intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp phát triển thương hiệu Viện Công nghệ Việt - Hàn (VKIT) qua các hoạt động truyền thông

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Giải pháp phát triển thương hiệu Viện Công nghệ Việt - Hàn (VKIT) qua các hoạt động truyền thông" tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp phát triển thương hiệu cho Viện Công nghệ Việt-Hàn thông qua các hoạt động truyền thông. Nghiên cứu đã tập trung vào việc khảo sát các thực trạng truyền thông của các trường đại học và xác định những thách thức mà các trường đang gặp phải trong việc phát triển thương hiệu của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp phát triển thương hiệu Viện Công nghệ Việt - Hàn (VKIT) qua các hoạt động truyền thông

  1. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT - HÀN (VKIT) QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG Vũ Ngọc Lan, Võ Thị Anh Thư* Viện Công nghệ Việt - Hàn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đinh Hoàng Anh Tuấn TÓM TẮT Nghiên cứu khoa học này tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp phát triển thương hiệu cho Viện Công nghệ Việt-Hàn thông qua các hoạt động truyền thông. Nghiên cứu đã tập trung vào việc khảo sát các thực trạng truyền thông của các trường đại học và xác định những thách thức mà các trường đang gặp phải trong việc phát triển thương hiệu của mình. Trong nghiên cứu này sẽ đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông trong việc phát triển thương hiệu của trường. Những giải pháp này bao gồm chuẩn bị và thực hiện kế hoạch truyền thông hiệu quả, tương tác tích cực với công chúng, sử dụng đa dạng các phương tiện truyền thông, tư vấn từ chuyên gia và quản lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến truyền thông. Nghiên cứu này đã cho thấy rằng việc sử dụng các giải pháp này có thể giúp các trường đại học nâng cao hiệu quả truyền thông và phát triển thương hiệu của họ. Với sự phát triển của công nghệ, các trường đại học có thể tận dụng các công nghệ truyền thông hiện đại như mạng xã hội, video trực tuyến, email marketing và công nghệ thực tế ảo để nâng cao hiệu quả truyền thông của mình. Từ khóa: giải pháp, marketing, phát triển thương hiệu, truyền thông, trường học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển thương hiệu trường học là một chủ đề ngày càng được quan tâm trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường giáo dục, các trường học đang đối mặt với nhiều thách thức để nâng cao vị thế và uy tín của mình trong cộng đồng. Vì vậy, việc phát triển thương hiệu trường học đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân học sinh, tăng doanh số và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong thời đại công nghệ hiện nay, hoạt động truyền thông đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc phát triển thương hiệu trường học. Việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông sẽ giúp trường học tiếp cận đến nhiều đối tượng khác nhau, tạo ra sự chú ý và thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và học sinh. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một số trường học chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của hoạt động truyền thông trong công tác phát triển thương hiệu. Điều này đã dẫn đến việc nhiều trường học chưa thể phát triển thương hiệu một cách hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu về phát triển thương hiệu của trường học qua hoạt động truyền thông sẽ giúp cho những trường học còn đang mắc phải những trở ngại trong việc phát triển thương hiệu của mình, nâng cao chất lượng công tác quảng bá và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn hơn. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Thương hiệu 2.1.1 Khái niệm thương hiệu 2275
  2. Thuật ngữ "thương hiệu" (brand) có xuất xứ từ từ thế kỷ 19, khi các nhà sản xuất bắt đầu sử dụng những nhãn hiệu riêng để đánh dấu sự khác biệt và tăng tính nhận diện của sản phẩm của mình, nhằm thu hút người tiêu dùng và tạo ra sự kết nối với sản phẩm. Theo Hiệp hội Mỹ Marketing (1960); Marketing Definitions: A Glossary of Marketing Terms, Chicago, American Marketing Association, đã đưa ra định nghĩa rất phổ biến: "Thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một ký hiệu, một biểu tượng hoặc một thiết kế, hoặc sự kết hợp tất cả các yếu tố trên, nhằm xác định hàng hoá hoặc dịch vụ của người bán hoặc một nhóm người bán, để phân biệt chúng với những sản phẩm cạnh tranh khác". Theo thời gian, một số tác giả khác cũng ủng hộ khái niệm của Hiệp hội Marketing Mỹ và nhấn mạnh hoặc bổ sung thêm một số ý mới. Chẳng hạn, theo ThS. Nguyễn Trần Sỹ & ThS. Nguyễn Thúy Phương (2014); Quảng bá thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục đại học: Lý thuyết và mô hình nghiên cứu có ghi rằng: “Koontz (2001) nhấn mạnh khía cạnh: một thương hiệu có thể dùng cho một sản phẩm, một dòng sản phẩm, hoặc tất cả các sản phẩm của nhà sản xuất. Ramello (2006) bổ sung thêm: thương hiệu gợi ra những thông tin liên quan đến chất lượng sản phẩm, từ đó thúc đẩy người tiêu dùng chuyển sang hành vi mua hàng”. Trong thời đại công nghiệp và đặc biệt là những năm 1950 và 1960, các doanh nghiệp lớn như Coca-Cola, Ford và General Electric đã sử dụng thương hiệu của mình như một công cụ quản lý và marketing, nhằm tạo sự tín nhiệm và lòng trung thành của khách hàng và phát triển cộng đồng người tiêu dùng. Các công ty này đã tạo ra hình ảnh và thông điệp của mình thông qua các chiến dịch quảng cáo và chương trình bảo vệ thương hiệu. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu bao gồm quá trình tạo ra một sự khác biệt đáng kể trong sản phẩm/sản phẩm dịch vụ, cung cấp cho khách hàng một cảm giác thương hiệu thông qua hình ảnh, thông điệp và trải nghiệm sản phẩm, và giữ gìn và phát triển quan hệ với khách hàng để tạo ra lòng trung thành và giá trị cho thương hiệu. Trong thời đại kinh tế số, thương hiệu đã trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quản lý chiến lược và marketing của các doanh nghiệp, bởi vì công nghệ đã làm cho thị trường trở nên cạnh tranh hơn và khách hàng trở nên yêu cầu hơn. Thương hiệu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng giá trị và tạo ra sự khác biệt cho các doanh nghiệp. Tóm lại, dù sử dụng những cách thức, các câu chữ khác nhau đi nữa, trong bài nghiên cứu [Nguyễn Thùy Linh. (2017). Phát triển thương hiệu Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn Tiến sĩ, trang 5] đã tổng quát những khái niệm của các chuyên gia, nhà kinh doanh và đưa ra khái niệm tổng quát “Thương hiệu là một tập hợp các dấu hiệu nhận biết, những liên tưởng, những trải nghiệm làm tăng giá trị nhận thức của người tiêu dùng về một tổ chức hoặc một sản phẩm hàng hóa dịch vụ”. Như vậy, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp thu được doanh lợi bằng sự tăng mức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ cũng như các giá trị tăng thêm của sản phẩm. Thương hiệu đồng thời giúp cho bản thân tổ chức tạo được phong cách, nề nếp, văn hóa riêng làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, lòng tự hào, sự hứng khởi, tâm huyết; nâng cao trách nhiệm trong quá trình làm việc của các thành viên 2.1.2 Khái niệm thương hiệu trường đại học Cho đến nay, chưa có định nghĩa cụ thể về thương hiệu đại học được công bố ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở các định nghĩa thương hiệu đã có, đồng thời nhấn mạnh hơn các yếu tố về chất lượng và năng lực cạnh tranh đối với các trường đại học, tác giả Nguyễn Thùy Linh cũng trong bài nghiên cứu nói trên đã tổng quát theo các chuyên gia kinh doanh và đưa ra khái niệm tổng quát về khái niệm "Thương hiệu trường đại học là một tập hợp các dấu hiệu, yếu tố nhận biết về danh tiếng, sự nổi bật, là 2276
  3. tập hợp những liên tưởng trong tâm trí người học và xã hội về trường đại học học sản phẩm dịch vụ giáo dục của trường đại học đó" Bài nghiên cứu [Nguyễn Thị Minh Thanh. (2017). Truyền thông thương hiệu của trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn ThS. Kinh doanh] đã nói đến các yếu tố tạo nên thương hiệu trường Đại học bao gồm: Ý tưởng thương hiệu, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, chiến lược Marketing, uy tín và lợi thế cạnh tranh vốn có. Hiện nay, các trường đại học đều đang tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất để đào tạo, dẫn dắt các sinh viên được học tập trong môi trường hiện tại tốt nhất. Trang bị tất cả những kỹ năng từ cơ bản cho đến nâng cao hay thậm chí cả giảng viên cũng được đào tạo chất lượng để dẫn dắt các thế hệ sau. Tuy nhiên các hoạt động trên đa phần các môi trường giáo dục đều thực hiện và đó là quy luật vốn có của việc phát triển trường học, điều đó sẽ khiến thương hiệu của Viện ít nổi trội và thu hút được các ứng viên tài năng. Để tăng lợi thế cạnh tranh, hiện nay các trường đại học đang thi đua trong việc quảng bá truyền thông. Vì thế cần phải chú trọng vào yếu tố marketing để quảng bá thương hiệu của Viện, cụ thể là marketing về lĩnh vực truyền thông. 2.1.3 Phương tiện truyền thông Phương tiện truyền thông là công cụ quan trọng để xây dựng và quản lý thương hiệu trường học. Các phương tiện truyền thông nên được lựa chọn kỹ càng và được sử dụng hiệu quả để quảng bá cho trường học đến cộng đồng và các khách hàng tiềm năng khác. Các kênh truyền thông xã hội cung cấp cho cả công ty và khách hàng những cách thức mới để tương tác với nhau. Các công ty hy vọng sẽ tương tác với những người tiêu dùng trung thành và tác động đến nhận thức của các cá nhân về sản phẩm của họ, truyền bá thông tin cũng như học hỏi từ và về khán giả của họ (Roderick J. Brodie và cộng sự 2013). Trong số các nguồn truyền thông truyền thống, mạng xã hội đã được thiết lập như một hiện tượng đại chúng với sức hấp dẫn nhân khẩu học rộng rãi (Kaplan & Haenlein 2010). Một trong những lý do khiến phương tiện truyền thông xã hội trở nên phổ biến nhanh chóng như vậy giữa các công ty là do sự phổ biến thông tin lan truyền qua Internet. Phương tiện truyền thông xã hội hiện có khả năng tiếp cận công chúng lớn hơn nhiều so với phương tiện truyền thông truyền thống, chẳng hạn như truyền hình, đài phát thanh và tạp chí (K. L. Keller 2009). Hơn nữa, người dùng Internet đang quay lưng lại với các phương tiện truyền thống và ngày càng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tìm kiếm thông tin [Mangold & Faulds (2009); Social media: The new hybrid element of the promotion mix. Business Horizons 52(4), 357–365]. Phương tiện truyền thông xã hội tạo cơ hội cho người dùng Internet tạo và chia sẻ nội dung (Kaplan & Haenlein 2012). Nội dung do người dùng Internet tạo ra liên quan đến các chủ đề khác nhau, bao gồm thương hiệu và sản phẩm, khiến các công ty không còn là nguồn truyền thông thương hiệu chính nữa (Berthon 2008). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tiêu dùng coi mạng xã hội là nguồn thông tin đáng tin cậy hơn so với các công cụ truyền thông tiếp thị truyền thống được các công ty sử dụng (Hennig- Thurau 2004). Do đó, các nhà quản lý tiếp thị và thương hiệu có thể cho rằng truyền thông thương hiệu sẽ tăng lên thông qua truyền thông mạng xã hội do người dùng tạo ra. Để xem xét tác động của truyền thông mạng xã hội, cần phân biệt giữa hai hình thức khác nhau của chúng: truyền thông mạng xã hội do công ty tạo ra và truyền thông xã hội do người dùng tạo ra (Godes & Mayzlin 2009). Sự khác biệt giữa các nguồn truyền thông này có liên quan vì truyền thông mạng xã hội do công ty tạo ra nằm dưới sự quản 2277
  4. lý của các công ty, trong khi truyền thông mạng xã hội do người dùng tạo độc lập với sự kiểm soát của công ty. Các nhà nghiên cứu hàn lâm về chủ đề truyền thông xã hội do công ty tạo ra chủ yếu tập trung vào nghiên cứu truyền miệng (WOM) và truyền miệng điện tử (eWOM) (Balasubramanian & Mahajan 2001). WOM do công ty tạo ra có thể được coi là sự kết hợp giữa quảng cáo truyền thống và truyền miệng của người tiêu dùng, được đặc trưng là do công ty khởi xướng nhưng người tiêu dùng thực hiện. Hơn nữa, trong các tài liệu về WOM, có sự đồng thuận rằng giao tiếp trực tuyến giữa các khách hàng là một nguồn phổ biến thông tin có ảnh hưởng. Các kênh truyền thông xã hội là một cách hiệu quả về chi phí và là một cách thay thế để các công ty truy cập và thu thập thông tin liên lạc giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (Godes & Mayzlin 2004). Theo định nghĩa do Tổ chức hợp tác kinh tế cung cấp và Phát triển OECD (2007), nội dung do người dùng tạo (UGC) được định nghĩa như sau: “Nội dung được cung cấp công khai trên Internet, nội dung phản ánh một lượng nỗ lực sáng tạo nhất định và nội dung được tạo bên ngoài các thói quen và thông lệ chuyên nghiệp”. Các nghiên cứu trước đây về UGC gợi ý rằng khách hàng tham gia vào quá trình tạo nội dung vì nhiều lý do như tự quảng cáo, sở thích nội tại và hy vọng thay đổi nhận thức của công chúng (Berthon 2008)”. Như vậy, Viện cần sử dụng truyền thông đúng mục đích, thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách cung cấp tất cả các dịch vụ chất lượng và đem đến những trải nghiệm hài lòng hoặc trên cả hài lòng đến khách hàng. Từ đó, sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông qua việc truyền miệng từ khách hàng, bên cạnh đó khách hàng cũng sẽ đăng những đánh giá độ hài lòng của mình về những dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp. Điều này cho thấy với việc lên kế hoạch truyền thông hiệu quả, nâng tầm quảng bá rộng rãi về sản phẩm thông qua truyền thông đại chúng, những công cụ này sẽ giúp mang đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất có thể. 2.2 Các nghiên cứu trong lĩnh vực Marketing: Theo Nguyễn Thùy Linh (2017), luận văn “Phát triển thương hiệu Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc Gia Hà Nội”, thuộc Luận văn tiến sĩ, phần 1.1.2.2 nội dung phát triển thương hiệu trường đại học tác giả đã cho biết: “Trong thời đại số hóa, các trường Đại học cần đẩy mạnh chiến dịch PR và tận dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá thương hiệu của mình. Việc mở rộng thị trường và cạnh tranh trong dịch vụ cũng là một chọn lựa, nhưng cần thực hiện khéo léo. Trường cần bảo vệ và làm mới thương hiệu bằng cách xây dựng văn hóa nhà trường và đấu tranh với các hoạt động vi phạm thương hiệu. Các trường cần cảnh giác với các nguy cơ nội bộ gây tổn hại đến thương hiệu của mình. Cuối cùng, việc đổi mới hình ảnh thương hiệu cần được thực hiện để áp dụng với sự thay đổi và phát triển của thị trường giáo dục.” Nguyễn Thị Minh Thanh (2017) trong luận văn “Truyền thông thương hiệu của trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội”, thuộc Luận văn ThS. Kinh doanh [trang 63] đã nói về các mặt hạn chế còn tồn đọng của việc truyền thông: “Chiến lược đề ra là tốt nhưng công cụ thực hiện chiến lược vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Việc truyền thông thương hiệu qua các phương tiện truyền thông, quảng cáo chưa mấy hiệu quả. Trường đã nêu ra được mục tiêu quảng bá nhưng phải xác định rõ mục tiêu, chiến lược và thực hiện nó bằng cách nào. Tạp chí của trường đã được phát hành chủ yếu bài của cán bộ giảng viên và sinh viên nhưng nội dung chưa phóng phú, hấp dẫn... Và đặc biệt trong bài nghiên cứu có cập nhập qua việc truyền thông nội bộ. Nhà trường không thể xây dựng thương hiệu mạnh trên 2278
  5. thị trường nếu không bắt đầu xây dựng thương hiệu từ bên trong đối với chính cán bộ, giảng viên trong trường. Mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên phải được ý thức rằng họ là một đại sứ của thương hiệu và họ phải biết rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong vai trò xây dựng thương hiệu nhà trường.” Trịnh Đào Vân Anh và Nguyễn Ngọc Hiền (2021), bài báo về “Mối quan hệ giữa danh tiếng trường đại học, tính cách thương hiệu, gắn kết thương hiệu và lòng trung thành của sinh viên tại TP.HCM” thuộc Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trang 180 của luận văn tại mục “Hàm ý quản trị”, tác giả đã cho biết: “Nghiên cứu đã chứng minh danh tiếng trường đại học có mối quan hệ đến trung thành của sinh viên. Các nhà quản trị thương hiệu trường đại học nên tích cực công tác hoạch định truyền thông để nâng cao giá trị thương hiệu cũng như danh tiếng thương hiệu không chỉ trong mắt sinh viên mà còn đối với các cá nhân khác (phụ huynh/doanh nghiệp đối tác/cộng đồng xã hội).” ThS. Nguyễn Trần Sỹ và ThS. Nguyễn Thúy Phương (2014), bài báo “Quảng bá thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục đại học: Lý thuyết và mô hình nghiên cứu” thuộc tạp chí Phát triển & hội nhập, trang 84, trong nội dung của phần 3.2, tác giả đã đưa ra trích dẫn rằng “Trong lĩnh vực giáo dục, theo nghiên cứu của Deborah & cộng sự (2010), ngoài quảng cáo, sinh viên có thể biết được thông tin về trường đại học thông qua: truyền miệng; hoạt động tư vấn nghề nghiệp, tuyển sinh. Như vậy, đây cũng là những cách thức mà trường đại học có thể sử dụng để quảng bá thương thương hiệu tổ chức đến sinh viên. Ngoài ra, có thể quảng bá thương hiệu trong quá trình sinh viên học tập tại cơ sở đào tạo. Tóm lại, để quảng bá thương hiệu, các cơ sở giáo dục đại học có thể sử dụng các cách sau: quảng cáo, hoạt động tư vấn tuyển sinh, quảng bá trong quá trình sinh viên học tập tại trường và truyền miệng.” Qua các bài nghiên cứu trong lĩnh vực marketing nêu trên, thực trạng của Viện có thể được đánh giá: Hoạt động truyền thông vẫn chưa mạnh mẽ, các kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu chưa đa dạng, xây dựng nội bộ kém chặt chẽ, truyền thông nội bộ chưa đầy đủ, tổ chức sự kiện và hoạt động phong trào phủ sóng phạm vi còn hẹp, vẫn còn khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ và niềm tin từ khách hàng cụ thể là sinh viên. Thông qua các đánh giá thực trạng trên, sau đây là đề xuất các giải pháp để cải thiện: Sử dụng các kênh truyền thông mới, truyền thông nội bộ, xây dựng và phát triển nội bộ, cập nhật thông tin thường xuyên, hợp tác với các đối tác có uy tín, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tổ chức các sự kiện định kỳ, bảo vệ và làm mới thương hiệu. Như vậy, việc xây dựng một chiến lược truyền thông toàn diện, tập trung vào nội dung chất lượng và tương tác tích cực với cộng đồng là các yếu tố quan trọng để cải thiện truyền thông và nâng cao thương hiệu của Viện. 3. THỰC TRẠNG Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, phương tiện thông tin đại chúng được cho là công cụ nhanh nhất hiện nay; đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá, phát triển thương hiệu của các trường học. Viện đã thành công trong việc quảng bá thương hiệu của mình ở các nội dung sau đây: Xây dựng hình ảnh và nhận diện thương hiệu: Viện đã thiết kế logo, slogan, màu sắc, và các yếu tố trực quan khác đặc trưng cho Viện. Qua việc tạo dựng một hình ảnh mạnh mẽ và nhận diện thương hiệu sáng tạo, Viện đã có thể thu hút sự chú ý và gây ấn tượng tốt đối với sinh viên, giảng viên, nhà tài trợ và cộng đồng. 2279
  6. Chiến lược truyền thông chính sách và thành tựu: Viện đã sử dụng truyền thông để chia sẻ và giới thiệu các chính sách, quy định và thành tựu đáng tự hào của mình. Việc thông báo một cách rõ ràng về chương trình đào tạo, hoạt động nghiên cứu, cộng đồng sinh viên và thành công của các sinh viên trong Viện đã giúp tăng cường thêm uy tín và niềm tin vào trường đại học. Xây dựng mạng lưới liên kết và đối tác: Đáng kể đến chính là Viện đã áp dụng việc truyền thông rất thành công để xây dựng mạng lưới liên kết với nhiều đối tác, tổ chức và các ngành công nghiệp. Việc thiết lập các đối tác chiến lược và liên kết với các tổ chức địa phương, quốc tế hoặc doanh nghiệp đã mang lại nhiều cơ hội hợp tác, tài trợ và trao đổi kiến thức cho chương trình đào tạo của Viện. Đồng thời, Viện cũng đã thường xuyên chia sẻ thông tin về các đối tác và thành công chung trên các nền tảng xã hội góp phần nâng cao hình ảnh của trường, gây dựng lòng tin tưởng cho sinh viên. Quảng bá các thành công và hoạt động độc đáo: Một trong những điểm mạnh của việc truyền thông đặc sắc ở Viện là khả năng quảng bá các hoạt động và thành công độc đáo của trường trên các kênh mạng xã hội. Viện đã sử dụng truyền thông để thông báo và chia sẻ về các chương trình học tập đặc biệt, hoạt động ngoại khóa, dự án nghiên cứu và các thành công của sinh viên các khóa. Sử dụng kênh truyền thông hiệu quả: Viện đã tận dụng kênh truyền thông hiện đại để đạt được sự hiệu quả tốt nhất trong việc quảng bá và truyền thông. Viện đã xây dựng fanpage trên Facebook với độ phát triển khá thành công, tần suất hoạt động thường xuyên, luôn cập nhật đầy đủ thông tin nhanh chóng, số lượng quan tâm tương tác từ cộng đồng tăng nhanh. Các kênh truyền thông này đã giúp Viện tiếp cận đến đông đảo khán giả tiềm năng và xây dựng mối quan hệ tương tác với họ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động truyền thông của Viện Công nghệ Việt - Hàn vẫn còn những hạn chế và chưa đạt hiệu quả cao. Số lượng học sinh biết đến Viện Công Nghệ Việt - Hàn qua phương tiện thông tin đại chúng rất ít. Các em chỉ biết tới Viện qua các tờ rơi được phát vào mỗi dịp tuyển sinh và cán bộ của viện đến gặp gỡ. Sau đây là những khó khăn gây trở ngại trong việc truyền thông, quảng bá để tăng cường phát triển thương hiệu của Viện: Đầu tiên, Viện chưa đầu tư đầy đủ vào hoạt động truyền thông và marketing. Ngoài việc tập trung vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, Viện nên chủ yếu tập trung vào các hoạt động bên ngoài như tổ chức hội thảo, sự kiện để thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, để phát triển thương hiệu của Viện, truyền thông và marketing là yếu tố cần thiết và không thể bỏ qua. Tiếp đó, Viện vẫn còn phụ thuộc vào hình thức quảng cáo truyền thống như các biểu ngữ, poster, tờ rơi… thay vì sử dụng các kênh truyền thông hiện đại như mạng xã hội, website, email marketing... để tiếp cận đến đông đảo khách hàng tiềm năng. Việc sử dụng các kênh truyền thông mới giúp cho việc quảng bá thương hiệu của Viện trở nên tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Viện tập trung quá nhiều vào số lượng người theo dõi “khủng” trên trang Facebook. Việc có một lượng người theo dõi lớn chỉ làm trang của Viện trông đẹp hơn, nhưng không đảm bảo sẽ mang lại doanh số. Điều quan trọng hơn là biết cách chuyển đối tượng người quan tâm thành khách hàng để đạt được thành công trong marketing. Việc xây dựng nhận thức về thương hiệu cần phải tốn thời gian và công sức, đồng thời cần chú trọng vào nội dung và chất lượng của sản phẩm để thu hút sự quan tâm của khách hàng. 2280
  7. Kế đến, Viện chú trọng chủ yếu vào việc xây dựng hình thức bên ngoài trong khi đó nội bộ bên trong vẫn chưa đủ mạnh mẽ, điều này gây khó khăn trong việc truyền thông thương hiệu bên trong và bên ngoài, một số vấn đề nội bộ như: chưa có sự đồng thuận nhất quán trong việc thiết lập văn hóa trường học và chiến lược phát triển, thiếu sự phân bổ trách nhiệm và nhiệm vụ giữa các bộ phận trong Viện dẫn đến sự rạn nứt và không đồng nhất trong hoạt động của trường, thiếu sự gắn kết giữa các bộ phận và giữa các nhân viên trong trường nên đã dẫn đến việc tự do hành động một cách riêng lẻ và không đồng nhất. Có nhiều hoạt động phong trào, sự kiện nhưng thu hút chưa đủ mạnh, chỉ chiếm đại phần lớn tham gia là sinh viên của Viện, nếu hoạt động tổ chức sôi nổi với hình thức bao phủ rộng rãi sẽ thu hút nhiều sinh viên của Viện nói chung và sinh viên ngoài Viện nói riêng. Điều này sẽ giúp các sinh viên trong trường và cả ngoài trường biết đến Viện hơn. Các hoạt động thi đua và chính sách về học bổng, sinh viên 5 tốt,... vẫn chưa phân bổ thông tin nhiều cho sinh viên, đại đa số hiện tại sinh viên của Viện vẫn còn khá mơ hồ về những thông tin này. Yếu tố này sẽ cản trở trong việc truyền thông để thu hút những sinh viên có ý định phấn đấu học bổng hay thành tích. Cuối cùng, việc quản lý và cập nhật thông tin trên các kênh truyền thông của Viện còn chưa được đảm bảo tốt. Và đặc biệt chưa có cán bộ chuyên trách quản lý các kênh truyền thông, dẫn đến việc thông tin trên các kênh thiếu minh bạch, không đúng sự thật và đầy rủi ro. Tóm lại, hoạt động truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu cho Viện Công nghệ Việt-Hàn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức khiến cho việc tăng cường hoạt động truyền thông trở nên đáng khó khăn. Việc nâng cao năng lực quản lý truyền thông và sử dụng các kênh truyền thông hiện đại sẽ giúp cho Viện tăng cường sự hiểu biết và tiếp cận đến đông đảo khách hàng tiềm năng, đảm bảo sự phát triển thương hiệu cho Viện phù hợp với thực tiễn hiện nay. 4. GIẢI PHÁP Để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trong việc phát triển thương hiệu cho Viện Công nghệ Việt- Hàn (VKIT), các giải pháp sau có thể được áp dụng: Sử dụng các kênh truyền thông mới: Ngoài các hình thức quảng cáo truyền thống, Viện cần sử dụng các kênh truyền thông mới như mạng xã hội, website, email marketing… để tiếp cận đến đông đảo khách hàng tiềm năng. Việc sử dụng các kênh truyền thông mới giúp cho việc quảng bá thương hiệu của các trường học trở nên tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Khi nói về các kênh truyền thông tốt nhất để quảng bá thương hiệu, đứng đầu là website của Viện, hãy đảm bảo rằng trang chất lượng và cung cấp đầy đủ thông tin về Viện (cơ sở vật chất, chương trình học, hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ sinh viên, thông tin liên hệ và các khía cạnh khác,...). Kế đến kênh mạng xã hội dễ tiếp cận nhất chính là Youtube và Tiktok, có thể hợp tác với các influencer để tạo ra hình ảnh và video chất lượng để quảng bá về Viện, tạo bài đăng hứng thú để thu hút sự chú ý từ học sinh và phụ huynh. Truyền thông nội bộ: Viện phải truyền tải được thông điệp rằng Viện đang phát triển liên tục, nỗ lực để cải thiện chất lượng giáo dục và giới thiệu giá trị của Viện đến cộng đồng. Để thực hiện những việc này, Viện phải thường xuyên tổ chức các sự kiện, giới thiệu tiêu chí và giá trị, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và sử dụng mạng xã hội để giới thiệu các hoạt động của Viện đến với sinh viên. Đồng thời cũng tạo ra cuộc thăm dò ý kiến và phản hồi từ sinh viên qua các cuộc khảo sát, hộp thư ý kiến hoặc các buổi gặp gỡ và thảo luận theo định kỳ, điều này giúp tạo ra một môi trường nâng cao sự tham gia và phát triển 2281
  8. liên tục. Quan trọng nhất, các lãnh đạo cần thể hiện giao tiếp tích cực và sẵn lòng lắng nghe ý kiến của cộng đồng nội bộ. Giao tiếp hiệu quả giữa lãnh đạo và các thành viên trong cộng đồng nội bộ là chìa khóa để xây dựng lòng tin và tạo sự đồng thuận. Xây dựng và củng cố, phát triển nội bộ: Để có thể nâng cao thương hiệu qua việc truyền thông nội bộ của Viện Công nghệ Việt - Hàn, đầu tiên hãy phát triển cân bằng giá trị cả bên trong lẫn bên ngoài, yếu tố bên trong là cơ sở nền tảng để quảng bá thương hiệu bên ngoài. Từ đó sẽ xây dựng được một thương hiệu mạnh mẽ, tăng cao sự tin cậy cho phụ huynh và cộng đồng, thu hút được sự quan tâm của người khác về Viện và đào tạo của trường, với phương pháp truyền thông tin bằng miệng, thương hiệu của Viện sẽ tăng đáng kể. Ngoài việc học tập, Viện hãy thường tổ chức các hoạt động gắn kết như picnic, dã ngoại,... để thúc đẩy sự gắn kết và tương tác giữa các sinh viên và giảng viên. Tăng cường tổ chức các cuộc họp, sử dụng các kênh mạng xã hội và tạo ra một hệ thống nhận ý kiến đóng góp phản hồi hay đóng góp ý tưởng để có thêm thông tin cho việc xây dựng chiến lược, mục tiêu để phát triển. Hơn nữa, hãy tạo điều kiện để sinh viên tự hào về Viện như tổ chức các sự kiện hay chương trình vinh danh các thành tựu và kể cả các hoạt động để nâng cao tinh thần. Thu nhận các ý kiến đóng góp từ nội bộ cũng góp phần lớn trong việc cải thiện và nâng cao thương hiệu cho Viện. Cập nhật thông tin thường xuyên: Viện hãy chú trọng trong việc xây dựng website của Viện và các trang mạng xã hội khác và cập nhật đầy đủ, thường xuyên các thông tin, hoạt động của Viện. Bên cạnh đó, Viện đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ truyền thông để đảm bảo sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc truyền thông của Viện. Xây dựng một đội ngũ truyền thông đa dạng với các chuyên gia và nhân viên có kiến thức và kỹ năng truyền thông đa dạng. Viện cần có cán bộ chuyên trách và đảm bảo quản lý chế độ cập nhật thông tin trên các kênh truyền thông, đảm bảo không để thông tin trên các kênh thiếu minh bạch, không đúng sự thật và đầy rủi ro. Hợp tác với các đối tác có uy tín: Có thể hợp tác với các đối tác có uy tín như các tổ chức nghiên cứu và công bố khoa học ( để thực hiện các nghiên cứu và công bố khoa học chất lượng cao, chia sẻ kiến thức chuyên sâu), doanh nghiệp và công ty (để tạo ra nhiều cơ hội, lợi ích cho trường và cả doanh nghiệp), những người có ảnh hưởng lớn (để tăng cường uy tín thương hiệu của mình), hợp tác với trường đại học khác (để cùng tổ chức các sự kiện chung, chia sẻ tài nguyên, phát triển chương trình và trao đổi sinh viên giảng viên),... Bằng cách hợp tác với các đối tác này, có thể tạo ra những liên kết và cơ hội tốt hơn để nâng cao thương hiệu và tạo sự tín nhiệm từ cộng đồng cho Viện. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua các kênh truyền thông để tăng cường sự hiểu biết và thu nhận các ý kiến phản hồi, đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Viện có thể sử dụng các kênh truyền thông như email, trang mạng xã hội, chương trình sự kiện, cuộc thi để tạo ra sự tương tác dễ dàng và yêu cầu phản hồi của khách hàng. Tổ chức các sự kiện định kỳ: Tăng cường tổ chức mạnh mẽ các sự kiện để thu hút nhiều sinh viên hơn, đồng thời không chỉ chú trọng vào mỗi sinh viên của Viện tham gia mà phủ sóng rộng rãi để thu hút nhiều sinh viên từ các Khoa, Viện khác trong trường, thậm chí cả những sinh viên trường khác. Lên kế hoạch và nội dung để tiếp thị, quảng bá các sự kiện sắp tổ chức trên các mạng xã hội để tăng cường phạm vi tiếp cận. Sau sự kiện, hãy đánh giá hiệu quả và đo lường mức độ đạt được mục tiêu. Thu thập phản hồi từ khách mời và xem xét các chỉ số thành công như sự tham gia, tương tác và tầm ảnh hưởng của sự kiện. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện và điều chỉnh kế hoạch tổ chức sự kiện trong tương lai. 2282
  9. Bảo vệ và làm mới thương hiệu: Giải pháp này đòi hỏi phải nghiên cứu và đánh giá thương hiệu hiện tại của trường. Sau đó cải tiến bằng cách tạo và giữ được lòng tin của người dùng về sứ mệnh và tầm nhìn của Viện đang ngày càng phát triển thông qua các sự kiện và các kênh mạng xã hội. Tiếp đến tập trung vào việc quảng bá và thông trên các trang mạng để nâng cao thương hiệu. Đồng thời phát triển thêm các dịch vụ mới như các hoạt động giáo dục ngoài giờ, tạo các lớp năng khiếu hoặc các chương trình giáo dục đặc biệt khác để thu hút sự tham gia từ sinh viên, những điều này sẽ giúp Viện được đánh giá cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Balasubramanian, S. &. (2009). The economic leverage of the virtual community. Journal of Electronic Commerce, 103–138. 2. Berthon, P. R. (2008). Ad lib: When customers create the ad. California Management Review, 6–31. 3. Dabrowski, Bruno Schivinski & Dariusz. (2013). The impact of brand communication on brand equity dimensions and brand purchase intention through facebook. GUT Faculry of Management and Economics Working Paper Series A, 03. 4. Đào Vân Anh & Nguyễn Ngọc Hiền. (2021). Mối quan hệ giữa danh tiếng trường đại học, tính cách thương hiệu, gắn kết thương hiệu và lòng trung thành của sinh viên tại TP.HCM. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 180. 5. Godes, D. &. (2004). Using Online Conversations to Study Word-of-Mouth Communication. Marketing Science , 545–560. 6. Godes, D. &. (2009). Firm-Created Word-of-Mouth Communication: Evidence from a Field Test. Marketing Science , 721–739. 7. Hennig-Thurau, T. G. (2004). Electronic word-of-mouth via consumer-opinion platforms: What motivates consumers to articulate themselves on the Internet? Journal of Interactive Marketing, 38–52. 8. Hồng, N. H. (2018). Công tác truyền thông trong quảng bá thương hiệu trường đại học Văn Lang. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang, 112-113. 9. Kaplan, A. M. (2010). Users of the world, unite! The challenges and opportunities of Social Media. Business Horizons , 59-68. 10. Kaplan, A. M. (2012). The Britney Spears universe: Social media and viral marketing at its best. Business Horizons, 27–31. 11. Keller, K. L. (2009). Building strong brands in a modern marketing communications environment. Journal of Marketing Communications , 139–155. 12. Mangold, W. G. (2009). Social media: The new hybrid element of the promotion mix. Business Horizons, 357–365. 13. Nguyễn Thị Minh Thanh. (2017). Truyền thông thương hiệu của trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn ThS. Kinh doanh, 63. 2283
  10. 14. Nguyễn Thùy Linh. (2017). Phát triển thương hiệu Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn Tiến sĩ, 22-30. 15. Nguyễn Trần Sỹ & Nguyễn Thúy Phương. (2014). Quảng bá thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục đại học: Lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Phát triển & hội nhập, 84. 16. Simmons, Rita Clifton & John. (2003). Brands and Branding. The Economist, 65. 2284
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0