Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
GIẢI PHÁP CẢI TIẾN MÔ HÌNH HUẤN LUYỆN ĐỘC LẬP THÀNH<br />
HUẤN LUYỆN HIỆP ĐỒNG HAI HỆ THỐNG MÔ PHỎNG HUẤN<br />
LUYỆN TỔ HỢP TÊN LỬA BASTION VÀ TỔ HỢP RA ĐA<br />
MONOLIT-B<br />
Đỗ Việt Bình1, Nguyễn Văn Sơn1*, Bạch Hồng Quyết1, Nguyễn Anh Tuấn2<br />
Tóm tắt: Bài báo đề xuất một mô hình huấn luyện hiệp đồng trên cơ sở hai hệ<br />
thống mô phỏng huấn luyện độc lập Tổ hợp tên lửa Bastion và Tổ hợp ra đa<br />
Monolit-B tại Lữ đoàn 681-Vùng 2-Quân chủng Hải quân. Mô hình huấn luyện hiệp<br />
đồng được xây dựng dựa trên các công nghệ hiện đại cho phép can thiệp sâu vào<br />
các hệ thống thành phần nhằm mục đích đọc, lưu trữ và truyền thông tin mục tiêu<br />
giữa hai hệ Bastion và Monolit-B, từ đó, hỗ trợ công tác huấn luyện sát với thực tế<br />
chiến đấu tại đơn vị.<br />
Từ khóa: Mô hình; Huấn luyện; Bastion; Monolit-B.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Hiện nay, Hải quân Việt nam đã được trang bị hai tổ hợp vũ khí hiện đại do Nga sản<br />
xuất là Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion và Tổ hợp ra đa cảnh giới đường không<br />
và bờ biển Monolit-B. Tổ hợp ra đa Monolit-B có nhiệm vụ quét, phát hiện và chỉ thị mục<br />
tiêu cho tổ hợp tên lửa Bastion. Trang bị kèm với hai tổ hợp này là các hệ thống mô phỏng<br />
huấn luyện KOC-KT cho tổ hợp Bastion và UTK cho tổ hợp ra đa Monolit-B.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ truyền thông của tổ hợp trong thực tế.<br />
Hệ thống phần mềm mô phỏng KOC-KT có mục tiêu:<br />
- Huấn luyện lý thuyết cho cán bộ, với sự tham gia của giáo viên huấn luyện hoặc tự<br />
thực hành.<br />
- Hoàn thiện các kỹ năng thực tế của cán bộ trong khai thác sử dụng các thành phần của<br />
hệ thống Bastion.<br />
- Hoàn thiện hoạt động phối hợp giữa các vị trí trong cùng một kíp chiến đấu.<br />
- Hoàn thiện hoạt động phối hợp giữa các kíp trong tổ hợp Bastion.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 187<br />
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
Hệ thống mô phỏng UTK được xây dựng với mục tiêu huấn luyện lý thuyết về tổ hợp<br />
radar Monolit-B cho cán bộ trong đơn vị. Hệ thống cho phép cán bộ đơn vị thực hiện mọi<br />
thao tác với các thiết bị trong xe radar đã được ảo hóa. Phương pháp này cho phép quá<br />
trình huấn luyện bám sát với thực tiễn chiến đấu nhưng vẫn đảm bảo giảm thiểu chi phí<br />
huấn luyện.<br />
Tuy nhiên, khác với hệ thống khí tài hai hệ thống mô phỏng trên đang hoạt động một<br />
cách độc lập: mỗi kíp trắc thủ được huấn luyện tách biệt với hệ thống còn lại, thông tin chỉ<br />
thị mục tiêu từ hệ thống mô phỏng huấn luyện tổ hợp ra đa Monolit-B không được truyền<br />
sang hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn tổ hợp Bastion như trên khí tài dẫn đến quy trình<br />
huấn luyện trên hệ thống mô phỏng không sát với thực tế huấn luyện. Thông tin tọa độ<br />
mục tiêu và vị trí 2 đài ra đa từ hệ thống mô phỏng Monolit-B là các thông tin đầu vào<br />
chính cho hệ thống mô phỏng tổ hợp Bastion. Bên cạnh đó, sau khi tiếp nhận mục tiêu từ<br />
hệ thống ra đa việc đồng bộ thông tin và trạng thái mục tiêu theo thời gian giữa hai hệ<br />
thống có vai trò quan trọng đảm bảo yếu tố sát thực tế chiến đấu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ truyền thông của tổ hợp trong huấn luyện mô phỏng.<br />
Vì vậy, để đảm bảo công tác huấn luyện trên hệ thống mô phỏng sát với thực tế huấn<br />
luyện trên khí tài việc đề xuất mô hình huấn luyện hiệp đồng dựa trên hai hệ thống mô<br />
phỏng độc lập là không thể thiếu.<br />
2. NHỮNG MỤC TIÊU TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH<br />
HUẤN LUYỆN HIỆP ĐỒNG<br />
Mục tiêu cơ bản của mô hình huấn luyện hiệp đồng là đảm bảo truyền thông giữa hai<br />
hệ thống mô phỏng tổ hợp tên lửa bờ Bastion và tổ hợp ra đa Monolit-B. Để đạt được mục<br />
tiêu này, mô hình được xây dựng phải cho phép tiến hành các công việc cụ thể sau:<br />
- Thiết kế hệ thống truyền thông đảm bảo truyền thông tin tọa độ mục tiêu và vị trí xe<br />
ra đa một cách chính xác.<br />
- Nghiên cứu cơ chế bắt tay đảm bảo đồng bộ thời gian thực cho thông tin truyền giữa<br />
hai hệ thống.<br />
- Nghiên cứu các kỹ thuật can thiệp nóng và các tiến trình của hai hệ thống nhằm đảm<br />
bảo trao đổi và cập nhật thời gian thực các thông tin cần thiết đối với cả hai.<br />
<br />
<br />
188 Đ. V. Bình, N. V. Sơn, …, “Giải pháp cải tiến mô hình huấn luyện… ra đa Monolit-B.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
- Hoàn thiện lại qui trình huấn luyện hiệp đồng và hướng dẫn đơn vị thực hành sát với<br />
thực tế chiến đấu trên khí tài thật.<br />
3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN XÂY DỰNG MÔ HÌNH HUẤN LUYỆN HIỆP ĐỒNG<br />
3.1. Yêu cầu cần đạt được của mô hình huấn luyện hiệp đồng<br />
- Phù hợp với quy trình huấn luyện thực tế trên khí tài. Đây là yêu cầu tiên quyết khi<br />
xây dựng hệ thống huấn luyện hiệp đồng. Cơ sở của yêu cầu này xuất phát từ mục tiêu<br />
huấn luyện hiệp đồng: Cho phép 2 hệ thống mô phỏng cùng tham gia huấn luyện theo một<br />
kịch bản chung như trên khí tài.<br />
- Không làm thay đổi quy trình huấn luyện độc lập. Việc xây dựng mô hình huấn luyện<br />
hiệp đồng thực hiện trao đổi thông tin giữa các hệ thống mô phỏng độc lập nhưng không<br />
làm thay đổi các bước thao tác trong thực hành huấn luyện trong mỗi hệ thống thành phần.<br />
3.2. Đề xuất mô hình huấn luyện hiệp đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Mô hình huấn luyện hiệp đồng giữa hai hệ thống.<br />
Từ mô hình đề xuất trên nhận thấy, cốt lõi của mô hình huấn luyện hiệp đồng là hệ<br />
thống truyền thông giữa hai hệ thống mô phỏng độc lập KOC-KT và UTK cài đặt trên các<br />
máy điều khiển. Hệ thống truyền thông thực hiện các nhiệm vụ:<br />
- Đồng bộ kịch bản huấn luyện giữa hai hệ thống. Kịch bản gồm: danh sách và quỹ đạo<br />
chuyển động của mục tiêu, vị trí tâm bản đồ, vị trí 02 xe ra đa,…<br />
- Đồng bộ vị trí tọa độ mục tiêu giữa hai hệ thống dựa trên một giao thức quy định.<br />
- Trích xuất thông tin mục tiêu (từ hệ thống UTK) truyền sang hệ thống KOC-KT và<br />
đồng bộ trạng thái mục tiêu (bị tiêu diệt/hư hỏng) từ hệ thống KOC-KT sang hệ thống UTK.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 189<br />
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Quy trình tương tác của CTDK trên KOS khi chạy diễn tập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Quy trình tương tác cho giáo viên theo dõi quá trình huấn luyện.<br />
Xây dựng được sở chỉ huy, hệ thống phần mềm kết nối 3 phòng luyện tập là KOS,<br />
UTK và KT.<br />
<br />
<br />
190 Đ. V. Bình, N. V. Sơn, …, “Giải pháp cải tiến mô hình huấn luyện… ra đa Monolit-B.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Giao diện chọn chế độ huấn luyện.<br />
Xây dựng quy trình vận hành hệ thống tích hợp ở 3 chế độ luyện tập độc lâp, hiệp<br />
đồng, diễn tập tác chiến cấp Lữ đoàn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Giao diện trạng thái và điều khiển huấn luyện.<br />
Hệ thống tích hợp cho phép huấn luyện ở 03 chế độ khác nhau:<br />
- Độc lập: Hai hệ thống mô phỏng huấn luyện KOS-KT và UTK huấn luyện độc lập,<br />
không trao đổi, tương tác gì với nhau; Sở chỉ huy có thể giám sát quá trình huấn luyện độc<br />
lập của KOS-KT và UTK.<br />
- Hiệp đồng: Cho phép KOS-KT và UTK cùng tham gia huấn luyện theo một kịch bản<br />
chung. Hai hệ thống sẽ tương tác và trao đổi thông tin với nhau trong quá trình huấn luyện;<br />
Sở chỉ huy có thể giám sát quá trình huấn luyện hiệp đồng giữa hai hệ thống.<br />
- Diễn tập tác chiến cấp Lữ đoàn: Cho phép xây dựng kịch bản và triển khai huấn<br />
luyện diễn tập hoàn chỉnh với đầy đủ các khí tài được trang bị trong tổ hợp tên lửa Bastion<br />
và rađa. Các kíp huấn luyện trên KOS-KT, UTK và Sở chỉ huy có thể tương tác trao đổi<br />
thông tin lẫn nhau.<br />
Hệ thống cho phép ra tình huống huấn luyện và điều khiển quá trình huấn luyện.<br />
Hệ thống cho phép theo dõi quá trình huấn luyện tại 02 hệ thống mô phỏng độc lập.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
KOC-KT và UTK là các hệ thống phần mềm mô phỏng đóng gói do Nga xây dựng.<br />
Việc can thiệp sâu bên trong các hệ thống trên để phát triển và xây dựng thành công mô<br />
hình huấn luyện hiệp đồng là một bước đột phá về mặt giải pháp và kỹ thuật.<br />
Mô hình huấn luyện hiệp đồng có ý nghĩa quan trọng trong phối hợp hoạt động<br />
huấn luyện trên các hệ thống mô phỏng KOC-KT và UTK, giúp cho quá trình huấn<br />
luyện sát với thực tế huấn luyện trên tổ hợp tên lửa Bastion và tổ hợp ra đa Monolit-B.<br />
Việc xây dựng thành công mô hình huấn luyện hiệp đồng là tiền đề cho phép thực hiện<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 191<br />
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học<br />
<br />
các hoạt động huấn luyện ở mức độ cao hơn với quy mô rộng hơn là huấn luyện diễn<br />
tập cấp Lữ đoàn.<br />
Nội dung nghiên cứu là một lĩnh vực nghiên cứu mới ở Việt nam, có một vị trí vai trò<br />
vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả khai thác và làm chủ các loại khí tài, các<br />
hệ thống CNTT hiện đại.<br />
Kết quả nghiên cứu còn có tác động tích cực cho sự phát triển của các lĩnh vực nghiên<br />
cứu khác. Đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ mô phỏng và kỹ thuật<br />
quân sự.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Tài liệu kỹ thuật Tổ hợp tên lửa bờ Bastion.<br />
[2]. Tài liệu kỹ thuật Tổ hợp ra đa Monolit-B<br />
[3]. Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống KOS-KT và UTK<br />
[4]. Ron Savage, “Memory - A tutorial on PC memory and hex arithmetic”,<br />
http://savage.net.au/Ron/html/hex-ram-tutorial.html<br />
[5]. Mark Russinovich & Aaron Margosis “Windows sysinternals Addministrator’s<br />
Reference” (bản tiếng Anh)<br />
[6]. Mark Russinovich, David Solomon, Alex Ionescu “Windows Internals, Sixth Edition”<br />
(bản tiếng Anh)<br />
ABSTRACT<br />
AN INNOVATION SOLUTION FROM INDEPENDENT TRAINING MODELS TO A<br />
TRAINING CO-OPERATION MODEL BASED ON BASTION AND MOLOLIT-B<br />
SIMULATION SYSTEM<br />
In the article, a training co-operation model based on two independent<br />
simulation training that are Bastion Coastal Defense Missile System and Monolit-B<br />
Coastal Defense Missile System at Brigade 681-Zone 2- Vietnam People's Navy is<br />
proposed. The new model based on modern technologies allows deeply<br />
interventions into the system components for the purpose of reading, storing and<br />
transmitting information between the two systems target Bastion and Monolit-B to<br />
support the training close to reality.<br />
Keywords: Model; Training; Bastion; Monolit-B.<br />
<br />
Nhận bài ngày 18 tháng 5 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 16 tháng 6 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 6 năm 2017<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Công nghệ thông tin/Viện KH-CN quân sự ;<br />
2<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;<br />
*<br />
Email : sonnv78@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
192 Đ. V. Bình, N. V. Sơn, …, “Giải pháp cải tiến mô hình huấn luyện… ra đa Monolit-B.”<br />