Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tiểu thuyết “Bên dòng sông Trẹm” của nhà văn Dương Hà
lượt xem 2
download
“Bên dòng sông Trẹm” của nhà văn Dương Hà là cuốn tiểu thuyết viết về một tình yêu trải dài theo số phận trớ trêu của hai con người. Nhân vật chính của tiểu thuyết là anh kỹ sư Triệu Vĩ và cô thôn nữ Mỹ Lan. Số phận long đong trong tình duyên của họ là hệ quả của những định kiến cũ xưa, những quan niệm lỗi thời của xã hội phong kiến Việt Nam. Bài nghiên cứu này giới thiệu đến bạn đọc những giá trị phản ánh hiện thực cũng như giá trị nhân đạo, những tình cảm trân trọng được nhà văn gửi gắm qua tiểu thuyết này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tiểu thuyết “Bên dòng sông Trẹm” của nhà văn Dương Hà
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ NHÂN ĐẠO TRONG TIỂU THUYẾT “BÊN DÒNG SÔNG TRẸM” CỦA NHÀ VĂN DƯƠNG HÀ ThS. NGUYỄN THÚY DIỄM (*) TÓM TẮT “Bên dòng sông Trẹm” của nhà văn Dương Hà là cuốn tiểu thuyết viết về một tình yêu trải dài theo số phận trớ trêu của hai con người. Nhân vật chính của tiểu thuyết là anh kỹ sư Triệu Vĩ và cô thôn nữ Mỹ Lan. Số phận long đong trong tình duyên của họ là hệ quả của những định kiến cũ xưa, những quan niệm lỗi thời của xã hội phong kiến Việt Nam. Tác phẩm lấy bối cảnh thanh bình, yên ả của Thới Bình thôn, không chỉ tái hiện bức tranh xã hội Việt Nam hậu phong kiến mà còn thể hiện điểm nhìn nhân đạo của tác giả Dương Hà. Nhà văn đã đồng cảm và phát hiện được những phẩm chất cao đẹp của người dân Thới Bình thôn cũng như tình yêu chân thành, tha thiết của hai nhân vật chính Triệu Vĩ – Mỹ Lan. Bài nghiên cứu này giới thiệu đến bạn đọc những giá trị phản ánh hiện thực cũng như giá trị nhân đạo, những tình cảm trân trọng được nhà văn gửi gắm qua tiểu thuyết này. Từ khoá: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tiểu thuyết Bên dòng sông Trẹm SUMMARY “Ben dong song Trem” of Duong Ha is a novel about a love that stretches the whimsical fate of two people. The main characters of the novel is the engineer Triệu Vỹ and the village girl Mỹ Lan. The unhappy fate in their love is the consequence of old prejudices, outdated opinions of the Vietnamese feudal society. The novel sets about the quiet, peaceful scene of Thoi Binh village, not only reflects the picture of post-feudal Vietnamese society, but also reflects the humanistic view of the author Dương Hà. The author has had sympathy and discovered the beautiful qualities of the people of Thoi Binh village as well as the sincere and earnest love of the two main characters Trieu Vy – My Lan. This study recommends readers the values that reflect the reality as well as the humanitarian values, respected sentiments entrusted through this novel by the writer. Key words: Realistic values, humanitarian values, the novel “Ben dong song Trem” 1. Đặt vấn đề Phản ánh hiện thực là đặc thù của tác phẩm văn chương, sau khi đọc xong tác phẩm, câu hỏi người đọc quan tâm thường là vấn đề phản ánh trong tác phẩm là gì? Nó thuộc giai đoạn nào của xã hội? Quá khứ, hiện tại hay tương lai? Một trong các đặc điểm của hình tượng văn học là tính tưởng tượng và hư cấu, như vậy hiện thực trong tác phẩm văn chương cũng có thể là hư cấu mà thành. Cho dù vậy, ta vẫn thấy được tính hiện thực của tác phẩm văn chương bởi nó thuộc thượng tầng kiến trúc, là sản phẩm thuộc về ý thức xã hội dùng để phản ánh xã hội. Phản ánh hiện thực không chỉ là đặc thù của tác phẩm văn chương mà qua đó người đọc còn thấy được những giá trị mà tác giả muốn thể hiện, gửi gắm, giải bày,… Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khác Phi (chủ biên) nói đến chủ nghĩa hiện thực: “là người ta muốn lưu ý rằng tác phẩm của nền văn học đó, của tác giả đó, gần gũi, gắn bó với cuộc sống và mang tính chân thực sâu sắc” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khác Phi, (2000); tr67). Cũng theo các tác giả, chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện “ở đó con người luôn đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch xuất hiện với mọi hình thức, để khẳng định mình… Lòng yêu thương ưu ái đối với con người” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khác Phi, (2000); tr76). Trong số các giá trị hiện thực của tác phẩm văn chương có hai giá trị cơ bản: (*) Trường Đại học Tây Đô TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 32
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG Thứ nhất, giá trị về mặt thời đại: làm rõ các hiện thực được nhà văn đưa vào trong tác phẩm. Nói cách khác, tác phẩm đó phản ánh hiện thực gì? trong giai đoạn nào? Hiện thực đó được thể hiện qua những nét tiêu biểu nào? Ý nghĩa của việc phản ánh hiện thực ấy là gì? Thứ hai, giá trị ở việc thể hiện con người thời đại (nhân vật điển hình). Đây là nét đặc trưng của tác phẩm hiện thực. Lẽ đương nhiên gắn với mỗi thời kỳ, mỗi xã hội nhất định, bao giờ cũng có mẫu người đại diện cho toàn xã hội. Mẫu người ấy được nhà văn khái quát và xây dựng lại thành các hình tượng điển hình trong tác phẩm của mình. Song tồn với những giá trị về mặt phản ánh hiện thực, nhà văn còn thể hiện quan niệm của mình, điểm nhìn về con người thời đại. Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn chương ở chỗ nhà văn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc đời. Cụ thể: - Tố cáo xã hội: đây chính là hoàn cảnh chung mà ở đó nhân vật bị đẩy vào các hoàn cảnh bi đát, đau khổ. Thông qua số phận của nhân vật, nhà văn lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền làm người của các giai cấp dưới của xã hội hay làm băng hoại lối sống đạo đức của con người. - Ca ngợi: nhà văn phát hiện và ca ngợi những phẩm chất vốn có của con người, phẩm chất này vẫn tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh của xã hội. Những phẩm chất này dễ bị vùi lấp bởi những thế lực thống trị của xã hội trong xã hội có giai cấp. - Thương cảm, bênh vực: từ việc phát hiện ra những phẩm chất, nhà văn bày tỏ niềm thương cảm với họ, tạo ra những tình huống, hoặc xây dựng những nhân vật phụ để làm chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn, thách thức và vươn lên khẳng định bản thân, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng trong cuộc sống. - Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật: Đặc điểm này thể hiện ở cách giải quyết vấn đề, phụ thuộc khá nhiều vào quan điểm chủ quan của tác giả. Con đường tác giả vạch ra đôi khi được thể hiện trong tác phẩm đôi khi mang tính dự đoán của người đọc (gọi là kết thúc mở). Cho dù cách kết thúc như thế nào, nếu nhân vật có được lối thoát cho mình đều thể hiện điểm nhìn nhân đạo của tác giả. 2. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Bên dòng sông Trẹm của nhà văn Dương Hà 2.1. Giá trị hiện thực 2.1.1. Hiện thực xã hội ở làng quê Thới Bình thôn sau 1945 Tác phẩm được nhà văn Dương Hà viết năm 1952, thời điểm đất nước bước vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp quyết liệt ở miền Bắc. Tuy tác phẩm miêu tả nhiều về tiểu thuyết tình ái nhưng cũng thấp thoáng thể hiện nhận thức đấu tranh của nông dân miền Nam lúc bấy giờ. Tiểu thuyết này cũng cho người đọc thấy được khung cảnh Thới Bình thôn yên bình xinh đẹp ngày một đi lên, khuyên con người hãy hướng về cái thiện để không phải hối hận về những tội lỗi của mình đã gây ra. Tình yêu của con người vẫn tồn tại dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trong những mảng hiện thực được Dương Hà khắc họa, đầu tiên có thể nói đến là cảnh Thới Bình thôn yên bình, xinh đẹp: “Hoàng hôn lần lần phủ khắp nơi. Những tia nắng của mặt trời vừa tắt hẳn ở chân mây. Nền trời trong vắt từ màu hồng đổi sang màu xanh lơ. Những áng mây giang hồ bập bềnh trôi không định hướng… Chợ chiều đã lặn từ lâu nhưng trên con đường nhỏ nằm dọc theo bờ sông quang cảnh vẫn còn nhộn nhịp. Các bà già, các thiếu phụ, các thiếu nữ lần lượt kéo nhau từ chợ về nhà, quang gánh kĩu kịt trên vai, miệng huyên thuyên bàn tán chuyện mua bán và giá hàng lên xuống”. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 33
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG Thới Bình thôn là địa danh có thật (nay thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), mang trên mình một nét đẹp của vùng đất miền Tây Nam bộ, nơi có dòng sông Trẹm đỏ ngầu phù sa, rừng U Minh xanh thẳm bốn mùa. Trong khung cảnh ấy, chàng kỹ sư Triệu Vĩ đem lòng yêu mến đến say mê: “Triệu Vĩ thấy dòng sông Trẹm đỏ ngầu, những rặng cây xanh thẳm, những cánh đồng xa ngút mây ngàn, những thôn nữ hiền lành còn đẹp và thơ mộng gấp ngàn lần những tòa nhà cao ngất, những đường phố huy hoàng, những thiếu nữ thành đô diêm dúa”. Không chỉ có hoàng hôn Thới Bình thôn mới đẹp, trong từng thời khắc khác nhau, cảnh vật cũng nổi bật những nét hấp dẫn riêng của mình. Trong cảnh đêm trăng hò hẹn, Thới Bình thôn như một cô thiếu nữ vừa tròn đôi mươi: “Con trăng mười sáu tròn vành vạch đã vượt khỏi đầu những ngọn dừa cao vút. Ánh sáng trong xanh bàng bạc bao phủ khắp vạn vật, và đổ xuống tràn ngập khắp mọi nơi. Một đêm trong sáng thanh bình! Miền quê hớn hở chào đón ánh trăng xanh, mà ngày nay nó đã thay đổi hẳn màu áo…”. Cảnh vật cũng thay đổi theo tâm trạng của con người, ánh trăng cũng đổi màu theo thời gian và theo tâm trạng của nhân vật Triệu Vĩ. Cảnh khuya Thới Bình thôn đẹp huyền ảo, có lúc thật đáng sợ đối với người lạ như Triệu Vĩ nhưng lại hấp dẫn với người quen Thới Bình thôn: “chung quanh Triệu Vĩ vắng ngắt không một bóng người. Cảnh vật hoang vu lặng lẽ, cái yên lặng triền miên và có vẻ bí mật làm cho những kẻ không quen phải rùng mình ghê sợ ngay. Còn những kẻ quen thuộc lại thích thú…”. Mảng hiện thực thứ hai được tác giả khắc họa chính là những định kiến, những tàn tích, hệ lụy của thời đại phong kiến. Quan niệm hôn nhân lỗi thời như cưới vợ gả chồng phải môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, áo mặc sao qua khỏi đầu,… đã thực sự trở thành rào cản hạnh phúc của không biết bao nhiêu đôi lứa. Sau 1945, đất nước được độc lập, mở ra nhiều điều kiện phát triển đất nước, giải phóng tự do cho con người,… nhưng vào thời kỳ hậu phong kiến, Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong tư tưởng của thời đại. Chuyện tình của chàng kỹ sư Triệu Vĩ và cô gái Thới Bình thôn Mỹ Lan tan vỡ là một điển hình. Bà Triệu Phú đại diện cho tầng lớp phong kiến còn sót lại, đầy quyền lực, chính bà đã trực tiếp sắp xếp chia rẽ mối tình của con bà với Mỹ Lan – một người con gái nghèo không cùng đẳng cấp. Tiếp tay cho bà là Năm Hương – con người hiện thân cho những tư lợi, gian ác, đố kỵ,… Quan hệ địa chủ và nông dân trong thời điểm này là quan hệ đối lập về quyền lợi và không thể có tiếng nói chung: “tôi không ngờ thằng Triệu Vĩ lại tệ hại đến thế! Bộ hết người yêu hay sao mà phải yêu con nhỏ nhà quê đó”.Và đây là lời của Triệu Vĩ sau sự cấm đoán tình duyên của bà Triệu Phú: “Trời ơi! Có ai hiểu được nỗi khổ của lòng ta? Mẹ ta đã giết chết cuộc đời tuổi trẻ của ta! Mất Mỹ Lan, đời ta còn có nghĩa gì nữa”. Hiện thực làng quê Thới Bình thôn ảm đạm, ngột ngạt trong mối quan hệ chủ điền và nông dân đã dần tư sản hóa ở nhà máy bà Triệu Phú. Năm Hương là hiện thân cho thế lực của đồng tiền: “Anh không theo ý tôi, tôi bớt lương anh. Nếu anh cãi lầy nữa tôi sẽ cho anh nghỉ việc… nghỉ việc rồi mà có chết đói giữa thời buổi này”. Hiện thực được nhà tiểu thuyết Dương Hà vẽ ra dự báo nhiều sóng gió của cuộc sống của những người làm công và tình duyên của chàng kỹ sư Triệu Vĩ – Mỹ Lan. 2.1.2. Hiện thực cuộc sống con người Thới Bình thôn sau 1945 Bên cạnh việc phản ánh những tàn dư về quan niệm phong kiến xưa (gia phong, cưới hỏi), tác giả Dương Hà còn cho người đọc thấy được các mối quan hệ của con người trong không gian của Thới Bình thôn, một làng quê thu nhỏ nhưng điển hình cho nhiều vùng quê khác ở Nam bộ thời bấy giờ. Mối quan hệ căn bản nhất vẫn là mối qua hệ chủ - tớ (địa chủ cũ và công nhân). Trong mối TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 34
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG quan hệ này, tác giả đã tái hiện hình ảnh của những người nông dân, công nhân đầy khí khái đấu tranh của buổi đầu những năm 50. Năm Hương là kẻ đại diện cho tay sai của địa chủ phong kiến cũ: “Anh không theo ý kiến tôi, tôi bớt lương anh. Nếu anh cãi lầy nữa tôi sẽ cho anh nghỉ việc,… nghỉ việc rồi có mà chết đói giữa thời buổi này”. Năm Hương hiện rõ sự tàn ác của cả một chế độ, nhưng vào thời điểm này, hắn vấp phải nhiều kháng cự của những người công nhân tiến bộ: “Thầy phải trả lương đủ cho tôi! Thầy định bóc lột à? Thầy lầm rồi! Thầy vẫn còn mê ngủ? Thầy nên nhớ người lao động bây giờ không còn ngu như trước nữa đâu”. Đối với Triệu Vĩ – người đại diện cho tri thức tiến bộ, anh luôn hiểu và thông cảm, bênh vực cho người nông dân, công nhân khốn khổ: “Chàng khác hẳn với mẹ ở chỗ không phân biệt giai cấp. Chàng có tư tưởng tiến bộ. Luôn tỏ ra chân thật và hết lòng giúp đỡ những gia đình bần hàn gặp hoàn cảnh quẫn bách”. Nhà văn Dương Hà đã tái hiện lại những mảng hiện thực xã hội Nam bộ trong những năm 40, 50 của thế kỷ XX một cách chân thật, sinh động. Xung quanh mối tình đầy đau khổ của Triệu Vĩ – Mỹ Lan, tác giả lật mở nhiều mảng hiện thực khác trong xã hội hậu phong kiến. Không chỉ dừng lại ở giá trị phản ánh hiện thực, nhà văn còn cho thấy bản chất của các nhà tư sản được manh nha từ những địa chủ phong kiến lỗi thời, nhận ra sự thay đổi trong nhận thức của giai cấp nông dân, công nhân trong quá trình đấu tranh đòi quyền lợi của mình cho dù là tự phát. 2.2. Giá trị nhân đạo 2.2.1. Lên án những định kiến xã hội đương thời Nho giáo là một trong những học thuyết ra đời sớm ở Trung Quốc và có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia đã từng lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng. Những chuẩn mực cơ bản như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đã ăn sâu vào tư tưởng và hành động của người Việt Nam. Bên cạnh những chuẩn mực cần có, xã hội Việt Nam đã từng vấp phải những ràng buộc do những tư tưởng Nho giáo phong kiến đem lại, ràng buộc sự lựa chọn trong tình yêu của con người, chuyện tình của Triệu Vĩ – Mỹ Lan là một ví dụ điển hình. Bà Triệu Phú đại diện cho tầng lớp trên của xã hội, bà cho rằng mình là người có quyền đem lại hạnh phúc thực sự cho con – tình yêu phải xuất phát từ hai gia đình môn đăng hộ đối chứ không phải được xây dựng trên nền tảng của tình yêu. Và hơn nữa, con bà - Triệu Vĩ là người con có hiếu nên quyết định của mẹ chính là chân lý, là tương lai của mình dù rằng chàng chưa biết màu sắc của tương lai đó là gì. Nhà văn đã lên án, tố cáo những định kiến đương thời trong gia đoạn xã hội Việt Nam sau 1945 mà chúng tôi gọi đó là những định kiến tàn dư của xã hội cũ còn sót lại. Trong trường hợp này, hoàn cảnh chung của nhân vật bị đẩy vào các tình huống bi đát, đau khổ. Thông thường ở phương diện tố cáo, các nhà văn thường thể hiện quan điểm lên án, phê phán với các tầng lớp thống trị, những kẻ ăn trên ngồi trốc, ỷ mạnh hiếp yếu, chà đạp cuộc sống con người và làm băng hoại các giá trị đạo lý. Triệu Vĩ là một kỹ sư được đào tạo ở nước ngoài, là con người văn minh của thời đại nhưng vẫn không thay đổi được định kiến của mẹ mình và xã hội. Trong con mắt của xã hội, Triệu Vĩ – Mỹ Lan là cặp trai tài gái sắc nhưng họ không đến được với nhau do những tác động nhất định của tư tưởng thời đại. Thúy Kiều – Kim Trọng sau mười lăm năm cách biệt chỉ có thể làm bạn lúc đoàn viên, Anna Karenina – Vronsky (Anna Karenina của Tonstol) lại là một điển hình của những con người trong buổi giao thời của những ràng buộc phong kiến và xã hội Nga đang trở nên tư sản hóa,… Sống trong xã hội này, Triệu Vĩ – Mỹ Lan cảm thấy chông chênh, chòng chành trước số phận của mình: “Ông không nên dẫm đạp lên bổn phận của ông. Ông không có quyền làm khổ mẹ, vợ và con ông. Ông hãy hy sinh hạnh phúc nhỏ nhen của ông để mưu cầu hạnh phúc lớn lao cho cả TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 35
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG gia đình ông”. Con người không có quyền suy nghĩ về hạnh phúc của mình và hạnh phúc của cá nhân thật quá nhỏ bé với hạnh phúc của gia đình, không có quyền suy nghĩ đi ngược lại với chữ hiếu. Sống chung với Ngọc Anh nhưng lúc nào Triệu Vĩ cũng nhớ đến hình bóng của Mỹ Lan, có chăng ở gia đình nhỏ bé này, chàng chỉ còn là trách nhiện của người chồng và người cha: “Trời ơi! Có ai hiểu được nỗi khổ của lòng ta? Mẹ đã giết chết cuộc đời tuổi trẻ của ta! Mất Mỹ Lan, đời ta còn có nghĩa gì nữa. Đành rằng vợ ta vô tội, ta đã mang đủ bổn phận làm chồng, nhưng ai bắt buộc được ta khi mà tình cảm của ta đã chết theo tình cảm của Mỹ Lan”. Nhân vật Triệu Vĩ trong môi trường gia đình được Dương Hà xây dựng có cuộc sống tâm lý không được ổn định, nhân vật đôi khi phải tìm vui bên con, trốn tránh thực tại: “Tối ngày chàng quấn quýt bên con cái để tìm sự an ủi. Ngọc Lệ đã được mười tuổi, dễ dạy và kháu khỉnh. Bên cạnh sự tinh nghịch trững giỡn của Ngọc Lệ, Triệu Vĩ thấy đỡ buồn chán. Ngọc Lệ chẳng khác nào một liều thuốc làm giảm bớt sự đau đớn vết thương lòng của Triệu Vĩ”. Chính những định kiến sang hèn, phân biệt giai cấp, trực tiếp là chữ hiếu đã đẩy mối tình thơ mộng của Triệu Vĩ – Mỹ Lan đi vào ngõ cụt. Xã hội Việt Nam giai đoạn sau 1945 đã chuyển sang một trang mới, chấm dứt chế độ phong kiến nhưng những tàn tích vẫn còn ảnh hưởng rất nặng nề trong tư tưởng của thời đại. 2.2.2. Thương cảm, bênh vực, ca ngợi tình yêu trong sáng của con người Trước số phận của những nhân vật, những con người khổ đau của thời đại, nhà văn thể hiện sự thương cảm của mình, nhà văn xuất phát từ việc phát hiện, khám phá được những nét đẹp ẩn tàng của nhân vật, hoặc nhận thức được hoàn cảnh đã đẩy những người tốt đẹp, lương thiện vào đường cùng, hoặc đẩy họ vào con đường tội lỗi nên các nhà văn bày tỏ niềm thương cảm với họ, tạo ra những tình huống, hoặc xây dựng những nhân vật phụ để làm chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn, thách thức và vươn lên khẳng định bản thân, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng trong cuộc sống. Nhà văn Dương Hà viết về người nông dân, công nhân nghèo bằng sự đồng cảm đặc biệt. Con người dù có bị xô đẩy, áp bức thì họ vẫn hiên ngang chống chọi và tìm ra con đường tốt đẹp hơn. Phẩm chất ấy được tái hiện qua suy nghĩ và hành động của những con người ở Thới Bình thôn; đó là tình nghĩa đức hy sinh, cái nghĩa và lẽ phải; giữ gìn truyền thống của dân tộc để không bị diêm dúa: “Ở đây người ta không lạm dụng danh từ văn minh để mà dầy bừa tất cả những cái gì tốt đẹp của tổ tiên để lại. Ở đây người ta không thu nhận những món hàng văn minh nhập cảng của ngoại quốc một cách mù quáng điên rồ. Ở đây người ta biết lọc lừa những cái đáng giữ lại và những cái đáng vất bỏ”. Tác giả cổ vũ truyền thống quý báu của dân tộc, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người dân Thới Bình thôn. Đây chính là những vẻ đẹp tưởng chừng bị lấp vùi bởi sự thống trị, đàn áp. Người dân Thới Bình thôn cũng như người dân Việt Nam luôn tự hào về những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Những con người không chối bỏ quá khứ, luôn có niềm tin, niềm lạc quan cải tạo hoàn cảnh: “Trong thời kỳ chiến tranh, miền này bị phi cơ địch oanh tạc nhiều nhất. Tuy thế, thiên hạ vẫn hoạt động rộn rịp bình thường. Khi máy bay đến, người trên bờ chun xuống hầm núp, còn ghe xuồng thì chui vào những đám dừa nước dày mịch để tránh làn đạn. Sau hồi bắn phá vô dụng, máy bay địch đi mất, ghe cộ lại tới lui nhộn nhịp, chợ búa lại nhóm họp đông đảo như chẳng có chuyện gì xảy ra”. Ngoài những tình cảm lớn lao của dân tộc, người dân ở Thới Bình thôn còn có những thứ tình cảm bình dị, gần gũi giữa người lao khổ với người lao khổ. Bà lang Bảy nghèo khó vẫn đùm bọc hai mẹ con Mỹ Lan, bà hạnh phúc khi thấy hai mẹ con được bình yên: “Đứng nhìn cảnh trìu mến TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 36
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG giữa hai mẹ con Mỹ Lan, bà lang Bảy cũng cảm thấy vui lây. Từ đây, dưới mái nhà tranh xơ xác, cuộc sống cô độc của bà đã có thêm hai người bạn tốt”. Cao cả hơn, lớn lao hơn đó là tình đồng loại, lòng vị tha của con người; cho dù trước lúc nằm xuống họ có là kẻ thù, là những người ở hai chuyến tuyến, nhưng khi nằm dưới lòng đất những con người khác màu da, chủng tộc, tôn giáo nằm cạnh nhau, xóa bỏ hết quá khứ, quên đi nỗi đau chiến tranh: “Có một điều đặc biệt, bãi tha ma này còn có một khu đất dành riêng để chôn những chiến sĩ đã hy sinh và những lính Tây chết trong những cuộc chiến tranh suốt thời kỳ kháng chiến diễn ra ở đây. Có những ngôi mả có mộ bia, có những ngôi mả chôn dấu thánh giá, nhưng phần nhiều là những ngôi mộ không có thánh giá. Những kẻ xâm lược, những chiến sĩ chống xâm lược khi chết đã nằm bên cạnh nhau, quên hết hận thù. Người Viêt Nam nhân đạo không thèm trả thù những kẻ đã chết mặc dù lúc sống họ rất tàn bạo”. Điểm nổi bật trong những phát hiện về những phẩm chất của con người trong tiểu thuyết Bên dòng sông Trẹm là tình yêu và sự hy sinh trong tình yêu của Triệu Vĩ và Mỹ Lan. Quan niệm về tình yêu của hai nhân vật khá giống nhau, yêu không đồng nghĩa với vị kỷ, tình yêu được đặt trong trách nhiệm với gia đình và đôi khi phải hy vì hạnh phúc của người khác: “Ông không nên dẫm đạp lên bổn phận của ông. Ông không có quyền làm khổ mẹ, vợ và con ông. Ông hãy hy sinh hạnh phúc nhỏ nhen của ông để mưu cầu hạnh phúc lớn lao cho cả gia đình ông”. Trong cuộc hôn nhân gượng ép với Ngọc Anh, tuy không có tình yêu nhưng đã là vợ chồng thì phải có trách nhiệm với nhau, Triệu Vĩ nghĩ như thế: “Trời ơi! Có ai hiểu được nỗi khổ của lòng ta? Mẹ đã giết chết cuộc đời tuổi trẻ của ta! Mất Mỹ Lan, đời ta còn có nghĩa gì nữa. Đành rằng vợ ta vô tội, ta đã mang đủ bổn phận làm chồng, nhưng ai bắt buộc được ta khi mà tình cảm của ta đã chết theo tình cảm của Mỹ Lan”. Có thể nói, tiểu thuyết Bên dòng sông Trẹm là một “bản trường ca” về những phẩm chất cao đẹp của con người ở Thới Bình thôn nói riêng và điển hình cho tính cách, phẩm chất của người dân Nam bộ nói chung. Ở đó còn là sự bất tử của tình yêu của chàng kỹ sư Triệu Vĩ với cô gái Thới Bình thôn. Nhà tiểu thuyết Dương Hà đã phát hiện, trân trọng và nâng đỡ những mảnh đời còn lam lũ. Cái kết của truyện mang âm hưởng buồn nhưng phản ánh đúng hiện thực cuộc sống của thời đại. Con người Thới Bình thôn chưa tìm ra được hạnh phúc của mình trong cuộc sống gia đình hay vẫn còn nhiều bất công trong xã hội. Nói cách khác, Cách mạng Việt Nam chưa đi đến thắng lợi cuối cùng thì người dân vẫn còn nằm trong lao khổ. Kết thúc truyện, Triệu Vĩ tổ chức đám cưới với Tuyết trong nhà tù theo yêu cầu của Mỹ Lan và nàng quyết định trở về với Thới Bình thôn bên dòng sông Trẹm, bên rừng U Minh để tu hành, để được bên cạnh đứa con xấu số Trần Đức, để cùng người dân Thới Bình thôn xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. 3. Kết luận Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ, không chỉ phản ánh những đặc điểm của hiện thực, những phản chiếu, “khúc xạ” từ đời sống mà còn cho ta thấy được những giá trị mà văn chương đem lại. Tiểu thuyết Bên dòng sông Trẹm được Dương Hà viết cách đây 65 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn những giá trị về mặt phản ánh hiện thực và đồng thời còn là điểm nhìn nhân đạo, sự lý giải của nhà văn về những số phận của con người thời đại. Tác phẩm tuy chỉ phản ánh phạm vi của Thới Bình thôn – một địa danh vừa xác thực vừa hư cấu trong trí tưởng tượng của tác giả Dương Hà nhưng rất điển hình cho xã hội miền Nam Việt Nam bấy giờ. Chuyện tình yêu của Triệu Vĩ – Mỹ Lan là minh chứng cho số phận của tình duyên trước những ràng buộc phong kiến còn nặng nề trong xã hội Việt Nam. Quan hệ chủ nhân và công nhân được tác giả miêu tả từ những buổi đầu của nền kinh tế thị trường Việt Nam sau 1945. Nhà văn đã phát hiện và nâng đỡ số phận của những con TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 37
- NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG người bất hạnh, ngợi ca tinh thần dân tộc, đức hy sinh của con người trong chiến tranh, hơn nữa là đã mở ra cho các nhân vật niềm tin vào ngày mai tươi sáng - Triệu Vĩ và Mỹ Lan sẽ xây dựng Thới Bình thôn ngày càng tươi đẹp. Tài liệu tham khảo [1]. Dương Hà (1990), Bên dòng sông Trẹm - Tập 1, NXB Tổng hợp Đồng Tháp [2]. Dương Hà (1990), Bên dòng sông Trẹm - Tập 2, NXB Tổng hợp Đồng Tháp [3]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khác Phi – Chủ biên (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội [4]. Phương Lựu (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội [5]. Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư (2008), Lí luận văn học, NXB Sư phạm Hà Nội. Ngày nhận: 26/9/2017 Ngày duyệt đăng: 4/5/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 38
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN HẬU CẦN CẤP PHÂN ĐỘI – BẬC ĐẠI HỌC Ở HỌC VIÊN HẬU CẦN HIỆN NAY
0 p | 245 | 46
-
Giá trị lý luận và thực tiễn của học thuyết lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
36 p | 132 | 17
-
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản - Giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay (Phần 2)
172 p | 29 | 12
-
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và giá trị hiện thời của nó
10 p | 76 | 9
-
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trong xu thế giao lưu hội nhập, bài học nhìn từ một số quốc gia Châu Á
5 p | 91 | 9
-
Thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử
7 p | 116 | 8
-
Thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2
7 p | 87 | 6
-
Nghĩ về cội nguồn của truyện truyền kì trung đại Việt Nam
12 p | 98 | 6
-
Nhận thức và mức độ định hướng giá trị nhân cách của sinh viên Đại học Huế
7 p | 100 | 5
-
Khai thác những giá trị nhân văn của tôn giáo vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
14 p | 24 | 4
-
Một số nghiên cứu về giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm và vấn đề đặt ra hiện nay
6 p | 13 | 4
-
Thang đo "giá trị cá nhân" tại thị trường Việt Nam
5 p | 20 | 4
-
Về sự chuyển đổi thức bậc ưu tiên của định hướng giá trị kinh tế ở một số xã vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay - Nguyễn Phan Lâm
6 p | 82 | 3
-
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cho sinh viên hiện nay
4 p | 85 | 3
-
Trí thức và nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia
12 p | 69 | 3
-
Thực trạng nhận thức của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay về vai trò và giá trị đạo đức quân nhân
5 p | 100 | 1
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nhà giáo꞉ Giá trị lý luận và thực tiễn trong bối cảnh giáo dục đại học ở nước ta hiện nay
5 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn