YOMEDIA
ADSENSE
Gaius Julius Caesar
88
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Gāius Jūlius Caesar (phát âm như “Gai-us Giu-li-us Xê-da”; trong tiếng Latin như “Khai-xơ”; 12 tháng 7 hoặc 13 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Một trong những chiến tích quang vinh nhất của ông[1] - cuộc chinh phục xứ Gaule (bao gồm Pháp, Bắc Ý,...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gaius Julius Caesar
- Gaius Julius Caesar Nhà độc tài của Cộng hoà La Mã Tượng của Jūlius Caesar ở Bảo tàng Louvre (Paris, Pháp) Tại vị Tháng 10, 49 TCN - 15 tháng 3, 44 TCN Lucius Cornelius Sulla Tiền nhiệm
- Gaius Julius Caesar Octavianus Kế nhiệm [hiện]Hậu duệ Julia-Claudia Gia tộc Nguyên lão Gaius Julius Caesar Thân phụ Aurelia Cotta Thân mẫu 12/13 tháng 7, 100 TCN Sinh Subura, La Mã 15 tháng 3, 44 TCN M ất Nhà hát Pompey, La Mã Gāius Jūlius Caesar (phát âm như “Gai-us Giu-li-us Xê-da”; trong tiếng Latin như “Khai-xơ”; 12 tháng 7 hoặc 13 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Một trong những chiến tích quang vinh nhất của ông[1] - cuộc chinh phục xứ Gaule (bao gồm Pháp, Bắc Ý, Bỉ, Tây Thụy Sĩ, v.v... ngày nay) của ông mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương, và ông còn là người phát động cuộc xâm lăng đầu tiên của La Mã vào xứ Britannia (nước Anh ngày nay) năm 55 TCN. Caesar được xem là một trong
- những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại. Vào năm 42 TCN, hai năm sau khi Caesar bị mưu sát, viện nguyên lão La Mã chính thức thánh hóa, xem ông là một trong những vị thần của La Mã. Dẫn đầu binh đoàn lê dương của mình vượt qua sông Rubicon, Caesar tiến hành một cuộc Nội chiến vào năm 49 TCN, và đánh bại kẻ thù của ông là Pompey trong trận đánh quyết định tại Pharsalus là chiến thắng vĩ đại nhất trong sự nghiệp quân sự của ông.[2] Với chiến thắng của ông trong cuộc Nội chiến, ông vươn lên trở thành một “lãnh tụ không thể chối cãi” của La Mã. Sau khi hoàn toàn kiểm soát chính quyền, Caesar tiến hành những cuộc cải cách rộng lớn nhất về mặt xã hội và chính quyền. Ông được tuyên bố là “Lãnh tụ suốt đời”, và ông kiểm soát toàn bộ nền cộng hòa. Mỉa mai thay, chính điều này đã khiến một trong những người bạn của ông, Marcus Junius Brutus, người về sau hiệp lực cùng những kẻ bất mãn vời Caesar để mưu sát ông và khôi phục nền cộng hòa. Cuộc mưu sát Caesar xảy ra vào ngày Ides of March (15 tháng 3) năm 44 TCN và khơi mào cho một cuộc nội chiến khác của La Mã. Những chiến dịch quân sự của Caesar được biết đến một cách chi tiết qua những bài viết Commentarii (bài tường thuật) của ông, và nhiều chi tiết khác về cuộc đời của ông được ghi nhận lại bởi những sử gia như Appain, Suetonius, Plutarch, Cassius Dio và Strabo. Những thông tin khác được thu thập từ những nguồn thông tin (xuất hiện cùng thời Caesar), như là những bức thư và bài diễn văn của Cicero, kẻ thù chính trị của Caesar, những bài thơ của Catullus, và những bài viết của sử gia Sallus.
- Mục lục 1 Cuộc đời 1.1 Thời trẻ o 1.2 Thành tựu ban đầu o 1.3 Bị hải tặc bắt cóc o 1.4 Pontifex Maximus và công cuộc cầm quyền ở Hispania o 1.5 Nhiệm kỳ chấp chính và chế độ Tam Đầu chế đầu tiên o 1.6 Cuộc chinh phạt xứ Gaule o 1.7 Sự sụp đổ của Tam đầu chế thứ nhất o 1.8 Cuộc nội chiến o 1.9 Sau nội chiến o 1.10 Âm mưu ám sát Caesar o 1.11 La Mã sau khi Caesar bị ám sát o 2 Sự nghiệp văn chương 2.1 Hồi ký o 3 Sự nghiệp quân sự
- 4 Gia đình Caesar 4.1 Cha mẹ o 4.2 Chị em o 4.3 Vợ o 4.4 Con o 4.5 Cháu o 5 Tình nhân 5.1 Khác giới o 5.2 Đồng giới (theo tin đồn) o 6 Danh hiệu của Caesar 7 Những tác phẩm của Caesar 8 Nguồn gốc bài viết 8.1 Chú thích o 8.2 Các tác phẩm đã tham khảo o 8.3 Tư liệu lịch sử về Caesar o 8.4 Nguồn thứ hai o 8.5 Gần đây nhất o
- 9 Xem thêm [ ] Cuộc đời [ ] Thời trẻ Caesar sinh trong một gia đình quý tộc thuộc dòng dõi Julius, dòng dõi cho rằng mình được thừa hưởng dòng máu của Iulus, con của hoàng tử Aeneas của thành Troia, con của thần tình yêu Venus[3]. Thần thoại nói rằng Caesar được sinh mổ[4], nhưng có lẽ là không đúng lắm vì vào thời ấy sự sinh mổ chỉ có thể được thực hiện trên những người phụ nữ đã chết, trong khi thân mẫu của Caesar sống rất lâu sau khi ông ra đời. Dẫu cho có một nguồn gốc và địa vị hoàn hảo, dòng tộc Julii-Caesares không giàu có lắm (so với mức bình thường của các quý tộc La Mã khác). Không thành viên nào trong gia đình Caesar làm được điều gì nổi bật vào thời gian này, mặc dù thế hệ cha của Caesar đã phục hồi phần nào sự thịnh vượng của gia tộc. Thân phụ của Caesar, cũng được gọi là Gaius Julius Caesar, đã làm tới chức pháp quan[5], có lẽ bởi vì sự ảnh hưởng của Gaius Marius, anh hùng chiến tranh và một nhà chính trị nổi bật lúc bấy giờ, người đã cưới chị của cha Caesar, Julia. Mẹ của Caesar là con gái của một gia đình có uy thế, gia đình mà đã có rất nhiều người làm tới chức quan Chấp chính tối cao. Cả gia đình ông sống trong một căn nhà khiêm tốn tại vùng Subura, một khu vực nghèo lân cận La Mã[6], nơi mà Marcus Antonius Gnipho, một nhà hùng biện đồng thời là một nhà văn phạm đến từ xứ Gaule[7], được mướn làm thầy dạy học cho Caesar. Ngoài Caesar, gia đình ông còn có hai con gái (cả hai đều được gọi là Julia). Vài điều ít ỏi này được ghi nhận là tuổi thơ của Caesar. Bản tiểu sử về Caesar của Suetonius và Plutarch bắt đầu vào tuổi thiếu niên của Caesar. Những điều trước đó đã không tìm thấy một sự ghi nhận nào[8].
- Caesar trưởng thành trong thời kỳ hỗn loạn của La Mã. Cuộc chiến tranh Liên Minh giữa La Mã và các đồng minh của họ (91 TCN – 88 TCN) nổi lên vì sự tranh cãi về quyền của công dân La Mã. Khi mà vua Mithridates VI xứ Pontos đe dọa các tỉnh phương đông của La Mã; thì ở trong nội bộ, La Mã bị chia rẽ thành hai phe: Phe Quý Tộc (Optimates), phe mà muốn giữ quyền hành thống trị cho các quý tộc, và phe Đại Chúng (Populares) phe muốn ngay lập tức sự chia sẻ quyền lực rộng rãi hơn thông qua quyền bầu cử trực tiếp[9]. Chú Marius của Caesar là một người thuộc phe Đại chúng; người bảo trợ và đối thủ của ông Lucius Cornelius Sulla là một người thuộc phe Quý Tộc. Cả hai nổi lên trong cuộc chiến Xã hội, và cải hai đều muốn chỉ huy cuộc chiến ctranh hống lại vua Mithridates VI, điều mà ban đầu được giao cho Sulla; nhưng khi Sulla rời La Mã để chỉ huy lực lượng của mình một Hộ Dân quan La Mã thông qua một bộ luật trao lại quyền lực cho Marius. Một thông điêp được gửi đến Sulla nói rằng ông ta sẽ không thể rời khỏi doanh trại của mình mà còn sống. Sulla tiến quân về La Mã. Marius buộc phải lưu vong, nhưng khi Sulla quay trở lại cuộc chiến của mình; một đồng minh của ông, Lucius Cornelius Cinna chiếm lấy La Mã và công khai tuyên bố Sulla là "một kẻ thù của xã hội". Lực lượng của Marius trả thù những người theo Sulla rất tàn bạo. Marius chết ở năm 84 TCN nhưng phe của ông ta vẫn còn rất mạnh. Năm 84 TCN cha của Caesar chết bất ngờ khi đang mang giày vào một buổi sáng[10], và ở tuổi 16 Caesar trở thành người chủ gia đình. Những năm tiếp theo, Caesar được đề bạt cho chức Flamen Dialis (Tổng thầy tế của Jupiter — Lucius Cornelius Merula[11], người tiền nhiệm, đã bị sát hại trong cuộc thanh trừng của Marius) và sau khi được giữ chức này Caesar không những trở thành một quý tộc mà còn cưới con gái của một quý tộc. Ông bội hôn ước của mình với Cossutia, một con gái của một gia đình giàu có mà ông được hứa hôn từ thời niên thiếu, và cưới con gái của Cinna, Cornelia[12].
- Về Sulla sau khi buộc vua Mithridates VI phải ký kết hòa ước, Sulla quay trở lại để kết thúc cuộc nội chiến với phe Marian. Sau một chiến dịch khắp Italia ông ta cuối cùng cũng tiêu diệt hoàn toàn phe Marians ở Trận Colline Gate vào tháng 17 năm 82 TCN. Bởi vì cả hai quan chấp chính đều đã chết, Sulla bóng gió gợi ý Viện Nguyên Lão đưa ông ta lên nắm chức Người đứng đầu lâm thời (chức vụ này sẽ có quyền lực tuyệt đối như là một tên độc tài). Viện Nguyên lão dễ dàng chấp nhận điều này thông qua một cuộc bỏ phiếu mở rộng. Sau khi lên nắm quyền, Sulla bắt đầu một chuỗi những cuộc thanh trừng đẫm máu những kẻ thù chính trị của mình. Tượng của Marius bị gỡ bỏ. Cinna thì bị binh lính của mình giết trong một cuộc nổi loạn[13]. Caesar vì là cháu trai của Marius và con rể của Cinna, bị tước bỏ quyền thừa kế, của hồi môn của vợ mình và chức giáo sĩ của mình, nhưng ông từ chối ly dị Cornelia và buộc phải bỏ trốn. Mối đe dọa đối với ông chỉ bị bãi bỏ khi khi gia đình của mẹ ông, dòng họ Cottae (người giúp đỡ Sulla) và những Trinh nữ Vestal, can thiệp. Sulla miễn cưỡng chấp nhận, và mọi người nói rằng Sulla nói ông ta thấy "quá nhiều Marius trong Caesar"[14]. [ ] Thành tựu ban đầu Julius Caesar qua nét vẽ của Clara Grosch. (1892)
- Caesar không quay trở lại La Mã, ông gia nhập quân đội phục vụ dưới quyền của Marcus Minucius Thermus ở Tiểu Á. Khôi hài thay, việc Caesar mất chức thầy tế đã giúp ông có thể đeo đuổi sự nghiệp quân sự: chức Flamen Dialis không được cho phép để cưỡi hoặc chạm vào một con ngựa, ngủ ba đêm ngoài không trên giường hoặc một đêm ngoài La Mã, hoặc đứng đầu một lực lượng quân đội[15]. Trong một nhiệm vụ ở Bithynia để đảm bảo sự giúp đỡ của hạm đội vua Nicomedes, Caesar ở lại lâu đến nỗi làm xuất hiện tin đồn về "tình yêu" của ông với nhà vua, điều mà đeo đẳng ông suốt cuộc đời. Tuy nhiên, ông vẫn có được sự khác biệt trong sự nghiệp phục vụ quân đội của mình; Caesar giành được Corona Civica ( hay Civic Crown )– một giải thưởng vinh dự xếp hàng thứ hai của Quân đội La Mã - vì trong cuộc bao vây Mytilene Caesar đã cứu mạng một người lính khác. Cùng với sự hiện diện của Viện nguyên lão, nếu Caesar đeo nó – Corona Civica – khi ở ngoài công cộng tất cả mọi người sẽ phải đứng lại và tung hô ông. Caesar còn phục vụ trong quân đội của Servilius Isauricus ở xứ Cilicia trong một thời gian ngắn[16]. Về Sulla, sau hai năm quyền hành tuyệt đối, đã hành động không giống bất cứ tên độc tài nào trước đó. Ông này giải tán quân đội của mình, thiết lập lại chính quyền trực thuộc Viện Nguyên lão (để hợp pháp hóa quyền lực của mình, Sulla đã chịu một cuộc bấu cử và ông đã được Bầu làm Nguyên lão năm 80 TCN), và bãi bỏ sự độc tài. Ngoài ra, Sulla còn không đem thao vệ sĩ và đi lại không cần bảo vệ, và đề nghị công khai mọi hành động của mình với mọi công dân La Mã[17]. Caesar sau này đã chế nhạo: "Sulla không biết gì về chính trị"[18]. Sau nhiệm kỳ thứ hai, Sulla về hưu, ông trở về với ngôi nhà ở duyên hải của mình viết hồi ký và tự cho phép mình tận hưởng một cuộc sống riêng tư[19]. Ông chết hai năm sau đó, đám tang của ông rất to lớn và không đám tang của ai có thể so sánh được cho đến đám tang của Augustus năm 14.
- Năm 78 TCN, nghe tin Sulla chết, Caesar cảm thấy đây là thời điểm an toàn để trở về La Mã. Ông trở về cùng lúc với một cuộc bạo loạn chống Sulla của Marcus Aemilius Lepidus, nhưng Caesar, do thiếu sự tin tưởng với sự lãnh đạo của Lepidus, đã không cùng tham gia[20]. Về La Mã, ông biện hộ và chứng minh sự vô tội của một người tên là Cornelius Dolabella. Ông được biết đến với tài hùng biện xuất sắc, hình thành bởi một giọng nói đầy sức thuyết phục và tài diễn tả gây say mê, sự tố cáo những kẻ thống trị tồi tệ và thối nát lúc bấy giờ. Nhà hùng biện lớn Cicero đã từng bình luận: "Ai có tài nói hay hơn Caesar?[21]" Để hoàn chỉnh kỹ năng của mình, Caesar đã đến đảo Rhodes năm 75 TCN để học tập với sự chỉ bảo của nhà giáo nổi tiếng Apollonius Molon, người thầy dạy của Cicero[22]. [ ] Bị hải tặc bắt cóc Khi đi qua biển Aegean[23], Caesar bị bọn hải tặc vùng Cilicia bắt cóc[24]; ngay trong tình trạng bị giam cầm Caesar vẫn tìm cách giữ mình khỏe mạnh. Theo như lời kể của Plutarch, khi bọn hải tặc nói với Caesar rằng chúng sẽ đòi tiền chuộc ông là 20 talent vàng, Caesar cười to và bảo ông đáng giá ít nhất 50 talent (12000 miếng vàng).[25][26] Sự kiện này được đem làm một dẫn chứng cho sự tự tin của Caesar ngay cả khi sống trong nguy hiểm, làm giảm đi khả năng bị giết hại của ông. Ngoài ra Caesar còn tham gia và làm việc như một thủy thủ hải tặc, và nhanh chóng tỏ ra mình không mấy lo lắng khi chửi rủa một chút khi bọn hải tặc tỏ ý không hài lòng và muốn từ chối ông. Sau khi được chuộc, Caesar tập hợp một hạm đội, tiến công và bắt giữ bọn hải tặc. Khi chính quyền Tiểu Á xét xử bọn hải tặc nhưng Caesar không hài lòng, nhà sử học Plutarch có viết trong tác phẩm của mình: "Caesar tự đề ra hình phạt, ông đến Pergamum, bắt bọn hải tặc ra khỏi tù, và đóng đinh toàn bộ, như là lời cảnh báo của ông khi ông còn ở trên đảo, điều mà bọn hải tặc cứ cho là ông đùa". [27] [ ] Pontifex Maximus và công cuộc cầm quyền ở Hispania
- Khi trở về thành La Mã, ông được bầu làm Hộ Dân quan quân sự, là bước đầu trong sự nghiệp chính trị của ông. Vào năm 69 trước Công Nguyên, ông được cử làm quan coi quốc khố (quaestor),[28] và trong năm đó ông đọc bài văn tế dì ông là Julia. Người vợ ông là Cornelia cũng qua đời vào năm đó.[29] Sau khi mai táng cho vợ, vào Mùa Xuân hoặc là đầu Mùa Hạ năm 69 trước Công Nguyên, Julius Caesar đến Hispania để thực hiện nhiệm kỳ quan coi quốc khố của mình.[30] Theo các nhà sử học Suetonius và Cassius Dio, trong thời gian này ông có chiêm bao thấy mình quan hệ tình dục với mẹ ruột của mình, cũng giống như vua Oedipus trong thần thoại Hy Lạp. Đây là một chuyện kỳ lạ vì xảy ra đúng lúc vợ ông mất, làm cho ông vô cùng ngỡ ngàng. Theo Suetonius, khi Caesar rất ngạc nhiên và vời một nhà giải mộng đến hỏi, ông này cho rằng thực chất người mẹ trong giấc mộng này là Mẹ Trái Đất - người mẹ chung của tất cả mọi người, và cho thấy ông sẽ làm bá chủ thế giới,[31] cũng như Alexandros Đại Đế khi xưa. Tuy nhiên, theo Plutarch thì giấc mơ "bất hợp pháp" này lại diễn ra ít lâu trước sự kiện Caesar vượt sông Rubicon vào năm 49 trước Công Nguyên, dù Plutarch không có kể về một lời giải mộng nào cả.[32][33][34] Vào năm 63 TCN, Quintus Caecilius Metelleus Pius, người được Sulla chỉ định làm Đại giáo chủ (Pontifex Maximus) chết. Trong một bước đi quan trọng Caesar ra tranh cử. Ông chạy đua với hai đối thủ rất mạnh, Quintus Lutatius Catulus và Publius Servilius Vatia Isauricus. Mặc dù có nhiều lời tố cáo gian lận từ mọi phía, Caesar vẫn chiến thắng[35]. Cuộc bầu chọn Đại giáo chủ là một bước rất quan trọng trong sự nghiệp của Caesar. Chức vụ vừa có cả quyền lực về chính trị lẫn tôn giáo đã đặt một nền móng vững chắc cho Caesar trong xã hội và sự nghiệp sau này của Caesar. Năm 62 TCN, Caesar được bầu chọn làm Trưởng quan. Người ta kể rằng ông đã đến trước tượng đài vua Alexandros Đại Đế trong miếu thờ thần Hercules tại Cadiz. Ôn rơi nước mắt và nói: "Có ai biết rằng tôi đau buồn vì ở độ tuổi của tôi, Alexandros đã làm vua của biết bao dân tộc trong khi tôi chưa lập công danh gì
- để đời?" Chính từ sự kiện này, các nhà sử học thường so sánh sự nghiệp của Alexandros Đại Đế và Caesar.[36] Sau nhiệm kỳ Trưởng quan, Caesar được giao quyền cai trị vùng Ngoại Iberia (Hispania Ulterior). Sự lãnh đạo của Caesar là một thành công cả về chính trị lẫn quân sự đã giúp cho ông mở rộng sự cai trị của La Mã. Như là một kết quả hiển nhiên, binh lính của Caesar xem ông như là Hoàng đế, và nhận được sự giúp đỡ trong Viện Nguyên lão cho phép ông diễu hành chiến thắng vào La Mã. Bên cạnh đó, sau khi trở về La Mã, Marcus Porcius Cato bác bỏ yêu cầu được làm quan chấp chính của Caesar. Phải lựa chọn giữa cuộc diễu hành và chức chấp chính tối cao, Caesar chọn chức quan[37]. [ ] Nhiệm kỳ chấp chính và chế độ Tam Đầu chế đầu tiên Tượng Pompey 60 TCN (hay 59 TCN) Caesar được bầu chọn làm quan chấp chính tối cao của Cộng hòa La Mã bởi Hội nghị Centuriate (Centuriate Assembly)[38]. Quan chấp
- chính thứ hai là kẻ thù chính trị của Caesar, Marcus Calpurnius Bibulus, một người thuộc phe Quý tộc và là con rể của Cato Trẻ (Cato the Younger, sau này là kẻ thù đáng gờm nhất của Julius Caesar[39]). Hành động đầu tiên của Bibulus ở chức Chấp chính là rời khỏi mọi hoạt động chính trị "để tìm trên bầu trời các điềm báo". Hành động trông có vẻ "mộ đạo" này của Bibulus nhằm âm mưu gây khó dễ cho Caesar. Những người La Mã châm biếm sau đó đã gọi năm này là "năm của Julius và Caesar"[40] (lẽ ra là "năm của Caesar và Bibulus" như cách người La Mã hay đặt tên cho năm theo tên của hai quan chấp chính được bầu chọn năm đó). Caesar cần có đồng minh, và ông đã tìm ra. Vị tướng giỏi nhất lúc bấy giờ, Gnaeus Pompeius Magnus (hay Pompey) vừa thất bại trong cuộc đấu tranh với Viện Nguyên lão trong việc giành đất trồng trọt cho những cựu binh lính của ông ta. Một cựu Chấp chính Marcus Licinius Crassus, người giàu nhất La Mã lúc đó, đang gặp rắc rối với khách hàng, và viên quan thu thuế đang muốn gia tăng nguồn thu. Pompey và Crassus cần có quyền lực của Caesar, còn Caesar cần uy tín của Pompey và tiền của Crassus. Và cả ba người bắt tay thành lập chế độ Tam đầu chế đầu tiên. Để bảo đảm cho mối quan hệ, Pompey cưới con gái duy nhất của Caesar, Julia[41]. Bỏ qua sự khác biệt về tuổi và quan điểm, cuộc hôn nhân chính trị này được chứng minh là có tình yêu. [ ] Cuộc chinh phạt xứ Gaule Bài chi tiết: Chiến tranh xứ Gaule
- Cuộc chiến chinh phạt xứ Gaule Sau đó, Caesar được cử làm thống đốc xứ Transalpine Gaul (miền nam nước Pháp ngày nay) và Illyria (bờ biển của Dalmatia), nhiệm kỳ 5 năm. Không bằng lòng với việc nhàn rỗi làm Thống đốc và rất cần tiền để trả các món nợ khổng lồ, Caesar tiền hành cuộc chinh phạt xứ Gaule, qua đó ông chinh phục toàn bộ xứ Gaule (gồm nước Pháp ngày nay, phần lớn của Thụy Sĩ và Bỉ, một phần nước Đức, nối liền vùng đất cực tây Châu Âu từ Đại Tây Dương tới sông Rhein) và sát nhập nó vào La Mã. Theo ông trong cuộc chiến này có, người anh em họ Lucius Julius Caesar và Mark Antony, Titus Labienus, Quintus Tullius Cicero, người em của Caesar, đối thủ – người mưu sát ông tương lai, Marcus Tullius Cicero. Caesar tiêu diệt người Helvetii (ở Thụy Sĩ) năm 58 TCN, liên minh người Belgae và người Nervii năm 57 TCN, và người Veneti năm 56 TCN. Ngày 26 tháng 8 năm 55 TCN và vào năm 54 TCN Caesar tấn công xứ Britain 2 lần; vào năm 52 TCN ông tiêu diệt liên minh của người Gaule ở trận đánh Alesia, bắt giữ lãnh đạo
- của người Gaule là Vercingetorix. Ông ghi lại toàn bộ các chiến dịch của mình trong Commentarii de Bello Gallico (Bản báo cáo về cuộc chinh phạt xứ Gaule). Theo Plutarch và các bản ghi chép lại của các học giả Brendan Woods thì kết quả của cuộc chiến này là: tổng cộng 800 thành thị bị chinh phục, 300 bộ lạc bị xóa sổ, 1 triệu người bị bán làm nô lệ và 3 triệu người chết trận. Các sử gia cổ đại có lẽ hơi thái quá, nhưng cuộc chinh phạt xứ Gaule của Caesar chắc chắn là cuộc xâm lăng quân sự lớn nhất và thành công nhất kể tứ thời vua Alexandros Đại đế. Chiến thắng của Caesar thì bền vững hơn là của Alexandros Đại Đế: xứ Gaule không bao giờ khôi phục lại nhân dạng văn hóa Celt của nó, không bao giờ có cuộc bạo loạn dân tộc chủ nghĩa nào, và trung thành với chính quyền La Mã cho tới khi Đế quốc La Mã sụp đổ vào năm 476. Đồng thời, thắng lợi vang dội này gia tăng uy thế của ông. [1] [ ] Sự sụp đổ của Tam đầu chế thứ nhất Ghen ghét trước những thành công và lợi ích mà Caesar đem về cho La Mã, những người cùng chức vị trở nên không ưa Caesar, đặc biệt là những phe bảo thủ, những người cho rằng Caesar đang muốn làm một ông vua. Năm 55 TCN, Pompey và Crassus được bầu làm Quan chấp chính và họ giữ lời thỏa thuận với Caesar bằng cách giao chức Tổng đốc cho Caesar trong 5 năm tiếp theo. Đó là hành động cuối cùng của Chế độ Tam Hùng thứ Nhất. Năm 54 TCN, con gái của Caesar, Julia, chết khi sinh con. Crassus thì bị giết khi đang tiến hành các cuộc chinh phạt của mình ở xứ Parthia. Không có cả Crassus lẫn Julia, Pompey ngả hẳn về phe Quý tộc. Vẫn ở Gaule, Caesar tìm cách cứu vãn mối quan hệ với Pompey bằng cách đề nghị Pompey lấy một trong những cháu gái của mình, nhưng Pompey từ chối. Thay vào đó Pompey cưới Cornelia Metella, con của Metellus Scipio, một trong những kẻ thù lớn nhất của Caesar. [ ] Cuộc nội chiến
- Tượng bán thân Caesar tại bảo tàng Vatican, Italia Năm 50 TCN, Viện Nguyên lão, đứng đầu là Pompey, ra lệnh cho Caesar giải tán quân đội và trở về La Mã với lý do nhiệm kỳ của ông tại Gaule đã kết thúc. Không những vậy, họ còn cấm Caesar ra ứng cử Quan Chấp chính. Trước tình hình này, Caesar nghĩ ông sẽ bị vu oan và cách ly ra khỏi đời sống chính trị nếu ông quay trở lại La Mã mà không có sự bảo trợ bởi một vị Quan Chấp chính hoặc sức mạnh của đội quân trung thành với ông. Thêm vào đó, Pompey còn buộc tội Caesar là "không phục tùng" và "âm mưu tạo phản". Vào ngày 10 tháng 1 năm 49 TCN, Caesar vượt qua sông Rubicone (khoảng biên giới Ý) với duy nhất một binh đoàn lính Lê dương La Mã của mình và phát động nội chiến. Người ta tin rằng, trong khi vượt qua Rubicone, Caesar có nói "Alea iacta est" (Con xúc xắc đã được đổ). Tháng 1 thường là thời điểm khó khăn để đưa
- một đội quân ra ngoài xa trường, do đó các kẻ thù của Caesar khiếp vía khi hay tin này. [42] Phe Quý tộc, bao gồm Mettelus Scipio và Cato Trẻ, chạy về miền Nam, không biết rằng Caesar chỉ có Đoàn Lê Dương 13 theo ông. Thực chất, quân chủ lực của ông hãy còn trấn thủ ở miền Bắc dãy Anpơ.[42] Caesar truy kích Pompey tới Brindisium, với hy vọng khôi phục lại mối quan hệ đồng minh với Pompey. Nhưng Pompey lẩn tránh Caesar. Thay vì tiếp tục truy kích Pompey, Caesar đến ở Hispania và nói: "Ta đến đây trước là để đánh với một quân đội không người lãnh đạo, sau là đánh một lãnh đạo không có quân đội". Để Marcus Aemilius Lepidus giữ La Mã, Mark Antony quản lý Ý, Caesar tiến hành một cuộc hành quân 27 ngày nổi tiếng tại Hispania nơi ông tiêu diệt đội quân chủ lực của Pompey. Sau đó, Caesar đông tiến, tấn công Pompey ở Hy Lạp nơi mà vào ngày 10 tháng 7 năm 48 TCN, Caesar đã khôn khéo tránh được thất bại và giành phần thắng về mình. Tuy lực lượng của Pompey mạnh hơn lực lượng của ông về mọi mặt (gần gấp ba lần số bộ binh và nhiều hơn đáng kể số kỵ binh), Caesar vẫn giành được chiến thắng quyết định qua một trận đánh rất ngắn ở Pharsalus năm 48 TCN. Lợi thế nghiêng về ông do rất ít Nghị sĩ phe Pompey còn sống sót sau trận chiến quyết định này. [43] Ở La Mã, Caesar nắm quyền lực tuyệt đối và được cử làm Thống lĩnh Tối cao (có quyền lực như một Nhà Độc tài), Mark Antony làm Đại Tư Mã Quan cho ông; Caesar chấp nhận bỏ quyền hành độc tài của mình sau bảy ngày và trúng cử nhiệm kỳ Chấp chính thứ hai cùng với Publius Servilius Vatia Isauricus. Ông tiếp tục truy kích Pompey đến Alexandria, nơi Pompey bị ám sát bởi một viên quan của Pharaoh Ptolemy XIII Theos Philopator đang trị vì. Caesar sau đó dính vào cuộc nội chiến giành quyền lực của nội bộ Alexandria giữa Ptolemy và Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra VII - em gái, vợ và nữ hoàng cùng cai trị với vua Ptolemy XIII. Có lẽ vì vai trò của Ptolemy trong vụ mưu sát Pompey, Caesar đứng về phía Cleopatra,
- người ta kể lại rằng Caesar đã rơi nước mắt khi viên quan thị thần của Ptolemy dâng đầu của Pompey lên cho Caesar như là một món quà. Sau đó, Caesar tiêu diệt lực lượng của Ptolemy và đưa Cleopatra lên nắm quyền. Cleopatra sau đó đã sinh cho Caesar một đứa con (không được thừa nhận nhưng các sử gia đều chắc chắn đó là con trai duy nhất của Caesar) Ptolemy XV Caesar hay Caesarion ("Caesar nhỏ" hay "con của Caesar"). Sau đó Cleopatra có một lần cùng Caesar diễu hành vào La Mã. Caesar và Cleopatra không bao giờ cưới nhau. Họ không thể làm như vậy vì luật của La Mã ràng buộc rằng chỉ có hai công dân La Mã mới được cưới nhau; trong khi Cleopatra là Nữ hoàng Ai Cập. Người ta tin rằng Caesar đã tiếp tục mối quan hệ với Cleopatra trong suốt cuộc hôn nhân cuối cùng của ông, cuộc hôn nhân này kéo dài 14 năm nhưng không có người con nào cả. Sau khi trải qua những tháng đầu năm 47 TCN ở Ai Cập, Caesar đến Trung Đông, nơi ông tiêu diệt quân đội của vua Pharnaces II xứ Pontos trong trận Zela, buộc Pharnaces II phải bỏ chạy;[44] thắng lợi của ông nhanh chóng và trọn vẹn đến nỗi ông đã ghi lại nó trong chỉ ba chữ: "Veni, Vidi, Vici" (Đã đến, đã thấy, đã chinh phục). Ghi nhận này trở nên bất hủ trong nền lịch sử quân sự.[45] Sau đó Caesar đến Bắc Phi để giải quyết tàn quân của những người theo Pompey, ông nhanh chóng giành được thắng lợi ở Thapus trước lực lượng của Metellus Scipio (chết trận) và Cato Trẻ (tự sát). Nhưng con trai của Pompey, Gnaeus Pompeius và Sextus Pompeius; cùng với pháp quan, tướng cũ của Caesar Titus Labienus trốn đến Hispania. Caesar tiếp tục truy kích tàn quân chống đối còn lại và tiêu diệt họ ở Munda tháng 3 năm 45 TCN. Cùng thời gian này, Caesar được bầu làm Quan Chấp Chính nhiệm kỳ ba (năm 46 TCN với Marcus Aemilius Lepidus) và nhiệm kỳ bốn (năm 45, không có người đồng nhiệm). [ ] Sau nội chiến
- Caesar trở về Ý tháng 9 năm 45 TCN. Việc đầu tiên là Caesar viết di chúc, trong đó cháu trai của ông Gaius Octavianus là người thừa kế thứ nhất, sẽ kế thừa toàn bộ sự nghiệp (kể cả danh hiệu chức vị của Caesar) sau khi ông qua đời; nếu Octavianus chết trước Caesar, Marcus Junius Brutus sẽ là người thừa kế tiếp theo. Viện Nguyên lão bắt đầu tôn vinh Caesar. Mặc dù Caesar không thanh trừng các kẻ thù của ông mà lại tha thứ cho hầu như tất cả bọn họ, sự chống đối Caesar có vẻ như rất ít ỏi. Những hoạt động thể thao và lễ hội lớn diễn ra vào ngày 21 tháng 4 hàng năm để vinh danh những thắng lợi của Caesar. Cùng với hoạt động đang diễn ra, Caesar được quyền mặc "Trang phục chiến thắng", gồm một chiếc áo choàng tím và một vòng nguyệt quế vinh quang trong mọi hoạt động của ông. Một dinh thự lớn đã được dựng lên bằng chi phí của thành La Mã, được dành cho Caesar dùng riêng. Danh hiệu "Nhà độc tài" của ông được công nhận và được ông sử dụng cho tới lúc chết. Một bức tượng ngà voi của Caesar được khiêng đi trong mọi lễ lạc tôn giáo. Các hình ảnh của Caesar cho thấy vào lúc này ông chải mái tóc phủ ra trước để che đậy tình trạng hói. Một bức tượng khác của Caesar được đặt ở đền thờ Quirinus với dòng đề tặng "Dâng lên vị thần không thể bị đánh bại". Từ khi đền thờ Quirinus được xem như biểu tượng của người tìm ra và vị vua đầu tiên của thành La Mã, Romulus, sự kiện này chứng tỏ Caesar không chỉ có địa vị giống như một vị thần mà còn được so sánh công lao giống như vị vua đã xây dựng La Mã. Bức tượng thứ ba được đặt tại thủ dinh của La Mã cùng một hàng với bảy bức tượng vua La Mã và cùng với Lucius Junius Brutus, người đã đánh đuổi chế độ quân chủ ra khỏi La Mã. Và trong một hành động gây xôn xao nữa của Caesar, Caesar cho đúc tiền in hình ông. Đây là lần đầu tiên La Mã có đồng tiền kiểu này.
- Caesar là người La Mã đầu tiên đúc tiền in hình mình Khi Caesar quay trở lại La Mã vào tháng 10 năm 45 TCN, ông từ chức Chấp Chính (nhiệm kỳ mà ông làm Chấp chính một mình) đưa Quintus Fabius Maximus và Gaius Trebonius lên thay ông. Hành động này làm Viện Nguyên lão tức giận vì nó hoàn toàn không đếm xỉa đến quyền bầu cử của chế độ Cộng hòa, nó được thực hiện chỉ bằng ý của riêng Caesar. Sau đó, Caesar tổ chức lễ diễu hành chiến thắng lần thứ 14, Viện Nguyên lão vẫn tiếp tục cổ vũ. Một đền thờ tên là Libertas được xây dựng cho Caesar, và ông nhận được tước vị "Người Giải phóng". Họ bầu chọn Caesar làm Chấp chính suốt đời, và cho pháp ông giữ tất cả tước vị ông muốn, kể cả tước vị dành riêng cho người bình dân. Từ đây Caesar nắm quyền lực tuyệt đối cả về chính trị lẫn quân sự. Ngoài ra, Caesar còn được quyền chỉ định quan tòa địa phương, mà trước đây thường là phải bầu cử. Mặc khác, ông còn quy định trách nhiệm các vị quan chức, chỉ định các chức vị ở các ngành ở các địa phương; điều mà trước đây phải được bốc thăm dưới sự phê duyệt của Viện Nguyên Lão. Tháng sinh của Caesar, Quintilis, được đổi tên thành Julius; ngày sinh của ông 12 tháng 7 trở thành quốc lễ của La Mã. Một đền thờ và một nhóm thầy tế tên là Flamen Maior, được thành lập để vinh danh gia tộc của Caesar.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn