GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG<br />
CAO ĐẲNG NGHỀ<br />
ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT<br />
Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ<br />
TS. BÙI ĐỨC TÚ<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Về chủ trương phát triển giáo dục nghề nghiệp, Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng<br />
tại ĐH đại biểu toàn Quốc lần thứ X nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống giáo dục nghề<br />
nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công<br />
nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở<br />
dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất<br />
lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới”. Để thực hiện chủ<br />
trương này, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng nghề là khâu đột phá hết sức quan<br />
trọng.<br />
Trong bối cảnh thành lập Cộng đồng ASEAN, việc xuất hiện các công nghệ dạy học<br />
mới, dẫn đến nhu cầu thay đổi vai trò và phương pháp của người thầy càng trở nên cấp<br />
thiết. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu về phát triển đội ngũ giáo<br />
viên dạy nghề, nhất là hệ cao đẳng nghề.<br />
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) bao gồm các tỉnh ven biển từ Phú Yên<br />
đến Bình Thuận. Vùng này có nhiều nét tương đồng và chứa nhiều nét đặc thù về KT-XH,<br />
chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thấp hơn so<br />
với mặt bằng chung toàn quốc. Nhìn chung, các trường cao đẳng nghề ở vùng này phát<br />
triển chưa đồng đều, đặc biệt đội ngũ giảng viên hệ cao đẳng còn nhiều bất cập so với nhu<br />
cầu phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật của vùng. Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB & XH đã giao<br />
cho Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận chủ trì (do TS Bùi Đức Tú làm Chủ nhiệm) nghiên<br />
cứu đề tài: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu<br />
cầu phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật Vùng Duyên hải Nam TTrung bộ. Bài báo này tổng<br />
quan một số kết quả của công trình nêu trên.<br />
2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG<br />
VIÊN TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP<br />
- Ở Mỹ: Những nhà cải cách giáo dục kỹ thuật-nghề nghiệp Mỹ khẳng định rằng để<br />
nâng cao chất lượng đào tạo cần nâng cao năng lực giáo viên và khởi đầu từ việc nâng cao<br />
chất lượng giáo viên trong các trường sư phạm nghề.<br />
- Ở Cộng hòa liên bang Đức: Cộng hòa liên bang Đức là nước có nền giáo dục nghề<br />
nghiệp phát triển nhất Thế giới, và là một trong số ít nước có truyền thống và nhiều kinh<br />
nghiệm trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên kỹ thuật nói riêng một<br />
cách bài bản với chất lượng cao. Việc đào tạo giáo viên kỹ thuật cho các trường dạy nghề ở<br />
Cộng hòa liên bang Đức theo một mô hình thống nhất. Toàn bộ giáo viên dạy lý thuyết nghề<br />
đều được đào tạo ờ trình độ đại học là 4,5 năm. Sau kỳ thi quốc gia lần 1, giáo sinh phải đi<br />
tập sự 2 năm ở một cơ sở giáo dục nghề nghiệp. khi kết thúc hai năm tập sự, giáo sinh phải<br />
thi quốc gia lần 2 mới được công nhận danh hiệu GVDN ở trình độ đại học.<br />
- Ở Hàn Quốc: Giáo dục dạy nghề đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát<br />
triển kinh tế thần kỳ của Hàn Quốc trong hơn ba thập niên vừa qua. Để nâng cao chất lượng<br />
<br />
1<br />
<br />
của đội ngũ giáo viên, Hàn Quốc đã đề ra một loạt các giải pháp, biện pháp cụ thể và thực thi<br />
có hiệu quả. Các giáo viên kỹ thuật dạy nghề của các trường trung học dạy nghề được đào<br />
tạo chủ yếu tại khoa đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề của các trường cao đẳng và đại học.<br />
Chính phủ quy định các công ty mỗi khi sản xuất ra một loại thiết bị mới thì loạt sản xuất<br />
đầu tiên phải cung cấp cho các trường dạy nghề thuộc lĩnh vực đó. Công ty phải tổ chức bồi<br />
dưỡng cho giáo viên để họ làm chủ được thiết bị. Vì vậy, người GVDN luôn được ưu tiên<br />
tiếp xúc với thiết bị mới nên không bị lạc hậu với công nghệ mới của ngành. Đây là điều mà<br />
Việt Nam chúng ta phải từng bước áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và<br />
nâng cao chất lượng ĐNGV nói riêng.<br />
- Ở Malaysia (là nước mà Tổng cục Dạy nghề Việt Nam chọn làm chuẩn nghề<br />
nghiệp ASEAN của một số nghề): Các nhà sư phạm dạy nghề ở Malaysia cũng đã khuyến<br />
cáo chính phủ về hiện trạng năng lực của đội ngũ GVDN còn yếu.<br />
Có thể rút ra một số nhận định chung như sau:<br />
Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước trên thế giới đều coi ĐNGV là khâu quan trọng<br />
đặc biệt trong 5 điều kiện cơ bản để phát triển giáo dục. Hầu hết các quốc gia trên thế giới<br />
đều đặt người GVDN vào vị trí ưu tiên trong phát triển GDNN. Các giải pháp phát triển<br />
ĐNGV tuy có khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nước, mỗi khu vực, nhưng đều<br />
tập trung vào mấy vấn đề: Xây dựng qui hoạch để đảm bảo mạnh về chat lượng, đủ về số<br />
lượng, giảm tỉ lệ SV/GV; phương thức tuyển dụng GV theo hướng khách quan, công bằng<br />
giữa các ứng viên; cần có những GV đầu ngành, có kinh nghiệm tham gia hướng dẫn, bồi<br />
dưỡng GV trẻ...<br />
3. Đánh giá thực trạng về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng<br />
nghề ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ<br />
Những điểm mạnh<br />
Mặc dù tình hình KT-XH của các tỉnh trong vùng còn khó khăn nhiều so với mặt<br />
bằng chung toàn quốc, nhưng ĐNGV các trường CĐN trong vùng vẫn tận tâm, tận lực, hào<br />
hứng phấn đấu vươn lên góp phần hoàn thành sứ mạng của mỗi trường.<br />
Hai trong 5 trường của vùng được Tổng cục DN chọn giới thiệu tham gia Dự án PVT<br />
pha 1 (CĐN Nha Trang) và Pha 2 (CĐN Ninh Thuận), nên ĐNGV hai trường này tiếp cận<br />
được những trang thiết bị hiện đại và nền dạy nghề tiên tiến bậc nhất Thế giới - CHLB Đức<br />
- sẽ là thuận lợi để tất cả GV tham gia mạng liên kết trong vùng nâng cao được trình độ<br />
trong tương lai.<br />
Các trường CĐN trong vùng đã có kế hoạch chiến lược quản lí phát triển ĐNGV theo<br />
từng giai đoạn. Vì vậy, chỉ trong 5 năm, số GV có học vị thạc sĩ và thợ bậc cao ở 5 trường<br />
này đã tăng rất nhanh. Đặc biệt sáng tạo trong khâu quản lý ở Trường CĐN Ninh Thuận về<br />
việc thành lập CLB Nhà giáo – Doanh nhân làm cầu nối cho GV và SV tiếp cận, trải nghiệm<br />
thực tiễn doanh nghiệp đã phát huy tốt tác dụng trong những năm qua và có thể áp dụng một<br />
cách thuận lợi ở các trường khác trong vùng.<br />
Những điểm yếu (tồn tại và bất cập)<br />
Từ số liệu có được ở phần khảo sát thực trạng và với tư cách là những người trong<br />
cuộc, chúng tôi đánh giá tổng quan rằng: Những điểm hạn chế, bất cập lớn nhất về ĐNGV<br />
của hầu hết các trường CĐN ở vùng DHNTB là vừa thiếu, vừa yếu, vừa không đồng bộ.<br />
Có thể nhận diện những điểm yếu của ĐNGV và những bất cập về hoạt động quản lí phát<br />
triển ĐNGV trong vùng như sau: Một là, ĐNGV quá tải về thời gian làm việc. Hai là, chất<br />
lượng và số lượng các công trình NCKH quá thấp. Ba là, chất lượng ĐNGV còn nhiều<br />
hạn chế. Bốn là, các giải pháp phát triển ĐNGV chưa theo kịp yêu cầu.<br />
<br />
2<br />
<br />
Hạn chế lớn nhất phải kể đến trong hoạt động phát triển ĐNGV của vùng là trong<br />
một thời gian dài đã không tổ chức liên kết ĐNGV giữa các trường, và thiếu sự liên kết với<br />
các doanh nghiệp nên chưa tạo điều kiện để ĐNGV phát triển đáp ứng nhu cấu phát triển<br />
nguồn nhân lực kỹ thuật trong vùng.<br />
Những thuận lợi (cơ hội)<br />
Một là, giáo dục nghề nghiệp đã đang và sẽ được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội<br />
nhìn nhận đúng với tầm quan trọng của nó. Điều này thể hiện qua việc Quốc hội mới thông<br />
qua Luật Giáo dục Nghề nghiệp (có hiệu lực từ tháng 7/2015) với nhiều nội dung mang<br />
tính đổi mới một cách căn bản và toàn diện sự nghiệp GDNN, trong đó có việc phát triển<br />
ĐNGV trong các trường CĐN.<br />
Hai là, nhiều địa phương cùng Tổng cục Dạy nghề đã tăng dần mức đầu tư cho các trường<br />
CĐN. Trong đó, Trường CĐN Nha Trang và trường CĐN Ninh Thuận đã được thụ hưởng<br />
nguồn vốn ODA của CHLB Đức và Ả rập – Xê út, sẽ là thuận lợi cho việc phát triển ĐNGV của<br />
hai trường này và góp phần vào việc phát triển ĐNGV trong toàn vùng<br />
Những thách thức<br />
Yêu cầu mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng ĐNGV cần nguồn tuyển nhiều, cơ sở vật<br />
chất kỹ thuật đáp ứng và môi trường, cơ hội thăng tiến phù hợp. Trong khi đó thực trạng KT-XH<br />
vùng DHNTB chưa thể đáp ứng được. Điều này tạo nên thách thức lớn đối với các trường trong<br />
vùng.<br />
4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP<br />
Nhóm giải pháp 1: Phát triển số lượng đội ngũ giảng viên các trường CĐN.<br />
Quán triệt và tổ chức thực hiện đề án qui hoạch phát triển số lượng ĐNGV của mỗi<br />
trường trong toàn vùng<br />
Khi thực hiện, phải bám sát thực trạng số lượng ĐNGV của từng trường; đồng thời,<br />
dựa vào qui mô SV, qui hoạch nhu cầu GV của mỗi trường và cần phải quan tâm đến các<br />
yếu tố sau:<br />
Việc tổ chức thực hiện qui hoạch phải đảm bảo được tính liên tục phát triển và trẻ<br />
hóa ĐNGV để không xảy ra tình trạng hẫng hụt về đội ngũ. Xây dựng kế hoạch tăng cường<br />
số lượng ĐNGV cho từng giai đoạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phải được tính toán trên<br />
cơ sở xác định hướng phát triển các ngành nghề đào tạo mới, các môn học mới của trường<br />
mình.<br />
Đổi mới công tác tuyển dụng giảng viên<br />
Ưu tiên cho những người đã có học vị thạc sĩ, tiến sĩ và thợ bậc cao đã có thâm niên<br />
sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.<br />
Qui trình khảo sát năng lực ứng viên dự tuyển:<br />
(1) . Khảo sát năng lực biên soạn tài liệu bài giảng: Mỗi ứng viên phải biên soạn một<br />
cuốn tài liệu bài giảng cho một học phần nào đó có thời lượng 1 đến 2 tín chỉ, sau đó trình<br />
bày trước hội đồng khảo sát.<br />
(2) . Khảo sát năng lực giảng dạy (trong đó, chú trọng kỹ năng thực hành nghề, ưu tiên<br />
những người đã có qua 1tri2nh công tác tại các doanh nghiệp): Mỗi ứng viên dự thi phải<br />
giảng thử trước hội đồng khảo sát 2 tiết giảng (trong đó có 1 tiết ứng viên tùy chọn còn 1<br />
tiết do hội đồng đưa ra) để đánh giá khả năng và phương pháp truyền tải tri thức.<br />
(3) . Khảo sát trình độ ngoại ngữ: Các ứng viên được đánh giá thông qua bài thi viết<br />
và thi vấn đáp.<br />
(4) . Khảo sát năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Tham gia khảo<br />
sát phần này, các ứng viên phải làm một bài thi trên máy tính, chú trọng ứng dụng, thực<br />
hành. (Chú ý ưu tiên những người đã có công trình KHCN hoặc có sang tạo kỹ thuật được<br />
<br />
3<br />
<br />
giải ở các hội thi các cấp để sau này kết hợp giảng dạy và nghiên cứu KHCN)<br />
Sắp xếp, điều chỉnh sử dụng hiệu quả ĐNGV hiện có<br />
Lãnh đạo các khoa, cũng như trưởng BM cần tìm hiểu để nắm chắc sở trường của<br />
mỗi GV và lắng nghe nguyện vọng của họ để có phương án phân công phù hợp theo<br />
hướng 1 GV phụ trách 1 modun chính và 1 hoặc 2 modun phụ.<br />
Tạo môi trường làm việc thân thiện, nhưng có cạnh tranh; đây chính là một trong<br />
những cách để các GV hợp tác tốt với nhau trong công việc.<br />
Hạn chế tối đa việc điều động những GV giỏi phụ trách những phần việc hành chính<br />
mà nhiều người khác có thể làm được.<br />
Hợp đồng thỉnh giảng với những GV đến tuổi nghỉ hưu nhưng SK còn bảo đảm và<br />
năng lực giảng dạy, giáo dục tốt.<br />
Nhóm giải pháp 2: Nâng cao phẩm chất và năng lực ĐNGV<br />
Xác định chính xác nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng của ĐNGV<br />
- Một là, đạt chuẩn trình độ, kỹ năng nghề: cần đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV về kiến<br />
thức nghề, kỹ năng nghề và các kỹ năng mềm để đáp ứng việc giảng dạy trước mắt và tiêu<br />
chuẩn GV trường CĐN theo TT30 của Bộ LĐTB-XH, đạt tỉ lệ chuẩn theo quy định.<br />
- Hai là, đạt chuẩn kĩ năng nghiệp vụ sư phạm nghề<br />
Bồi dưỡng năng lực sư phạm nghề cho các GV mới, GV ngoài ngành sư phạm KT để<br />
nâng cao kĩ năng sử dụng các PPDH cũng như xử lí các tình huống sư phạm nói chung của<br />
ĐNGV, góp phần thay đổi chất lượng GDNN.<br />
- Ba là, đạt chuẩn GV cao cấp, nhằm chủ động đào tạo nguồn GV có chất lượng cao,<br />
củng cố hình ảnh, thương hiệu cho mỗi trường, góp phần thu hút ngày càng nhiều SV và<br />
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập.<br />
Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp và cập nhật<br />
Những nội dung cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV vùng DHNTB trong bối cảnh<br />
mới Biểu đồ sau:<br />
<br />
Triển khai những hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV hợp lý<br />
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp và lòng say mê khoa học<br />
Bằng nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi và thiết thực nhằm hun đúc tình yêu Tổ quốc,<br />
tinh thần bảo vệ chủ quyền và tinh yêu, tinh thần cống hiến vì quê hương, Tổ quốc.<br />
Tổ chức hoạt động đổi mới PPDH nhằm nâng cao năng lực người GV, trong đó trọng tâm là ứng<br />
dụng công nghệ thông tin và truyền thông, kết hợp sử dụng hiệu quả các phòng học BM<br />
Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sư phạm nghề cho ĐNGV<br />
Bồi dưỡng tiềm lực NCKH cho ĐNGV<br />
Khuyến khích và có cơ chế kiểm soát vấn đề tự học, tự bồi dưỡng, tự trải nghiệm<br />
<br />
4<br />
<br />
thực tế của GV trên tinh thần một “Tổ chức biết học hỏi”<br />
Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV nhà trường mở doanh nghiệp góp phần<br />
phát triển mô hình CLB Nhà giáo – Doanh nhân, theo mô hình đã trải nghiệm thành<br />
công ở Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận.<br />
Nhóm giải pháp 3: Điều chỉnh hợp lý cơ cấu đội ngũ giảng viên<br />
Xây dựng cơ cấu chuyên môn ĐNGV hợp lí theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội về đào<br />
tạo cao đẳng nghề<br />
Mỗi trường tiến hành hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để từng bước hoàn chỉnh mô<br />
hình cơ cấu chuyên môn chuẩn trong từng trường.<br />
Để có được cơ cấu chuyên môn ĐNGV hợp lí của cả vùng, nhằm đáp ứng đào tạo<br />
theo nhu cầu xã hội cần tận dụng triệt để thế mạnh về từng lĩnh vực đào tạo mà ĐNGV mỗi<br />
trường CĐN trong vùng đang có. Từ đó, các trường phối hợp với nhau thực hiện nhiệm vụ<br />
xây dựng cơ cấu chuyên môn hợp lí cho toàn vùng. Cần lưu ý rằng, phải xác định được nhu<br />
cầu thực sự của xã hội, và luôn coi nhu cầu này là của cả vùng, chứ không thể riêng lẻ một<br />
tỉnh. Hơn nữa, cần tránh một khuynh hướng chạy theo những nghề được coi là “mốt thời<br />
thượng” mà bỏ rơi các nghề mà xã hội đang rất cần như Hàn, Cắt gọt kim loại…..<br />
Điều chỉnh một cách khá hợp lý cơ cấu về chính trị, giới, dân tộc thiểu số của đội<br />
ngũ<br />
Khi điều chuyển, tuyển mới hoặc kết nạp Đoàn, Đảng để các khoa có cơ cấu đảng<br />
viên, quản lý là nữ, dân tộc thiểu số một cách hợp lý. Tuy nhiện, đây không phải là điều<br />
bắt buộc một cách cứng nhắc, mà dựa vào thực tế từng trường, từng giai đoạn.<br />
Nhóm giải pháp 4: Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên phát triển<br />
Thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với ĐNGV<br />
Phải thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với GV theo đúng tinh thần tôn<br />
vinh nghề dạy học của Đảng và Nhà nước. Cần cụ thể hóa các chính sách, đảm bảo các lợi ích từ<br />
chính sách đến với GV công bằng, hợp lí; chú trọng khía cạnh động viên, kích thích, nhằm tăng<br />
hiệu suất lao động của ĐNGV.<br />
Các trường cần xây dựng quĩ Khuyến học để hỗ trợ người đi học nâng cao trình độ,<br />
trong đó có nguồn đóng góp tự nguyện từ các doanh nhân thành đạt mà trước đây họ là SV<br />
của trường (phải đảm bảo tiêu chí là hiến tặng tự nguyện)<br />
Đãi ngộ đối với GV còn xuất phát từ cách đánh giá con người, nhất là đánh giá của<br />
cấp trên. Vì thế, lãnh đạo các trường khi nhìn nhận một GV cần khách quan, công bằng,<br />
tránh cào bằng như cũng tránh ngộ nhận và không qui chụp.<br />
Đổi mới cơ chế quản lí và sử dụng GV<br />
Trong chính sách sử dụng, những người quản lí ở các trường cần phải quan tâm bố trí sử<br />
dụng GV đúng chuyên ngành đào tạo, kết hợp theo dõi để phát hiện năng khiếu hoặc các khả<br />
năng về trình độ khác nhằm khai thác tốt tiềm lực của GV vào các hoạt động NCKH, chuyển<br />
giao công nghệ hợp tác trong nước và quốc tế.<br />
Cần có cơ chế tạo điều kiện cho một số GV có năng lực thật sự và có SK bảo đảm<br />
sau khi nghỉ hưu vẫn có thể tiếp tục hợp tác trong hoạt động giảng dạy và NCKH của nhà<br />
trường theo hình thức hợp đồng.<br />
Phát triển năng lực của ĐNGV phải được các trường thực hiện bằng các chính sách<br />
mới phù hợp như: định mức lao động, nhiệm vụ NCKH và công nghệ gắn với đào tạo của<br />
GV, cải thiện về hệ số lương tăng thêm, cơ chế GV đi học tập, NCKH.<br />
Nhóm giải pháp 5: T ch c thực hiện mạng lư i liên t ĐNGV gi a các trường<br />
CĐN ở vùng DHNT<br />
Thống nhất chủ trương xây dựng và đề ra nguyên tắc hoạt động mạng lưới liên kết<br />
<br />
5<br />
<br />