Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA SINH THIẾT TINH HOÀN<br />
TRONG HÚT TINH TRÙNG MÀO TINH QUA DA<br />
Mai Bá Tiến Dũng*, Nguyễn Thành Như*, Phạm Hữu Đương*, Đặng Quang Tuấn*, Phạm Văn Hảo*,<br />
Nguyễn Hồ Vĩnh Phước*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Vô sinh chiếm tỷ lệ 15% trong cộng đồng, vô tinh chiếm tỷ lệ 14% trong nguyên nhân vô sinh.<br />
TTTON với tinh trùng mào tinh đã mở ra hướng mới trong điều trị vô sinh nam.<br />
Mục tiêu: khảo sát các yếu tố tiên lượng của sinh thiết tinh hoàn trong hút tinh trùng mào tinh qua da<br />
(PESA).<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trường hợp vô tinh bế tắc đã được phẫu thuật thám<br />
sát bìu tại Khoa Nam học – Bệnh viện Bình Dân, có kết quả giải phẫu bệnh. Bệnh nhân được chỉ định hút tinh<br />
trùng mào tinh qua da để TTTON, thực hiện tại khoa hiếm muộn bệnh viện Từ Dũ, từ tháng 04 năm 2009 đến<br />
tháng 04 năm 2010.<br />
Kết quả: 78 bệnh nhân. Tuổi trung bình của người chồng 35,23 ± 6,06 tuổi, vợ: 30,49 ± 4,18 tuổi. Thời<br />
gian vô sinh 5,57 ± 3,68 năm. 100% trường hợp thu được tinh trùng mào tinh, không có trường hợp nào chuyển<br />
sang tinh trùng tinh hoàn. Thời gian thực hiện PESA trung bình: 6,86 ± 3,51 phút. Nếu tỷ lệ ống sinh tinh có<br />
tinh trùng trên tổng số ống sinh tinh của mặt cắt lớn hơn 40% thì khả năng thu đủ tinh trùng là 60% với thời<br />
gian dưới 10 phút.<br />
Kết luận: Sinh thiết tinh hoàn là một yếu tố giúp tiên lượng thành công khi thực hiện hút tinh trùng mào<br />
tinh qua da.<br />
Từ khoá: hút tinh trùng mào tinh qua da, sinh thiết tinh hoàn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PROGNOSTIC ROLE OF TESTICULAR BIOPSY IN PERCUTANOUS EPIDIDYMAL SPERM<br />
ASPIRATION<br />
Mai Ba Tien Dung, Nguyen Thanh Nhu, Pham Huu Duong, Dang Quang Tuan, Pham Van Hao,<br />
Nguyen Ho Vinh Phuoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 212 - 216<br />
Introduction: Infertility ratio is 15%, azoospermia is a cause of male infertility and accounted for 14%.<br />
Invitro Fertilization with percutanous epididymal sperm aspiration (PESA) has opened a new horizon in male<br />
fertility treatment.<br />
Objective: Evaluating the predict factor of testicular biopsy in PESA technique.<br />
Methods: All obstructive azoospermia patients underwent scrotal exploration at Department of Andrology<br />
– Binh Dan hospital and have been indicated IVF with PESA at Tu Du hospital, from April 2009 to April 2010.<br />
Results: 78 patients. The husband average age was 35.23 ± 6.06 years old and 30.49 ± 4.18 years old for<br />
their wives. Infetility time was 5.57 ± 3.68 years. Sperm was retrieved in 100% of cases, no case had to switch to<br />
testicular sperm extraction (TESE). PESA average time was 6.86 ± 3.51 min. If the ratio of the spermatogenesis<br />
tubules with sperm over the total number of spermatogenesis tubules on a surface was more than 40%, then the<br />
chance of retrieving enough sperm was of 60% with the procedure time was less than 10 minutes.<br />
Conclusions: Testicular biopsy was a predict factor of PESA.<br />
∗<br />
<br />
Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Mai Bá Tiến Dũng<br />
<br />
212<br />
<br />
ĐT: 0913809110<br />
<br />
Email: maibatiendung@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keywords: PESA, testicular biopsy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
14% các trường hợp vô sinh là vô tinh,<br />
nguyên nhân có thể do bất thường sinh tổng<br />
hợp tinh trùng hoặc bế tắc đường dẫn tinh(1).<br />
Trước đây, phẫu thuật nối ống dẫn tinh – mào<br />
tinh do tắc mào tinh hay nối ống dẫn tinh sau<br />
triệt sản(9) đã mang lại kết quả khả quan và bệnh<br />
nhân có thể có con tự nhiên. Tuy nhiên, nếu<br />
phẫu thuật thất bại, người bệnh đành chấp nhận<br />
tình trạng vô sinh hoặc nhận con nuôi. Năm<br />
1993, Palermo(7), đã tiến hành thành công tiêm<br />
tinh trùng vào bào tương trứng và mở ra một<br />
bước ngoặc mới cho điều trị vô sinh nam. Tinh<br />
trùng có thể lấy ở ống dẫn tinh, mào tinh hay<br />
tinh hoàn và được tiêm vào bào tương trứng.<br />
Hiện nay kỹ thuật này đã được triển khai và áp<br />
dụng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế<br />
giới và Việt Nam(6, 12). Năm 1998 tại Việt Nam,<br />
Khoa Hiếm muộn – bệnh viện Từ Dũ đã thực<br />
hiện thành công thụ tinh trong ống nghiệm<br />
(TTTON) với tinh trùng trong tinh dịch(2) Năm<br />
2002, Nguyễn Thành Như(6) đã thực hiện trích<br />
tinh trùng mào tinh để TTTON. Điều này đã mở<br />
ra một hướng đi mới cho các cặp vợ chồng<br />
tưởng như vô vọng trong ước muốn có con của<br />
chính mình.<br />
Đối với các trường hợp vô tinh bế tắc (VTBT)<br />
có chỉ định hút tinh trùng mào tinh qua da<br />
(percutanous epididymal sperm aspiration,<br />
PESA) để TTTON, vấn đề đặt là những yếu tố<br />
ảnh hưởng đến thành công của thủ thuật này.<br />
Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này<br />
nhằm mục tiêu khảo sát giá trị tiên lượng của<br />
sinh thiết tinh hoàn trong PESA.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu lâm sàng tiến cứu mô tả thực<br />
hiện trên tất cả các trường hợp VTBT có chỉ định<br />
PESA để TTTON. Bệnh nhân đã được phẫu<br />
thuật thám sát bìu tại Khoa Nam học – Bệnh<br />
viện Bình Dân, có kết quả sinh thiết tinh hoàn<br />
với sinh tinh bình thường ở ít nhất một tinh<br />
hoàn, có chỉ định PESA để TTTON tại Khoa<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Hiếm muộn bệnh viện Từ Dũ từ tháng 04 năm<br />
2009 đến tháng 04 năm 2010.<br />
<br />
Kỹ thuật hút tinh trùng mào tinh qua da<br />
(PESA)<br />
Bệnh nhân được gây tê thừng tinh bằng<br />
Lidocaine 2% hai bên thừng tinh.<br />
Sau khi cố định được mào tinh (MT) bằng<br />
tay giữa các ngón tay, phẫu thuật viên dùng ống<br />
tiêm có kim số 23G, đâm xuyên qua da vào mào<br />
tinh, hút từ từ tới khi có dịch trong ống tiêm.<br />
Dịch hút được sẽ đem kiểm tra dưới kính hiển vi<br />
với độ phóng đại 100 lần để tìm tinh trùng (TT).<br />
<br />
Hình 1: Hút tinh trùng mào tinh qua da (PES)<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 78 trường hợp có chỉ định TTTON với<br />
tinh trùng mào tinh của người chồng. Tuổi trung<br />
bình của bệnh nhân là 35,23 ± 6,06 tuổi (24 - 53<br />
tuổi). Thời gian vô sinh trung bình: 5,57 ± 3,68<br />
năm (1 - 16 năm).<br />
Kết quả giải phẫu bệnh của tinh hoàn phải<br />
là: sinh tinh nửa chừng (1 trường hợp), sinh tinh<br />
bình thường (77 trường hợp); tinh hoàn trái là:<br />
sinh tinh bình thường (78 trường hợp, 100%)<br />
Thời gian thực hiện PESA của mào tinh<br />
phải: 6,86 ± 3,50 phút (2 – 10phút), mào tinh trái:<br />
6,45 ± 5,12 phút (3 – 30phút).<br />
Số lần thực hiện PESA của mào tinh phải:<br />
3,82 ± 0,29 lần (1 – 10 lần), mào tinh trái: 3,02 ±<br />
0,42 lần (1 – 10 lần).<br />
Mật độ tinh trùng trung bình trong một<br />
ống sinh tinh (OST), gọi tắt là mật độ TT OST, ở<br />
<br />
213<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tinh hoàn phải là 15,09 ± 7,03 (0 – 30), tinh hoàn<br />
trái là 16.27 ± 9,26 (3 – 45).<br />
<br />
Đánh giá số l ợng tinh trùng thu đ ợc<br />
(bảng 1)<br />
Bảng 1: Đánh giá số lượng tinh trùng thu được khi<br />
thực hiện PESA<br />
Số lượng Số lượng TT Số lượng TT<br />
TT dư<br />
đủ<br />
thiếu<br />
<br />
Mào tinh phải<br />
Mào tinh trái<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
8<br />
4<br />
12<br />
<br />
14,28<br />
12,12<br />
<br />
35<br />
25<br />
60<br />
<br />
62,5<br />
75,76<br />
<br />
13<br />
4<br />
17<br />
<br />
23,22<br />
12,12<br />
<br />
Tỷ lệ OST có TT so với tổng số OST trên một<br />
mặt cắt mô tinh hoàn, gọi tắt là tỷ lệ OST<br />
(bảng 2).<br />
Bảng 2: Tỷ lệ số ống sinh tinh có tinh trùng so với<br />
tổng số ống sinh tinh trên một mặt cắt mô tinh hoàn<br />
Tỷ lệ OST<br />