A. Tóm tắt lý thuyết về Nhật Bản SGK Lịch sử 9
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
* Sau Chiến tranh thế giới thứ hai là một nước chiến bại, bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị chiến tranh tàn phá , dưới chế độ quân quản của Mỹ, nên gặp nhiều khó khăn như thất nghiệp, thiếu lương thực ….
* Dưới chế độ quân quản của Mỹ, một loạt cải cách dân chủ :
- Ban hành hiến pháp mới năm 1946. Cải cách ruộng đất 1946-1949.
- Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, trừng trị tội phạm chiến tranh, giải giáp lực lượng vũ trang .
- Giải tán công ty độc quyền lớn, thanh lọc phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước.
- Ban hành quyền tự do dân chủ .
* Ý nghĩa: mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân , chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ , tạo nên sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Nhật Bản .
1. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
a. Kinh tế sau chiến tranh :
+ 1945-1950: kinh tế phát triển chậm, lệ thuộc Mỹ : là một nước chiến bại, bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng ¼ so với trước chiến tranh.
+ 1950-1960 : kinh tế phát triển thần kỳ: do Mĩ phát động cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên (6-1950), Việt Nam (những năm 60), kinh tế Nhật Bản mạnh hẳn lên nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mĩ, đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên hàng thứ hai sau Mĩ trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
Dẫn chứng :
* 1990 thu nhập bình quân theo đầu người 23.796 đô la.
* Công nghiệp:: tăng 15% (1950-1960), 1961-1970 là 13,5%.
* Nông nghiệp cung cấp 80% nhu cầu lương thực.
* Tổng sản phẩm quốc dân thứ hai sau Mỹ (1968).
+ Những năm 1970 là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới .
Tóm lại chỉ sau vài ba thập kỉ, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế tài chính thế giới. Nhiều người gọi đó là “thần kì Nhật Bản”.
Cầu Sê- tô Ô-ha-si
b. Những nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản :
- Biết lợi dụng nguồn vốn nước ngoài, ít chi phí quân sự , đầu tư vào các ngành kinh tế then chốt.
- Biết tận dụng thành tựu cách mạng khoa học kĩ thuật.
- Biết cách không ngừng mở rộng thị trường trên toàn thế giới.
- Tác dụng tích cực của những cải cách dân chủ sau chiến tranh (cải cách ruộng đất, xóa bỏ tàn tích phong kiến…)
- Truyền thống “tự lực, tự cường” kể từ cuộc Minh Trị duy tân.
-Truyền thống văn hóa giáo dục lâu đời .
- Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả các xí nghiệp của Nhật Bản
- Vai trò quan trọng của nhà nước .
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo , có ý chí vươn lên , cần cù lao động , đề cao kỷ luật , coi trọng tiết kiệm .
c. Những hạn chế:
- Không cân đối trong nền kinh tế .
- Khó khăn về năng lượng , nguyên liệu. Phát triển mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị.
- Cạnh tranh của Mỹ và Tây Âu, sự vươn lên của các nước công nghiệp mới .
- Đầu những năm 1990 : kinh tế suy thoái.
II. Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh
* Đối nội :
Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ .
* Đối ngoại :
+ Ký Hiệp ước An ninh Mỹ- Nhật ( 9-1951) : Nhật lệ thuộc Mỹ, chỉ dành 1% tổng sản phẩm quốc dân cho chi phí quân sự , còn tập trung phát triển kinh tế.
+ Gần đây: vươn lên thành cường quốc chính trị – thí dụ viện trợ ODA cho Việt Nam.
+ Hiện nay, Nhật đã trở thành : siêu cường về kinh tế , cường quốc kinh tế thứ hai trên toàn thế giới , một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới. Nhật là người khổng lồ về kinh tế nhưng là chú lùn về chính trị.
B. Bài tập SGK về Nhật Bản SGK Lịch sử 9
Dưới đây là 2 bài tập Nhật Bản SGK Lịch sử 9
Bài 1 trang 40 SGK Lịch sử 9
Bài 2 trang 40 SGK Lịch sử 9
Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:
>> Bài trước: Giải bài Nước Mĩ SGK Lịch sử 9
>> Bài tiếp theo: Giải bài Các nước Tây Âu SGK Lịch sử 9