intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh" đề cập đến các giải pháp về cơ chế, chính sách pháp luật; xử lý nghiêm hành vi lấn, chiếm, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất công ích trái phép; tăng cường nhân lực quản lý quỹ đất công ích;... để quản lý quỹ đất công ích được tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

  1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH Bùi Thị Then Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Đất nông nghiệp dành cho nhu cầu công ích của UBND cấp xã trực tiếp quản lý và sử dụng tuy không nhiều nhưng mang ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở cấp cơ sở, đặc biệt trong việc đảm bảo an sinh, xã hội. Việc đánh giá thực trạng quản lý quỹ đất công ích tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ đất công ích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính đến ngày 31/12/2022 toàn huyện Đầm Hà đã cho thuê 735,5 ha đất công ích cho các hộ gia đình cá nhân sinh sống tại địa phương chiếm 94,3 % tổng diện tích đất công ích. Ý kiến của người về thủ tục, thời gian, đơn giá thuê đất công ích cho thấy 83,72 % cho rằng thủ tục xin thuê đất đơn giản; 87,21 % cho rằng thời hạn giải quyết hồ sơ xin thuê đất đúng hạn và 86,05 % cho rằng đơn giá thuê đất là hợp lý. Để quản lý quỹ đất công ích được tốt hơn cần có giải pháp: Cơ chế, chính sách pháp luật; Xử lý nghiêm hành vi lấn, chiếm, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất công ích trái phép; Tăng cường nhân lực quản lý quỹ đất công ích. Từ khoá: Quỹ đất công ích; Quản lý đất đai; Cho thuê đất; Hộ gia đình; Cá nhân. Abstract Solutions to improve the efficiency of public land fund management in Dam Ha district, Quang Ninh province Although agricultural land for public needs is directly managed and used by the People’s Committee of the commune, although it is not much, it has great significance in socio - economic development at the grassroots level, especially in ensuring social security. The assessment of the current status of public land fund management in Dam Ha district, Quang Ninh province serves as a basis for proposing solutions to improve the efficiency of public land fund management and use. Research results show that, as of December 31st, 2022 Dam Ha district has leased 735,5 hectares of public land to individual households living locally, accounting for 94,3 % of the total public land area. People’s opinions on the procedure, time, and unit price of public land showed that 83,72 % thought that the procedure for applying for land lease was simple; 87,21 % think that the time limit for processing land rental applications is on time and 86,05 % think that the land rental unit price is reasonable. To better manage the public land fund, there should be solutions: Legal mechanisms and policies; Strictly handle acts of illegally encroaching, occupying and using land for wrong purposes, illegally transferring public land; Strengthen human resources to manage public land fund. Keywords: Public land fund; Land Management; Place for hire; Household; Individual. 1. Đặt vấn đề Theo quy định tại Điều 132, Luật Đất đai năm 2013, quỹ đất công ích với tên đầy đủ: “Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích” là diện tích đất do xã, phường, thị trấn lập và quản lý cho mục đích công ích của địa phương và không quá 5 % tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản của xã, phường, thị trấn (thường được gọi là đất 5 %) [1]. Ngoài ra, bổ sung cho quỹ đất này còn có nguồn khác như đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng, cho quyền sử dụng cho Nhà nước; Đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi,… Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các công 282 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  2. trình văn hoá, thể dục thể thao, y tế, vui chơi, giải trí công cộng, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình khác của xã, phường, thị trấn; Cho thuê khi chưa sử dụng để thu tiền thuê đất phục vụ cho các mục đích công ích của địa phương. Huyện Đầm Hà là một huyện miền núi ven biển nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh gồm 09 xã và 01 thị trấn, có diện tích tự nhiên 32.691,1 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp là 26.775,51 ha chiếm 81,90 %; Nhóm đất phi nông nghiệp là 2.492,73 ha chiếm 7,63 %; Nhóm đất chưa sử dụng 3.422,86 ha chiếm 10,47 %. Theo thống kê, đến hết năm 2021 dân số của toàn huyện là 33.219 người, trong đó nam 17.095 người, nữ 16.024 người, với 8.309 hộ, gồm 16 dân tộc anh em sinh sống [2]. Tổng diện tích đất nông nghiệp công ích của huyện Đầm Hà hiện có khoảng 780 ha. Phần lớn diện tích đất công ích đều đã được các xã, thị trấn tổ chức đấu thầu cho người dân sản xuất theo quy định. Thực hiện công tác quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn, UBND huyện đã chỉ đạo phòng chức năng rà soát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý tại các địa phương cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế nhất định như một số hộ gia đình cá nhân sử dụng đất công ích sai mục đích, để đất bị lấn, chiếm hoặc không sử dụng đất sau khi được thuê,… Để khắc phục những hạn chế, bất cập này việc nghiên cứu, đánh giá cụ thể làm cơ sở đề xuất các giải pháp góp phần quản lý hiệu quả quỹ, sử dụng đất công ích trên địa bàn huyện Đầm Hà là rất cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý đất đai, trong đó có quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được thu thập tại các phòng, ban chức năng thuộc UBND huyện Đầm Hà. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên bằng phiếu điều tra in sẵn các hộ gia đình thuê đất công ích; Số lượng phiếu điều tra các hộ gia đình thuê đất công ích được xác định theo công thức sau [5]: n = N/(1+ N.e2) trong đó: n: Số lượng phiếu cần điều tra; N: Số hộ gia đình thuê đất công ích; e: Sai số cho phép (e = 5-10 %). Trên địa bàn huyện Đầm Hà, tính đến năm 2022 có 605 hộ gia đình thuê đất công ích (Bảng 2) nên với sai số chọn 10 %, số phiếu điều tra là 86 phiếu. Nội dung điều tra chính đối với hộ gia đình thuê đất công ích bao gồm: Ý kiến về thủ tục, thời gian, tiền thuê đất, đơn giá thuê đất công ích. - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Tổng hợp tình hình thực hiện quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Số liệu được tổng hợp, xử lý, tính toán với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Số liệu được tổng hợp theo từng xã, từng chỉ tiêu để tiến hành đánh giá việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ích. - Phương pháp kế thừa Các tài liệu, số liệu đã thu thập từ các nghiên cứu khác có liên quan đến nội dung quản lý, sử dụng quỹ đất công ích trong quá trình phân tích, đánh giá. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 283
  3. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng quản lý quỹ đất công ích tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh Theo số liệu thống kê, tính đến hết ngày 31/12/2022, quỹ đất công ích trên địa bàn 10 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện Đầm Hà có 780 ha. Trong đó, có 187 ha đất trồng cây hàng năm, 262,4 ha đất trồng cây lâu năm và 330,6 ha đất nuôi trồng thuỷ sản. Kết quả chi tiết thể hiện thông qua Bảng 1. Bảng 1. Hiện trạng quỹ đất công ích toàn huyện Đầm Hà tính đến năm 2022 Đơn vị tính: ha Diện tích đất công ích TT Đơn vị hành chính cấp xã Đất trồng cây Đất trồng cây Đất nuôi trồng Tổng hàng năm lâu năm thuỷ sản 1 Thị trấn Đầm Hà 65,5 14,5 23,7 27,3 2 Xã Đầm Hà 79,3 23,0 27,0 29,3 3 Xã Quảng Tân 68,7 12,5 18,4 37,8 4 Xã Tân Bình 80.4 21,3 29,1 30,0 5 Xã Quảng An 81,0 2,7 28,3 32,0 6 Xã Đại Bình 75,7 18,3 28,9 28,5 7 Xã Tân Lập 89,2 22,1 34,2 32,9 8 Xã Quảng Lâm 79,6 15,3 23,6 40,7 9 Xã Quảng Lợi 87,4 18,2 24,6 44,6 10 Xã Dực Yên 73,2 21,1 24,6 27,5 Toàn huyện 780,0 187,0 262,4 330,6 Nguồn: UBND huyện Đầm Hà Tính chung cho toàn huyện, diện tích cho thuê đối với quỹ đất cho thuê là khá lớn với 735,5 ha chiếm 94,3 % tổng diện tích đất công ích, trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 187 ha chiếm 100 %; Diện tích đất nông nghiệp trồng cây lâu năm đã cho thuê là 246,1/262,4 ha chiếm 93,8 %; Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản đã cho thuê là 302,4/330,6 ha chiếm 91,47 %. Hiện tại toàn huyện chỉ còn 44,5 ha tổng diện tích đất công ích chưa cho thuê chiếm 5,7 %. Phần diện tích này chủ yếu là những diện tích nằm phân tán, không quy hoạch thành khu, vùng tập trung mà rải rác, xen kẹt trong khu dân cư, ven thôn, làng hay tại những vị trí canh tác không hiệu quả nên chưa có ai thuê, để hoang và UBND xã hiện đã giao cho các thôn trực tiếp quản lý [3, 4]. Bảng 2. Hiện trạng cho thuê đất công ích huyện Đầm Hà tính đến hết năm 2022 Tổng Đã cho thuê Chưa cho thuê Số hộ TT Loại đất diện tích (ha) (ha) tỷ lệ (%) (ha) tỷ lệ (%) thuê (hộ) 1 Đất trồng cây hàng năm 187 187 100 0 0 233 2 Đất trồng cây lâu năm 262,4 246,1 93,8 16,3 6,2 215 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 330,6 302,4 91,47 28,2 8,53 157 Tổng 780 735,5 94,3 44,5 5,7 605 Nguồn: UBND huyện Đầm Hà Bảng 3. Đối tượng thuê, cho thuê và hình thức thuê đất công ích TT Tiêu chí Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đối tượng thuê đất 605 735,5 100 1 - Hộ gia đình, cá nhân tại địa phương 567 701 95,31 - Hộ gia đình, cá nhân ngoài địa phương 38 34,5 4,69 284 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  4. Đối tượng cho thuê đất 605 735,5 100 2 - UBND cấp xã 542 710,5 96,60 - Thôn 63 25 3,4 Hình thức thuê đất 605 735,5 100 3 - Trả tiền thuê đất một lần 0 0 0 - Trả tiền thuê đất hàng năm 605 735,5 100 Nguồn: UBND huyện Đầm Hà Về đối tượng thuê đất công ích, có 567/605 hộ gia đình, cá nhân tại địa phương với diện tích 701 ha chiếm 95,31 %; Còn lại 38/605 hộ gia đình cá nhân ngoài địa phương thuê đất công ích với diện tích 34,5 ha chiếm 4,69 %, các đối tượng này là ở các xã liền kề với các xã, thị trấn có đất công ích. Các hộ gia đình cá nhân đều thực hiện hình thức trả tiền thuê đất hàng năm. Về hình thức thoả thuận thuê đất: 98,1 % diện tích đất thuê được thể hiện thông qua hợp đồng thuê đất với 98,1 % đúng thể thức của hợp đồng và 89,39 % diện tích đất thuê dưới hình thức đấu giá (Bảng 4). Bảng 4. Hình thức thỏa thuận thuê đất, thể thức hợp đồng, đơn giá thuê đất công ích TT Tiêu chí Diện tích (ha) Tỷ lệ so với tổng diện tích (%) Hình thức thỏa thuận thuê đất: 735,5 100 + Bằng hợp đồng 721,5 98,1 1 + Bằng sổ theo dõi của xã 14,0 1,90 + Bằng miệng 0 0 Thể thức hợp đồng thuê đất: 735,5 100 2 Đúng quy định của pháp luật 721,5 98,1 Không đúng quy định của pháp luật 14 1,90 Xác định đơn giá thuê đất: 735,5 100 3 Không thông qua đấu giá đất 78 10,61 Thông qua đấu giá đất 657,5 89,39 Nguồn: UBND huyện Đầm Hà 3.2. Đánh giá của người thuê đất công ích và cán bộ công chức về quản lý đất công ích Bảng 5. Ý kiến về thủ tục, thời gian, tiền thuê đất, đơn giá thuê đất công ích TT Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Thủ tục xin thuê đất 86 100 1 Đơn giản 72 83,72 Phức tạp 14 16,28 Thời hạn giải quyết hồ sơ xin thuê đất 86 100 2 Đúng hạn 75 87,21 Không đúng hạn 11 12,79 Xác định tiền thuê đất 86 100 Đúng 74 86,05 3 Không đúng 12 13,95 Không rõ 3 5,0 Đơn giá thuê 86 100 Hợp lý 74 86,05 4 Cao 12 13,95 Thấp 0 0 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 285
  5. Thời hạn thuê đất 86 100 Từ 1-3 năm 5 5,82 5 Trên 3-5 năm 23 26,74 Trên 5 năm 58 67,44 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Tổng hợp kết quả phỏng vấn ngẫu nhiên bằng phiếu điều tra các hộ gia đình thuê đất công ích cho thấy: Đối với thủ tục xin thuê đất có 72/86 người đánh giá ở mức độ đơn giản, chiếm 83,72 %; Về thời hạn giải quyết hồ sơ có 75/86 đánh giá đúng hạn chiếm 87,21 %; Có 86,05 % số người cho rằng đơn giá thuê là hợp lý và đa số ý kiến cho rằng thời hạn thuê đất cần phải dài hơn (trên 5 năm), họ mong muốn có thời gian thuê dài hơn để yên tâm đầu tư vào sản xuất, thu hồi vốn và có lãi trên diện tích đất công ích được thuê. 3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn huyện Đầm Hà - Cơ chế chính sách Bổ sung cơ chế, chính sách và một số quy định cụ thể nhằm khuyến khích người nông dân tự nguyện chuyển đổi ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún về đất đai. Hoàn thiện, sửa đổi bổ sung pháp luật đất đai về quản lý, sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp xã, chính sách tài chính cho thuê, đấu thầu sử dụng quỹ đất công ích. - Hoàn thiện công tác cho thuê quỹ đất công ích Những thửa đất đã cho thuê trên 5 năm thì UBND xã, thị trấn ký lại hợp đồng thuê đất với thời hạn thuê không quá 5 năm theo đúng quy định. Những thửa đất đã cho thuê nhưng không có hợp đồng thuê đất bằng văn bản hay đã có hợp đồng thuê đất bằng văn bản nhưng không đúng quy định thì UBND xã, thị trấn ký lại hợp đồng thuê đất theo đúng quy định. Những thửa đất nhỏ lẻ xen kẹt trong các điểm dân cư khó canh tác, hay canh tác không hiệu quả, không có ai thuê thì UBND xã, thị trấn cần rà soát toàn bộ để lập kế hoạch sử dụng xây dựng các công trình công cộng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép chuyển thành đất ở để bán đấu giá nhằm thu tiền sử dụng đất cho ngân sách. Về thời hạn thuê đất, do một số đối tượng thuê đất mong muốn được thuê đất với thời hạn trên 5 năm, nên đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 xem xét trình Quốc hội tăng thời hạn cho thuê đất công ích tối đa bằng kỳ quy hoạch sử dụng đất (10 năm). Ngoài ra, cần thu hồi đất công ích đã cho thuê nhưng đối tượng thuê đất không sử dụng hay sử dụng không hết để cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thuê, nhất là các đối tượng có nhu cầu phát triển sản xuất để sử dụng đất công ích hiệu quả hơn. - Xử lý nghiêm hành vi lấn, chiếm, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất công ích trái phép Đối với các thửa đất công ích đã bị lấn, chiếm thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiên quyết thu hồi và xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Những thửa đất đã cho thuê nhưng sử dụng sai mục đích, UBND cấp xã yêu cầu đối tượng thuê đất phải sử dụng đất đúng mục đích được thuê và xử phạt vi phạm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt theo đúng quy định. Những thửa đất công ích đã chuyển nhượng trái phép, UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi, không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất theo đúng Luật Đất đai. Trường hợp người thuê đất chậm nộp tiền thuê đất hàng năm cần có văn bản nhắc nhở và nếu vượt quá thời gian quy định mà vẫn không nộp tiền thuê đất thì phải nộp tiền phạt theo quy định ngoài tiền thuê đất phải nộp. - Đẩy mạnh phổ biến pháp luật đất đai và thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về đất đai 286 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  6. Nhằm hạn chế tình trạng một số người dân chưa thực hiện đúng quy định pháp luật đất đai như chậm nộp tiền thuê đất, không bàn giao lại đất khi hết thời hạn thuê đất, lấn, chiếm đất hay chuyển nhượng đất trái phép,... cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai để người thuê đất biết quyền và nghĩa vụ cho mình trên các phương tiện thông tin đại chúng và cung cấp tài liệu pháp luật đất đai cùng với quy hoạch sử dụng đất tại các nhà văn hóa thôn để người dân tra cứu. Các trưởng thôn cũng cần được bồi dưỡng pháp luật về đất đai để hướng đến người dân. Đồng thời, cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật đất đai và quy trách nhiệm quản lý quỹ đất công ích cho lãnh đạo UBND cấp xã. - Tăng cường nhân lực quản lý quỹ đất công ích Đối với công chức quản lý đất đai nhưng ngành đào tạo không phải là quản lý đất đai thì cần được bồi dưỡng kiến thức về quản lý đất đai tại các lớp bồi dưỡng hoặc được tạo điều kiện học thêm ngành quản lý đất đai để đáp ứng yêu cầu công việc tốt hơn. Bên cạnh đó, để giảm áp lực công việc, tăng thời gian kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật cho đối tượng thuê đất công ích, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên xem xét, bổ sung biên chế công chức địa chính cho UBND các xã, thị trấn còn thiếu. 4. Kết luận Qua nghiên cứu thực trạng quản lý quỹ đất công ích tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh cho thấy trong tổng số 780 ha đất công ích, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã cho thuê được 735,5 ha chiếm 94,3 % trong đó đã cho thuê diện tích đất trồng cây hàng năm là 187,0 ha chiếm 100 %; Diện tích đất nông nghiệp trồng cây lâu năm đã cho thuê là 246,1/262,4 ha chiếm 93,8 %; Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản đã cho thuê là 302,4/330,6 ha chiếm 91,47 %. Hiện tại toàn huyện chỉ còn 44,5 ha tổng diện tích đất công ích chưa cho thuê chiếm 5,7 %. Trong đó, đối tượng được thuê đa phần là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại địa phương. Việc sử dụng đất công ích trên địa bàn toàn huyện cơ bản đã phát huy hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế, bất cập như một số hộ gia đình thực hiện chuyển nhượng, cho thuê trái quy định của pháp luật đất đai; Để đất bị lấn, chiếm, không sử dụng, sử dụng sai mục đích,… Để quản lý quỹ đất công ích được tốt hơn cần hoàn thiện cơ chế chính sách về cho thuê quỹ đất công ích; Xử lý nghiêm hành vi lấn, chiếm, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất công ích trái phép; Đẩy mạnh phổ biến pháp luật đất đai và thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về đất đai; Tăng cường nhân lực quản lý quỹ đất công ích. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013. [2]. UBND huyện Đầm Hà (2022). Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch năm 2023 của huyện Đầm Hà. [3]. UBND huyện Đầm Hà (2022). Báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng từ năm 2016-2020. [4]. UBND huyện Đầm Hà (2022). Báo cáo công tác tài nguyên môi trường 2022 trên địa bàn huyện Đầm Hà. [5]. Yamane T. (1967). Statistics an introductory analysis. 2nd Edition. Harper and Row. BBT nhận bài: 26/7/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 287
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2