YOMEDIA
ADSENSE
Giải pháp cấp bách đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế cho khách sạn cao cấp trong tình hình hiện nay
2
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Giải pháp cấp bách đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế cho khách sạn cao cấp trong tình hình hiện nay" trình bày một số vấn đề thực trạng của nhân lực du lịch trong cơ sở lưu trú trước khi đưa ra những định hướng và giải pháp toàn diện
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp cấp bách đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế cho khách sạn cao cấp trong tình hình hiện nay
- Giải pháp cấp bách đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế cho khách sạn cao cấp trong tình hình hiện nay Đào Mạnh Hùng Tóm tắt: Sau hai năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ VHTTDL, ngành du lịch Việt Nam đã từng bước thực hiện các biện pháp cụ thể để phục hồi và khôi phục đà phát triển. Để quá trình khôi phục diễn ra nhanh chóng và tạo đà phát triển bền vững, nhân lực trong ngành du lịch, và trước mắt là nhân lực trong lĩnh vực lưu trú, cần được thực hiện một chương trình đồng bộ với các nhóm giải pháp ưu tiên. Bài viết này trình bày một số vấn đề thực trạng của nhân lực du lịch trong cơ sở lưu trú trước khi đưa ra những định hướng và giải pháp toàn diện. 1. Một số vấn đề đặt ra đối với nhân lực du lịch và nhân lực trong ngành lưu trú: 1.1. Tình hình nhân lực du lịch nói chung và nhân lực khách sạn nói riêng trong đại dịch Do tác động của đại dịch Covid-19, ước tính của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), tổng số lao động mất đi trong ngành du lịch là 62 triệu lao động. Do đó, sau khi kiểm soát được tình hình dịch bệnh, tại hầu hết các thị trường lớn trên thế giới đều diễn ra tình trạng thiếu hụt lao động. Theo tính toán của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), trong năm 2022, ngành du lịch tại Châu Âu thiếu hụt khoảng 1,2 triệu lao động trong khi đó do dịch năm 2020, số công việc làm bị mất đi là 1,7 triệu chỗ làm. Điều đó có nghĩa là số lượng lao động quay trở lại ngành du lịch ở Châu Âu là rất ít, mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu thực tế. Vì vậy, tình trạng thiếu hụt lao động sẽ là nhân tố kìm hãm sự phục hồi của ngành du lịch. Về tình hình trong nước, theo thống kê của Bộ VHTTDL (2020), năm 2019 cả nước có trên 2,5 triệu lao động, trong đó 750.000 lao động trực tiếp với 45% được đào tạo chuyên môn về du lịch, 35% được đào tạo chuyên ngành khác, 20% chưa qua đào tạo. Trong năm 2020, các doanh nghiệp trong ngành du lịch lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70-80%. Trong năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%; 10% lao động làm việc cầm chừng. Thực tế này khiến người lao động phải chuyển nghề vì mưu sinh, dẫn đến thất thoát nhân lực đối với lĩnh vực du lịch và đây thực sự là một hiện tượng chưa từng có tiền lệ. Lao động trong 3 ngành chịu tác động nặng nhất thuộc về lực lượng đang tham gia dịch vụ tại cơ sở lưu trú, Lữ hành quốc tế và Bán hàng lưu niệm. Người lao động phải chịu các biện pháp mạnh mẽ của doanh nghiệp như cắt giảm lương (chủ yếu là lưu trú và ăn uống), nghỉ việc tạm thời (lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa và vận chuyển). Trong khi đó, lao động còn ở lại làm việc tại các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phải thích ứng với biện pháp thay đổi thị trường khách hàng. Trong đó, lao động phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất thuộc về các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú, lữ hành và khách sạn 1.2. Nhu cầu nhân lực khách sạn trong giai đoạn đầu phục hồi du lịch: Sau giai đoạn mở cửa ngành du lịch từ ngày 15/3/2022, sự phát triển của thị trường du lịch đã có chuyển biến nhất định. Mặc dù chưa có khảo sát cụ thể, nhưng có thể thấy xu hướng chuyển dịch nhu cầu nhân lực theo hướng: Gia tăng nhu cầu nhân lực từ các khách sạn từ 1-3 sao và phục hồi bước đầu đối với nhân lực tại các khách sạn cao cấp 4-5 sao. 473
- Trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục, du lịch nội địa phát triển nên nhu cầu thăm quan, đi lại của khách du lịch trong nước sẽ làm nảy sinh nhu cầu đối với phân khúc khách sạn từ 1- 3 sao. Từ đó, hình thành nhu cầu nhân lực phục vụ trong các khách sạn thuộc phân khúc này sẽ tăng nhanh. Đồng thời, do việc quay trở lại của khách quốc tế còn chậm, nên khách sạn 4-5 sao chưa thể hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, việc khôi phục chậm của các khách sạn 4-5 sao sẽ khiến cho lao động có chất lượng sẽ không thể tiếp tục chờ đợi, những người này đã chuyển sang các ngành khác và có thể sẽ không quay trở lại ngành du lịch. Với xu hướng phát triển như hiện nay, khách sạn cao cấp sẽ đóng vai trò quan trọng với chất lượng phục vụ khách du lịch quốc tế và đóng góp trực tiếp vào khả năng thu hút, phục vụ khách quốc tế trong thời gian sắp tới. Do đó, khả năng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong hoạt động lưu trú đã và đang xảy ra. 2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực khách sạn sau đại dịch Covid-19 2.1. Căn cứ hình thành phát triển nhân lực: - Do sự thay đổi nhu cầu của khách: Cụ thể là thay đổi cơ cấu khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế dẫn tới thay đổi nhu cầu và hành vi tiêu dùng. - Thay đổi thị trường: Trong thời gian trước mắt, việc duy trì thị trường khách du lịch nội địa vẫn tiếp tục được duy trì nhưng trong lâu dài, việc tập trung phục vụ khách quốc tế sẽ là nhiệm vụ cần thực hiện. - Phương thức kinh doanh thay đổi thông qua việc thay đổi mô hình kinh doanh, cách thức ứng dụng công nghệ số, cách thức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 2.2. Định hướng đào tạo nhân lực khách sạn: - Việc nâng cấp kỹ năng nghiệp vụ của người lao động trong lĩnh vực lưu trú là yêu cầu cấp thiết sau dịch, đặc biệt nâng cao chất lượng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về ngoại ngữ và tính chuyên nghiệp cần phải được sớm bồi dưỡng và củng cố. - Đòi hỏi tính chuyên nghiệp ngày càng cao, nhất là trong bối cảnh nhân lực đã không được phục vụ khách trong thời gian dài do giãn cách xã hội và đóng cửa hoạt động du lịch. - Yêu cầu về kiến thức mới và kỹ năng mới như chuyển đổi số, kiến thức về môi trường, kiến thức về ứng phó với dịch bệnh. 3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong thời gian trước mắt Để khắc phục những khó khăn của nguồn nhân lực trong điều kiện phục hồi sau đại dịch Covid-19, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề xuất một số định hướng và giải pháp về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong thời gian tới như sau: Thứ nhất, về đối tượng tham gia vào chương trình nâng cao chất lượng của nhân lực du lịch gồm: - Những lao động trước đây đã tham gia trong ngành du lịch (lao động đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý) - Những lao động mới gia nhập ngành du lịch (có thể là lao động từ các ngành khác chuyển sang hoặc lao động mới tham gia vào lực lượng lao động của ngành). Thứ hai, về chủ thể tham gia: - Các Bộ, ngành có liên quan với vai trò hỗ trợ, cung cấp nguồn lực theo quy định hiện hành; 474
- - Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch là đơn vị trực tiếp thụ hưởng và đóng góp khi tham gia vào chương trình này. - Hiệp hội Du lịch Việt Nam và mạng lưới các Hiệp hội Du lịch địa phương đóng vai trò điều phối, kết nối giữa các chủ thể và giám sát việc triển khai các hoạt động của chương trình. Thứ ba, về kế hoạch triển khai và nguồn lực: + Đối với đối tượng 1 (lao động đã tham gia vào ngành du lịch, có kỹ năng, trình độ chuyên môn nhất định: Đề xuất tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn (thời gian từ 2 tuần đến 4 tháng). Ưu tiên các nghiệp vụ như phục vụ buồng, lễ tân, chế biến món ăn. Sau khi tham gia khóa học này, đối tượng 1 sẽ được cấp chứng nhận tham gia lớp học. Nội dung chương trình đào tạo sẽ dựa theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được Bộ Lao động Thương binh xã hội ban hành, và Quốc tế khi được các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài công nhân. Người học có thể tiếp tục nâng cao trình độ để tham gia vào các kỳ sát hạch nghề để nhận được chứng chỉ nghề theo các cấp bậc tương ứng. Nguồn kinh phí tổ chức lớp học này được cơ quan Nhà nước hỗ trợ theo quy định hiện hành của các nguồn kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp du lịch sau đại dịch Covid-19. Trong trường hợp, cán bộ quản lý tham gia chương trình này, Nhà nước chỉ hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo của lớp học, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố sẽ đóng góp 50% kinh phí. + Đối với đối tượng 2 (lao động mới tham gia vào ngành du lịch): đề xuất tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn. Người lao động tham gia vào chương trình này sẽ không phải đóng góp kinh phí nhưng cam kết sẽ làm việc với một cơ sở lưu trú trên địa bàn. Doanh nghiệp du lịch sẽ đóng góp kinh phí tổ chức lớp học, Nhà nước hỗ trợ kinh phí của giáo viên tham gia đào tạo. Thứ tư, chương trình và nội dung đào tạo: Chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giảng viên sẽ do Hội đồng chuyên môn của VITA kiểm tra, thẩm định chất lượng đào tạo cho mỗi khóa học. Hoặc kết hợp với cơ sở đào tạo có uy tín có đủ mọi điều kiện tiêu chuẩn như: Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập, Chương trình giảng dạy chất lượng cao, chuẩn quốc tế và lực lượng giảng viên có tay nghề cao với tỷ lệ số giờ giảng dạy ưu tiên cho thực hành nhiều hơn, đảm bảo tính đặc thù cho đào tạo Du lịch theo quy định của Chính Phủ và các Bộ GDĐT, LĐTBXH. Trên đây là định hướng và một số giải pháp cấp bách cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong tình hình mới, khắc phục những tổn thất từ ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, đáp ứng nhu cầu của sự mở cửa và tăng trưởng của Du lịch trong giai đoạn mới. Để thực hiện tốt những giải pháp trên cần có sự liên kết chặt chẽ có trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp Hội Du lịch, các cơ sở đào tạo và các Doanh nghiệp du lịch đúng như tiêu đề chính của sự kiện : Liên kết- Sức mạnh của Du lịch Việt Nam 475
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn