Giải pháp cho vụ đông xuân hạn, thời tiết ấm
lượt xem 14
download
Tham khảo tài liệu 'giải pháp cho vụ đông xuân hạn, thời tiết ấm', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp cho vụ đông xuân hạn, thời tiết ấm
- Giải pháp cho vụ đông xuân hạn, thời tiết ấm Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Trung ương và Đài khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc, sản xuất vụ Đông xuân 2009-2010 sẽ diễn ra trong điều kiện thời tiết có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Do biến đổi của khí hậu tình hình hạn hán sẽ xảy ra gay gắt trên diện rộng đồng thời do ảnh hưởng của hiện tượng elnino nên đây cũng sẽ là một vụ Đông xuân ấm. Theo báo cáo tiến độ kỳ 25-12-2009 của Sở Nông nghiệp & PTNT, tiến độ triển khai sản xuất vụ chiêm xuân của tỉnh chậm hơn so với mọi năm do thời tiết khô hạn kéo dài, mực nước các hồ đập xuống thấp dẫn đến khả năng thiếu nước cung cấp cho sản xuất một cách nghiêm trọng trên diện rộng.
- Trên địa bàn toàn tỉnh diện tích đất bị hạn là 4.096 ha trong đó diện tích phải chuyển màu là 2.899ha. Phù Ninh, Đoan Hùng là hai huyện bị hạn nặng nhất, một số huyện khác ở trong tình trạng có nước làm đất cày bừa, cấy nhưng lại thiếu nước tưới dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của các trà lúa xuân. Để đảm bảo sản xuất vụ Đông xuân thắng lợi theo kế hoạch đã đặt ra, ngoài việc các địa phương phải thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, lịch xả nước các hồ của Trung ương để có kế hoạch tích nước vào các hồ đập đảm bảo đủ nước tưới dưỡng cho lúa trước khi có mưa xuống còn cần lưu ý một số giải pháp kỹ thuật đối phó với một vụ Đông xuân ấm. 1.Thời vụ: Hiện nay trong sản xuất trà lúa xuân muộn chiếm trên 70% diện tích gieo cấy, đây là trà có năng suất, sản lượng cao, ổn định nhất trong tất cả các trà lúa nên việc bố trí khung lịch gieo cấy của trà lúa xuân muộn cho phù hợp với tình hình thực tế là rất quan trọng. Dựa trên những cơ sở khoa học và kinh nghiệm chỉ đạo của những vụ Đông xuân ấm để đảm bảo lúa trỗ trong khung thời vụ an toàn (không trỗ sớm tránh gặp rét hoặc trỗ muộn gặp gió lào gây hiện tượng lép lửng, thoái hóa đầu bông làm giảm năng suất), đồng thời căn cứ vào khả năng cung cấp nước, Sở Nông nghiệp & PTNT thống nhất chỉ đạo trà xuân muộn lùi lại 5 ngày so với khung lịch đã ban hành. Cụ thể trà xuân muộn gieo từ 25-1 đến 10-2. Cần chỉ đạo quyết liệt việc gieo cấy đúng khung thời vụ tránh tình trạng như những năm trước ơ một số huyện bà con vẫn gieo trước lịch 10 - 15 ngày nếu gặp
- nhiệt độ cao mạ sinh trưởng, phát triển nhanh sẽ dẫn đến tình trạng “Mạ chờ ruộng” phải cấy mạ già, mạ ống, lúa đẻ kém, trỗ sớm gặp rét năng suất thấp. 2. Giống lúa: Đối với trà lúa xuân muộn tập trung chỉ đạo gieo cấy các giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng trong vụ xuân từ 120 - 135 ngày. Chọn các giống có khả năng chịu hạn tốt, đặc biệt các giống có khả năng kháng rầy để phòng chống nguy cơ bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa. Các giống lúa lai có năng suất, chất lượng gạo ngon. 3. Các biện pháp canh tác khác: - Ở những nơi chủ động tưới tiêu áp dụng phương thức gieo thẳng lúa (gieo bằng giàn kéo tay, gieo vãi) chủ động về mặt thời vụ, giảm công lao động, hạn chế sâu bệnh hại. Áp dụng phương pháp cấy lúa cải tiến SRI, thâm canh lúa tổng hợp, cấy mạ non có tác dụng tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm, đẻ từ các mắt đầu tiên, các bông trong khóm đều nhau. - Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết để có biện pháp chăm sóc phù hợp theo hướng đầu tư thâm canh cao hơn so với mọi năm. Bón thúc sớm, bón tập trung, bón tăng lượng kali (bón 6 - 8 kg kali/sào) tăng khả năng chống chịu sâu bệnh (nhiệt độ cao khả năng sâu bệnh hại sẽ nặng hơn so với mọi năm). Bón bổ sung đạm cho trà xuân sớm nếu phát hiện thấy lúa có khả năng trỗ sớm. Đối với các giống trà xuân muộn, phân đạm tập trung cho bón lót và bón thúc ngay sau khi lúa bén rễ hồi xanh.
- - Tập trung cao độ chỉ đạo chống hạn, đảm bảo đủ nước tưới dưỡng cho lúa. Sử dụng hợp lý nguồn nước hiện có, áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm, tưới nông từ 3-5cm kết hợp rút nước xen kẽ. Đảm bảo đủ nước giai đoạn từ sau cấy đến kết thúc đẻ nhánh rộ và khi lúa làm đòng đến trỗ. Các giai đoạn khác đảm bảo đủ ẩm khi đi vào ruộng dẫm đất lún chân nhưng không dính bùn, khi cần bón phân cho nước vào ruộng 3 - 5cm sau đó cho cạn từ từ. Biện pháp tưới rút nước xen kẽ có tác dụng hạn chế dảnh vô hiệu, rễ lúa ăn sâu hút dinh dưỡng và nước hiệu quả, tăng khả năng chống đổ. Cung cấp ôxy cho đất làm cho các loại phân hữu cơ, vô cơ chuyển từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu cây lúa hút được nhiều dinh dưỡng cây cứng cáp, khỏe tăng khả năng chống bệnh. Áp dụng biện pháp này tiết kiệm được lượng nước tưới, giảm mật độ rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh nghẹt rễ sinh lý. Tiết kiệm 5 - 10% lượng phân bón. - Những chân ruộng cao hạn không cấy được lúa chủ động chuyển màu: Không cấy lúa bằng mọi giá vì lúa bị hạn sẽ sinh trưởng kém, đẻ ít, chống chịu kém với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận,… dẫn đến năng suất giảm, nên chủ động chuyển sang trồng ngô, lạc, đậu tương, rau màu. Đảm bảo đủ ẩm giai đoạn đầu sau khi trồng để hạt giống nảy mầm tốt, đủ mật độ tạo tiền đề đạt năng suất cao sau này. + Với ngô: Trồng các giống ngô lai có năng suất cao, có khả năng chịu hạn như C919, NK66, LVN4,… thời vụ trồng từ 5 - 20/2. + Với lạc: Trồng các giống lạc đã được khẳng định trong sản xuất qua nhiều năm như: L14, MD7, Sen lai thời vụ gieo trồng từ 5 - 15/2. + Đậu tương trồng các giống: DT84, DT96, DT2001, ĐVN5 thời vụ trồng từ 5/2-5/3.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bón phân đón đòng cho lúa đông xuân
4 p | 453 | 40
-
Kỹ thuật trồng Mướp Hương
6 p | 250 | 27
-
Giải pháp cho sản xuất vụ đông xuân hạn, ấm
5 p | 178 | 25
-
Bài giảng Phòng chống đói rét cho trâu bò trong vụ Đông - Xuân ở Sa Pa - PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch
44 p | 148 | 22
-
Giải pháp bón phân hợp lý và tiết kiệm cho lúa đông xuân 2007-2008 ở đồng bằng sông Cửu Long
7 p | 122 | 17
-
Quản lý nước lúa ĐX giai đoạn thu hoạch
5 p | 109 | 15
-
Một số biện pháp hạn chế nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von
2 p | 117 | 13
-
Giúp vải thiều Thanh Hà sai hoa, đậu quả
3 p | 86 | 6
-
Giải pháp kỹ thuật cho trà lúa mùa sớm
4 p | 104 | 5
-
Bón Phân Giảm Chi Phí Cho Lúa Hè Thu
3 p | 109 | 5
-
Mô hình trồng hoa Tết trên đất ruộng
5 p | 84 | 4
-
Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng dưa lê Happy 6 trong nhà màng vụ xuân hè 2023 tại Thái Nguyên
8 p | 13 | 3
-
Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử giống khoai lang mới KTB5 tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
6 p | 37 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn