intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Giun đũa SGK Sinh học 7

Chia sẻ: Ngoc Diem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

143
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 49 SGK sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức trọng tâm về giun đũa cũng như trình tự các bước giải bài tập đi kèm. Các bài tập trong tài liệu được gợi ý giải khá chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em thuận tiện hơn trong việc nắm bắt phương pháp giải bài tập hiệu quả. Mời các em tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Giun đũa SGK Sinh học 7

A. Tóm tắt lý thuyết Giun đũa Sinh học 7

I – Cấu tạo ngoài

Cơ thế giun đũa dài bằng chiếc đũa (khoảng 25cm). Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bời các dịch tiêu hoá trong ruột non người (hình 13.1).


II – Cấu tạo và di chuyển

Cơ thế giun đũa hình ống. Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có : ống tiêu hoá bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn ; các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như túi chỉ trắng ớ xung quanh ruột (hình 13.2).

Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.

III – Dinh dưỡng

Thức ăn đi một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn. Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều.

IV – Sinh sản

1. Cơ quan sinh dục
Giun đũa phân tính. Tuyến sinh dục đực và cái đều ờ dạng ống : cái 2 ống, đực 1 ống và dài hơn chiểu dài cơ thể.

Giun đũa thụ tinh trong. Con cái đẻ số lượng trứng rất lớn. lẫn vào phân người (khoảng 200 000 trứng một ngày).

2. Vòng đời giun đũa

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng (hinh 13.3). Người ăn phải trứng (qua rau sông, quả tươi…), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu. đi qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy.


B. Ví dụ minh họa Giun đũa Sinh học 7

Nêu vòng đời của giun đũa? Biện pháp phòng tránh nhiễm giun kí sinh?

Trả lời:

Giun đũa→đẻ trứng(gặp điều kiện ẩm, thoáng khí)→ấu trùng trong trứng→Người ăn phải qua rau sống, quả tươi→Ruột non→ấu trùng chui ra→Máu, gan, tim, phổi(trở lại ruột non va chính thức kí sinh ở đó)

Biện pháp phòng tránh nhễm giun kí sinh:

- Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm giun

- Tẩy giun sán định kì

- Giáo dục trẻ bỏ thói quen múc tay


C. Giải bài tập về Giun đũa Sinh học 7

Dưới đây là 3 bài tập về bài giun đũa mời các em cùng tham khảo:

Bài 1 trang 49 SGK Sinh học 7

Bài 2 trang 49 SGK Sinh học 7

Bài 3 trang 49 SGK Sinh học 7

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng  hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Giải bài tập Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp SGK Sinh học 7

 >> Bài tiếp theo: Giải bài tập Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn SGK Sinh học 7

 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1