YOMEDIA
ADSENSE
Giải pháp huy động nguồn lực tài chính để xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đến năm 2020
29
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết đưa ra một số giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới có hiệu quả để Uỷ ban Nhân dân tỉnh Long An, Uỷ ban Nhân dân huyện Tân Thạnh chỉ đạo sát thực tiễn hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Long An nói chung và huyện Tân Thạnh nói riêng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp huy động nguồn lực tài chính để xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đến năm 2020
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020 TRẦN LƯU NIỆM (*) TÓM TẮT Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình dài, ngoài nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước cấp, cần huy động nguồn lực chung từ cộng đồng, trong đó, huy động nguồn lực tài chính thực hiện là vấn đề đặc biệt quan trọng. Từ thực trạng của công tác huy động nguồn lực tài chính để xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, bài viết đưa ra một số giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới có hiệu quả để Uỷ ban Nhân dân tỉnh Long An, Uỷ ban Nhân dân huyện Tân Thạnh chỉ đạo sát thực tiễn hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Long An nói chung và huyện Tân Thạnh nói riêng. Từ khóa: Chương trình mục tiêu, nông thôn mới, nguồn lực tài chính, cộng đồng, huyện Tân Thạnh. SUMMARY The national target program on new rural construction is a long program, not only the capital from the State Budget, it is necessary to mobilize common resources from the community, in which, mobilizing financial resources for implementation is Particularly important issues. From the current situation of mobilizing financial resources to build a new countryside in Tan Thanh district, Long An province, the article offers some effective solutions to mobilize new rural construction resources to The People's Committee of Long An province and the People's Committee of Tan Thanh district direct more practically and contribute to the achievement of the goal of building a new countryside by 2020 in Long An province in general and Tan Thanh district in particular. . Key words: Target program, new rural, financial resources, community, Tan Thanh district. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng nông thôn, với Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân và Bộ tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ ban hành, vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) lần đầu tiên được đề cập một cách cơ bản, toàn diện, sâu sắc, đáp ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu chiến lược xây dựng đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: “Xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững”. Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2020 có khoảng 50% số xã đạt chuẩn NTM (theo 19 tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hóa tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020) trên tổng số 8.979 xã hiện nay của cả nước ta (theo Tổng cục Thống kê đến tháng 6/2017). Sau hơn 05 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An mới có 03 xã đạt chuẩn NTM (Hậu Thạnh Đông, Nhơn Ninh, Tân Ninh), để hoàn (*) Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 56
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI thành mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 06 xã đạt chuẩn NTM là hết sức khó khăn, đặc biệt là vai trò quan trọng của nguồn lực tài chính. Vậy việc huy động nguồn lực tài chính từ đâu, sử dụng nguồn lực tài chính như thế nào cho có hiệu quả, đó là vấn đề đáng quan tâm hiện nay cho tất cả các xã đang thực hiện chương trình. 2. Thực trạng 2.1 Thực trạng huy động nguồn lực tài chính để xây dựng NTM tại huyện Tân Thạnh Huyện Tân Thạnh có diện tích tự nhiên là 42.284,61 ha, diện tích đất nông nghiệp là 37.841,52 ha, diện tích đất công nghiệp là 11,15 ha, diện tích thủy sản là 102,85 ha. Có vị trí cách thành phố Tân An 45 km về phía Tây Nam theo Quốc lộ 62, giáp ranh tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang. Theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, cơ cấu nguồn vốn để thực hiện chương trình bao gồm: - Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm: + Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của chương trình: khoảng 24%. + Vốn lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn: khoảng 6%. - Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại): khoảng 45%. - Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 15%. - Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%. Nhu cầu huy động nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM rất lớn, tuy nhiên, người dân tại huyện Tân Thạnh chủ yếu sống bằng nông nghiệp, đời sống đa số người dân còn thấp, việc đóng góp nguồn vốn xây dựng NTM không có, chủ yếu là hiến đất và kiến trúc trên đất khi thi công các công trình giao thông nông thôn, mặt khác, người dân còn trông chờ vào chính sách đầu tư, hỗ trợ từ Nhà nước. Kết quả huy động nguồn lực tài chính đầu tư thực hiện chương trình xây dựng NTM từ năm 2011-2015 là 625,140 tỷ đồng, được cân đối với cơ cấu như bảng 1. Bảng 1: Nguồn vốn huy động xây dựng NTM tại huyện Tân Thạnh giai đoạn 2011-2015 Kết quả Tỷ lệ so với STT Nội dung (tỷ đồng) tổng huy động 1 Vốn ngân sách 580.620 92,88% 2 Vốn tín dụng - - 3 Vốn từ doanh nghiệp, hợp tác xã… 9.248 1,48% 4 Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 35.272 5,64% (Nguồn: Kho bạc Nhà nước huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An 2015) Dự tính nhu cầu huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM tại huyện Tân Thạnh từ năm 2016- 2020 là 1.095,28 tỷ đồng, với cơ cấu vốn như bảng 2. Bảng 2: Nhu cầu huy động vốn xây dựng NTM tại huyện Tân Thạnh giai đoạn 2016-2020 Kế hoạch Tỷ lệ so với tổng STT Nội dung (tỷ đồng) huy động 1 Vốn ngân sách trực tiếp 636.376 58,10% 2 Vốn tín dụng 71.310 6,51% 3 Vốn từ doanh nghiệp, hợp tác xã… 116.718 10,66% 4 Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 270.876 24,73% TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 57
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI (Nguồn: UBND huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An 2016) 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM tại huyện Tân Thạnh Thứ nhất, xây dựng NTM là một chương trình phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách. Do đó, phải xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động; trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng NTM ở toàn bộ địa phương để triển khai lập quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM ở từng địa phương nhằm xác định lộ trình xây dựng NTM trong từng giai đoạn 2016 - 2020 và từng năm. Để thực hiện được chương trình NTM cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Chính cơ quan nhà nước xây dựng đưa ra nghị quyết và những văn bản hướng dẫn để thực hiện chương trình NTM. Sau đó đóng vai trò trong vấn đề định hướng, quy hoạch, kiểm tra giám sát đối với vấn đề thực hiện. Đội ngũ cán bộ là khâu có tính quyết định trong việc tiếp nhận, triển khai xây dựng NTM. Thứ hai, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội được đặt ra là một trong những yếu tố tác động đến công tác huy động nguồn lực ở mỗi địa phương. Việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM đều phải đáp ứng mục tiêu phát triển dài hạn hay ngắn hạn, mục tiêu cao hay thấp. Do vậy, các mục tiêu đặt ra phải sát với thực tế, phù hợp với các nguồn lực của địa phương thì việc huy động nguồn lực xây dựng NTM mới có hiệu quả. Thứ ba, đội ngũ cán bộ tốt, tâm huyết, đoàn kết, có tầm, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ và có uy tín đối với nhân dân và trong điều hành có được tính chủ động, sáng tạo, biết lập và điều hành kế hoạch theo một trình tự khoa học, biết cách tổ chức phát huy dân chủ, tổ chức thi đua, thu hút cộng đồng tham gia; chủ động kiểm tra, tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, cách làm mới có hiệu quả để nhân lên. Thứ tư, Chính phủ đã xác định thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện. Trong đó cùng với thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ trên địa bàn và nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình này bao gồm cả trái phiếu Chính phủ thì cần huy động tối đa nguồn lực của địa phương. Thứ năm, triển khai thực hiện công tác lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc chương trình NTM để phát huy hiệu quả đầu tư. 2.3 Giải pháp huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng NTM tại huyện Tân Thạnh Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho người dân, đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng NTM Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, công tác tuyên truyền phải thật sự đi vào chiều sâu và rộng khắp, tạo niềm tin cao để phát huy được vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, nhất là trong việc huy động nguồn lực từ dân. Tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, có quy chế làm việc và có sự phân công công việc cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo. Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban Chỉ đạo với các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Quán triệt phương châm không làm thay, tạo sức mạnh tại chỗ, xác định dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, lấy nền tảng sức dân là cơ bản, các ngành hỗ trợ, định hướng giúp các địa phương thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Thứ hai, cơ chế chính sách cần được áp dụng phù hợp với từng xã trên địa bàn huyện Các cơ chế chính sách hiện nay đã cơ bản hoàn thiện. Tuy nhiên, việc áp dụng phù hợp với điều TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 58
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI kiện, thế mạnh của từng vùng là rất cần được quan tâm đúng mức. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính hơn nữa, đơn giản các thủ tục giấy tờ, phân cấp mạnh mẽ cho địa phương, đẩy mạnh chống tiêu cực trong tất cả các khâu: cấp giấy phép, giải phóng mặt bằng và giao quyền sử dụng đất, thuê lao động... Thứ ba, thực hiện tốt công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch Công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM đối với các xã thuộc địa bàn huyện Tân Thạnh đã hoàn thành. Cán bộ quản lý thực hiện công tác quy hoạch xây dựng chương trình NTM cần nhanh chóng nắm bắt sự thay đổi của các văn bản pháp quy để điều chỉnh quy hoạch phù hợp. Phải có sự đầu tư thích hợp cho công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đơn vị tư vấn để công tác quy hoạch được triển khai theo đúng kế hoạch và không gây khó khăn cho chủ đầu tư cũng như các nhà thầu trong xây dựng NTM. Thứ tư, nâng cao trình độ cán bộ quản lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư Tiếp tục quán triệt cho các ngành, các cấp về thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Trung ương 3 để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đổi mới tư duy về quản lý đầu tư; Chỉ được quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối ở từng cấp ngân sách. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước. Các ngành, các cấp rà soát lại quy hoạch gắn tái cơ cấu nền kinh tế. Tăng cường kỷ cương trong đầu tư công. Kiên quyết khắc phục tình trạng với quá nhiều dự án vượt quá khả năng cân đối. Bố trí nguồn lực trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí đã duyệt và đúng đối tượng đã xác định; Khắc phục tình trạng phân bổ nguồn lực dàn trải, sai đối tượng, cơ cấu nguồn vốn đã được xác định trong chủ trương đầu tư và quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền. Đồng thời, biết tôn trọng nguyên tắc, tôn trọng các quy định của pháp luật đảm bảo phong trào phát triển đến đâu, bền vững đến đó. Vấn đề triển khai lựa chọn xây dựng các công trình sát thực với yêu cầu sản xuất và phục vụ cho người dân cần được Đảng bộ và nhân dân bàn bạc kỹ lưỡng trước xây dựng sẽ được người dân đồng tình cao và tích cực đóng góp nguồn lực. Quy trình huy động khi nguồn lực trong dân luôn được bàn kỹ với phương châm dân đứng ra tổ chức triển khai là chính. Như vậy mới nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Nâng cao chất lượng và quy trình thực hiện đầu tư gắn với đổi mới công tác xây dựng kế hoạch, cơ chế phân bổ, sử dụng nguồn vốn. Tăng cường kiểm tra đôn đốc báo cáo tiến độ trong điều hành xây dựng cơ bản và các dự án đầu tư: UBND huyện phân công lãnh đạo tập trung, chỉ đạo chủ đầu tư quản lý công trình, làm hồ sơ giải ngân và thực hiện quyết toán kịp thời; Quán triệt Nghị quyết Trung ương 3 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Huyện ủy về phòng chống thất thoát, tham nhũng trong hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Mặt khác, cần tích cực đôn đốc thực hiện các công trình xây dựng cơ bản. Thứ năm, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và người nông dân Cần có các cách làm năng động, sáng tạo, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn như đầu tư làm công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Qua đó góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch lao động trực tiếp làm nông nghiệp sang làm dịch vụ, công nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn. Tạo sự liên kết chặt chẽ, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Việc liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân cũng có nhiều hình thức đa dạng. Các doanh nghiệp có thể cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân với giá thành và lãi suất thấp (nhiều doanh nghiệp áp dụng mức lãi suất 0%), và có nhiều hình thức hỗ trợ cho TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 59
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI nông dân khi thu mua, như hỗ trợ chi phí vận chuyển, mua với giá cao hơn giá thị trường,... Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác huy động nguồn lực để xây dựng NTM Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn UBND các xã tổ chức thực hiện, xây dựng NTM; chủ động, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình xây dựng NTM ở các xã. Lập kế hoạch sử dụng vốn huy động có hiệu quả, đầu tư có định hướng, không dàn trải. Thường xuyên kiểm tra sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả. Thực hiện thường xuyên, đề ra các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra các nguồn vốn huy động được để sử dụng vốn có hiệu quả. Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch về công tác quản lý, chi tiêu tài chính, sử dụng tài chính. Tăng cường phối hợp với các Sở, ngành liên quan, nâng cao vai trò tham mưu, kiểm tra, giám sát để sử dụng tốt vốn. Tài liệu tham khảo [1] Kho bạc Nhà nước huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An (2011-2015), Báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. [2] Ủy ban Nhân dân huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An (2016), Kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới tại huyện Tân Thạnh giai đoạn 2016-2020. Ngày nhận: 17/01/2018 Ngày duyệt đăng: 09/9/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 60
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn