Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung của tài liệu, các em có thể xem qua đoạn trích dưới đây. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng giải bài tập, mời các em cùng tham khảo thêm các dạng Bài tập về Vật lý hạt nhân. Hoặc để chuẩn bị tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các em có thể tham gia khóa học online Luyện thi toàn diện THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2017 trên website HỌC247.
A. Tóm tắt lý thuyết Phản ứng nhiệt hạch SGK Vật lý 12
1. Phản ứng nhiệt hạch là quá trình trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn.
2. Năng lượng tỏa ra bởi các phản ứng nhiệt hạch gọi là năng lượng nhiệt hạch. Năng lượng nhiệt hạch lớn hơn nhiều năng lượng phân hạch.
Người ta chủ yếu quan tâm đến các phản ứng nhiệt hạch tạo nên heli
+ →
+ →
+ → +
3. Điều kiện để thực hiện phản ứng nhiệt hạch :
- Nhiệt độ cao (50 triệu đến 100 triệu độ).
- Mật độ hạt nhân trong plasma phải đủ lớn.
- Thời gian duy trì trạng thái plasma ở nhiệt độ cao phải đủ lớn.
4. Năng lượng nhiệt hạch là nguồn gốc năng lượng của hầu hết vì sao.
5. Năng lượng nhiệt hạch trên Trái Đất, với những ưu viết không gây ô nhiễm (sạch) và nguyên liệu dồi dào, sẽ là nguồn năng lương của thế kỉ XXI.
B. Ví dụ minh họa Phản ứng nhiệt hạch SGK Vật lý 12
Ví dụ:
So sánh (định tính) phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch về các đặc điểm:
a) nhiên liệu phản ứng;
b) điều kiện thực hiện;
c) năng lượng tỏa ra ứng với cùng một khối lượng nhiên liệu;
d) ô nhiễm môi trường.
Hướng dẫn:
a) Nhiên liệu cho phản ứng nhiệt hạch dồi dào hơn.
b) Điều kiện thực hiện phản ứng nhiệt hạch khó khăn hơn.
c) Với cùng một khối nhiên liệu thì năng lượng tỏa ra trong phản ứng nhiệt hạch lớn hơn nhiều so với phản ứng phân hạch.
C. Bài tập Phản ứng nhiệt hạch SGK Vật lý 12
Mời các em cùng tham khảo 4 bài tập Phản ứng nhiệt hạch SGK Vật lý 12
Bài 1 trang 203 SGK Vật lý 12
Bài 2 trang 203 SGK Vật lý 12
Bài 3 trang 203 SGK Vật lý 12
Bài 4 trang 203 SGK Vật lý 12
>> Bài tập trước: Giải bài tập 1,2,3,4,5,6 trang 198 SGK Vật lý 12
>> Bài tập tiếp theo: Giải bài tập 1,2,3 trang 208 SGK Vật lý 12