Giấc mơ bất tử
lượt xem 11
download
Con người sẽ sống được bao nhiêu tuổi: 100, 300, 500, liệu ta có thể bất tử? Đâu là thuốc trường sinh bất tử? Đầu thế kỷ 20, ở Nga có ông Sergei Voronov, người hy vọng trẻ hóa cơ thể người bằng cấy tuyến yên của khỉ cho bệnh nhân. Năm 1924, những kinh nghiệm của ông được đăng tải trên tạp chí khoa học Scientific American. Nhưng không một bệnh nhân nào của Voronov sống tới ngày nay. Năm 1920, Viện trưởng Viện truyền máu Aleksandr Bogdanov, với sự giúp đỡ của Stalin đã cố tìm phương thức...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giấc mơ bất tử
- Giấc mơ bất tử Con người sẽ sống được bao nhiêu tuổi: 100, 300, 500, liệu ta có thể bất tử? Đâu là thuốc trường sinh bất tử? Đầu thế kỷ 20, ở Nga có ông Sergei Voronov, người hy vọng trẻ hóa cơ thể người bằng cấy tuyến yên của khỉ cho bệnh nhân. Năm 1924, những kinh nghiệm của ông được đăng tải trên tạp chí khoa học Scientific American. Nhưng không một bệnh nhân nào của Voronov sống tới ngày nay. Năm 1920, Viện trưởng Viện truyền máu Aleksandr Bogdanov, với sự giúp đỡ của Stalin đã cố tìm phương thức kéo dài cuộc sống, nhờ truyền máu của người trẻ cho người già. Nhà cách mạng Bogdanov tin rằng có thể làm được, nên lấy máu của một lực sĩ 40 tuổi để thay thế hoàn toàn máu của đứa con trai 25 tuổi của mình. Chàng trai ốm yếu trở nên khỏe mạnh, nhưng Bogdanov chết khi nhận truyền máu từ một sinh viên! Ngày nay, khoa học đã nắm được nhiều yếu tố về khả năng sống thọ của con người, tối thiểu là 86 - 88, tối đa từ 115 - 120, thậm chí 150 - 160 năm, với điều kiện những người ấy “sống vui, khỏe, sống có ích”, không gặp bất hạnh, không nhiễm tật xấu và nhiều yếu tố tác động khác.
- Các biện pháp được nghiên cứu để áp dụng: Phương pháp gen: Kiểm soát sự già nua (dự báo hiện thực vào khoảng 2020 - 2030). Về bản chất, tế bào chết khi DNA Telomer (thước đo cơ thể) giảm chiều dài đến mức tới hạn. Bình thường telomer có 50 đoạn. Năm 1985, chất men telomeraza hoàn tất các đầu cuối của telomer đã được phát hiện. Nó có ở trong các men, các tế bào ung thư, tinh trùng, trứng, phôi. Người trưởng thành không có telomeraza. Phải làm sao cho DNA trong các tế bào của chúng ta không bị ngắn lại. Ví dụ, đưa các gen chịu trách nhiệm tổng hợp “men trẻ” vào cơ thể. Trong phương pháp này, các nhà khoa học đã đưa được các gen chịu trách nhiệm tạo men telomeraza vào DNA ruồi giấm. Ruồi sống lâu gấp đôi. Trong một thí nghiệm khác, loại gen này được đưa vào tế bào mô và giác mạc mắt người. Độ dài sự sống của các tế bào này trong điều kiện thí nghiệm tăng lên 20 thế hệ! Các nhà nghiên cứu tuyên bố chỉ 10, 20 năm nữa, sẽ có loại thuốc kéo dài đáng kể tuổi thọ, trên cở sở telomeraza. Nhược điểm của phương pháp này: Thứ nhất, nếu các tế bào sẽ phân chia vô tận lại dẫn đến ung thư. Thứ hai, không phải các tế bào đều phân chia. Các neuron, các tế bào gân và gan người lớn hầu như không phân chia, nhưng lại già đi nhanh hơn các tế bào đang phân chia. Kết luận: Không dùng telomeraza để tác động lên quá trình này được. Phương pháp “cái đầu thay thế” (dự báo hiện thực vào khoảng 2015 - 2020), một trong những con đường triển vọng nhất được coi là nhân bản vô tính.
- Có các phương án: thứ nhất, nuôi cấy các cơ quan từ tế bào mầm của cơ thể mình và từng bước thay thế những đôi tay già nua, chân già, tim cũ... bằng các bộ phận mới. Thứ hai, cấy cơ quan mới trực tiếp trên cơ thể cạnh cơ quan cũ, sau đó phẫu thuật cắt bỏ cơ quan cũ. Thứ ba, tạo lập bản copy gen chính xác của mình (nhân bản), “dỡ ra làm phụ tùng”. Thứ tư, cấy các cơ quan bằng tế bào mầm (tế bào trong giai đoạn phát triển khi hình thành con người). Để làm chuyện này, cần nhân bản phôi để tạo ngân hàng “mô ghép” từ những tế bào này. Tế bào mầm có thể biến thành bất kỳ tế bào nào của cơ thể, kể cả neuron não, gan hay là cơ tim. Hiện, các nhà nhân bản học đã biết cách cấy ghép cho người bất kỳ cơ quan nào. Ở Anh, người ta đã cho phép nuôi cấy các cơ quan nội tạng của người. Nếu thí nghiệm thành công, triển vọng dùng các cơ quan nội tạng nuôi cấy bằng tế bào của chính mình trong công nghệ cấy ghép xem ra hoàn toàn hiện thực. Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này của Nga là Valeri Shumakov nói: “Nếu bằng các phương pháp nhân bản, có thể nuôi cấy và cắt ghép các cơ quan nội tạng của người, hoàn toàn có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ con người, hoặc cứu sống dễ dàng hàng triệu sinh mạng con người đang chờ chết”. Nhược điểm: thứ nhất, có thể tạo cho mình các phụ tùng người nhưng không sao chép được trí tuệ. Do đó, con người vĩnh cửu này sẽ mất cái “tôi” của mình. Thứ hai, việc tạo “bán người” (một nửa con người) không não rồi “rã ra làm
- phụ tùng” không phù hợp quan điểm đạo đức hiện hành, với y học thì đây chỉ là một khả năng. Phương pháp tắt “gen tự tử” (dự báo hiện thực vào giữa thế kỷ 21). Theo Viện sĩ Vladimir Skulachev, mỗi tế bào của cơ thể chúng ta đều sẵn sàng chết theo thuyết sinh hóa: “Nếu học được cách Microrobot- “tắt - mở” chương trình tự hủy của một số art tế bào, chúng ta có thể sống lâu hơn”. Hiện ở Ý, nhóm nghiên cứu của giáo sư Pelichichi đã kéo dài tuổi thọ của chuột được 30%. Họ “làm hỏng” một gen chuột và chúng sống lâu hơn! Trong một thí nghiệm khác, sau khi “bẻ khóa” 2 gen của giun tròn, nó sống lâu hơn 6 lần! Nhược điểm: thứ nhất, cơ chế tự vệ chống ung thư của cơ thể chủ yếu xây dựng trên hiện tượng này. Nếu như “tắt” phần mềm tự hủy, con người hoàn toàn không còn được bảo vệ trước ung thư nữa. Thứ hai, trong con người, các quá trình dẫn đến già nua dường như lặp đi lặp lại nhiều lần, nên việc tắt một hai gen không giải quyết được vấn đề. Sửa chữa nhờ microrobot (dự báo hiện thực khoảng 2010 - 2050). Công nghệ nano dùng các thiết bị vi mô, có khả năng thay đổi cấu trúc của tế bào ở quy
- mô phân tử. Nguyên nhân tiên quyết của sự già đi là việc hỏng hóc các phân tử tế bào. Các robot phân tử có thể sửa chữa các tế bào, hiệu chỉnh chức năng của tế bào và các cơ quan. Việc chữa trị như sau: người bệnh được tiêm hàng triệu “nhà phẫu thuật vi mô” vào người. Chúng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trong cơ thể. Khi “màn diễn” kết thúc, con người khỏi mọi bệnh và trẻ lại như xưa. Hiện tại, ở Viện công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã chế tạo được robot kích thước bằng 1 xu (cent), dùng để tổng hợp các liên kết hóa học trong ngành và được theo dõi công việc của DNA. Theo dự báo này, các máy tính sẽ đạt sức mạnh cần thiết về tốc độ và giá thành đủ rẻ để mô hình hóa các phân tử vào khoảng năm 2010. Thêm 20 năm nữa để chế tạo và thử nghiệm các robot điều khiển bằng máy tính. Các nanorobot dùng trong y tế sẽ xuất hiện ngay giữa thế kỷ 21. Nhược điểm: chưa thể nào nghĩ đến việc sử dụng đại trà. Vì những nguyên nhân của sự già nua cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn được hiểu thấu đáo, nên chưa thể hiểu các nanorobot có ích lợi gì. Cho vào tủ lạnh (đã hoạt động). Bản chất là chúng ta chưa chữa trị được bệnh tật, chưa đạt được bất tử thì… chờ! Cái lạnh có lợi cho sự sống lâu, cần có cấp độ cực mạnh. Nhiệt độ càng thấp, các quá trình sinh lý càng chậm lại. Theo khẳng định của nhiều nhà nghiên cứu, nếu giảm được thân nhiệt xuống tới khoảng 2 độ, con người có thể sống đến 200 tuổi. Giảm được thân nhiệt tới mức 4 độ, con
- người có quyền sống đến 700 tuổi vẫn thoải mái lì xì cho con, cháu, chắt. Mọi khả năng như lao động, cảm nhận và vui sướng... vẫn giữ nguyên. Kiểu “đông lạnh” được áp dụng từ Mỹ từ cuối những năm 1960. Hiện ở Mỹ đã có vài công ty “dịch vụ”, khách hàng là hàng trăm những người đã “chết”. Thi hài của họ được cất giữ trong các “kho lạnh chuyên dùng”. Nhược điểm: Thứ nhất, việc một số công ty vỡ nợ khiến nhiều bệnh nhân phải bị gỡ đông. Thứ hai, cho đến nay vẫn chưa rõ nhiệt độ cực thấp tác động thế nào lên cơ thể. Cũng như chưa biết cách nào để gỡ đông an toàn. Các công nghệ hiện đại mới chỉ cho phép thực hiện chu trình gỡ đông những đối tượng sinh học nhỏ vài milimet. Trong chuyện kéo dài sự sống có những hậu quả tâm lý - xã hội phức tạp. Cách đây không lâu, người ta chết vào tuổi 30 còn bây giờ chúng ta sống đến 80. Sống 120, 200 năm là khoảng cách không lớn. Thế nào người ta cũng sẽ nói “ông ấy mới 160 tuổi mà chết sớm quá...”. Ngoài ra, xã hội hoàn toàn không được chuẩn bị cho sự sống lâu. Hiện 20% dân số thế giới là người về hưu. Chuyện gì xảy ra nếu tỷ lệ nhóm này tăng lên? Và chúng ta đã sẵn sàng suốt đời làm một công nhân bình thường? Bạn hình dung chuyện kéo dài tuổi thọ ảnh hưởng thế nào đến gia đình chưa? Nếu chúng ta can thiệp vào những quá trình nền tảng của sự già nua, chắc chắn trẻ em sẽ chậm phát triển và người vào tuổi 40,50 mới được coi là “trưởng
- thành”. Ngoài ra, ít ai trong các cha mẹ có thể sống chung với nhau 150 - 300 năm. (Theo Reader’s Digest)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giấc mơ của bạn nói lên điều gì
8 p | 246 | 32
-
Sẽ là quá muộn nếu không khởi nghiệp trước 29 tuổi
4 p | 92 | 21
-
Cái nút áo
4 p | 51 | 13
-
The 5 Things You Must Do to Keep Your Mind Young and Sharp_10
15 p | 64 | 12
-
Hành trình tìm người bạn đời hoàn hảo
5 p | 113 | 11
-
Những chuyện đời thường quanh ta 10
9 p | 88 | 9
-
Thứ quý giá nhất nhất cuộc đờiTác giả: AN KỲ
2 p | 98 | 9
-
5 bước để trở thành cô nàng quyến rũ
5 p | 128 | 7
-
Bí quyết giữ cân bằng tâm lý
3 p | 72 | 6
-
NHU YẾU CẢM GIÁC VÀ TÍNH TÒ MÒ
6 p | 96 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn