intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gánh nặng đa thuốc ở bệnh nhân nội trú cao tuổi ung thư giai đoạn cuối

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Xác định tỉ lệ đa thuốc và xác định các nhóm, phân nhóm và dưới phân nhóm thuốc thường được bệnh nhân nội trú cao tuổi ung thư giai đoạn cuối sử dụng. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả ở bệnh nhân cao tuổi ung thư giai đoạn cuối điều trị nội trú tại khoa Lão-Chăm sóc giảm nhẹ bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2022 đến tháng 5/2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gánh nặng đa thuốc ở bệnh nhân nội trú cao tuổi ung thư giai đoạn cuối

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh;27(3):35-42 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.05 Gánh nặng đa thuốc ở bệnh nhân nội trú cao tuổi ung thư giai đoạn cuối Trịnh Thị Bích Hà1,2, Thân Hà Ngọc Thể1,2, Nguyễn Ngọc Hoàn Băng1,* Bộ môn Lão khoa, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 1 2 Khoa Lão-Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Đa thuốc là gánh nặng cho bệnh nhân ung thư - lão khoa. Gánh nặng đa thuốc đến từ điều trị các bệnh mạn tính, bệnh ung thư, các triệu chứng và biến chứng do ung thư giai đoạn cuối gây ra. Với đối tượng bệnh nhân nội trú cao tuổi ung thư giai đoạn cuối, tỉ lệ đa thuốc và dữ liệu về các nhóm thuốc thường được sử dụng còn nhiều khoảng trống bằng chứng. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đa thuốc và xác định các nhóm, phân nhóm và dưới phân nhóm thuốc thường được bệnh nhân nội trú cao tuổi ung thư giai đoạn cuối sử dụng. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả ở bệnh nhân cao tuổi ung thư giai đoạn cuối điều trị nội trú tại khoa Lão-Chăm sóc giảm nhẹ bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2022 đến tháng 5/2023. Kết quả: Tỉ lệ đa thuốc (6 thuốc) là 92,8%, tổng số loại thuốc trung bình được sử dụng là 10,8 ± 3,9, theo thứ tự từ cao đến thấp là nhóm kiểm soát triệu chứng, nhóm khác và nhóm phòng ngừa. Ở nhóm kiểm soát triệu chứng, phân nhóm giảm đau 3 bậc theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) chiếm tỉ lệ cao nhất (75,0%) trong đó Paracetamol là thuốc được dùng nhiều nhất chiếm tỉ lệ 49,2%, đứng hàng thứ 2 là phân nhóm kiểm soát táo bón với tỉ lệ 59,2% với Bisacodyl (31,7%) và Lactulose (31,0%) là hai thuốc được dùng nhiều nhất. Ở nhóm phòng ngừa, hàng đầu là phân nhóm dự phòng viêm loét dạ dày (83,9%) với PPI chiếm ưu thế (82,5%). Ở nhóm khác, tỉ lệ sử dụng phân nhóm kháng sinh và phân nhóm dinh dưỡng tĩnh mạch rất cao lần lượt là 68,2% và 55,0%. Kết luận: Gánh nặng đa thuốc bệnh nhân nội trú cao tuổi ung thư giai đoạn cuối rất lớn. Các nhóm thuốc chủ yếu được dùng cho đối tượng này tập trung nhóm kiểm soát triệu chứng và giảm kê đơn nhóm phòng ngừa với mục đích chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân cuối đời. Từ khóa: cao tuổi; đa thuốc; hội chứng lão hóa; ung thư giai đoạn cuối Ngày nhận bài: 05-07-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 30-07-2024 / Ngày đăng bài: 01-08-2024 *Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng. Bộ môn Lão khoa, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: hoanbang1996@gmail.com © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 35
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 2* 2024 Abstract POLYPHARMACY BURDEN AMONG OLDER INPATIENTS WITH END- STAGE CANCER Trinh Thi Bich Ha, Than Ha Ngoc The, Nguyen Ngoc Hoan Bang Background: Polypharmacy is a burden for geriatric-oncology patients. The burden of polypharmacy comes from treatment of chronic diseases, as well as symptoms and complications caused by cancer. Among older inpatients with end-stage cancer, the rate of polypharmacy and data on common drug groups feature multiple research gaps. Objective: Describe the status of polypharmacy and common drug groups for treatments of end-stage cancer among older inpatients from University Medical Center-Ho Chi Minh City in 2023. Methods: Descriptive cross-sectional design in older inpatients with end-stage cancer at the Geriatrics and Palliative care Department of University Medical Center-Ho Chi Minh City from August 2022 to May 2023. Results: The percentage of polypharmacy (≥6 drugs) was 92.8%, the average total number of drugs was 10.8 ± 3.9, sorted in frequency descending order: the symptom control group, the other group and the prevention group. In the symptom management group, the WHO 3-step analgesic subgroup accounted for the highest proportion (75.0%), in which Paracetamol was the most used drug, accounting for 49.2%. The second highest was the constipation management subgroup at a proportion of 59.2%, in which Bisacodyl (31.7%) and Lactulose (31.0%) were the two most frequent drugs. In the prevention group, the leading was peptic ulcer prevention subgroup (83.9%) with the domination of PPIs component (82.5% of which). In the remaining group, the percentage of the antibiotic subgroup and the intravenous nutrition subgroup were very high, at 68.2% and 55.0%, respectively. Conclusions: The burden of polypharmacy in older inpatients with end-stage cancer from University Medical Center- Ho Chi Minh City in 2023 was immense. The main drug groups for this population focused on symptom management and deprescribing prevention for palliative care of end-of-life patients. Key words: elderly; polypharmacy; geriatric syndromes; end-stage cancer 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ói, phù,... hoặc biến chứng do ung thư gây ra như thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, chèn ép tuỷ, gãy xương... đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng này, vai trò các thuốc kiểm soát triệu Hiện nay, đa thuốc là tình trạng phổ biến và đang là gánh chứng là không thể thiếu. nặng cho bệnh nhân ung thư - lão khoa. Lý do cho gánh nặng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, tuổi thọ dân Sau khi khảo sát tài liệu y văn, chúng tôi nhận thấy đã có số ngày càng tăng, tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi ngày càng nhiều, bài báo đánh giá gánh nặng đa thuốc trên bệnh nhân cao tuổi kéo quá trình tích tuổi xảy ra, làm gia tăng các tỉ lệ bệnh tật hoặc ung thư, nhưng số lượng bài báo nghiên cứu dành cho mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đối tượng bệnh nhân mắc ung thư kèm cao tuổi hiện còn hạn đường, rối loạn lipid máu... cần sử dụng thuốc điều trị lâu dài. chế. Ở Việt Nam, vẫn chưa có bài báo đề cập về gánh nặng Thứ hai, bệnh nhân khi mắc ung thư cần điều trị kết hợp đa đa thuốc dành riêng cho đối tượng bệnh nhân cao tuổi mắc mô thức, trong đó hoá trị, điều trị trúng đích, nội tiết và miễn ung thư, đặc biệt là ung thư giai đoạn cuối. dịch đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt đối với bệnh Xuất phát từ những khoảng trống bằng chứng và dự đoán nhân ung thư giai đoạn muộn. Thứ ba, khi bệnh nhân ung thư gánh nặng đa thuốc sẽ nặng nề hơn ở đối tượng bệnh nhân giai đoạn cuối nhập viện, thông thường lí do nhập viện của nội trú cao tuổi ung thư giai đoạn cuối. Chúng tôi thực hiện họ là các nguyên nhân bệnh cấp tính, có thể là nhiễm trùng, nghiên cứu trên đối tượng này tại khoa Lão – Chăm sóc giảm cũng có thể thường gặp hơn là các triệu chứng như đau, nôn 36 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.05
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 3 * 2024 nhẹ bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh để Với 𝛼 = 0,05; Z0,975 = 1,96; d = 0,05. trả lời các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: Vậy cần chọn cỡ mẫu tối thiểu là 138 người bệnh, dự trù (1) Tỉ lệ đa thuốc là bao nhiêu; và mất mẫu 10% trong thời gian theo dõi do đó cần thu thập tối thiểu 152 người bệnh. (2) Các nhóm, phân nhóm và dưới phân nhóm thuốc nào thường được sử dụng? 2.2.4. Định nghĩa biến số Tương ứng với 2 câu hỏi nghiên cứu, chúng tôi có 2 mục Một hoạt chất được tính là một loại thuốc, nếu trường hợp tiêu nghiên cứu: bệnh nhân sử dụng chế phẩm phối hợp 2 hay 3 hoạt chất, ví (1) Xác định tỉ lệ đa thuốc; và dụ như viên uống phối hợp Tramadol/Paracetamol được tính là 2 thuốc. Thời điểm ghi nhận là trước xuất viện 1 ngày tức (2) Xác định các nhóm, phân nhóm và dưới phân nhóm ngày trước ngày bệnh nhân xuất viện từ 0:00 đến 23:59. thuốc thường được sử dụng. Đa thuốc: tổng số loại thuốc sử dụng ≥6 thuốc. 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu qui định phân thuốc thành 3 nhóm: nhóm NGHIÊN CỨU kiểm soát triệu chứng, nhóm phòng ngừa và nhóm khác. Trong 3 nhóm này sẽ tiếp tục chia ra làm thành các phân nhóm, trong mỗi phân nhóm sẽ tiếp tục phân chia thành dưới 2.1. Đối tượng nghiên cứu phân nhóm, cụ thể như sau: Bệnh nhân nội trú cao tuổi ung thư giai đoạn cuối điều trị tại khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ bệnh viện Đại học Y - Nhóm kiểm soát triệu chứng được qui định dựa trên Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2022 đến 5/2023. Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ của Bộ Y tế, bao gồm 10 phân nhóm: (1) phân nhóm giảm đau 3 bậc theo Tổ chức y 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn tế Thế giới (TCYTTG), (2) phân nhóm giảm đau hỗ trợ, (3) Bệnh nhân cao tuổi (≥60 tuổi) được chẩn đoán ung thư phân nhóm kiểm soát ho, (4) phân nhóm kiểm soát khó thở, bất kì giai đoạn di căn xa (TxNxM1) theo hệ thống phân giai (5) phân nhóm kiểm soát buồn nôn hoặc nôn, (6) phân nhóm đoạn AJCC 8 (kể cả ung thư không rõ ổ nguyên phát). kiểm soát tiêu chảy, (7) phân nhóm kiểm soát táo bón, (8) 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ phân nhóm kiểm soát phù, (9) phân nhóm kiểm soát sốt, (10) phân nhóm kiểm soát mất ngủ. Thời gian nằm viện
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 2* 2024 Mục tiêu (2): Xác định các nhóm, phân nhóm và dưới Thống kê ghi nhận có bệnh nhân đã sử dụng 32 viên/gói phân nhóm thuốc thường được sử dụng được trình bày dưới thuốc uống và tổng liều thuốc trong ngày nhiều nhất ghi nhận dạng tỉ lệ. được là 54 liều (Bảng 2). Bảng 2. Các chỉ số thể hiện tình trạng đa thuốc trên toàn bộ dân 3. KẾT QUẢ số Trung bình Giá trị Giá trị Chỉ số ± Độ lệch nhỏ lớn Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 08/2022 – 05/2023, chuẩn nhất nhất chúng tôi thu thập được số mẫu nghiên cứu là 280 bệnh nhân, Tổng số loại thuốc sử dụng 10,8 ± 3,9 2 24 có độ tuổi trung bình là 71,6 ± 8,3, nam giới chiếm 58,2%. Tổng số loại thuốc tiêm 4,5 ± 2,7 0 12 truyền 3.1. Tỉ lệ đa thuốc Số lít dịch truyền trong 0,8 ± 0,7 0,0 5,0 ngày (L) Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ đa thuốc theo điểm cắt Tổng số loại thuốc uống 6,1 ± 3,3 0 15 6 thuốc là 92,8%. Nếu lấy điểm cắt khác là 5 thuốc thì tỉ Số viên/gói thuốc uống 10,6 ± 5,9 0 32 lệ thu được là 97,1%. Tổng số liều thuốc 21,6 ± 8,8 2 54 Khi xem xét trong từng nhóm bệnh nhân có cùng loại ung Trong 3 nhóm thuốc phân theo mục đích sử dụng, nhóm thư nguyên phát, tỉ lệ đa thuốc dao động ở mức rất cao từ 85,7% đến 100%, với tỉ lệ đa thuốc cao nhất (100%) thuộc kiểm soát triệu chứng chiếm số lượng lớn nhất với 4,9 ± 2,5, kế đến là nhóm khác 3,6 ± 2,4 và cuối cùng là nhóm phòng về những loại ung thư thuộc nhóm còn lại bao gồm ung thư ngừa với 2,3 ± 1,4 (Bảng 1). tuyến giáp, ung thư ở cơ, ung thư đầu mặt cổ và ung thư không rõ ổ nguyên phát. Đây là những loại ung thư chiếm tỉ Bảng 3. Tỉ lệ phân nhóm thuốc, dưới phân nhóm, thuốc trên lệ thấp nhất trong dân nghiên cứu (Bảng 1). toàn bộ dân số Bảng 1. Tỉ lệ đa thuốc theo loại ung thư nguyên phát Tổng (N = 280) Nhóm kiểm soát triệu chứng Đa thuốc (6 thuốc) Loại ung thư nguyên phát Phân nhóm giảm đau 3 bậc theo TCYTTG 210 (75,0%) Đạt Không đạt Tỉ lệ Paracetamol 138 (49,2%) Ung thư vùng ngực 48 3 94,1% NSAID 21 (7,5%) Ung thư hệ tiêu hoá 152 12 92,6% Opioid 202 (72,1%) Ung thư hệ niệu và sinh dục nam 12 2 85,7% Tramadol 107 (38,2%) Ung thư đường sinh dục nữ 7 1 87,5% Morphin 74 (26,4%) Ung thư mô tạo máu và dạng 18 1 94,7% lympho Fentanyl 4 (1,4%) Ung thư vú 9 1 90,0% Phân nhóm giảm đau hỗ trợ 81 (28,9%) Còn lại 14 0 100% Gabapetin 17 (6,2%) Tổng cộng 260 20 92,8% Pregabalin 31 (11,0%) Eperison 14 (5,0%) 3.2. Đặc điểm sử dụng thuốc Phân nhóm kiểm soát khó thở 63 (22,5%) Tổng số loại thuốc sử dụng có giá trị trung bình là 10,8 ± Thuốc dãn phế quãn 59 (21,0%) 3,9, số thuốc lớn nhất mà bệnh nhân sử dụng là 24 thuốc. Corticoid dạng hít 25 (8,9%) Thuốc đường uống được sử dụng nhiều hơn đường tiêm Morphin 6 (2,1%) truyền với giá trị lần lượt là 6,1 ± 3,3 và 4,5 ± 2,7. Số lít dịch Phân nhóm kiểm soát ho 77 (27,5%) truyền nhìn chung không quá cao 0,8 ± 0,7 (L) nhưng số Thuốc long đàm 71 (25,3%) viên/gói thuốc uống và tổng số liều thuốc trong ngày cho kết Terpin/Codein 6 (2,1%) quả với con số rất lớn, tương ứng là 10,6 ± 5,9 và 21,6 ± 8,8. 38 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.05
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 3 * 2024 Tổng (N = 280) 4. BÀN LUẬN Phân nhóm kiểm soát táo bón 166 (59,2%) Bisacodyl 89 (31,7%) 4.1. Tỉ lệ đa thuốc Lactulose 87 (31,0%) Bảng 4. So sánh tỉ lệ đa thuốc giữa các đối tượng liên quan Macrogol 33 (11,7%) Tỉ lệ đa thuốc Phân nhóm kiểm soát buồn nôn hoặc nôn 77 (27,5%) Dân số nghiên Nghiên cứu 5 6 cứu Prokinetic 66 (23,5%) thuốc thuốc Ondansetron 16 (5,7%) Bệnh nhân nội Phùng Hoàng Đạo [4] 94,5% - Phân nhóm kiểm soát phù 49 (17,5%) trú cao tuổi Nguyễn H.T. Vũ [3] 90,9% - Thuốc lợi tiểu 40 (14,2%) Bệnh nhân nội Khaledi AR [6] 88,0% - trú ung thư Albumin 17 (6,0%) giai đoạn cuối Kotlinska-Lemieszek A [7] 84,4% - Nhóm phòng ngừa Bệnh nhân nội trú cao tuổi Chúng tôi 97,1% 92,8% Phân nhóm vitamin–khoáng chất 122 (43,5%) ung thư giai Garfinkel D [1] - 90,0% Kali 65 (23,2%) đoạn cuối Canxi 28 (10,0%) Với việc khảo sát 2 điểm cắt, nghiên cứu chúng tôi cho ra Phân nhóm chống huyết khối 90 (32,1%) tỉ lệ đa thuốc là 97,1% (5 thuốc) và 92,8% (6 thuốc). So Thuốc kháng đông 76 (27,1%) sánh với nghiên cứu của Garfinkel D cũng trên cùng đối Thuốc kháng kết tập tiểu cầu 19 (6,7%) tượng là bệnh nhân nội trú cao tuổi ung thư giai đoạn cuối, tỉ Phân nhóm hạ áp 91 (32,5%) lệ đa thuốc (6 thuốc) là 90,0% [1]. Kết quả nghiên cứu của Thuốc chẹn kênh canxi DHP 77 (27,5%) chúng tôi có phần cao hơn. Đối chiếu với các nghiên cứu tại Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II 22 (7,8%) Việt Nam thực hiện trên bệnh nhân nội trú cao tuổi chung, tỉ Phân nhóm hạ lipid máu (statin) 48 (17,1%) lệ ở điểm cắt 5 dao động quanh mức 90 – 95% [3-5], tỉ lệ Phân nhóm hạ đường huyết 41 (14,8%) đa thuốc trong nghiên cứu chúng tôi theo điểm cắt tương ứng Insulin 28 (10,0%) đều ở đạt mức giới hạn trên của khoảng dao động. Kết quả này có thể giải thích dựa trên sự khác biệt về đối tượng Phân nhóm dự phòng viêm loét dạ dày 235 (83,9%) nghiên cứu, dân số mà chúng tôi quan sát không chỉ là bệnh PPI 231 (82,5%) nhân nội trú cao tuổi mà còn là bệnh nhân cao tuổi mắc ung Nhóm khác thư đã ở giai đoạn cuối. Phân nhóm kháng sinh 191 (68,2%) Quinolone 81 (28,9%) 4.2. Đặc điểm sử dụng thuốc Beta-lactam 64 (22,8%) 4.2.1. Tổng số loại thuốc sử dụng Carbapenem 114 (40,7%) Vancomycin/Linezolide 35 (12,5%) Tổng số loại thuốc trung bình được sử dụng trong dân số Dinh dưỡng tĩnh mạch 154 (55,0%) chúng tôi nghiên cứu là 10,8 ± 3,9, số thuốc lớn nhất mà bệnh Protein 91 (32,5%) nhân sử dụng là 24 thuốc. Nghiên cứu của Garfinkel D trên Lipid 50 (17,8%) dân số tương tự ghi nhận con số này là 9,2 ± 3,7 [1]. Nghiên Glucose 56 (20,0%) cứu của Khaledi AR trên bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối Dinh dưỡng hỗn hợp 29 (10,3%) cho kết quả là 7,7 ± 3,2 [6]. Nghiên cứu khác trên cùng đối TCYTTG: Tổ chức Y tế Thế giới; NSAID: thuốc kháng viêm không tượng với nghiên cứu của tác giả Khaledi AR [6], ghi nhận steroid; PPI: thuốc ức chế bơm proton kết quả là 7,8 ± 3,2, số lượng thuốc sử dụng nhiều nhất là 20 thuốc. Đối với đối tượng bệnh nhân cao tuổi nói chung, số thuốc ghi nhận được và số thuốc nhiều nhất lần lượt là 6,2 ± 2,1 và 13 theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Tuấn Vũ [3] https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.05 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 39
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 2* 2024 và 7,4 ± 2,4 và 19 theo nghiên cứu của Phùng Hoàng Đạo dụng hơn Paracetamol vì lo ngại tác dụng phụ. Morphin và [4]. So với các nghiên cứu ở các đối tượng gần tương đương, Tramadol được dùng nhiều hơn Fentanyl do thời điểm thu tổng số loại thuốc sử dụng trong dân số chúng tôi cao hơn. nhận thuốc vào nghiên cứu, bệnh nhân gần xuất viện, thường sẽ được bác sĩ chuyển sang đường uống trong khi Morphin Khi chia nhỏ tổng số loại thuốc sử dụng, nghiên cứu chúng và Tramadol sẵn có chế phẩm đường này, còn Fentanyl ở tôi cho kết quả tỉ lệ nhóm kiểm soát triệu chứng >nhóm khác Việt Nam hiện tại không có thuốc đường uống. >nhóm phòng ngừa. Một nghiên cứu khác làm trên đối tượng cao tuổi ở viện dưỡng lão cho thấy có sự chuyển hướng tăng Đứng hàng thứ 2 là phân nhóm kiểm soát táo bón với tỉ lệ nhóm kiểm soát triệu chứng và giảm nhóm phòng ngừa khi 59,2% trong đó Bisacodyl và Lactulose là hai thuốc được thống kê ở 2 thời điểm: 1 năm trước khi mất và khi mất, với dùng nhiều trong nhóm này với tỉ lệ lần lượt là 31,7% và con số cụ thể lần lượt là 4,6 (4,4 – 4,7) lên 5,1 (5,0 – 5,2) và 31,0%. Tỉ lệ cao bệnh nhân sử dụng phân nhóm kiểm soát 2,0 (1,9 – 2,1) xuống còn 1,4 (1,3 – 1,5) [8]. Điều này nói lên táo bón ở nghiên cứu chúng tôi rất có thể là do việc sử dụng xu hướng mục tiêu điều trị thiên về kiểm soát triệu chứng phân nhóm kiểm soát táo bón không chỉ dừng lại ở chỉ định hơn là điều trị bệnh mạn tính ở đối tượng dân số cao tuổi khi điều trị cho bệnh nhân có triệu chứng mà còn sử dụng cho bước vào giai đoạn cuối đời dù có ung thư hay không. việc phòng ngừa táo bón do sử dụng thuốc giảm đau Opioid. 4.2.2. Tổng số liều thuốc Các phân nhóm còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn, nằm trong khoảng 20 – 30% bao gồm: phân nhóm giảm đau hỗ trợ, Khi so sánh về tiêu chí tổng số liều thuốc trong nghiên kiểm soát khó thở, kiểm soát ho, kiểm soát táo bón và kiểm cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Tuấn Vũ với giá trị là 8,7 ± soát buồn nôn hoặc nôn. 3,5 và số liều thuốc nhiều nhất trong ngày mà bệnh nhân trong nghiên cứu này sử dụng, con số chỉ dừng lại ở giá trị 4.2.4. Nhóm phòng ngừa 19 [3], kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho ra số liệu cao Về phòng ngừa, chiếm tỉ lệ ưu thế hàng đầu là phân nhóm hơn là 21,6 ± 8,8 và số liều thuốc ở bệnh nhân được dùng dự phòng viêm loét dạ dày (83,9%) với ức chế bơm proton nhiều nhất lên đến 54. Điều này khẳng định một lần nữa về (PPI) là thuốc được sử dụng trong hầu hết trường hợp tình trạng đa thuốc nặng nề hơn ở bệnh nhân cao tuổi ung (82,5%). Các nghiên cứu làm trên cùng đối tượng như thư giai đoạn cuối so với bệnh nhân cao tuổi chung. nghiên cứu của Garfinkel D cho thấy tỉ lệ dùng PPI 43,6% 4.2.3. Nhóm kiểm soát triệu chứng [1]. Nghiên cứu khác trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi ở viện dưỡng lão là 40,9% và 22,8% [9,10]. Qua các kết quả Phân nhóm giảm đau 3 bậc theo TCYTTG là phân nhóm trên, có thể thấy rằng tỉ lệ sử dụng phân nhóm này, đặc biệt đứng hàng đầu trong nhóm kiểm soát triệu chứng với 75%. là PPI cho dân số tại cơ sở chúng tôi nghiên cứu cao hơn rất Paracetamol là thuốc được dùng nhiều nhất chiếm tỉ lệ nhiều so với các nghiên cứu khác. 49,2% so với thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) (7,5%) và Fentanyl (1,4%). Tramadol và Morphin chiếm tỉ Đứng thứ 2 là phân nhóm vitamin – khoáng chất với tỉ lệ lệ trung gian lần lượt là 38,2% và 26,4%. Opioid là dưới phân 43,5%, thấp hơn một nửa so với phân nhóm dự phòng viêm nhóm bao gồm Tramadol, Morphin và Fentanyl, có tỉ lệ sử loét dạ dày. dụng trong nghiên cứu chúng tôi là 72,1%. Kết quả nghiên Kế đến là 2 phân nhóm chống huyết khối và hạ áp chiếm cứu của Garfinkel D cho thấy tỉ lệ sử dụng Opioid là 78,7%, tỉ lệ thấp hơn 2,5 lần so với phân nhóm chiếm tỉ lệ nhiều nhất, NSAID là 9% và Paracetamol là 46%. Giữa 2 nghiên cứu, lần lượt là 32,1% và 32,5%. Trong phân nhóm chống huyết các tỉ lệ này khá tương đồng. Điều này được giải thích dựa khối, chiếm tỉ lệ lớn hơn là thuốc kháng đông, cao gấp 4 lần trên các yếu tố như: thuộc tính dược lí học của thuốc, thời thuốc kháng kết tập tiểu cầu. Thuốc chẹn kênh canxi DHP là điểm thu nhận thuốc vào nghiên cứu và các khuyến cáo sử dưới phân nhóm được dùng nhiều nhất trong phân nhóm hạ dụng thuốc giảm đau ưu tiên nhóm non-Opioid hơn Opioid. áp với tỉ lệ 27,5%, điển hình là Amlodipine, đây là thuốc hạ Paracetamol được sử dụng nhiều nhất vì là thuốc giảm đau áp an toàn được ưu tiên sử dụng cho đối tượng có kì vọng an toàn và nếu bệnh nhân dùng Tramadol đường uống phải sống ngắn. Nghiên cứu của Garfinkel D cho thấy tỉ lệ phân bắt buộc sử dụng kèm Paracetamol vì ở Việt Nam chỉ có nhóm hạ áp là 60,4% [1]. Nghiên cứu khác của Cashman J dạng phối hợp Tramadol/Paracetamol. NSAID ít được sử 40 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.05
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 3 * 2024 cũng làm trên đối tượng tương tự với chúng tôi cho kết quả Nguồn tài trợ tỉ lệ phân nhóm hạ áp là 71% [11]. Kết quả của nghiên cứu Nghiên cứu này không nhận tài trợ. chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu này được giải thích do việc giảm kê toa điều trị tăng huyết áp khi bệnh nhân đã vào giai đoạn cuối đời. Xung đột lợi ích 2 phân nhóm còn lại chiếm tỉ lệ thấp nhất là phân nhóm hạ Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết lipid máu (17,1%) và phân nhóm hạ đường huyết (14,8%). này được báo cáo. Trong đó, statin là dưới phân nhóm được dùng 100% ở phân nhóm hạ lipid máu và insulin là dưới phân nhóm chiếm ưu ORCID thế trong phân nhóm hạ đường huyết. Nguyên nhân cho điều Thân Hà Ngọc Thể này rất có thể là do việc kiểm soát đường huyết và lipid máu rất hạn chế ở dân số nghiên cứu chúng tôi. https://orcid.org/0000-0003-0731-3045 4.2.5. Nhóm khác Đóng góp của các tác giả Mặc dù là nhóm khác, nhưng tỉ lệ sử dụng nhóm này trong Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng, Thân Hà dân số nghiên cứu không hề thấp. Cụ thể, tỉ lệ sử dụng phân Ngọc Thể nhóm kháng sinh là 68,2%, sẽ không có gì đáng nói nếu đây không phải là đối tượng đặc biệt. Vì dân số chúng tôi nghiên Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Ngọc Hoàn cứu là bệnh nhân nội trú cao tuổi ung thư giai đoạn cuối, Băng, Thân Hà Ngọc Thể được điều trị tại cơ sở chăm sóc giảm nhẹ, có thể xem họ như Thu thập dữ liệu: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng đang ở giai đoạn cuối đời, do đó tình trạng sử dụng kháng sinh ở dân số nghiên cứu rất đáng suy nghĩ, đặc biệt khi dưới Giám sát nghiên cứu: Trịnh Thị Bích Hà phân nhóm kháng sinh là Carbapenem chiếm tỉ lệ cao Nhập dữ liệu: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng (40,7%). Tỉ lệ dùng kháng sinh ở dân số tương tự chỉ ở mức Quản lý dữ liệu: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng, Trịnh Thị Bích 28,5% [12]. Hà Tỉ lệ sử dụng phân nhóm dinh dưỡng tĩnh mạch không hề Phân tích dữ liệu: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng thấp (55,0%), trong khi đó Protein (32,5%) là dưới phân nhóm đứng hàng đầu trong phân nhóm dinh dưỡng tĩnh Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Ngọc Hoàn Băng mạch. Ở bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu, việc bổ sung dinh Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Trịnh Thị Bích Hà, dưỡng tĩnh mạch không những không mang lại nhiều lợi ích Thân Hà Ngọc Thể. cho nhóm bệnh nhân này mà còn có thể làm trầm trọng thêm sự đau khổ do làm tăng tình trạng báng bụng, tràn dịch màng Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu phổi, phù ngoại biên hoặc tăng tiết dịch đường hô hấp. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. 5. KẾT LUẬN Bệnh nhân cao tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối điều trị nội Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trú chịu phải gánh nặng đa thuốc rất lớn. Các nhóm thuốc Nghiên cứu này đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong thường được sử dụng ở đối tượng này tập trung nhóm kiểm nghiên cứu Y sinh học Đại Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, soát triệu chứng và giảm kê đơn các nhóm thuốc phòng ngừa số 635/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 1/8/2022. bệnh mạn tính nhằm mục tiêu chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân cuối đời. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.05 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 41
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 2* 2024 TÀI LIỆU THAM KHẢO Europe: results from the SHELTER study. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 2012 Jun;67(6):698-704. 1. Garfinkel D, Ilin N, Waller A, Torkan-Zilberstein A, 10. van der Meer HG, Taxis K, Pont LG. Changes in Zilberstein N, Gueta I. Inappropriate medication use Prescribing Symptomatic and Preventive Medications and polypharmacy in end-stage cancer patients: Isn't it in the Last Year of Life in Older Nursing Home the family doctor's role to de-prescribe much earlier? Int Residents. Front Pharmacol. 2018 Jan 23;8:990. J Clin Pract. 2018 Apr;72(4):e13061. 11. Cashman J, Wright J, Ring A. The treatment of co- 2. Todd A, Husband A, Andrew I, Pearson SA, Lindsey L, morbidities in older patients with metastatic cancer. Holmes H. Inappropriate prescribing of preventative Support Care Cancer. 2010 May;18(5):651-655. medication in patients with life-limiting illness: a 12. Sera L, McPherson ML, Holmes HM. Commonly systematic review. BMJ Support Palliat Care. 2017 prescribed medications in a population of hospice Jun;7(2):113-121. patients. Am J Hosp Palliat Care. 2014 Mar;31(2):126- 3. Nguyễn Hoàng Tuấn Vũ, Hoàng Quốc Hòa, Trần Minh 131. Giao. Khảo sát tình trạng chỉ định thuốc không thích hợp và tương tác thuốc-thuốc ở người cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính đồng mắc điều trị nội trú. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016;20(6):295-306. 4. Phùng Hoàng Đạo, Phạm Hòa Bình, Nguyễn Văn Trí. Chỉ định thuốc không thích hợp ở người cao tuổi nội trú - Bệnh viện Thống Nhất-Thành phố Hồ Chí Minh. Y học Thành phố Hồ Chí Minh.2013;17(4):199-205. 5. Nguyễn Thành Danh, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Trí. Chỉ định thuốc không thích hợp ở người cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi. Y học Thành phố Hồ Chí Minh.2012;16(4):35-39. 6. Khaledi AR, Kazemi M, Tahmasebi M. Frequency of Polypharmacy in Advanced Cancer Patients Consulted with the Palliative Service of Imam Khomeini Hospital (Tehran), Iran, 2017. Asian Pac J Cancer Prev. 2019 Jan 25;20(1):131-134. 7. Kotlinska-Lemieszek A, Paulsen O, Kaasa S, Klepstad P. Polypharmacy in patients with advanced cancer and pain: a European cross-sectional study of 2282 patients. J Pain Symptom Manage. 2014 Dec;48(6):1145-1159. 8. van Nordennen RT, Lavrijsen JC, Heesterbeek MJ, Bor H, Vissers KC, Koopmans RT. Changes in Prescribed Drugs Between Admission and the End of Life in Patients Admitted to Palliative Care Facilities. J Am Med Dir Assoc. 2016 Jun 1;17(6):514-518. 9. Onder G, Liperoti R, Fialova D, Topinkova E, Tosato M, Danese P, et al. Polypharmacy in nursing home in 42 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.05
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2