A. Tóm tắt kiến thức Phép trừ hai số nguyên Đại số 6 tập 1
Quy tắc trừ hai số nguyên: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b. Kết quả tìm được gọi là hiệu của a và b.
Như vậy a – b = a + (-b).
Lưu ý: Nếu x = a – b thì x + b = a.
Ngược lại nếu x + b = a thì x = a – b.
Thật vậy, nếu x = a – b thì a = a + [(-b) + b] = [a + (-b)] + b = (a – b) + b = x + b.
Ngược lại, nếu x + b = a thì x = x + [b + (-b)] = (x + b) + (-b) = a + (-b) = a – b.
Nhận xét: Trong N phép trừ a cho b chỉ thực hiện được khi a ≥ b.
Nhưng trong Z phép trừ a cho b luôn luôn thực hiện được.
B. Ví dụ minh họa Phép trừ hai số nguyên Đại số 6 tập 1
Ví dụ 1:
3 – 8 = 3 + (-8) = -5
(-3) – (-8) = (-3) + (+8) = +5
Ví dụ 2:
Nhiệt độ ở Sa Pa hôm qua là 3oC, hôm nay nhiệt độ giảm 4oC. Hỏi nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa là bao nhiêu độ C ?
Giải:
Do nhiệt độ giảm 4oC, nên ta có:
3 – 4 = 3 + (-4) = -1
Trả lời:
Vậy nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa là -1oC.
C. Giải bài tập về Phép trừ hai số nguyên Đại số 6 tập 1
Dưới đây là 10 bài tập về phép trừ hai số nguyên mời các em cùng tham khảo:
Bài 47 trang 82 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 48 trang 82 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 49 trang 82 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 50 trang 82 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 51 trang 82 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 52 trang 82 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 53 trang 82 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 54 trang 82 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 55 trang 83 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 56 trang 83 SGK Đại số 6 tập 1
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Luyện tập tính chất của phép cộng các số nguyên SGK Đại số 6 tập 1
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Quy tắc dấu ngoặc SGK Đại số 6 tập 1