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gãi lỡ thì

Chia sẻ: Phaidaucuoctinh Phaidaucuoctinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mẹ tôi gọi chị là “gái đã lỡ thì”, ở cái làng này chẳng có ai đến tuổi chị, xấp xỉ ba mươi vẫn chẳng chồng con gì cả. Mẹ quyết định gọi chị tôi về quê, mẹ bảo: -Về quê mà lấy chồng, cứ ở mấy cái quán cắt tóc, gội đầu dưới thành phố thì lấy đâu ra người ngó dòm. Rồi ế ra đấy thì khổ một đời con gái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gãi lỡ thì

  1. Gãi lỡ thì...
  2. Mẹ tôi gọi chị là “gái đã lỡ thì”, ở cái làng này chẳng có ai đến tuổi chị, xấp xỉ ba mươi vẫn chẳng chồng con gì cả. Mẹ quyết định gọi chị tôi về quê, mẹ bảo: -Về quê mà lấy chồng, cứ ở mấy cái quán cắt tóc, gội đầu dưới thành phố thì lấy đâu ra người ngó dòm. Rồi ế ra đấy thì khổ một đời con gái. Chị tôi cũng gật đầu, chị cười cười bảo tôi: -Thì chị ế thật rồi chứ còn gì nữa. Tối ngủ tôi quay mặt lại ôm vòng qua lưng chị, cố gắng để những giọt thổn thức không lăn xuống má. Tôi thương chị.
  3. Chị tôi. Người chị cả trong một gia đình có bốn đứa em, tôi là út, người anh kế chị đã mất trong cơn đói đầu những năm chín mươi, còn hai người chị khác của tôi cũng đều đi làm công nhân tạm bợ cho vài công ty của nước ngoài dưới thành phố. Chỉ có tôi là được gia đình nuôi ăn học tử tế, còn các chị thì đều ham học nhưng do gia đình quá khó khăn nên bố mẹ tôi không còn cách nào là bắt con bỏ học để đi làm thuê từ lúc nhỏ. Riêng chị cả phải đi làm xa nhà từ khi mười lăm tuổi. Tôi vẫn còn nhớ khi ấy chị gầy yếu lắm, tóc thì vàng xơ, những ngón tay đen nhẳng vì quanh năm lam lũ mò cua bắt ốc thay mấy đứa em. Ngày tiễn chị đi làm ôsin dưới thành phố, mẹ tôi khóc suốt đêm dài, mẹ dặn chị: -Con xuống nhà người ta làm việc cho đến nơi, đến chốn. Nhà mình nghèo thật nhưng đừng làm gì để người ta khinh mình con ạ. Cái gì người ta cho thì lấy, người ta bảo phải thì nghe. Nếu mệt quá không chịu đựng nổi thì về quê với mẹ. Nhưng từ đấy cho đến tận bây giờ, chị phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả khi một mình giữa thành phố xô bồ và xa lạ. Nhưng mỗi lần trở về không khi nào tôi thấy chị kêu than khổ cực, mà lần nào về cũng mang hết số tiền kiếm được để bố mẹ trang trải nợ nần và lo cho lũ em lít nhít lúc nào cũng hau háu chờ ăn. Tôi nhớ…Mỗi lần chị về thăm nhà chị đều có quà cho chúng tôi, khi thì mấy cái kẹo xanh đỏ, khi thì những chiếc vòng xinh xinh do chị tự kết bằng dây điện nhỏ,
  4. cũng có khi về chị tặng tôi cả những chiếc áo hoa sặc sỡ. Chị bảo chị may nó bằng vải vụn của nhà chủ vứt đi, tôi hân hoan mặc chiếc áo mới chạy từ đầu xóm đến cuối xóm gặp ai cũng cười, gặp ai cũng khoe: “Áo của chị Bống cháu đấy. Áo đẹp ơi là đẹp”. Mới đấy mà cũng đã mười mấy năm trời, tôi thì thành cô sinh viên năm cuối, còn chị đã thành gái lỡ thì…Để mỗi nghĩ đến tôi không khỏi chạnh lòng thương chị. Giá như…Giá như ngày ấy bớt nghèo, giá như tôi lớn hơn một chút thì có thể chị sẽ không phải đi làm thuê từ lúc người ta còn gọi chị bằng cái tên cúng cơm là “Bống bang”, từ lúc những đứa trẻ bằng tuổi chị có người vẫn còn ngậm cơm trong miệng làm nũng mẹ. Từ lúc chị tôi vẫn nằm mơ thấy mình vẫn được đến trường rồi chiều chiều theo lũ bạn lên đồi trăn trâu, tranh nhau hái sim đúc đầy túi áo…Cái thời chị tôi vẫn còn gặp bà tiên trong giấc mơ vội vã của mình. *** Đồ đạc của chị suốt hơn mười năm đi làm chẳng có gì ngoài chiếc tủ đựng quần áo, mở ra rỗng rễnh đến hụt hẫng và chông chênh kì lạ. Chị đúc tất cả những thứ linh tinh, vớ vẩn vào cái tủ đấy rồi thuê một chuyến xe trở về quê. Tôi chêu chị: -Cả cái tủ chị bán đi chẳng đủ tiền thuê xe cho non nửa đoạn đường. Chị cười cười: -Mấy thứ đấy ai mua bạc vàng chị cũng chẳng bán đâu nhỏ ạ.
  5. Tôi thở dài chẳng hiểu chị đang nói gì, ngồi cặm cụi gập vài bộ quần áo đã lỗi mốt, vài quyển sổ sách linh linh mà dở qua đã thấy nhoè mực, mùi giấy thì đã cũ lắm rồi, vài cái nhẫn chị kết bằng dây điện. Có lẽ là chị đã kết nó cho chúng tôi nhưng đã quên không mang về nên sau này giữ làm kỉ niệm. Ngoài ra chẳng có gì hết cả, tiền bạc không, một hộp phấn trang điểm cũng không. Thấy tôi ngồi thở dài chị hỏi: -Nhóc đang chê chị nghèo đấy à? Tôi buồn bã lắc đầu. Tôi làm sao dám chê chị tôi nghèo, tôi thương chị còn chưa hết nữa là… Đây quần là áo lượt của tôi, đây con đường tương lai có học hành, tri thức hứa hẹn một cuộc sống không giàu sang cũng tạm đủ đầy. Tất cả những thứ ấy đều một tay chị chăm lo nuôi tôi ăn học, mỗi lần nghĩ thương chị tôi thường lén đi làm thêm, chị biết chuyện chị ngồi khóc, chị cấm tôi không được lo việc gì ngoài chuyện học hành. Chị vẫn bảo: -Nhà mình nghèo, chị đã trăm đường cơ cực, bây giờ cuộc sống cũng khá hơn rồi em được đi học thì cố gắng mà lo học. Chuyện kiếm tiền để tính sau. Khi nào chị còn lo được cho em thì chị mong em hãy chuyên tâm vào việc học. Đừng để cuộc sống sau này vất vả như bố mẹ, như các chị. Những lúc như thế tôi thấy chán ghét bản thân mình lắm, hình như tôi sinh ra trên cuộc đời này chỉ làm gánh nặng trên đôi vai chị. Nhưng cũng vì thế mà tôi
  6. càng cố gắng học hành, tôi hy vọng rằng đến một ngày nào đó khi tôi công thành danh toại thì tôi sẽ đáp đền phần nào công ơn của chị. Nhưng hình như cái ước mong nhỏ bé của đứa em cũng bé bỏng là tôi chẳng bao giờ có thể thành hiện thực. Khi tôi đọc được những dòng nhật kí trong quyển sổ đã nhoè nét mực, tôi lặng người đi trước thế giới sâu thẳm đầy đau khổ của chị tôi- người chị cả trong một gia đình nghèo khó đã phải đi kiếm cơm năm mười lăm tuổi. *** Chị ốm. Mẹ điện tôi về lên chăm chị ở bệnh viện huyện vì hai người chị còn lại trong gia đình đều bận không về được. Cả nhà đều không ai biết rõ tình hình bệnh tình của chị, tôi hỏi người bác sĩ vẫn hàng ngày vào khám cho chị nhưng bác sĩ chỉ lắc đầu. Tôi hỏi chị, chị cười, chị bảo: “Chị không sao đâu nhóc ạ. Chỉ mệt một chút thôi”. Tôi biết là chị đang nói dối. Tôi về nhà lục tủ lấy quần áo mang đi cho chị, chẳng biết luống cuống thế nào mà đánh rơi quyển sổ bìa đen đã cũ của chị, một tờ giấy nhoè nét mực rơi ra: “Ngày…tháng…năm…” Tôi không định đọc nhưng chợt nhớ đến thái độ của chị lúc chiều trong bệnh viện khi tôi hỏi về bệnh tình của chị, tôi chợt nghĩ biết đâu những dòng nhật kí này sẽ giúp tôi hiểu được một điều gì đó trong cuộc đời của
  7. chị, cuộc đời một người con gái lúc nào cũng sống khép mình. Ý nghĩ ấy khiến tôi tò mò cầm tờ giấy đọc. “Ngày…Tháng…Năm… Hôm nay sẽ là ngày đáng nhớ nhất của cuộc đời mình. Một ngày cay đắng. Mình muốn chết, muốn mình không còn tồn tại trong cuộc đời này nữa. Mình căm ghét người đàn ông ấy, người đàn ông cùng làng với mình đã được bố mẹ mình tin tưởng, gửi gắm mình xuống làm thuê kiếm miếng cơm, manh áo. Người đàn ông lúc nào cũng ra vẻ đạo mạo và tử tế. Đã ba năm nay, từ khi dời xa vòng tay người thân, mình luôn có cảm giác một mối nguy cơ đang đe doạ mình đâu đó nhưng mình vẫn không ngờ hậu quả lại tồi tệ, cay đắng như hôm nay. Mình đã bị người đàn ông ấy làm nhục. Ông ta nói rằng mình phải trả ơn ông ta suốt ba năm nuôi mình thành một thiếu nữ 18 tuổi. “Nuôi” ư? Mình phải trả mồ hôi, sức lao động cho từng miếng cơm, manh áo, cho những đồng tiền lương rẻ mạt hàng tháng. Một ngày mình đã phải làm rất nhiều công việc từ mờ sớm cho đến khuya, những công việc mà chưa bao giờ mình nghĩ là mình làm được. Cay đắng. Nếu mẹ biết sự tổn thương mình phải gánh chịu chắc là mẹ sẽ đau khổ lắm. Mẹ đau khổ cho đứa con bé bỏng của mẹ phải dời vòng tay mẹ sớm. Mẹ đau khổ vì mẹ
  8. đã không thể bao bọc và bảo vệ cho con. Mẹ đau khổ vì con gái mẹ năm 18 tuổi đã không còn là con gái. Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ. Con thực lòng muốn dời xa nơi này, nhưng thành phố này xa lạ lắm. Con chẳng biết sẽ phải đi đâu về đâu, con chẳng biết ngoài kia còn những nguy hiểm gì đang rình rập con nữa. Nếu con ở lại nơi này, chắc con sẽ thành nô lệ mất. Con cũng không thể về nhà vì nếu thế các em con lấy đâu ra tiền mà ăn học. Vậy con phải làm sao đây mẹ? Chị còn đêm nay thôi, trời thì sắp sáng mất rồi.” Tôi vò nát tờ nhật kí của chị áp vào ngực mình. Nơi ấy tôi đang đau. Một nỗi đau đớn dường như đang cắn xé tim tôi thành nghìn mảnh. Nỗi đau ấy khiến tôi không còn đủ can đảm đọc nốt quyển nhật kí của chị, tôi chợt hiểu vì sao những dòng chữ ấy lại nhoè đi như thế. Tôi thương chị. Tôi trở lại bệnh viện khi chị đã ngon giấc ngủ, nhìn khuôn mặt chị thanh thản sau khi trải qua một cơn đau kéo dài hồi chiều mà lòng tôi đắng đót. Tôi bỗng rất sợ chị sẽ dời xa tôi, mười ngón tay chị gầy co vào nhau tội nghiệp, hơi thở chị mỏng manh như tiếng thở dài của gió. Tôi thức suốt một đêm nhìn từng nhịp thở trên ngực chị phập phồng, tôi sợ nếu chỉ cần tôi nhắm mắt lại thì nhịp thở ấy sẽ ngừng, mười ngón tay cứng lạnh. Ý nghĩ ấy khiến tôi bật khóc. Sáng.
  9. Chị tỉnh dậy rất nhẹ nhàng. Chị nhìn tôi cười cười, nụ cười hiền hơn nắng mới. Chị bảo: -Nhóc thức suốt đêm qua để trông chị đấy à? Thảo nào mà hôm nay chị thấy trong người rất khoẻ. Cảm ơn nhóc, bây giờ thì em hãy chợp mắt một lúc đi. Chị thấy em mệt mỏi đấy, nhìn hai mắt kìa, trũng sâu trông thật tội nghiệp và xấu xí. Tôi bảo: -Em không sao, em thức thế đã ăn nhằm gì, sinh viên bọn em thức đêm để học là chuyện thường tình. Chị đừng lo lắng cho em. Nhưng chị vẫn nhất quyết: -Em cứ nằm tạm bên giường đó rồi ngủ đi, chị nói là nhóc phải nghe chứ. Chị mà nói nhiều là lại mệt bây giờ đấy. Nào! Nhóc chợp mắt một lúc đi nào. Trước khi nằm xuống giường tôi dặn chị: -Nhưng chị hứa với em là khi em ngủ chị không được ngủ đâu nhé. Chị phải thức trông em ngủ đấy. Tôi nhắm mắt mà trong lòng không yên, thi thoảng lại hé mắt ra nhìn chị. Tôi rất sợ chị nhắm mắt và ngủ. Nếu…Nếu như chị lại ngủ một giấc thật dài. Khi ấy tôi gọi chị sẽ không còn nghe thấy nữa… Như đọc được những suy nghĩ của tôi, chị lại gượng cười: -Chị không sao. Nhóc cứ yên tâm mà ngủ đi, nếu thấy trong người có hiện tượng gì thì chị sẽ gọi nhóc ngay.
  10. Những ngày sau đó sức khoẻ chị yếu dần, bác sĩ gọi cha mẹ lên nói điều gì đó. Chỉ thấy mẹ tôi thét lên rồi ngất lịm. Chị nhắm mắt, mệt mỏi và chị khóc. Chị bảo chị muốn nắm bàn tay mẹ. Tôi hiểu tôi đã mất chị thật rồi. Nhưng không hiểu sao lúc ấy tôi không hề khóc, tôi đòi hát cho chị nghe, tôi bảo: -Em hát bài “chị tôi” nhé? Chị lắc đầu: -Buồn lắm. Tôi lại hỏi: -Thế chị thích nghe em hát bài gì? Chị bảo: -Bài “Nào ta đi trại hè bạn ơi” ấy. Tôi chợt nhận ra đấy chính là bài hát duy nhất mà chị thuộc cho đến khi chị 15 tuổi. Vào cái ngày chị gói đồ đạc theo người làng xuống thành phố, tôi nhớ là sáng hôm ấy chị vẫn hát bài hát này cho mấy đứa em nghe, chị còn bảo “Nếu như hôm nào kiểm tra hát thì chị sẽ hát bài này, lúc nào chị cũng hát bài này”. Sáng ấy nói đến việc học hành chị vẫn còn hồ hởi lắm. Ấy thế mà chị phải bỏ học ra đi… Tôi nhớ mình đã hát bài hát ấy trong nước mắt, chỉ trách sao những ngôn từ cứ phơi phới niềm vui: “Nào ta đi trại hè bạn ơi! Kìa biển xanh bao la kia rồi. Cùng tắm mát ta cùng reo vui, cùng hát vang cho mùa hè vui…”. Chị lại cười:
  11. -Tiếc quá chị chưa bao giờ được đến biển. Nơi ấy chắc là sẽ có người đang chờ chị. Tôi hỏi trong nước mắt: -Ai vậy chị? Chị vẫn cười: -Chị không biết, chị chỉ đoán thế thôi. Tôi se lòng khi nhìn ánh mắt chị chợt ánh lên hạnh phúc khi mơ ước về một tình yêu, về một người con trai của riêng chị, người ấy đang chờ chị ngoài đại dương bao la ấy. Mười ngày sau thì chị ra đi. Bác sĩ bảo chị bị ung thư buồng trứng, những cơn đau đã hành hạ chị suốt mấy năm trời. Tôi đọc được bức thư chị để lại cho tôi trước khi nhắm mắt, bức thư cũng nhoè nét mực: “Nhóc yêu của chị. Chị xin lỗi vì đã ra đi khi các em chưa trưởng thành, để lại trên đôi vai bố mẹ một gánh nặng tinh thần khó có thể nguôi ngoai được. Chị mong rằng em gái chị sẽ học hành chăm chỉ, ra trường rồi xin được một công việc ổn định, khi đó em hãy nhớ thay chị chăm sóc cho bố mẹ lúc tuổi già, sức yếu. Người già thì vẫn hay tủi thân, cáu bẳn, chị mong em đừng bao giờ nặng lời với bố mẹ. Em được học hành rồi, em phải cố gắng sống tốt với cả hai chị trong gia đình, vì hai đứa nó
  12. cũng thiệt thòi không được học hành đến nơi đến chốn. Chị thương nhóc lắm, hãy thay chị chăm lo cho gia đình mình nhé. Chị mệt quá, không viết được nhiều hơn. Thương em”. *** Mẹ tôi vẫn gọi chị là “gái lỡ thì”, lần nào nghĩ về chị mẹ cũng khóc. Ngày giỗ đầu của chị tôi mua về một bình hoa hồng đỏ. Mẹ bảo: -Con bé này khùng, ai lại mua hoa hồng đỏ vào ngày giỗ. Tôi bảo: -Hôm nay cưới chồng cho chị. Từ giờ mẹ đừng chêu chị là gái lỡ thì nữa mẹ nhé. Chị đã có chồng. Mẹ tròn mắt hỏi: -Lấy ai? Tôi cười cười: -Con làm sao mà biết được. Chồng thì chị phải tự tìm lấy chứ. Nhưng hôm nay chắc chắn là ngày cưới chị. Tôi tin là như thế, bởi đêm qua tôi đã mơ một giấc mơ rất lạ. Giấc mơ chị tôi mặc váy trắng tinh khôi đứng bên bờ đại dương. Đại dương xanh màu xanh hy
  13. vọng. Chắc chị tôi đã gặp được người con trai ấy. Người con trai trong niềm ước vọng. Tôi tin rằng hôm nay là ngày cưới chị. Chị mặc váy trắng làm cô dâu, tôi mua hoa hồng về cài trên tóc chị. Chị cười. Lấp lánh giấc mơ tôi…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2