intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gắn tự do học thuật với hợp tác doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực trong nhà trường tự chủ tài chính

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Gắn tự do học thuật với hợp tác doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực trong nhà trường tự chủ tài chính" bàn về vấn đề phát huy tinh thần tự do học thuật và hợp tác doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhà tuyển dụng, góp phần xây dựng nhà trường tự chủ tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gắn tự do học thuật với hợp tác doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực trong nhà trường tự chủ tài chính

  1. GẮN TỰ DO HỌC THUẬT VỚI HỢP TÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NHÀ TRƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Dương Đình Dũng1 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Abstract University autonomy is a leading requirement in the current process of higher education renovation, and has been confirmed as an important tool in creating resources to serve the necessary activities of a school. Academic freedom is an indispensable criterion in an autonomous school, it not only contributes to training but also elevates the school in cooperation in Scientific Research-transferring human resources and contributing part of the financial autonomy of the autonomous school. Keywords: academic freedom, financial autonomy, business cooperation, scientific research, University autonomy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, khái niệm “Tự chủ đại học (TCĐH)” mới xuất hiện khoảng gần hai thập kỷ gần đây và được thể hiện trong khoản 1, Điều 32 của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) (2012) [1] “TCĐH là việc mà một trường đại học thực hiện hoạt động tự chủ trong các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng GDĐH” [2] và đến năm 2014 Điều lệ trường đại học [5] mới được ban hành. Theo đó, TCĐH ở nước ta được hiểu là các trường đại học được tự chủ theo quy định của pháp luật, gắn với tự chịu trách nhiệm và được thể chế hóa từng phần trong từng lĩnh vực hoạt động của các cơ sở GDĐH. Như vậy, có thể khái quát TCĐH được nhìn nhận là sự thiết lập cơ chế độc lập tương đối của các ngoại tác nhân để trường đại học có thể chủ động trong công tác quản trị, tổ chức nội bộ, tạo lập, phân bổ các nguồn lực tài chính, tuyển dụng và bố trí nhân sự, xây dựng các chương trình đào tạo, xây dựng các tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho việc tổ chức giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Luật GDĐH (2012) [1]: Trường Đại học được tự quyết định chương trình, tuyển sinh, in và cấp bằng. Việc giao quyền làm chủ cho hệ thống GDĐH có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Thể chế tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của các cuộc cải cách giáo dục chuyên nghiệp, đặc biệt là những cuộc cải cách nhằm đa dạng hóa và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. Tự chủ tài chính có thể giúp các trường đại học công lập tăng nguồn thu, từ đó trang bị cơ sở vật chất tốt hơn, nâng cao chất lượng đào tạo và đời sống viên chức, người lao động; đồng thời giảm áp lực cho ngân sách nhà nước, nên đây sẽ là xu hướng tất yếu. Trong bài viết “Gắn tự do học thuật với hợp tác doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực trong nhà trường tự chủ tài chính”, tôi muốn bàn về vấn đề phát huy tinh thần tự do học thuật và hợp tác doanh nghiệp trong 1 duongdinhdung@gmail.com 61
  2. nghiên cứu khoa học và đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhà tuyển dụng, góp phần xây dựng nhà trường tự chủ tài chính. 2. NHỮNG KHÁI QUÁT VÀ HIỆN TRẠNG TCĐH 2.1. Khó khăn và thách thức đối với trường tự chủ tài chính TCĐH như một cuộc cách mạng để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH Việt Nam, là một nội dung quang trọng trong chiến lược cải cách đại học tại nước ta. Tuy cơ sở thực hiện có những thuận lợi nhưng còn nhiều khó khăn, vướng mắc mà các bên phải vượt qua. Đối với nhà trường - Về cơ chế: nhà trường chưa nhận được các cơ chế hỗ trợ thí điểm cũng như cơ chế được vay vốn ưu đãi cho các hoạt động trang bị cơ sở vật chất và các hoạt động học thuật của nhà trường như nghiên cứu khoa học. - Vấn đề tài chính, nhà trường tự chủ cũng gặp nhiều vấn đề như hạch toán một số nghiệp vụ kế toán mới phát sinh theo Nghị định số 99/2014/ NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ [4] cũng như các khoản thu sự nghiệp khác trong đề án tự chủ. Ngoài ra, việc thu học phí cũng gặp khó khăn, các trường tự chủ được phép thu tối đa gấp 2-2,5 lần trường chưa tự chủ [7]. Bên cạnh đó, các trường nằm trong vùng hoặc ngành có nhiều đối tượng chính sách cũng khó đảm bảo thu chi. - Việc liên kết, hợp tác doanh nghiệp: điều kiện liên doanh liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập, về xác định giá trị thương hiệu khi góp vốn liên doanh, liên kết. Sự nhập nhằng và thiếu đồng bộ trong trang bị CSVC và thiết bị không đồng bộ hoặc quá lạc hậu so với doanh nghiệp cũng là một trở ngại trong việc gắn kết. Đối với người học Tự chủ tài chính sẽ gây không ít khó khăn cho người học khi học phí tăng cao có thể vượt quá khả năng chi trả của người học, do đó đòi hỏi cần có sự hỗ trợ về nguồn tài chính từ Chính phủ và các cơ quan hữu quan đối với người học. Cụ thể, nhiều ngân hàng chưa điều chỉnh tăng mức cho vay tín dụng đối với SV học tại trường đang thí điểm tự chủ, điều này cũng gây khó khăn, ảnh hưởng đến tâm lý cho người học, nhất là SV nghèo, SV thuộc diện chính sách. [6] 2.2. Tự chủ tài chính TCĐH là yếu tố cơ bản trong quản trị đại học, phản ánh mối quan hệ giữa Nhà nước với các cơ sở GDĐH theo hướng giảm dần sự kiểm soát trực tiếp của Nhà nước đối với các cơ sở GDĐH. Ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển, như: Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Singapore… [2], TCĐH được thực hiện cách đây nhiều thập kỷ và đã trở thành các quốc gia điển hình cho nền giáo dục mở, chất lượng trên thế giới. Về thực chất, TCĐH ở Việt Nam có nhiều khác biệt về bản chất, ở Việt Nam, TCĐH thực chất là sự đánh đổi nguồn hỗ trợ tài chính lấy quyền tự do quyết định các công việc nội bộ của các trường. Đối với những trường chưa đủ năng lực tự lực về tài chính, tự chủ đều là có điều kiện được ràng buộc với nhiều yêu cầu về đảm bảo chất lượng cũng như các quy định tài chính, nhân sự. “TCĐH” được hiểu là việc trường đại học có được một mức độ độc lập so với các bên quản lý nhà nước liên quan về quản trị cơ cấu tổ chức, 62
  3. phân bổ nguồn lực tài chính và tạo ra nguồn thu, tuyển dụng nhân sự, trang bị điều kiện học tập và triển khai hoạt động giảng dạy, nghiên cứu. Cụ thể, TCĐH tập trung vào 04 khía cạnh chính gồm: (i) Học thuật; (ii) Nhân sự; (iii) Tài chính; (iv) Quản trị tổ chức; [2] trong đó, tự chủ tài chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình phát triển của hệ thống GDĐH. Tiến trình tự chủ tài chính nói riêng và TCĐH nói chung là con đường để các quốc gia chuyển đổi cơ chế quản lý hệ thống GDĐH từ mô hình nhà nước điều hành thành mô hình nhà nước giám sát. Với việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở GDĐH công lập sẽ mở ra, tạo cơ hội cho các cơ sở GDĐH công lập nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách nhà nước được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Vì vậy, chỉ thông qua cơ chế tự chủ thực chất, thì mới thúc đẩy hệ thống GDĐH phát triển năng động, phù hợp với quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay. 2.3. Tự chủ về học thuật, đào tạo, hợp tác doanh nghiệp Tự do học thuật là “tự do nghiên cứu, tự do chọn đề tài, chọn nhà tài trợ và nơi công bố công trình khoa học hay sản phẩm học thuật là quyền của những người làm khoa học, họ được quyền phát biểu và chọn nơi công bố mà không phải chịu một áp lực hay định hướng nào khác”. Khi đề cập đến TCĐH ở Việt Nam, tự do học thuật vẫn là một khái niệm xa lạ. Tâm điểm của cải cách GDĐH là TCĐH thì thành phần quan trọng trong nội dung tự chủ là tự do học thuật hầu như hiếm khi được nhắc đến. Cần nhắc lại rằng nếu tự do học thuật không được đảm bảo, GDĐH khó có thể thực hiện được sứ mệnh của mình. Tự chủ mà thiếu vắng tự do học thuật sớm muộn cũng bộc lộ hạn chế trong quá trình phát triển của đại học. Tự do học thuật có thể đề cập đến ba khía cạnh cơ sở: - Tiến hành đổi mới chương trình đào tạo theo hướng gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ năng thực hành cho cả người dạy và người học; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm; - Tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo, thực tập, trao đổi kinh nghiệm, ngoài ra liên thông đào tạo giữa các ngành, các trường trong và ngoài nước nhằm mở rộng phạm vi đào tạo của nhà trường. - Mở các ngành học mới theo nhu cầu của thực tiễn và theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, tiếp cận chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy của các trường đại học ở các nước phát triển. Hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Thông qua đó, nhà trường cũng được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động đánh giá cao. SV ra trường tìm được việc làm có tỉ lệ tăng hàng năm, uy tín và thương hiệu của trường ngày càng được khẳng định. So với các nước phát triển, các trường đại học gần như tự chủ nên họ có kinh nghiệm nhiều năm trong thực hiện TCĐH. Trong khi đó tại Việt Nam, các trường đại học, cao đẳng mới đi những bước chập chững đầu tiên trong nỗ lực tự chủ. Quá trình tự chủ của các trường luôn đối mặt với những khó khăn nhất định, tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ cũng là thời cơ thuận lợi giúp các trường đại học tiếp thu những 63
  4. kinh nghiệm và thành tựu của các nước nhằm đề ra những giải pháp cho nhà trường cũng như định hướng phát triển theo hướng tự chủ bền vững. 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GẮN KẾT DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3.1. Nguồn lực tài chính cho nhà trường tự chủ Như đã đề cập về “trường tự chủ” thì khái niệm này được hiểu quá “lệch” về hướng tự chủ tài chính của nhiều người, điều này cũng dễ hiểu vì đa số các cá nhân cũng như lãnh đạo nhà trường nghĩ đến chuyện “có tiền” để vận hành nhà trường, thực hiện những dự án, chạy những chương trình. Đảm bảo tự chủ về nguồn thu và quản lý nguồn thu của các trường đại học công lập. Nguồn thu từ dịch vụ đào tạo của nhà trường thông qua các chương trình đào tạo, tuyển sinh nhằm ổn định một phần tài chính cho hoạt động của nhà trường. Song song đó là các hoạt động “ngoại giao” như tìm kiếm, khai thác và phát triển các nguồn thu thông qua vận động các nguồn viện trợ, tài trợ trong và ngoài nước. Ngoài ra, các hoạt động trí tuệ của nhà trường từ nguồn lực giảng viên và SV trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, công bố sản phẩm, thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo cũng đóng góp phần tăng nguồn thu cho nhà trường. Trên cơ sở các ưu tiên và kết quả đầu ra, nhà trường phải đạt hiệu suất đào tạo và chất lượng nhân lực cao để đáp ứng yêu cầu, tiêu chí để nhận kinh phí được cấp phát từ ngân sách nhà nước (đối với trường công). Đồng thời, cần áp dụng các nội dung quy định tại Nghị quyết 77 và Nghị định 16 nhằm đảm bảo tính minh bạch của chính sách như: về sử dụng nguồn lực liên doanh liên kết, góp vốn bằng tài sản. Với nguồn tài chính ổn định và nhiều nguồn thu cho phép nhà trường tự chủ tăng cường hơn nữa quyền tự chủ tài chính để tăng cường “tự do học thuật” như: chi ra ít nhất 5% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp của các trường để đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ theo Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ [4]. Dành tối thiểu 3% kinh phí từ nguồn thu học phí để cho SV và giảng viên hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như thực hiện các công bố sản phẩm NCKH của mình. 3.2. Thúc đẩy nỗ lực tự thân, đa dạng hóa nguồn thu của trường tự chủ Về phía quản lý nhà nước cần tăng cường chính sách khuyến khích, hỗ trợ các trường đại học công lập chuyển đổi cơ chế hoạt động thông qua tiếp cận vốn vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp...; đổi mới chính sách ưu đãi tín dụng đối với học sinh, SV cho phù hợp với cơ chế tự chủ theo Nghị định 16 khi thực hiện chuyển từ cơ chế học phí sang giá dịch vụ. 3.2.1. Tự do học thuật và nguồn tài chính góp phần duy trì trường tự chủ Một trong những hoạt động góp phần giúp nhà trường tự chủ trong vấn đề tài chính là tự do học thuật. Tự do học thuật hay tự do nghiên cứu sẽ tạo điều kiện để thương mại hoá những sản phẩm, công trình khoa học, những ý tưởng,… từ đó thu lại được nhiều nguồn tài chính cho nhà trường sẽ dùng để điều phối những hoạt động khác trong nhà 64
  5. trường. Do đó, tự do học thuật, tự do nghiên cứu góp phần thúc đẩy tự chủ tài chính trong nhà trường hiện đại đáp ứng tiêu chí nhà trường tự chủ. Thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy thương mại hoá sản phẩm học thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 3.2.2. Hợp tác doanh nghiệp trong NCKH, công bố công trình học thuật, ứng dụng vào sản xuất Trong cơ chế tự chủ gồm cả tự chủ tài chính thì nguồn nuôi sống cho các hoạt động được hái ra từ những sản phẩm và những công trình khoa học hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong NCKH cũng như tìm tòi sáng tạo tri thức và công nghệ mới. Những hoạt động này không ai khác đó là những nhà khoa học, những người làm học thuật. Nhà trường tự chủ với yếu tố tự do học thuật sẽ làm tiên phong để góp phần cho tự chủ về tài chính. Để đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của thị trường lao động trong nền kinh tế số thì việc bắt tay hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp được xem là chìa khóa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề hiện nay được các trường đại học chú trọng. Theo đó, doanh nghiệp và nhà trường cùng phối hợp để xây dựng, cập nhật các chương trình học mới, định hướng nghề nghiệp cho SV, đưa SV đến các doanh nghiệp thực tập, hợp tác khai thác các trung tâm nghiên cứu của nhà trường và doanh nghiệp,… Sự liên kết chặt chẽ này mang lại những ích lợi sau đây: - Giúp công tác đào tạo nhân lực phát triển theo hướng sát với thực tế sản xuất và nhu cầu của thị trường lao động. - Doanh nghiệp không mất thời gian đào tạo lại hay đào tạo thêm do SV mới ra trường đa phần chưa có kiến thức thực tế, khi có sự liên kết chặt chẽ ngay từ trong quá trình đào tạo với nhà trường sẽ giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng ngay các lao động này mà không cần bỏ thêm chi phí và thời gian đào tạo sau khi tuyển dụng lao động. - Có môi trường và đề tài NCKH mang tính thực tế từ môi trường sản xuất, kinh doanh cho đội ngũ trí thức của nhà trường và đội ngũ nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp cùng thực hiện. - Mang lại nguồn thu cho nhà trường từ các hợp đồng “đặt hàng” nhân lực mới cũng như đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân sự hiện có của doanh nghiệp. Đối với SV: sau giai đoạn học cơ sở và có được một số kiến thức chuyên ngành, nhà trường nên tạo điều kiện cho SV tiếp cận môi trường nghiên cứu và tham gia các dự án nghiên cứu chuyển giao, được đồng hành cùng các giảng viên, nhà khoa học. Các sáng kiến độc đáo, mang tính sáng tạo có tính ứng dụng cao sẽ được hỗ trợ kinh phí để triển khai nghiên cứu, thực nghiệm và đưa vào ứng dụng tại môi trường học tập, thực tập hoặc chuyển giao cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng. Những hoạt động trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, SV được cọ xát với môi trường thực tế, được tiếp cận sâu hơn các ngành, nghề mới trong mới trong môi trường sản xuất và mang lại các giá trị vô hình giữa nhà và đơn vị cộng tác. 65
  6. 3.2.3. Cổ phần hóa nhà trường tạo nguồn thu và động lực phát triển Câu chuyện cổ phần hóa các đơn vị giáo dục nói chung và cổ phần hóa trường đại học nói riêng tiếp tục được bàn luận qua ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục. Là một đề tài còn gây tranh cãi trong thời gian qua, tuy nhiên, việc cổ phần hóa các cơ sở giáo dục công lập là một xu thế cần thiết để thúc đẩy hoạt động các trường năng động hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nên làm thí điểm và triển khai từng bước, vừa để tăng dần mức độ cạnh tranh của hệ thống vừa phù hợp với nhận thức của xã hội. Cơ sở để thực hiện cổ phần hoá là dựa trên kinh nghiệm từ các trường ngoài công lập. Hiện nay, các trường này hoạt động dưới dạng cổ phần hoá cho các thành viên cổ đông bên trong và bên ngoài trường. Qua việc làm đó, nhà trường huy động được một lượng lớn vốn từ các thành viên trong trường và các doanh nghiệp ngoài trường. Việc có các doanh nghiệp tham gia vào hội đồng quản trị nhà trường cũng học hỏi kinh nghiệm vận hành hệ thống và quản lý tài chính trong bối cảnh tự chủ. Tuy nhiên, hiện tại “cổ phần hoá” nhà trường công lập vẫn còn nhiều vấn đề gút mắc như nhà nước có nắm giữ cổ phần chi phối hay không? Hoặc tiền bán cổ phần nhà nước sẽ làm gì? Sẽ dành để đầu tư lại cho trường đó? Đầu tư cho trường khó khăn hơn? Hay sẽ chuyển sang đầu tư cho lĩnh vực ngoài giáo dục? [3]. 3.2.4. Đa dạng hóa ngành nghề và cấp độ đào tạo, tận dụng thế mạnh và đặc điểm ngành nghề Mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình, mở thêm ngành/nghề đào tạo mới,… đó là chủ trương kịp thời, phù hợp mà các trường tự chủ cần hướng đến nhằm đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu mới của công tác đào tạo và nhu cần phát triển của xã hội. Những thay đổi này giúp nhà trường tăng quy mô đào tạo và số người học sẽ tăng lên. Qua đó nguồn thu từ dịch vụ đào tạo sẽ giúp cho nhà trường ổn định tài chính và cũng có thêm nguồn lực từ SV trong các hoạt động học thuật theo thế mạnh của nhà trường. Dựa vào đặc điểm kinh tế-xã hội trên địa bàn và khu vực phát huy chương trình đào tạo, cung ứng sản phẩm từ quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và địa phương có nhu cầu đặt hàng với nhà trường. 4. KẾT LUẬN Thực tiễn cho thấy, TCĐH là một quá trình phát triển cần có điều kiện, thời gian để chuyển đổi từ nhận thức, ý thức đến văn hóa, chất lượng trong hệ thống GDĐH và toàn xã hội. Sự đổi mới tư duy của các trường đại học vẫn là yếu tố quyết định thành công của TCĐH. Duy trì hoạt động cho một trường đại học tự chủ là mục tiêu sống còn, tổ chức các hoạt động tự do học thuật hay tự do nghiên cứu sẽ tạo điều kiện để thương mại hoá những sản phẩm, công trình khoa học, những ý tưởng để tăng nguồn thu phục vụ tái sản xuất cho chu kỳ tiếp theo. Do đó, tự do học thuật, tự do nghiên cứu chẳng những góp phần thúc đẩy tự chủ tài chính trong nhà trường hiện đại đáp ứng tiêu chí nhà trường tự chủ mà còn là hoạt động tạo ra những giá trị mới. Song song với hoạt động học thuật là hoạt động hợp tác doanh nghiệp trong NCKH, hợp tác đào tạo và cho SV tham quan thực hành, nghiên cứu tại doanh nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao cung cấp lại cho các nhà tuyển dụng. 66
  7. Tự chủ - tự chịu trách nhiệm như thực hiện một sứ mạng mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi dần từ đào tạo “cái xã hội cần” hiện tại sang “cái xã hội sẽ cần” trong tương lai nhằm thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của dòng chảy công nghệ và sự phát triển xã hội. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học, Luật số 08/2012/QH13, ngày 18/6/2012. [2] Đinh Thùy Dung (2022). "Tự chủ tài chính là gì? Chế độ tự chủ tài chính đối với cơ quan nhà nước?". Nguồn: https://luatduonggia.vn, ngày 16/10/2022. [3] Nguyễn Văn Áng, Đinh Văn Sơn, Nguyễn Quang Kim, Trần Hoàng Ngân (2015). Cổ phần hóa đại học là một sai lầm? (Ngọc Hà, Trần Huỳnh ghi). Nguồn: https://tuoitre.vn, ngày 6/12/2015. [4] Chính phủ (2014), Nghị định số 99/2014/NĐ-CP, ngày 25/10/2014 quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. [5] Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 Ban hành Điều lệ trường đại học. [6] Võ Đức Toàn (2022), Tự chủ tài chính đại học công lập: vấn đề tài chính đối với người học. Nguồn: https://tapchicongthuong.vn, ngày 14/12/2022. [7] VTV (2022). "Tự chủ tài chính - Thách thức không nhỏ với đại học công lập". VTV-Chuyển động 24h. 67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1