intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn cho học sinh THPT thành phố Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

43
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã lựa chọn và xây dựng được 6 nhóm giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh, ứng dụng trong thực tiễn đã mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn cho học sinh THPT thành phố Vinh

  1. Physical Education and School Sports GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN MÔN BÓNG BÀN CHO HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ VINH TS. Trần Văn Cường, Lê Trọng Hai - Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã lựa chọn và xây dựng được 6 nhóm giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh, ứng dụng trong thực tiễn đã mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT trong nhà trường. Từ khóa: Giải pháp; Phong trào; Bóng bàn; Học sinh THPT. Abstract: On the basis of theoretical and practical research, the topic has selected and built 6 groups of solutions to develop the movement of table tennis practice for high school students in Vinh city, applied in The practice has brought high efficiency, contributing to improving the efficiency of sports activities in the school. Keywords: Solution; Movement; Table tennis; High school students 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bóng bàn là một môn thể thao phong phú hấp dẫn và mang tính đối kháng cao, là sự liên kết nhiều kỹ thuật cơ bản một cách hợp lý và chính xác. Tập luyện và thi đấu Bóng bàn có sức lôi cuốn mạnh mẽ thanh thiếu niên, học sinh tham gia. Với đặc điểm gọn nhẹ, dễ chơi không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, Bóng bàn ngày càng được phát triển trong các trường phổ thông và được hầu hết nam - nữ học sinh yêu thích. Hiện nay, phong trào tập luyện môn bóng bàn trong học sinh THPT của thành phố Vinh đã phát triển mạnh, thu hút được nhiều học sinh tham gia tập luyện. Tuy nhiên, các phong trào tập luyện này mới chỉ mang tính tự phát của học sinh, chưa có những giải pháp định hướng cụ thể từ các đơn vị chức năng chủ quản cũng như ý thức chủ động của người tập. Với mong muốn phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn rộng rãi và hiệu quả trong các trường THPT thành phố Vinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn cho học sinh THPT thành phố Vinh”. Qua trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phân tích và tổng hợp tài liệu; Phỏng vấn; Thực nghiệm; Toán học thống kê 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố Vinh Trên cơ sở các nguyên tắc, các điều kiện thực tiễn đã đánh giá, đề tài đề xuất 07 giải pháp phát triển phong trào môn bóng bàn cho học sinh THPT tại thành phố Vinh. Đề tài tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để lựa chọn giải pháp, kết quả đề tài lựa chọn được 6 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện, đó là các giải pháp: - Giải pháp 1: Nâng cao sự nhận thức và hiểu biết của học sinh về vai trò, tác dụng của việc tập luyện môn bóng bàn. Động viên, khuyến khích đông đảo học sinh tham gia tập luyện bóng bàn. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 297
  2. Physical Education and School Sports - Giải pháp 2: Thành lập các Câu lạc bộ bóng bàn cho học sinh trong từng khối, lớp và hướng dẫn tổ chức hoạt động. - Giải pháp 3: Triệt để khai thác hiệu quả sử dụng các công trình, trang thiết bị thể thao hiện có, đồng thời thường xuyên cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phong trào tập luyện môn bóng bàn. - Giải pháp 4: Hình thành và phát triển hệ thống thi đấu bóng bàn ở các Lớp, Khối và ở cấp trường, thường xuyên tổ chức các đội tuyển tham gia thi đấu các giải đấu bên ngoài trường. - Giải pháp 5: Nêu cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên TDTT, có chế độ chính sách thoả đáng đối với giáo viên, học sinh tích cực tham gia hoạt động TDTT và phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn. - Giải pháp 6: Tổ chức phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn theo kế hoạch đã đề ra, có hướng dẫn, quản lí của giáo viên. 2.2. Xây dựng nội dung các giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT thành phố Vinh. 2.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao sự nhận thức và hiểu biết của học sinh về vai trò, tác dụng của việc tập luyện môn bóng bàn. Động viên, khuyến khích đông đảo học sinh tham gia tập luyện bóng bàn - Mục đích: Nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò, tác dụng của việc tập luyện môn bóng bàn, xây dựng cho học sinh có thái độ, động cơ đúng đắn, tạo ra hứng thú tập luyện, động viên khuyến khích đông đảo học sinh tham gia tập luyện. - Nội dung giải pháp: + Giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức học tập của học sinh, giúp cho các em nhận thức đúng vị trí, vai trò, tác dụng của việc tập luyện bóng thường xuyên. Động viên, khuyến khích, thúc đẩy học sinh tham gia tập luyện bóng bàn thường xuyên. + Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, các cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của luyện tập TDTT nói chung và môn bóng bàn nói riêng trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. + Tổ chức, duy trì và phổ biến rộng rãi mọi hoạt động phong trào tập luyện bóng bàn trong nhà trường, tuyên dương những cá nhân có thành tích tốt ở các giải đấu truyền thống cũng như các giải đấu bên ngoài Nhà trường. - Tổ chức thực hiện: + Tổ Thể dục, Đoàn Thanh niên các nhà trường và các tổ chức đoàn thể thường xuyên tuyên truyền về các giải đấu, thi đấu giao hữu của khối, lớp và của nhà trường để cho học sinh nắm bắt được thông tin tích cực tham gia cũng như theo dõi cổ vũ. + Phối hợp với Đoàn Thanh niên, thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đấu giao lưu, giao hữu kỷ niệm các ngày lễ lớn. + Trong giờ học các giáo viên cần trang bị những kiến thức cơ bản về môn bóng bàn đồng thời hướng dẫn học sinh cách tập luyện môn bóng bàn để có hiệu quả. 2.2.2. Giải pháp 2: Thành lập các Câu lạc bộ bóng bàn cho học sinh trong từng khối, lớp và hướng dẫn tổ chức hoạt động - Mục đích: Thu hút ngày càng đông học sinh tham gia tập luyện, tổ chức cho học sinh tập luyện một cách khoa học và hiệu quả, nâng cao thể lực cho học sinh, giảm bớt sự căng thẳng trong giờ học các nội dung văn hoá. - Nội dung giải pháp: PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 298
  3. Physical Education and School Sports + Xây dựng các mô hình CLB cho học sinh theo từng khối, lớp, đề xuất ý kiến đối với Ban giám hiệu các nhà trường về việc thành lập các CLB bóng bàn cho phù hợp với điều kiện của nhà trường cũng như nguyện vọng của học sinh. + Xây dựng nội quy, chương trình hoạt động của CLB về thời gian, điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường và hướng dẫn tổ chức hoạt động. + Tuyên truyền thu hút học sinh tham gia tập luyện trong CLB bóng bàn - Tổ chức thực hiện: + Tổ thể dục cần thường xuyên trao đổi với Đoàn thanh niên để nắm được nguyện vọng của học sinh về việc thành lập các CLB bóng bàn theo từng khối, lớp. + Tổ thể dục căn cứ vào tình hình xây dựng nội dung chương trình thành lập CLB bóng bàn cho phù hợp với nhà trường và trình Ban giám hiệu phê chuẩn. + Tổ thể dục thường xuyên tổ chức, phân công cho giáo viên có nhiệm vụ chuyên trách theo sát, giúp đỡ các CLB bóng bàn về mặt chuyên môn như tổ chức tập luyện và thi đấu, trang bị kiến thức mới cho thành viên tham gia CLB bóng bàn. 2.2.3. Giải pháp 3: Triệt để khai thác hiệu quả sử dụng các công trình, trang thiết bị thể thao hiện có, đồng thời thường xuyên cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phong trào tập luyện môn bóng bàn - Mục đích: Tận dụng hiệu quả tối đa của các công trình, trang thiết bị thể thao hiện có để đáp ứng nhu cầu tập luyện, cải tạo CSVC sân bãi, dụng cụ, tăng số lượng các trang thiết bị phục vụ cho công tác tập luyện và thi đấu bóng bàn của học sinh. - Nội dung giải pháp: + Tiến hành cải tạo, sửa chữa và nâng cấp cơ sở chất tập luyện, tận dụng cơ sở vật chất hiện có để cho học sinh có dụng cụ để tập luyện bóng bàn. + Xây dựng nội quy, quy chế khi tham gia tập luyện và thi đấu bóng bàn đảm bảo sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa các trang thiết bị dụng cụ kịp thời đáp ứng được điều kiện tập luyện. + Động viên học sinh tham gia lao động công ích để cải tạo hoặc làm mới sân bãi dụng cụ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh mượn các dụng cụ tập luyện để học sinh thoải mái tập luyện trong những lúc có thời gian rảnh dỗi. + Tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, của phụ huynh học sinh, các cựu học sinh để xây dựng CSVC thể thao cho nhà trường. - Tổ chức thực hiện: + Tiến hành triển khai kế hoạch đã đề ra có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản các trong thiệt bị, cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện của Nhà trường. + Thường xuyên trao đổi để nắm được các nguyện vọng học sinh, trao đổi kinh nghiệm tổ chức tập luyện cũng như quản lý trang thiết bị dụng cụ tập luyện. + Các lớp, đội tuyển, CLB có trách nhiệm quản lý, bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện. Hàng tháng, hàng tuần tiến hành kiểm tra, bảo quản vệ sinh định kỳ. 2.2.4. Giải pháp 4: Hình thành và phát triển hệ thống thi đấu bóng bàn ở các Lớp, Khối, CLB ở cấp trường, thường xuyên tổ chức các đội tuyển tham gia thi đấu các giải đấu bên ngoài trường - Mục đích: Tạo môi trường hoạt động thể thao thường xuyên, kích thích sự hoạt động của học sinh, giúp học sinh làm quen với các công tác thi đấu. Tuyển chọn những cá nhân xuất sắc thành lập đội tuyển của nhà trường thi đấu các giải đấu bên ngoài. - Nội dung giải pháp: PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 299
  4. Physical Education and School Sports + Tổ chức các giải thi đấu bóng bàn truyền thống hàng năm kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh tham gia. + Khuyến khích các lớp, các khối, các tổ chức trong trường tổ chức các giải thi đấu bóng bàn để tìm ra những hạt nhân có năng khiếu thể thao để bồi dưỡng và thi đấu các giải cao hơn, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. + Mở rộng tăng cường các hoạt động thi đấu giao lưu, giao hữu, cọ sát, xây dựng đội tuyển nòng cốt tập luyện và thi đấu thường xuyên. - Tổ chức thực hiện: + Xây dựng ban hành điều lệ, kế hoạch tổ chức thi đấu các giải thi đấu từ các Lớp, Khối, CLB đến cấp trường trong năm học. + Các đơn vị căn cứ kế hoạch tổ chức thi đấu hàng năm của nhà trường để xây dựng kế hoạch thi đấu trong từng giai đoạn cụ thể. + Thành lập các đội tuyển bóng bàn tham gia các giải đấu dành cho các trường THPT trong thành phố, tỉnh.. 2.2.5. Giải pháp 5: Nêu cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên TDTT, có chế độ chính sách thoả đáng đối với giáo viên, học sinh tích cực tham gia hoạt động TDTT và phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn - Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên tích cực tham gia các hoạt động TDTT và phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn, có tâm lý thoải mái yên tâm công tác, phát huy hết khả năng và năng lực của mình. - Nội dung giải pháp: + Vận dụng những chế độ chính sách đã được thực hiện, xây dựng và ban hành chế độ đãi ngộ cụ thể, trước mắt và lâu dài để đáp ứng được nhu cầu cũng như nguyện vọng của giáo viên tích cực tham các hoạt động TDTT. + Có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời, thoả đáng đối với các giáo viên, học sinh có thành tích trong hoạt động TDTT. - Tổ chức thực hiện: + Tham mưu cho Ban giám hiệu xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật cũng như chế độ chính sách thoả đáng cho giáo viên TDTT tích cực tham gia vào các hoạt động TDTT và phát triển phong trào tập luyện bóng bàn. + Đề xuất với Ban giám hiệu cho tính giờ của giáo viên tham gia quản lý, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động CLB bóng bàn. + Phân công giáo viên phụ trách tổ chức quản lý hoạt động của các CLB bóng bàn theo đúng chuyên môn của giáo viên. 2.2.6. Giải pháp 6: Tổ chức phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn theo kế hoạch đã đề ra, có hướng dẫn, quản lí của giáo viên - Mục đích: Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hút ngày càng đông học sinh tham gia tập luyện môn bóng bàn để nâng cao trình độ thể lực, nâng cao tinh thần tự giác tích cực rèn luyện bản thân cho từng học sinh. - Nội dung giải pháp: + Tăng cường quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể về sự cần thiết phải có hoạt động tập luyện bóng bàn. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ giáo viên và các học sinh. + Xây dựng kế hoạch kế hoạch phát triển phong trào tập luyện bóng bàn theo từng tháng, từng kỳ và theo từng năm học một cách cụ thể. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 300
  5. Physical Education and School Sports + Cử các giáo viên TDTT tham gia phụ trách công tác hướng dẫn, chỉ đạo phong trào tập luyện bóng bàn của học sinh. - Tổ chức thực hiện: + Tổ chức hoạt động tập luyện bóng bàn theo kế hoạch đã được phê duyệt + Phân công giáo viên TDTT có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động tập luyện bóng bàn cho học sinh + Thời gian tiến hành hoạt động tập luyện bóng bàn do giáo viên hướng dẫn vào các giờ học ngoại khóa. 2.3. Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT tại thành phố Vinh * Kết quả thực hiện giải pháp 1. Thông qua các hoat động tuyên truyền đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, các cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của luyện tập môn bóng bàn, nhờ đó cũng đã động viên, khuyến khích đông đảo học sinh tham gia tập luyện và thi đấu bóng bàn. Phần lớn học sinh đã nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của tập luyện môn bóng bàn nhằm nâng cao sức khoẻ phát triển các tố chất thể lực. Thông qua đó đã thu hút được nhiều học sinh tham gia tập luyện thường xuyên. Học sinh cũng đã thường xuyên trao đổi, tham gia đầy đủ các buổi tập luyện mà nhà trường tổ chức và có sự hướng dẫn của giáo viên, tích cực tham gia, cổ vũ trong các cuộc thi đấu thường niên hàng năm, thi đấu giao hữu của khối, lớp và của nhà trường. * Kết quả thực hiện giải pháp 2. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu các nhà trường, tổ thể dục phối hợp với BCH Đoàn trường xây dựng các mô hình CLB bóng bàn cho học sinh theo từng khối, từng lớp. Các CLB bóng bàn được thành lập và chịu sự quản lý trực tiếp bởi BCH Đoàn trường, tổ thể dục chịu trách nhiệm về chuyên môn, phân công giáo viên thể dục có nhiệm vụ theo sát, giúp đỡ các CLB bóng bàn về mặt chuyên môn như phương pháp tổ chức tập luyện và thi đấu, trang bị kiến thức cho thành viên tham gia CLB bóng bàn. Bảng 1. Số lượng CLB, số lượng người tham gia các CLB bóng bàn của học sinh THPT thành phố Vinh sau thực nghiệm Số lượng CLB Số người tham gia TT Trường THPT Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN 1 THPT Huỳnh Thúc Kháng 1 5 32 85 2 THPT Hà Huy Tập 1 4 29 78 3 THPT Lê Viết Thuật 0 3 27 66 4 THPT Nguyễn Trãi 1 3 23 71 5 THPT Nguyễn Huệ 0 2 25 65 6 THPT Dân tộc nội trú tỉnh 1 4 28 72 Tổng 4 21 164 437 χ tính 2 11.56 62.01 χ 2bảng 10.827 10.827 p 0.001 0.001 Qua bảng 1 cho thấy: PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 301
  6. Physical Education and School Sports - Số CLB của học sinh THPT thành phố Vinh sau khi tiến hành triển khai ứng dụng các giải pháp là 21 CLB, cao hơn hẳn so với trước khi thực nghiệm là 5 CLB. So sánh bằng chỉ số χ2 thấy rõ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2tính=11.56 > χ2bảng=10.827 với P < 0.001. - Số lượng người tham gia các CLB bóng bàn của học sinh THPT thành phố Vinh sau khi tiến hành triển khai ứng dụng các giải pháp là 437 người, cao hơn hẳn so với trước khi thực nghiệm là 164 người. So sánh bằng chỉ số χ2 thấy rõ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2tính > χ2bảng với P < 0.001.Điều đó khẳng định tính hiệu quả của các giải pháp khi đưa vào ứng dụng đã có những hiệu quả nhất định. * Kết quả thực hiện giải pháp 3 Nhà trường đã xây dựng nội quy, quy định khi tham gia tập luyện và thi đấu bóng bàn đảm bảo sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả, đã tận dụng tối đa cơ sở vật chất để phục vụ cho tập luyện và thi đấu bóng bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh mượn các dụng cụ tập luyện để học sinh thoải mái tập luyện trong những lúc có thời gian rảnh rỗi. Ngoài ra còn tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, của phụ huynh học sinh, để xây dựng, mua sắm trang bị cơ sở vật chất cho tập luyện và thi đấu bóng bàn. Bảng 2. Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện môn bóng bàn cho học sinh các trường THPT thành phố Vinh sau thực nghiệm Trước TN Sau TN Đáp TT Cơ sở vật chất Số Chất Đáp ứng Số Chất ứng nhu lượng lượng nhu cầu lượng lượng cầu 1 Nhà tập, phòng tập, sân tập 10 Khá 75% 17 Khá 85% 2 Bàn bóng bàn 12 Khá 50% 28 Tốt 80% 3 Dụng cụ tập luyện (bóng, vợt) - TB 60% - Khá 75% Qua số liệu ở bảng 2, có thể thấy: Sau khi áp dụng các giải pháp thì số lượng và chất lượng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện môn bóng bàn cho học sinh các trường THPT thành phố Vinh đã được tăng lên đáng kể, đáp ứng được nhu cầu tập luyện của học sinh THPT trong thành phố. * Kết quả thực hiện giải pháp 4. Ngay từ đầu năm học Tổ thể dục phối hợp với với Đoàn thanh niên đã lập kế hoạch và trình Ban giám hiệu phê duyệt kế hoạch tổ chức các giải thi đấu bóng bàn thường xuyên hàng năm. Đề tài tiến hành tổng hợp số lượng giải đấu, số người tham gia thi đấu sau khi áp dụng các giải pháp, kết quả được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Số lượng giải đấu, số lượng người tham gia các giải thi đấu bóng bàn của học sinh THPT thành phố Vinh sau thực nghiệm Số lượng giải đấu Số người tham gia TT Các giải đấu Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN 1 Giao hữu giữa các lớp 8 18 38 82 2 Giao hữu giữa các khối 5 12 54 106 3 Giao hữu giữa các CLB 2 8 32 76 4 Giải truyền thống 3 6 62 132 5 Giải cấp tỉnh 1 1 20 47 6 Giải giao hữu ngoài trường 2 8 34 95 Tổng 21 53 240 538 χ tính 2 13.83 57.07 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 302
  7. Physical Education and School Sports Qua bảng 3 cho thấy: Số lượng giải đấu và số lượng người tham gia thi đấu các giải bóng bàn của học sinh THPT thành phố Vinh sau khi tiến hành triển khai ứng dụng các giải pháp cao hơn hẳn so với trước khi thực nghiệm. So sánh bằng chỉ số χ2 thấy rõ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2tính > χ2bảng với P < 0.001. Qua kết quả trên cho thấy, hệ thống các giải thi đấu bóng bàn đã được hình thành theo các giải thi đấu toàn trường, các khối, lớp, câu lạc bộ với các loại hình thi đấu giao hữu giữa các khối, lớp, câu lạc bộ trong và ngoài nhà trường; hệ thống thi đấu đã tăng đáng kể so với những năm trước đây; học sinh của trường tham gia các giải thi đấu bóng bàn tăng cả về số lượng và chất lượng. * Kết quả thực hiện giải pháp 5 Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường đối với hoạt động TDTT và phát triển phong trào tập luyện bóng bàn, các giáo viên TDTT luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của mình trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động phát triển phong trào tập luyện TDTT cho học sinh. Các chế độ ưu đãi đối với giáo viên tham gia quản lý, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động CLB bóng bàn được tính giờ; ban hành quy chế khen thưởng, chế độ chính sách thoả đáng đáp ứng được nhu cầu cũng như nguyện vọng của giáo viên. Đồng thời cũng có chế độ khen thưởng, động viên và tuyên dương về học tập cho các học sinh tích cực tham gia tập luyện và thi đấu bóng bàn đạt thành tích cao. * Kết quả thực hiện giải pháp 6 Ngay từ đầu năm học, tổ thể dục đã xây dựng kế hoạch hoạt động TDTT, kế hoạch phát triển phong trào tập luyện bóng bàn theo từng tháng, từng kỳ và theo từng năm học một cách cụ thể, cử các giáo viên TDTT tham gia phụ trách công tác hướng dẫn, chỉ đạo phong trào tập luyện bóng bàn của học sinh. Việc tổ chức hoạt động tập luyện môn bóng bàn có sự tổ chức hướng dẫn, quản lý của giáo viên đã thu hút được đông đảo học sinh tham gia tập luyện, đã có nhiều học sinh đăng ký tham gia tập luyện bóng bàn theo hình thức tổ chức lớp và câu lạc bộ bóng bàn. Qua ứng dụng các giải pháp đã mang lại hiệu quả rõ rệt giữa trước và sau ứng dụng giải pháp, điều này có thể khẳng định các giải pháp đã có hiệu quả trong việc phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn trong học sinh THPT thành phố Vinh. 3. KẾT LUẬN Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn và xây dựng được 6 nhóm giải pháp, qua ứng dụng vào trong thực tiễn đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc phát triển phong trào tập luyện môn bóng bàn cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Nghị quyết 08/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh về TDTT đến năm 2020. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2019), Thông tư quy định về đánh giá phong trào TDTT quần chúng. 3. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2015), Quản lý TDTT, NXB TDTT. 4. Nôvicôp AD, Matvêep L.P (1979), Lý luận và phương pháp GDTC, NXB TDTT 5. K.A. Vôrônôva (1978), Các biện pháp cải tiến quản lý phong trào TDTT, NXB TDTT. Nguồn bài báo: Bài viết được trích dẫn từ luận văn thạc sĩ giáo dục học (2019 -2021): “Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn cho học sinh THPT thành phố Vinh”. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 303
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2