Giải bài Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX SGK Lịch sử 11
lượt xem 9
download
Tài liệu giải bài tập 1,2,3 trang 136 SGK sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức của bài học Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Đồng thời, với các định hướng gợi ý giải bài tập đi kèm sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em trong quá trình tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải bài Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX SGK Lịch sử 11
A. Tóm tắt lý thuyết về Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX SGK Lịch sử 11
I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần vương
a. Nguyên nhân:
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
- Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.
b. Diễn biến:
- Đêm ngày 04 rạng ngày 05/07/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị thiếu chu đáo cuộc chiến đấu của ta nhanh chóng giảm sút.
- Sáng ngày 06/07, Pháp phản công. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và tam cung chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) .
- Ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến. Chiếu Cần vương đã thổi bùng phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt.
Hàm Nghi: tên thật là Ưng Lịch, em ruột vua Kiến Phúc. Sau khi vua Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi được đưa lên ngôi tháng 8/1884. Khi Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi cùng tam cung chạy khỏi hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị). Đạo ngự có tới hơn 1000 người, sau 2 ngày lên đường đoàn ngự đến Quảng Trị và chia làm 2 đoàn, một đoàn gồm Hoàng thân, quan lại già yếu, phụ nữ, trẻ nhỏ, quay lại Huế. Còn lại theo vua đi xây dựng căn cứ chống pháp. Nhà vua dần dần ý thức được trách nhiệm của một ông vua đang mất nước và quyết tâm kháng chiến. Hàm Nghi đã phê chuẩn chiếu Cần Vương với trách nhiệm rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
a. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...
Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
b. Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….
- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.
* Tính chất của phong trào: là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
II. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỶ XIX
1. Bãi Sậy(1885 -1892)
- Do Nguyễn Thiện Thuật ,Đốc Tít lãnh đạo
- Căn cứ chính là Bãi Sậy (Hưng Yên)
- Lan rộng: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình…
- Ngoài ra còn căn cứ Hai Sông.
* Diễn biến:
- Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.
- Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động .
- Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.
* Kết quả - Ý nghĩa
- Sau nhiều ngày chiến đấu, lực lượng nghĩa quân giảm sút nhiều, Nguyễn Thiện Thuật đến căn cứ Hai Sông, sau sang Trung Quốc, rồi mất tại đó năm 1926.
- Giữa năm 1889, căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây, Đốc Tít phải ra hàng giặc và bị đày sang Angiêri.
- Năm 1892, những lực lượng cuối cùng về với nghĩa quân Yên Thế.
- Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng.
2. Ba Đình (1886 -1887)
- Lãnh đạo là Phạm Bành, Đinh Công Tráng
- Dựa vào địa hình ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Nga Sơn, Thanh Hóa)
* Diễn biến
- Xây dựng căn cứ độc đáo: chiến luỹ bằng những sọt tre nhồi rơm trộn bùn, dày 8 -10 mét, trên mặt có các lỗ châu mai, rào kín bằng luỹ tre, cuối cùng là vòng cọc tre vót nhọn cắm quanh chân thành.
- Ngoài căn cứ chính còn có căn cứ Mã Cao.
- Nghĩa quân có khoảng 300 người, hoạt động chủ yếu là chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch, các toán lính hành quân qua căn cứ.
- Tháng 12/1886, Pháp tập trung quân tấn công vào Ba Đình nhưng thất bại.
- Ngày 06/01/1887, địch huy động 2500 quân bao vây căn cứ.
* Kết quả - Ý nghĩa:
- Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, nghĩa quân mở đường máu rút ra ngoài. Sáng 21/01/ 1887, địch chiếm được căn cứ. Nghĩa quân rút lên Mã Cao, sáp nhập với nghĩa quân Cầm Bá Thước.
- Nhiều thủ lĩnh hy sinh hoặc bị bắt. Đinh Công Tráng cố gây dựng lại phong trào. Năm 1887, ông bị Pháp giết hại, khởi nghĩa tan rã.
* Điểm mạnh
- Xây dựng kiên cố độc đáo, khó tiếp cận,
- Thuận lợi cho việc kiểm soát các tuyến giao thông.
* Điểm yếu: thủ hiểm ở một chỗ dễ bị cô lập, dễ bị bao vây ,chỉ có thể áp dụng lối đánh chiến tuyến, tập kích, phục kích. Không cơ động linh hoạt.
* Thất bại để lại bài học kinh nghiệm: cần biết lợi dụng địa hình, địa vật tránh thủ hiểm một nơi.
B. Bài tập SGK về Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX SGK Lịch sử 11
Dưới đây là 2 bài tập về Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX SGK Lịch sử 11
Bài 1 trang 136 SGK Lịch sử 11
Bài 2 trang 136 SGK Lịch sử 11
Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:
>> Bài tiếp theo: Giải bài Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp SGK Lịch sử 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ĐẦU THẾ KỶ XX
7 p | 155 | 23
-
Đề thi học sinh giỏi Sử 12 năm 2005 - Kèm đáp án
19 p | 386 | 22
-
Bài giảng Lịch sử 9 bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
34 p | 242 | 17
-
Lịch sử lớp 7 bài 22
5 p | 485 | 15
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
5 p | 766 | 14
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 149 SGK Lịch sử 8
3 p | 97 | 10
-
Giáo án lịch sử 9 - Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
10 p | 161 | 9
-
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 146 SGK Lịch sử 11
3 p | 91 | 8
-
Slide bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK 20 - Sử 8 - GV.Ng.T.Nhàn
28 p | 144 | 7
-
Tìm hiểu bài Một thời đạitrong thi ca của HoàiThanh
11 p | 76 | 7
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 136 SGK Lịch sử 11
4 p | 128 | 6
-
Bài giảng Lịch sử 11 - Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
31 p | 97 | 5
-
Giải bài Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) SGK Lịch sử 11
3 p | 114 | 4
-
Giải bài Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 SGK Lịch sử 8
3 p | 112 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Đông Vinh, Đông Hưng
7 p | 9 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018-2019 lần 1 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485
5 p | 30 | 1
-
Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2019 lần 2 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 009
4 p | 53 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn