GIẢI HUYỀN THOẠI<br />
TRONG TRUYỆN NGẮN HUYỀN THOẠI VIỆT NAM<br />
TRẦN THỊ LÝ – NGUYỄN VĂN THUẤN<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Lấy huyền thoại làm đối tượng phản ánh, suy ngẫm, truyện ngắn<br />
huyền thoại đã tạo nên nét độc đáo riêng của đời sống văn học Việt Nam<br />
đương đại. Với tư cách là một thành tố xa xưa và lâu bền trong lòng văn hóa<br />
Việt, huyền thoại tồn tại và di truyền như một cấu trúc bền vững trong tâm<br />
trí cộng đồng. Các nhà văn hiện đại, trong nỗ lực sáng tạo đã vừa giải huyền<br />
thoại vừa tái cấu trúc huyền thoại, đem lại cho huyền thoại sức sống mới<br />
mang màu sắc nghệ thuật độc đáo của diễn ngôn cá nhân.<br />
Từ khóa: Huyền thoại, Truyện ngắn huyền thoại, diễn ngôn, giải huyền<br />
thoại<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Huyền thoại luôn biến đổi và đổi mới theo từng quan niệm, từng thời đại. Vì thế, trong<br />
bài viết này của chúng tôi, khái niệm huyền thoại (mythe) không chỉ được hiểu là<br />
“những câu chuyện mà một nền văn hoá nhất định tin là thực, những câu chuyện này sử<br />
dụng cái siêu nhiên để cắt nghĩa những sự kiện tự nhiên, để giải thích bản chất của vũ<br />
trụ và con người” [2] mà còn được hiểu “là một ngôn từ” [3, tr. 289]. Nhưng không phải<br />
ngôn từ nào cũng được gọi là huyền thoại mà phải đảm bảo các điều kiện: 1) đó phải là<br />
một thông điệp, 2) nó được biểu đạt bởi phương thức huyền thoại, 3) là một hệ thống kí<br />
hiệu thứ hai, một siêu ngôn ngữ, 4) phải được xã hội sử dụng. Truyện ngắn huyền<br />
thoại, trong quan niệm của chúng tôi, được dùng một cách ước lệ chỉ một thể tài của<br />
truyện ngắn, đó là các truyện ngắn có sử dụng các yếu tố huyền thoại như một chất liệu<br />
để tái hiện, tái thiết huyền thoại hay mượn nó để nói đến những vấn đề của tự nhiên, xã<br />
hội, con người hiện đại. Truyện ngắn huyền thoại sử dụng các yếu tố huyền thoại (nhân<br />
vật, sự kiện, chi tiết, thời gian, không gian, biểu tượng, motif, yếu tố kì ảo...) như một<br />
chất liệu, một tư duy để tái hiện, tái thiết huyền thoại hoặc mượn nó để nói đến những<br />
vấn đề của tự nhiên, xã hội, con người hiện đại. Ví như huyền thoại thường tôn vinh các<br />
nhân vật, các sự kiện siêu phàm thì trong truyện ngắn huyền thoại, một mặt nói về<br />
những nhân vật, sự kiện này, mặt khác còn dùng để nói đến những sự kiện, nhân vật kiệt<br />
xuất hoặc tài ba trong cuộc sống đời thường. Nếu trong huyền thoại yếu tố kì ảo được<br />
xem là đặc trưng thì trong truyện ngắn huyền thoại nó có thể được sử dụng hoặc không,<br />
và mục đích sử dụng nó cũng khác nhau,... Tuy truyện ngắn huyền thoại được xây dựng<br />
với chủ ý hướng về huyền thoại nhưng nó khác hẳn huyền thoại về nhiều phương diện<br />
nội dung và hình thức. Ở đó diễn ngôn vừa khác biệt vừa mang tính chất giải huyền<br />
thoại. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi muốn tập trung tìm hiểu tính chất giải huyền<br />
thoại trong truyện ngắn huyền thoại để thấy được nét độc đáo riêng của truyện ngắn<br />
huyền thoại trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 46-53<br />
<br />
GIẢI HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN HUYỀN THOẠI VIỆT NAM<br />
<br />
47<br />
<br />
2. HUYỀN THOẠI LÀ Ý THỨC HỆ CỦA DIỄN NGÔN TẬP THỂ<br />
“Huyền thoại là một ngôn từ”, nghĩa là nó chịu sự quy định của lịch sử ngôn từ: “do lịch<br />
sử lựa chọn: nó không thể nảy sinh từ “bản chất” các sự vật” [3, tr. 290]; trong khi đó,<br />
lịch sử ngôn từ gắn liền với lịch sử con người nên nó mang bản chất của thời đại. Ví<br />
như huyền thoại về Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, gắn liền với thời<br />
xa xưa khi nhân dân ta chưa có điều kiện đắp đê, đào kênh, xây đập để chống chọi với<br />
những cơn lũ hằng năm thường xuyên đe dọa sự sống của họ nên Sơn Tinh được hư cấu<br />
để gửi gắm ước mơ, ý chí của cộng đồng. Mặt khác, huyền thoại thường mang tính<br />
“siêu ngôn ngữ”, là “một hệ thống kí hiệu thứ hai” 1 vì thế “cái được biểu đạt” trong<br />
huyền thoại thường mang tính đa nghĩa và phải được số đông chấp nhận. Bởi những lẽ<br />
đó có thể khẳng định, huyền thoại là diễn ngôn tập thể.<br />
Vì là diễn ngôn của số đông nên nó chịu sự chi phối của thời đại và tạo thành phong<br />
cách thời đại. Phong cách này khi đi vào tác phẩm văn học biểu hiện cụ thể ở hình thức<br />
và nội dung: hình thức mang tính sử thi, nội dung thường mang tính chung, ví như nhân<br />
dân quan niệm cái thiện lúc nào cũng phải thắng cái ác nên họ không chấp nhận cái ác<br />
thắng cái thiện, hay thiện và ác là hai mặt trong mọi sự vật. Chính quan niệm ấy đã đẩy<br />
huyền thoại vào sự phiến diện, cực đoan trong cách nhìn về hiện thực, con người (trong<br />
khi đó K.Mác cho rằng muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên<br />
cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của nó trong không gian và thời<br />
gian; J. Derrida cũng chứng minh mỗi sự vật đều tồn tại các cặp đối lập nhị phân). Rõ<br />
ràng, trong huyền thoại cái được biểu đạt được “lồng” vào “một nhận thức nào đó về<br />
thực tại hơn là thực tại bản thân nó” [3, tr. 306]. Vì bản chất của huyền thoại thuộc về<br />
diễn ngôn của cộng đồng nên ý thức cộng đồng sẽ chi phối tất cả các yếu tố trong huyền<br />
thoại, tạo thành một cấu trúc huyền thoại đặc thù và mang tính ổn định. Huyền thoại kết<br />
tinh thành những biểu tượng lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, trở<br />
thành tín ngưỡng, văn hóa của người Việt. Chẳng hạn, truyền thuyết Sơn Tinh Thủy<br />
Tinh tồn tại trong tâm thức nhân dân thông qua các di tích và nghi lễ thờ cúng ở cả vùng<br />
xứ Đoài, Phú Thọ; qua lễ hội hàng năm với các diễn xướng, phong tục như tục đánh cá<br />
thờ, tục lấy 99 cái đuôi cá (biểu trưng cho quân Thuỷ Tinh) dâng Sơn Tinh; tục rước<br />
Chúa Gái, tái hiện sự tích Sơn Tinh rước Mị Nương về núi Tản Viên trong ngày cưới;<br />
Sơn Tinh được phong là thánh Tản Viên - một trong “Tứ bất tử”. Như vậy, huyền thoại<br />
đã trở thành một cấu trúc vững bền trong tâm trí cộng đồng, cả vẻ đẹp huyền thoại của<br />
nhân vật lẫn ý nghĩa của nó. Nhưng huyền thoại thuộc về diễn ngôn của một ý thức hệ<br />
nên nó thường mang một cái gì đó siêu nhiên, phi thực tế, phiến diện, trong khi cuộc<br />
sống con người luôn vận động và phát triển theo tiến trình của lịch sử, văn học là một<br />
hình thái ý thức xã hội nên nó không thể tách khỏi cuộc sống. Quy luật của văn học và<br />
cuộc sống không phải là một nhưng nó cùng nằm trong một quy luật chung của sự vận<br />
động phát triển, quan hệ biện chứng. Đến một lúc nào đó những cái tưởng chừng như đã<br />
“nhất thành bất biến” cũng cần được xem xét, đánh giá lại cho phù hợp. Ở phương diện<br />
Theo Roland Barthes, cái là kí hiệu (nghĩa là tổng kết hợp của một khái niệm và một hình ảnh) trong hệ<br />
thống thứ nhất nay chỉ là cái biểu đạt trong hệ thống thứ hai.<br />
1<br />
<br />
48<br />
<br />
TRẦN THỊ LÝ – NGUYỄN VĂN THUẤN<br />
<br />
này, cần xem huyền thoại là tiếng nói của một thời chứ không phải là tiếng nói của<br />
muôn đời.<br />
3. TRUYỆN NGẮN HUYỀN THOẠI LÀ Ý THỨC NGHỆ THUẬT CỦA DIỄN<br />
NGÔN CÁ NHÂN<br />
3.1. Truyện ngắn huyền thoại mang hình thức giải huyền thoại<br />
Những yếu tố hình thức của huyền thoại trong truyện ngắn huyền thoại mang tính giải<br />
huyền thoại - tức là nó không phải phá hủy, hủy diệt cấu trúc cũ mà là tái thiết, tái cấu<br />
trúc huyền thoại, nhằm tạo lập huyền thoại mới. Đây là mục đích chủ yếu của các nhà<br />
văn “giải huyền thoại”, điều này thể hiện ở những khía cạnh sau:<br />
Yếu tố trần thuật: người kể chuyện của huyền thoại bao giờ cũng là ngôi thứ ba, điểm<br />
nhìn bên ngoài, là người biết hết mọi việc thuật lại cho mọi người cùng nghe. Nhưng<br />
người kể chuyện trong truyện ngắn huyền thoại có thể là ngôi thứ ba, thứ hai, đặc biệt là<br />
thứ nhất, là người rất ít khả năng “toàn tri”, hay tự thuật lại tâm trạng của chính mình<br />
nên điểm nhìn phần nhiều là bên trong, điểm nhìn tâm lí. Đặc biệt tiêu biểu cho truyện<br />
ngắn huyền thoại là tính chất đa điểm nhìn. Điều này, một mặt, thể hiện cái nhìn tương<br />
đối, không triệt để của các tác giả về các vấn đề huyền thoại, tạo nên nét nhòe trong việc<br />
nhìn nhận thế giới; mặt khác, ở truyện ngắn huyền thoại, huyền thoại không phải là<br />
điểm nhìn duy nhất mà nó thường tạo nên một sự tương tác giữa huyền thoại với lịch sử<br />
và hiện đại. Sự đa điểm nhìn này vừa là một nét cách tân vừa tạo nên sự khác biệt so với<br />
truyện ngắn không phải là huyền thoại trong văn học đương đại. Xét về yếu tố thời gian,<br />
chúng tôi thấy rằng truyện ngắn huyền thoại đã tái tạo được 3 chiều kích của thời gian<br />
(quá khứ, hiện tại, tương lai, trong đó hiện tại là tâm điểm), đặc biệt với hai loại thời<br />
gian chủ yếu: thời gian huyền thoại và thời gian tâm trạng, gắn với nó là các thủ pháp<br />
(tạo thời gian thiêng, mơ hồ hóa thời gian, xáo trộn thời gian; hồi tưởng, tự nhận thức,<br />
sám hối)2 và với nhiều dạng thức biểu hiện khác nhau như: chủ quan hóa thời gian (Sự<br />
tích những ngày đẹp trời), thời gian “tĩnh tại, ngưng đọng” (Những ngọn gió Hua Tát),<br />
“thời gian vĩnh cửu” (Tàn đen đốm đỏ, Bến trần gian), thời gian gắn chặt với tâm lí<br />
nhân vật (Bụt mệt, Ngày xưa, cô Tấm, Nhân sứ) v.v… Như vậy, thời gian trong truyện<br />
ngắn huyền thoại không phải là thời gian tuyến tính “một đi không trở lại” mà là thời<br />
gian đa chiều đồng hiện và nó mang trong mình những chiêm nghiệm, suy tư về con<br />
người đời thường cũng như cuộc sống nơi trần thế. Thời gian này có mối quan hệ đặc<br />
biệt với không gian: nếu như không gian trong huyền thoại là không gian cộng đồng sử<br />
thi thì trong truyện ngắn huyền thoại là không gian thế sự - đời tư cá nhân và không<br />
gian đồng hiện cũng là không gian tiêu biểu nhất. Đây là lớp không gian nghệ thuật<br />
nhằm đồng thời thể hiện không gian cộng đồng - đời tư một cách nhịp nhàng, ở đó<br />
người ta có thể hình dung ra nhiều nơi chốn trong cùng một thời điểm. Sự xuất hiện lớp<br />
không gian này giúp cho việc tạo khoảng trống tâm hồn của nhân vật, như được trải dài<br />
Xem thêm bài viết Thời gian nghệ thuật của truyện có yếu tố kì ảo sau 1986 của Bùi Thanh Truyền in<br />
trong cuốn Thi pháp học ở Việt Nam, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (tuyển chọn và biên soạn)<br />
(2010), NXB Giáo Dục, Hà Nội<br />
2<br />
<br />
GIẢI HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN HUYỀN THOẠI VIỆT NAM<br />
<br />
49<br />
<br />
theo trục thời gian. Chẳng hạn, một số truyện ngắn huyền thoại của Tạ Duy Anh, Lê<br />
Minh Hà, Hòa Vang,… đã đưa người đọc lạc vào lớp không gian tâm tưởng, giúp ta<br />
hiểu thêm về những sâu lắng của nhà văn và chiêm nghiệm suy tư về những gì đã qua<br />
giữa hiện tại và tương lai.<br />
Cốt truyện trong huyền thoại thường theo mạch tuyến tính còn trong truyện ngắn huyền<br />
thoại phần lớn theo mạch tâm tưởng, phi tuyến tính. Với lối kể theo mạch tuyến tính,<br />
câu chuyện thường tuân theo trật tự thời gian nhưng với cốt truyện tâm tưởng, phi tuyến<br />
tính thường là theo mạch tâm lí nhân vật. Truyện Gióng của Lê Minh Hà được kể lại<br />
qua sự soi chiếu mạch tâm trạng của mẹ Gióng, mạch tâm lí đó như một khúc hát ru con<br />
để thấy Gióng mãi mãi là một cậu bé của mẹ. Cốt truyện tâm lí này lại được kết hợp với<br />
tính vấn đề tạo cho truyện ngắn huyền thoại vừa quen vừa lạ, giúp đi sâu khám phá “con<br />
người trong con người” và điều này lại cho phép thể hiện những quan điểm sâu xa về<br />
huyền thoại, nói khác đi là giải huyền thoại. Bên cạnh đó, một hiện tượng nữa cũng cần<br />
đề cập đến: tác giả truyện ngắn huyền thoại thường xây dựng những cốt truyện mở, kết<br />
cấu vẫy gọi. Với kết cấu này truyện ngắn huyền thoại đã tạo ra một huyền thoại chưa<br />
hoàn kết. Nó hướng đến thể hiện một thế giới hàm hồ, vận động. Đọc truyện ngắn<br />
huyền thoại, chúng tôi thấy nó không chủ ý định hướng người đọc đến một tư tưởng<br />
nhất định (kiểu huyền thoại hay làm). Vấn đề chỉ là ở chỗ con người nhìn nhận huyền<br />
thoại như thế nào, tìm ra tiếng nói của mình và định hướng cho nó giữa các tiếng nói<br />
khác. Vì thế, tiếng nói tác giả vừa đứng riêng lại vừa trộn lẫn, bình đẳng giữa muôn vàn<br />
tiếng nói. Trong huyền thoại hầu như không có những hiện tượng này.<br />
Nổi bật trong truyện ngắn huyền thoại là nghệ thuật xây dựng nhân vật mà ở đó sự tự ý<br />
thức của nhân vật được xem là yếu tố trung tâm. Trong truyện ngắn huyền thoại, toàn<br />
bộ huyền thoại đã trở thành yếu tố của sự tự ý thức của nhân vật. Nhân vật Thủy Tinh ý<br />
thức được “lớp lớp cháu con những người thường, đời đời nguyền rủa tôi: tên chúa trùm<br />
của nạn lụt hung bạo” [6; tr. 36]. An Dương Vương ý thức được lỗi lầm mà mình đã gây<br />
ra cho đất nước và cho Mị Châu, ông đã sống trong nỗi dằn vặt về tội mất nước và giết<br />
con: “Chúng ta chỉ là bọn tội đồ của lịch sử mới chỉ đi hết nửa phần đường của kẻ<br />
thường tình trở thành bậc danh tướng anh hùng”. Tấm biết hành động trả thù mẹ con<br />
Cám là tội ác, điều này đã ám ảnh cô, làm cô mất ăn mất ngủ, thân xác hao gầy,… Với<br />
sự tự ý thức, nhân vật đã tự giải huyền thoại về mình và thế giới, vì thế mà tiếng nói của<br />
tác giả bình đẳng với tiếng nói nhân vật, thậm chí ở một số tác phẩm (Sự tích những<br />
ngày đẹp trời, An Dương Vương, Huyền thoại rồng, Trương Chi, Hóa kiếp,…) tiếng nói<br />
của tác giả lẫn vào trong nhân vật. Ở khía cạnh này, cũng cần phải thấy rằng, truyện<br />
ngắn huyền thoại đã làm một “cuộc cách mạng” giải huyền thoại, bằng cách biến những<br />
cái vốn là ổn định, cố định, hoàn tất của huyền thoại thành yếu tố tự nhận thức của nhân<br />
vật. Mặt khác chúng tôi thấy rằng, tuy là lấy tâm trạng, sự tự ý thức của nhân vật làm<br />
trung tâm miêu tả nhưng nhà văn để cho nhân vật bộc lộ mình thông qua đối thoại là<br />
chủ yếu. Ở đó có thể thấy những cuộc đối thoại như: đối thoại giữa các nhân vật (trong<br />
An Dương Vương là cuộc đối thoại giữa An Dương Vương và Rùa Thần, trong Nhân Sứ<br />
là những cuộc đối thoại giữa Sa Ngộ Tĩnh với Phật Tổ Như Lai…); đối thoại trong cấu<br />
trúc, tức là đối thoại giữa văn bản và huyền thoại để giải huyền thoại, diễn dịch lại<br />
<br />
50<br />
<br />
TRẦN THỊ LÝ – NGUYỄN VĂN THUẤN<br />
<br />
huyền thoại. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, có thể xem đây là một hành động tái<br />
thiết - sự tái thiết của tư duy với những điều đã cũ mòn, xơ cứng và có nguy cơ trở<br />
thành giáo điều. Không những thế truyện ngắn huyền thoại hướng đến xây dựng cuộc<br />
đối thoại thứ ba, đó là đối thoại giữa tác giả và nhân vật mà Con quạ (Nhật Chiêu),<br />
Đêm bướm ma, Góa phụ đen (Võ Thị Hảo)... là các đối thoại tiêu biểu. Những cuộc đối<br />
thoại này thể hiện sự tra vấn triền miên trong tư duy tự sự của những người viết thời<br />
hiện đại khi họ không ngừng đặt chính họ và những câu chuyện họ kể trong thế “đối<br />
thoại” với những trước tác quá khứ. Thông qua đối thoại giữa nhân vật với nhân vật,<br />
nhân vật với huyền thoại, với tác giả, truyện ngắn huyền thoại hướng đến cuộc đối thoại<br />
lớn hơn đó là đối thoại với người đọc. Chẳng hạn, đối thoại với người đọc trong sáng<br />
tác của Nguyễn Huy Thiệp khi nói về truyện Trương Chi: “Còn tôi, tôi có cách kết thúc<br />
khác. Đấy là bí mật của riêng tôi” [5, tr. 151]. Ngoài ra việc xây dựng một kết cấu vẫy<br />
gọi, kết cấu mở, văn bản với nhiều mã thẩm mỹ trong truyện ngắn huyền thoại của Võ<br />
Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh… cũng là một cách mời gọi sự đối thoại.<br />
Cuộc đối thoại này còn đến từ phía người đọc, nó đặt người đọc trong thế hoài nghi,<br />
thay đổi hay không thay đổi quan niệm, nhận thức về thế giới và con người, nó hướng<br />
đến một mục đích cao hơn: phá vỡ các “đại tự sự”, khiến những bức tường kiên cố trở<br />
nên lung lay và nhờ thế, nhân vật gần hơn với con người.<br />
Yếu tố kì ảo trong huyền thoại được xem là đặc trưng nghệ thuật, nó gắn liền với quan<br />
niệm của nhân dân về cuộc sống, con người, xã hội. Trong truyện ngắn huyền thoại, yếu<br />
tố kì ảo cũng được sử dụng nhưng dung lượng ít hơn và thường gắn với các trạng thái<br />
tâm lí tình cảm, gần với con người hơn. Trong cổ tích Tấm Cám cứ mỗi lần Tấm khóc là<br />
bụt lại hiện ra mang bống đến làm bạn với Tấm, cho Tấm áo đẹp, giầy đẹp, ngựa đẹp để<br />
đi xem hội… thì trong truyện ngắn Ngày xưa cô Tấm, qua một thời gian bị dằn vặt bởi<br />
hành động trả thù tàn độc của mình Tấm đã ngộ ra lẽ đời thì đêm ấy bụt mới xuất hiện<br />
và “Bụt bảo Tấm, giọng nghiêm, hiền, mênh mông một niềm xót thương khôn tả: - Đấy<br />
chính là điều kỳ diệu nhất ta có thể cho con. Nhưng con ạ, điều kỳ diệu nhất bao giờ<br />
cũng là điều kỳ diệu cuối cùng”. Ở đây bụt đến với Tấm không mang thứ gì hết mà chỉ<br />
như một con người chia sẻ với con người, và thứ mà bụt mang đến chỉ là những lẽ<br />
thường tình của cuộc sống mà thôi!<br />
Nhưng huyền thoại trong truyện ngắn huyền thoại không chỉ thể hiện qua yếu tố kì ảo<br />
mà nó còn thể hiện theo nhiều cách khác nhau, và ở mỗi nhà văn, mỗi văn bản đều có<br />
sự biểu hiện cũng không giống nhau. Đọc tập Truyện ngắn chọn lọc của Tạ Duy Anh, từ<br />
dấu vết huyền thoại in đậm trong từng truyện ngắn, người đọc sẽ nhận thức được ranh<br />
giới phân biệt truyện ngắn và truyện ngắn huyền thoại. Chất huyền thoại thể hiện trước<br />
hết ở việc sử dụng các motif truyện: Hóa kiếp là motif hóa thân của bò/người như là<br />
hiện thân của cuộc sống cùng cực tha hóa của kiếp bò, kiếp người. Bí mật của vĩnh cửu<br />
dẫn dắt ta đến với motif tội ác và trừng phạt. Vòng trầm luân trần gian là motif về cái<br />
chết và sự hồi sinh của vấn nạn truyền kiếp mà con người phải chịu. Dấu vết ấy còn<br />
được thể hiện qua vẻ đẹp và tiếng hát của “người đàn bà cực kì nhan sắc” có thể khiến<br />
cho “hoa tàn”, “lá héo”, “chim chóc ngẩn ngơ”, đàn ông mê muội (Truyền thuyết viết<br />
lại) hay qua những hình ảnh cụ thể như “chiếc đế giầy”, “chiếc roi số phận” nó “giống<br />
<br />