A. Tóm tắt Lý thuyết Ước và bội Đại số 6 tập 1
1. Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a.
Tập hợp các bội của a được kí hiệu bởi B(a).
Tập hợp các ước của a được kí hiệu bởi Ư(a).
2. Muốn tìm bội của một số tự nhiên khác 0, ta nhân số đó với các số tự nhiên 0,1,2,3…
3. Muốn tìm ước của một số tự nhiên a (a > 1), ta chia số a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a có thể chia hết cho số nào; khi đó các số ấy là ước của a
B. Ví dụ minh họa Ước và bội Đại số 6 tập 1
Ví dụ 1:
Tìm ước và bội của 27 : 3
Bài giải:
Ta nói 27 là bội của 3
3 là ước của 27
Ví dụ 2:
Số 18 có là bội của 3 không? Có là bội của 4 không?
Số 4 có là ước của 12 không? Có là ước của 15 không?
Bài giải:
18 là bội của 3, vì 18 chia hết cho 3
18 không là bội của 4, vì 18 không chia hết cho 4
4 là ước của 12 , vì 12 chia hết cho 4
4 không là ước của 15, vì 15 không chia hết cho 4
C. Giải bài tập về Ước và bội Đại số 6 tập 1
Dưới đây là bài tập về mời các em cùng tham khảo:
Bài 111 trang 44 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 112 trang 44 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 113 trang 44 SGK Đại số 6 tập 1
Bài 114 trang 45 SGK Đại số 6 tập 1
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 SGK Đại số 6 tập 1
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Số nguyên tố - Hợp số - Bảng số nguyên tố SGK Đại số 6 tập 1