Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm
lượt xem 2
download
Bài báo đưa ra các giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm bao gồm: Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục ở các trường sư phạm; thu hút tối đa các nguồn lực của từng trường vào thực hiện nhiệm vụ chung của ngành;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 154-166 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM Hồ Lam Hồng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hệ thống các trường sư phạm làm một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống giáo dục quốc dân (theo Luật giáo dục 2005), bởi công tác đào tạo giáo viên nhằm phục vụ cho giáo dục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trường sư phạm có hai nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn đòi hỏi có sự liên kết giữa các lĩnh vực khoa học, hoặc liên kết giữa các nhà khoa học để cùng giải quyết những vấn đề của thực tiễn nảy sinh. Bài báo đưa ra các giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm bao gồm: Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục ở các trường sư phạm; Thu hút tối đa các nguồn lực của từng trường vào thực hiện nhiệm vụ chung của ngành; Quản lí nguồn thông tin dữ liệu chung; Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên của các trường sư phạm và Xây dựng mạng lưới liên kết giữa các trường sư phạm. Từ khóa: Liên kết nghiên cứu khoa học, liên kết các trường sư phạm, các trường sư phạm. 1. Mở đầu Liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm được hiểu là sự kết hợp, hợp tác hay sự kết nối giữa các nhà khoa học của các trường sư phạm với nhau cùng tham gia hoạt động nghiên cứu. Việc liên kết trong nghiên cứu được xuất phát từ sự cần thiết phải liên kết các lĩnh vực khoa học với nhau để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Sự khác biệt của liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm là mục đích nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu của đào tạo giáo viên. Do đó liên kết các lĩnh vực khoa học với nhau, trong đó có liên kết khoa học cơ bản với khoa học giáo dục nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đào tạo giáo viên. Liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm thúc đẩy quá trình phát triển của ngành sư phạm nói riêng, khoa học giáo dục nói chung. Tuy nhận thấy sự cần thiết Tác giả liên lạc: Hồ Lam Hồng, địa chỉ e-mail: holamhong@yahoo.com 154
- Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm phải liên kết nghiên cứu khoa học, song thực tiễn liên kết giữa các trường cũng như cơ chế liên kết như thế nào để có hiệu quả thì lại chưa được ứng dụng trong thực tiễn.Trên tinh thần đó tác giả đã nghiên cứu và đưa ra Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hệ thống các trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân Ngành sư phạm được thành lập theo Sắc lệnh số 194 ngày 08/10/1946 của Chủ tịch Nước. Trong suốt chiều dài lịch sử, ngành sư phạm đã đạt được những thành tích nổi bật nhất là các trường sư phạm đã đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đông đảo gồm hơn hai triệu người, trong đó có hơn một triệu người đang làm việc. Đội ngũ này cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Hiện nay, trong 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục trên cả nước, có 14 trường đại học sư phạm và 39 trường cao đẳng sư phạm. Ở các trường đại học sư phạm hiện có 4.490 giảng viên; trong đó: 5,2% có chức danh giáo sư, phó giáo sư; 13,7% có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và 48,7% có trình độ thạc sĩ. Ở các trường cao đẳng sư phạm hiện có 3.543 giảng viên; trong đó: 0,07% có chức danh giáo sư, phó giáo sư; 0,93% có trình độ tiến sĩ và 36,89% có trình độ thạc sĩ. Song trong thực tế, các trường sư phạm vẫn còn một số bất cập nhất định trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trường, trong xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Đặc biệt, các trường sư phạm còn chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện lí tưởng, phẩm chất đạo đức của sinh viên và việc đào tạo nghiệp vụ sư phạm; nội dung đào tạo sư phạm chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non; chậm đổi mới phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên; kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục còn hạn chế. - Tính sư phạm trong các cơ sở đào tạo giáo viên chưa được thể hiện rõ. Trường sư phạm là nơi thực hiện mục tiêu kép: đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện việc giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực tiếp theo cho đất nước. Do đó đào tạo cần tính thực hành nghề cao. Song chương trình đào tạo giáo viên vẫn còn nặng về cung cấp lí thuyết, hàn lâm hơn là định hướng vào hình thành năng lực nghề nghiệp, kĩ năng thực hành giảng dạy và giáo dục học sinh. - Tỉ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, có trình độ tiến sĩ của các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm đều thấp hơn tỉ lệ bình quân chung của các trường đại học, cao đẳng trong toàn hệ thống giáo dục đại học cả nước. - Đội ngũ giảng viên sư phạm phải dành quá nhiều thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, thời gian dành cho nghiên cứu khoa học cũng như học tập cá nhân để nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức mới còn hạn chế. - Về tổng thể, quy hoạch xây dựng mạng lưới các trường sư phạm và phát triển đội 155
- Hồ Lam Hồng ngũ giảng viên chưa thật hợp lí (số lượng, chất lượng và cơ cấu). Có giai đoạn, việc tuyển chọn biên chế bị chậm, nên hẫng hụt thế hệ là điều tất yếu. Tính chuyên nghiệp trong định hướng đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên sư phạm chưa rõ. - Trước đây, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo. Nay đã có nhiều thay đổi, nhưng đầu tư chưa thực sự mang tính hiệu quả. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt". Định hướng đó đã đặt ngành sư phạm và các trường sư phạm trước những cơ hội và thách thức mới buộc ngành giáo dục đã phê duyệt “Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020” theo quyết định số 6290/QĐ-BGDĐT ngày 13/12/2011 với mục tiêu phát triển ngành sư phạm Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục của hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011-2020. Xây dựng các trường đại học sư phạm trở thành các trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện của ngành sư phạm cả nước. Tăng cường sự gắn kết giữa hệ thống các trường, khoa sư phạm với hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và các cấp quản lí giáo dục để bảo đảm sự đồng bộ trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. * Xét theo quan điểm hệ thống: Hình 1. Hệ thống các trường sư phạm trong cả nước 156
- Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm Hệ thống các trường sư phạm được cấu thành bởi tất cả các cơ sở đào tạo giáo viên, bao gồm: các trường sư phạm, các khoa sư phạm của các trường đa ngành, các trường, học viện quản lí giáo dục từ trung ương đến các địa phương và được cấu trúc theo tầng bậc như được mô tả trong Hình 1. Từ sơ đồ trên Hình1 có thể dễ dàng nhận thấy, hệ thống lớn có mối quan hệ tương tác với các thành tố của hệ thống theo nguyên tắc thứ - bậc: Hệ lớn, hệ nhỏ hơn theo các thứ bậc. Trong đó các hệ con vừa là đơn vị cấu trúc của hệ lớn, vừa là hệ lớn của những hệ con bậc dưới. Dù là cấp độ nào thì mỗi hệ con vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng. Theo nguyên tắc đó, hệ thống sư phạm cũng được thiết kế thành các hệ con theo các thứ bậc khác nhau. Đó cũng là nguyên tắc xác lập và phân loại các hệ con cấu thành hệ thống các trường sư phạm. * Xét theo quan hệ vùng lãnh thổ: Quan hệ vùng lãnh thổ không chỉ phản ánh quan hệ không gian địa lí, mà còn phản ánh quan hệ đặc điểm văn hoá, phát triển kinh tế - xã hội. Với các quan hệ này, hệ thống sư phạm có cấu trúc bao gồm: - Các trường sư phạm thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; - Các trường sư phạm thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc; - Các trường sư phạm thuộc tỉnh vùng núi Việt Bắc - Đông Bắc Bộ; - Các trường sư phạm thuộc tỉnh Bắc Trung Bộ; - Các trường sư phạm thuộc tỉnh Trung Trung Bộ; - Các trường sư phạm thuộc tỉnh Nam Trung Bộ; - Các trường sư phạm thuộc tỉnh Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh; - Các trường sư phạm thuộc tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; - Các trường sư phạm thuộc tỉnh Tây Nguyên. Với đặc điểm vùng lãnh thổ này, cho phép các trường sư phạm thực hiện chức năng phù hợp với đặc điểm vùng miền, đặc biệt văn hóa địa phương, đóng góp được nhiều kết quả về nghiên cứu nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo; về biên soạn tài liệu bồi dưỡng; về tổ chức bồi dưỡng; hỗ trợ nguồn nhân lực; về biên soạn các chuyên đề, môn học tự chọn trong chương trình giáo dục các cấp học,... * Xét theo phân cấp đào tạo GV theo các trình độ khác nhau: Hình 2. Hệ thống các trường sư phạm theo trình độ Phân cấp trình độ đào tạo này giúp tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo liên thông trên cơ sở phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 157
- Hồ Lam Hồng đội ngũ cán bộ giảng dạy, tổ chức nghiên cứu khoa học về những vấn đề liên quan để sự phát triển trình độ đào tạo, về nghiên cứu ứng dụng những thành tựu về khoa học giáo dục, tổ chức chia sẻ thông tin khoa học, v.v... * Xét theo quan hệ các nhóm ngành đào tạo: Khi thiết lập cấu trúc này sẽ tạo điều kiện cho các hệ con theo nhóm ngành giải quyết được nhiều vấn đề cho ngành liên quan đến phát triển chương trình đào tạo giáo viên phù hợp với phát triển chương trình giáo dục các cấp học, liên kết biên soạn giáo trình, sách giáo khoa chuyên ngành cho các cấp học, chia sẻ các nguồn lực, kinh nghiệm đào tạo, trao đổi học thuật cho từng lĩnh vực chuyên sâu, tổ chức các nghiên cứu về khoa học chuyên ngành, khoa học giáo dục đào tạo chuyên ngành, v.v. Cấu trúc hệ thống theo quan hệ này có thể mô tả như Hình 3. Hình 3. Hệ thống các trường sư phạm theo nhóm ngành đào tạo * Xét theo phân cấp quản lí: Một số trường sư phạm trực thuộc Bộ GD & ĐT, trực thuộc tỉnh, trực thuộc trường quốc gia, trực thuộc trường vùng. Cơ cấu tổ chức quản lí theo quan hệ này sẽ thuận lợi trong việc phối hợp nguồn lực đa dạng giữa các trường sư phạm, đặc biệt sự hỗ trợ chia sẻ nguồn lực giữa các cơ sở lớn do Bộ GD & ĐT quản lí, cho các cơ sở do địa phương quản lí. Quan hệ này có ưu điểm tạo được sự quan tâm trong quản lí nhà nước và định hướng trọng điểm rõ ràng, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa các trường sư phạm với nhà trường phổ thông, các cấp học, đặc biệt trong các cuộc đổi mới, cải cách giáo dục. Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa 8 đã quyết nghị xây dựng một số trường ĐHSP trọng điểm với chức năng đầu tàu, hỗ trợ thúc đẩy cả hệ thống SP nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQLGD các cấp học, ngành học. Việc tách và xây dựng hai trường ĐHSP trọng điểm quốc gia là kết quả của chủ trương phát triển hệ thống sư phạm - hệ thống có tổ chức, có chức năng và cơ chế phù hợp với chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ GV của đất nước. Trong xu thế dân chủ và bình đẳng hiện nay, các trường sư phạm trong cả nước (cho dù là trường trung ương hay địa phương; trường cao đẳng hay đại học; viện hay học viện,...) đều có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Song sự khác biệt về mặt quản lí hành chính sẽ liên quan đến nguồn kinh phí cho các trường tồn tại và phát triển. Nhưng mỗi một trường sư phạm có vị thế riêng và có khả năng đáp ứng nhu cầu của vùng miền, văn hóa địa phương. 158
- Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm 2.2. Sự cần thiết phải liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm * Định hướng phát triển hệ thống giáo dục đại học Theo quy định của luật Giáo dục đại học, bắt đầu từ năm nay các trường đại học sẽ được phân thành 3 tầng gồm: đại học nghiên cứu, ứng dụng, thực hành. Tuy nhiên, để đạt được điều này các trường đại học cần có định hướng rõ ràng về chiến lược phát triển của trường mình, nhất là các trường đại học có định hướng phát triển thành trường đại học nghiên cứu. Nhưng điều này không phải trường đại học nào cũng có thể đáp ứng được ngay. Theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2015 hình thành nhóm các trường đại học định hướng nghiên cứu, đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng, các trường cao đẳng cộng đồng. Việc phát triển các trường đại học nghiên cứu chính là nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế. Như vậy, việc hình thành quan niệm, cũng như tư duy về nhà trường đại học theo hướng nghiên cứu, trong đó có hệ thống các trường sư phạm, sẽ xuyên suốt đến định hướng phát triển nhà trường, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, tuyển sinh, quá trình đào tạo cho đến kiểm định chất lượng đào tạo. * Mục tiêu phát triển ngành sư phạm “Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020 đã xác định rõ: Mục tiêu phát triển ngành sư phạm Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục của hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 - 2020. Xây dựng các trường đại học sư phạm trở thành các trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện của ngành sư phạm cả nước. Tăng cường sự gắn kết giữa hệ thống các trường, khoa sư phạm với hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và các cấp quản lí giáo dục để bảo đảm sự đồng bộ trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Như vậy, các trường sư phạm cần đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng hình thành năng lực cho người học (năng lực làm việc độc lập, năng lực tự học tự nghiên cứu để có thể học tập suốt đời, năng lực thích ứng nhanh với môi trường thay đổi theo hướng phát triển. . . ) nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông, tránh việc đào tạo nằm ngoài hay đi sau giáo dục phổ thông như những năm vừa qua. Nếu đội ngũ giáo viên phổ thông được hình thành năng lực học tập theo hướng nghiên cứu thì họ có thể dần truyền được phương pháp học theo hướng nghiên cứu cho chính thế hệ mai sau, các học sinh ở các trường phổ thông. Mục tiêu này cũng hướng đến việc xây dựng và sự tăng cường liên kết hệ thống các trường sư phạm gắn với hệ thống các cơ sở giáo dục (giáo dục từ mầm non đến hết trung học phổ thông) trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: các trường phổ thông đều là cơ sở học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm. Mục tiêu này hướng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đối tượng học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 159
- Hồ Lam Hồng * Nhiệm vụ đối với giảng viên sư phạm gắn việc giảng dạy với nghiên cứu khoa học Theo thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và Bộ GD & ĐT số 06/2011/TTLT-BNV- BGDĐT ngày 06/06/2011 có quy định điều 5 về nhiệm vụ giảng dạy và điều 6. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Như vậy, mỗi cán bộ giảng viên phải thực hiện hai nhiệm vụ với định mức thời gian làm việc hàng năm theo từng nhiệm vụ, phù hợp với mỗi chức danh (Bảng 1). Bảng 1. Định mức thời gian làm việc hàng năm của cán bộ giảng viên Giảng Nghiên Hoạt động chuyên môn Tổng số Nhiệm vụ/Chức danh dạy cứu và các nhiệm vụ khác giờ/năm Giảng viên 900 400 460 1.760 Giảng viên chính 900 500 360 1.760 Giảng viên cao cấp 900 600 260 1.760 (Đơn vị tính: giờ) Hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với hoạt động giảng dạy và nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Tùy theo mức độ chức danh, tỉ lệ quy định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học có sự khác biệt. Đối với giảng viên bậc cao thì đòi hỏi nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phải cao hơn so với công tác giảng dạy: số giờ giảng dạy được quy đổi sang giờ nghiên cứu khoa học. Mặt khác, các giảng viên bậc cao phải đảm nhận những trọng trách trong công tác nghiên cứu khoa học (chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước, chủ nhiệm chương trình, chủ nhiệm đề tài cấp bộ hoặc có trách nhiệm hướng dẫn đội ngũ cán bộ trẻ, hướng dẫn nghiên cứu sinh làm những đề tài nghiên cứu,. . . ). Những điều này được các cơ sở giáo dục đại học nói chung, hệ thống các trường sư phạm nói riêng cụ thể hóa trong nhiệm vụ đối với từng chức danh, đưa vào tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại danh hiệu thi đua hàng năm đối với giảng viên. * Đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống đào tạo gắn với đổi mới đào tạo theo tín chỉ Đổi mới phương pháp dạy học trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đối với các trường đại học nói chung, các trường sư phạm nói riêng khi thực hiện việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học là một đòi hỏi của thực tế khách quan đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực và không nhằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo. Theo xu hướng hiện đại: Kiến thức rất đa dạng và thay đổi nhanh theo thời gian -> Giảng dạy là khai thác và tận dụng nội lực của sinh viên để họ sẽ tự học suốt đời -> Tăng cường những môn học rèn luyện tư duy. Như vậy, cần thiết dạy cho sinh viên biết cách học: học theo hướng tự học, tự nghiên cứu để tự hình thành vốn kiến thức cho cá nhân. Như vậy với xu hướng mới về phương pháp dạy học theo quan niệm “học sinh là trung tâm của hệ thống giáo dục” đã làm thay đổi tiêu chí và cách thức giảng dạy của giảng viên sư phạm và phương pháp học tập của sinh viên, đó là: 160
- Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm - Việc dạy cách học, học cách học để tạo thói quen, niềm say mê và khả năng học suốt đời là nội dung bao quát của việc dạy và học ở Đại Học. - Lấy người học làm trung tâm (learner centered) để phát huy tính chủ động của người học. - Công nghệ thông tin và các phương tiện giảng dạy hiện đại có thể giúp con người chọn nhập và xử lí thông tin nhanh chóng để biến thành tri thức của chính mình. Vậy đổi mới phương pháp dạy học ở đại học theo đào tạo tín chỉ buộc người học phải chủ động và sáng tạo, tự học tự nghiên cứu trong học tập với quan niệm “học cho chính mình” và học tập suốt đời. Do đó ngay trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, sinh viên được học theo cách nghiên cứu và tham gia thực hiện các vấn đề nghiên cứu. Cho đến nay, đổi mới phương pháp dạy học đang được thực hiện nhanh và mạnh trong hệ thống giáo dục phổ thông với quan điểm hình thành năng lực cho học sinh. Do đó đổi mới phương pháp dạy học ở các trường sư phạm là điều tất yếu không thể tránh khỏi. 2.3. Các mô hình liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm Liên kết trong nghiên cứu khoa học được hiểu là sự kết hợp, liên thông và hợp tác của các bên vào thực hiện nhiệm vụ chung của nghiên cứu khoa học, trên cơ sở đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên. Liên thông, liên kết và hợp tác trong nghiên cứu khoa học được coi là đặc điểm mấu chốt thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Liên thông, liên kết trong nghiên cứu khoa học không những phát huy được tính chuyên môn hóa theo thế mạnh độc đáo của từng đơn vị; tạo điều kiện sử dụng hiệu quả các nguồn lực chung; tích hợp được sự giao thoa trí tuệ giữa liên ngành. Tuy nhiên việc tuyên truyền phổ biến các thông tin khoa học, kết quả nghiên cứu ít được trao đổi chia sẻ, chưa có kho dữ liệu để có thể truy cập và tìm hiểu khi cần thiết. Điểm khác biệt của nghiên cứu khoa học ở các trường sư phạm là sự liên kết, kết hợp khoa học giáo dục với các ngành khoa học cơ bản nhằm phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo của ngành. Do đó, liên thông liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm được thực hiện ở các mức độ khác nhau: * Mô hình liên kết hợp tác ba bên Liên kết giữa trường sư phạm - viện nghiên cứu - cơ sở giáo dục (trường phổ thông) là một trong những mô hình tốt, đem lại hiệu quả cho các bên và luôn gắn nghiên cứu với thực tế cuộc sống. Sự hợp tác bộ ba này có thể phát huy một cách linh hoạt tiềm năng, sức mạnh của từng bộ phận cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng chuyển giao. Mô hình này đang được thực hiện ở nhiều trường đại học, nhất là các trường đại học địa phương, nhất là gắn trường đại học với một số ngành sản xuất (nông nghiệp, môi trường). Song mô hình này cũng chưa được phát triển và nhân rộng, đặc biệt là sự liên kết nghiên cứu giữa trường đại học - viện/trung tâm nghiên cứu - trường phổ thông chưa thật sự kết nối nhiều. 161
- Hồ Lam Hồng Các trường phổ thông hiện nay chỉ là nơi tạo điều kiện cho viện hoặc trường sư phạm làm cơ sở nghiên cứu chứ chưa phải là đối tác hay hợp tác nghiên cứu. Ngược lại, các trường phổ thông phải là nơi đặt hàng những vấn đề nghiên cứu. * Mô hình liên kết trong nội bộ một trường sư phạm Trong nội bộ của một trường sư phạm cũng cần có sự liên kết ở các mức độ khác nhau: - Liên kết giữa các thành viên trong một khoa để nghiên cứu giải quyết vấn đề khoa học thuộc một lĩnh vực cụ thể, nhưng cũng có thể liên kết giữa khoa học cơ bản với khoa học giáo dục. Liên kết này tạo nên sự hợp tác gắn bó và thúc đẩy sự phát triển nghề, truyền dẫn sự ham mê nghiên cứu khám phá, nhưng đồng thời có tác dụng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, sinh viên ham mê khoa học và hứng thú với hoạt động nghiên cứu khoa học. - Liên kết giữa các khoa, các bộ phận trong trường để nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học phù hợp với nhu cầu của trường, điều kiện thực tế của trường. Đồng thời tạo nên sự kết dính giữa các bộ phận trong nội bộ trường cùng giải quyết vấn đề chung của trường. Việc liên kết giữa các khoa trong nghiên cứu khoa học có thể là sự liên kết các bộ môn trong khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội với nhau, cũng có thể gắn khoa học cơ bản với khoa học giáo dục. Trong thực tế, các trường cũng có những đề tài nghiên cứu liên ngành, chủ yếu các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến phương pháp dạy học. Song việc liên kết này cũng chưa nhiều, chưa thường xuyên, đặc biệt là liên kết giữa các khoa với nhau. Những vấn đề chung của trường thường do đơn vị quản lí (ví dụ như: phòng quản lí khoa học, phòng đào tạo,. . . ) làm chủ nhiệm và kết hợp với các khoa cùng nghiên cứu hợp tác. Việc liên kết ngang giữa các khoa trong một trường rất hiếm được thực hiện. Nguyên nhân do chính vấn đề nghiên cứu thường mang tính hạn hẹp trong nội bộ và kinh phí thực hiện thường quá ít ỏi để có thể thu hút sự hợp tác nhiều bên. * Mô hình liên kết giữa các trường sư phạm Một thực tế, sự thiếu liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường trong hệ thống sư phạm của các tỉnh, thành phố trong cả nước với các trường trung ương đã dẫn đến tới tình trạng: Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện, ứng dụng và có kết quả ở địa phương này, nhưng lại vẫn được triển khai ở các địa phương khác với những vấn đề tương tự, các bước nghiên cứu từ đầu từ cơ sở lí luận cho đến nghiên cứu thực tiễn. Điều này dẫn đến sự lãng phí nhân lực khoa học, vừa gây lãng phí cho ngân sách của Nhà nước, hiệu quả nghiên cứu không cao vì sự lặp lại cũng như đầu tư nghiên cứu một vấn đề mang tính manh mún. Những vấn đề nghiên cứu khoa học phục vụ cho ngành học cần có sự liên kết giữa các trường sư phạm ở các vùng miền khác nhau. Như vậy, nghiên cứu cơ sở lí luận dường như có thể chung, nghiên cứu cơ sở thực tiễn là để tìm hiểu tính đặc thù vùng miền và các giải pháp đề xuất sẽ đáp ứng được chung cho địa phương và những vấn đề chung của ngành. Liên kết vùng giữa các trường sư phạm ở nhiều địa phương khác nhau được áp dụng với các đề tài nghiên cứu khi nguồn kinh phí của Nhà nước để giải quyết những vấn đề 162
- Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm mang tính quốc gia (như các đề tài cấp nhà nước). Ở đây có sự tận dụng nguồn nhân lực khoa học tại chỗ để giảm bớt chi phí đi lại và tập trung theo dõi trong khoảng thời gian tương đối dài. Do đó mô hình liên kết này không phải thường xuyên, song giảm chi phí cho nghiên cứu khoa học. * Mô hình liên kết các trường đại học sư phạm trọng điểm với các trường sư phạm địa phương trong nghiên cứu khoa học Trong những năm qua, hai trường đại học sư phạm trọng điểm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) là các cơ sở đào tạo có trình độ cao làm nòng cốt nghiên cứu và thực hiện những chủ trương lớn của ngành trong đổi mới hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và đổi mới hệ thống các trường sư phạm. Hai trường đại học sư phạm này đã thực hiện nhiều đề tài lớn cấp nhà nước, cấp Bộ nhằm giải quyết những vấn đề lớn của ngành giáo dục và đào tạo phù hợp đặc điểm của 2 miền Bắc và Nam. Nhưng việc thực hiện liên kết nghiên cứu khoa học của các trường này trong hệ thống các trường sư phạm với tư cách dẫn đầu vẫn còn có những khó khăn nhất định, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. * Mô hình liên kết các trường đại học sư phạm với các trường quốc tế trong nghiên cứu khoa học Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học quốc tế ngày càng được đẩy mạnh và có những thành công nhất định. Song liên kết trong đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học của các trường đại học sư phạm Việt Nam với các trường quốc tế còn chưa nhiều, chủ yếu là các hoạt động hội thảo khoa học, trao đổi học thuật, trao đổi giảng dạy của một số giáo sư, tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng giáo viên và giảng viên sư phạm, viết bài cho tạp chí hoặc hội thảo khoa học quốc tế. 2.4. Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm * Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục ở các trường sư phạm Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động khoa học công nghệ và tạo mối liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm phục vụ đổi mới công tác đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015 và những năm tiếp theo. Muốn vậy, các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ thống các trường sư phạm là những vấn đề mang tính chiến lược cho khoa học sư phạm, những vấn đề cần giải quyết của ngành và cần có sự tham gia đại diện của các vùng miền. Đồng thời, nhiệm vụ nghiên cứu và kinh phí cho từng nhiệm vụ trong đề tài cần được phân bổ rõ ràng, Bộ GD và ĐT đóng vai trò điều phối chính. Việc liên kết nghiên cứu khoa học thông qua hoạt động đào tạo sau đại học, hợp tác và trao đổi xây dựng chương trình và giáo trình, hội thảo hội nghị hoặc sinh hoạt học thuật,. . . Trong đề án 3 thuộc chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm 163
- Hồ Lam Hồng từ năm 2011 đến năm 2020 có dự kiến “Xây dựng và thực hiện cơ chế liên kết các trường sư phạm để phối hợp lực lượng, chia sẻ tài nguyên. Thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các trường sư phạm”. Đây là chủ trương cần nhanh chóng thực hiện bởi hội đồng hoạt động theo cơ chế riêng và độc lập, nhưng đóng vai trò tư vấn chuyên môn, trong đó có thể tư vấn xây dựng những chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu chung của ngành sư phạm cả nước, thỏa mãn yêu cầu riêng của từng vùng miền. Việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm cần đặt ra những vấn đề lớn của ngành và có sự vào cuộc của các nhà khoa học của các trường sư phạm ở nhiều tỉnh, địa bàn trong cả nước. Việc cùng tham gia nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm giúp nâng cao trình độ và mặt bằng chung của đội ngũ giảng viên sư phạm, tạo sự gắn kết và chia sẻ thông tin khoa học giữa các trường với nhau, giúp cho mọi người thấu hiểu nhau hơn. * Thu hút tối đa các nguồn lực của từng trường vào thực hiện nhiệm vụ chung của ngành - Ở tại mỗi trường, việc tổ chức phối hợp và thu hút các nguồn lực hợp lí tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Các đơn vị nghiên cứu trong trường sư phạm (Viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu) được tham gia giảng dạy và ngược lại cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu cùng các bộ phận này. Tránh đi sự phân chia nhiệm vụ riêng cho từng chức danh. Ở đây, có phát huy tối đa tiềm lực mạnh của từng bộ phận và tạo sự công bằng trong khoa học. - Trong hệ thống các trường sư phạm, xây dựng nguồn nhân lực khoa học chung của ngành, bao gồm những nhà khoa học hàng đầu trong từng lĩnh vực và tạo môi trường nghiên cứu mang tính hợp tác dựa trên niềm tin và uy tín khoa học, tránh những trường hợp liên kết trên sự thân quen, bạn hữu dẫn đến tình trạng hiệu quả không cao. Xây dựng các nhóm nghiên cứu theo từng lĩnh vực của chung ngành sư phạm, mà ở đó có sự tham gia các nhà khoa học của các trường sư phạm khắp cả nước. Họ có thể có tiếng nói chung về nghiên cứu khoa học theo lĩnh vực riêng. Đầu tư nguồn vật lực chung theo vùng miền để các trường sư phạm có thể sử dụng chung, tránh lãng phí trong đầu tư các phòng thí nghiệm, máy móc, cơ sở vật chất như nhau ở những trường gần nhau. Điều này còn liên quan đến cơ chế quản lí và cộng đồng trách nhiệm trong bảo quản tài sản chung. * Quản lí nguồn thông tin dữ liệu chung Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có bộ phận quản lí nguồn dữ liệu thông tin chung của ngành, mà ở đó có các dữ liệu khoa học được thu thập từ các công trình nghiên cứu của các trường sư phạm trong cả nước, các tài liệu, sách hoặc ấn phẩm có giá trị. Nguồn thông tin dữ liệu chung của ngành giúp: - Mọi cá nhân, các trường có thể dễ dàng truy cập, tìm kiếm thông tin về các vấn đề và kết quả nghiên cứu, đồng thời nhà quản lí dễ dàng kiểm soát các đề tài nghiên cứu đã thực hiện, tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu khoa học. - Các nhà khoa học có thể dễ dàng chia sẻ nguồn thông tin với nhau, chia sẻ kinh 164
- Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm nghiệm và tạo nên môi trường hợp tác nghiên cứu chung của ngành. - Bảo vệ quyền tác giả cho những công trình khoa học đã được công bố, tránh sự sao chép trùng lặp của những công trình đã thực hiện. * Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên cho các trường sư phạm Một thực tế hiện nay đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy đã “quá tải”, số giờ giảng dạy trong một năm học vượt quá xa so với định mức. Chính vì vậy, đội ngũ giảng viên không còn hứng thú với nghiên cứu khoa học. Nếu giảng dạy không gắn với nghiên cứu khoa học thì làm sao có thể “làm mới chính mình” khi mà kiến thức giảng dạy không được cập nhật, mọi lí luận mang tính hàn lâm, kinh điển. Hơn nữa nếu như người dạy không yêu thích nghiên cứu thì khó có thể truyền nhiệt huyết khám phá điều mới, phương pháp học bằng nghiên cứu và khó có thể hướng dẫn sinh viên sư phạm cùng nghiên cứu khoa học. Việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả nhất khi được tham gia vào hoạt động, nhất là thế hệ trẻ cần được học từ các thế hệ đi trước, các nhà khoa học cao cấp từ sự say mê nghiên cứu đến tri thức khoa học và phương pháp làm việc. Bên cạnh đó, cần có các buổi sinh hoạt học thuật, hội thảo ở các tầng bậc khác nhau. Cần xây dựng cơ chế chính sách thỏa đáng đối với người làm nghiên cứu, nguồn kinh phí phù hợp với yêu cầu công việc và thực tế cuộc sống, nhất là đối với các đề tài cần có sự phối kết hợp, liên kết với những trường sư phạm ở các tỉnh khác. * Xây dựng mạng lưới liên kết giữa các trường sư phạm Xây dựng mạng lưới liên kết hệ thống các trường sư phạm nhằm tạo ra chương trình kết nối hoạt động nghiên cứu khoa học và khoa học giáo dục cho đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu trong các trường sư phạm. Những thành viên trong mạng lưới này có thể dễ dàng và chủ động tham gia sinh hoạt chung của ngành, cũng như có thể thực hiện những trao đổi chia sẻ những vấn đề riêng của từng lĩnh vực. Mạng lưới liên kết hệ thống các trường sư phạm nhằm nâng cao mặt bằng năng lực nghiên cứu khoa học sư phạm và khoa học giáo dục cho đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu trong các trường sư phạm. Phát huy vai trò đầu tàu của trường đại học sư phạm trọng điểm trong hệ thống các trường sư phạm đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trong tổ chức sinh hoạt học thuật, hội nghị hội thảo, chương trình đào tạo và bồi dưỡng,. . . Tổ chức thực hiện nghiên cứu các cơ chế, chính sách về quản lí, tổ chức của hệ thống các trường sư phạm khuyến khích nghiên cứu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục nói chung và đào tạo giáo viên nói riêng. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống các trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân từ các góc độ khác nhau, sự cần thiết phải có sự liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm cũng như đề ra 5 mô hình liên kết trong nghiên cứu, đó là: i) 165
- Hồ Lam Hồng Mô hình liên kết hợp tác ba bên giữa trường sư phạm - viện nghiên cứu - cơ sở giáo dục (trường phổ thông); ii) Mô hình liên kết trong nội bộ một trường sư phạm; iii) Mô hình liên kết giữa các trường sư phạm; iv) Mô hình liên kết các trường đại học sư phạm trọng điểm với các trường sư phạm địa phương trong nghiên cứu khoa học; v)Mô hình liên kết các trường đại học sư phạm với các trường quốc tế trong nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu còn đề xuất được 5 giải pháp nhằm thúc đẩy sự liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm: Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục ở các trường sư phạm; Thu hút tối đa các nguồn lực của từng trường vào thực hiện nhiệm vụ chung của ngành; Quản lí nguồn thông tin dữ liệu chung; Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên cho các trường sư phạm và Xây dựng mạng lưới liên kết giữa các trường sư phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020 đã được phê duyệt (số 6290/QĐ-BGDĐT ngày 13/12/2011). [2] Kỉ yếu Hội thảo khoa học, 2011. Đại học Sư phạm Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển. Nxb Đại học Sư phạm. [3] Kỉ yếu Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng phát triển 5 năm 2011 - 2015. Hà Nội 2011. [4] Đinh Quang Báo, 2011. Nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam. Đề tài NCKHGD cấp Bộ, mã số: B2008-17 - 118TĐ. [5] Hồ Lam Hồng, 2014. Giải pháp tăng cường liên thông, liên kết trong đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học sư phạm Việt Nam. Đề tài NCKHGD cấp Bộ, mã số: B2011-17-CT08. ABSTRACT Increasing scientific research linkage in the educational universities system Teacher training is to further human resource development in Vietnam and the educa- tional university system is an inseparable part of the entire educational system (Education Law 2005). Educational universities are to train teachers and conduct research. Scien- tific research always requires links between the various scientific fields and links between scientists seeking solutions to practical problems. The paper proposes that educational universities enhance scientific research links within the educational university system by investing in scientific research, which focuses on Education science in Educational univer- sities; attracting maximum resources at each university; Managing common data sources; Strengthening the scientific research competence of lecturers of Educational universities and Building a network among Educational universities. 166
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÂU HỎI ĐỀ MỞ VỀ MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
25 p | 2588 | 424
-
Đẩy mạnh hợp tác giữa các thư viện đại học ở Việt Nam – Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện
7 p | 103 | 11
-
Giải pháp gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhu cầu doanh nghiệp
9 p | 25 | 6
-
Đánh giá chất lượng giảng dạy trực tuyến, nghiên cứu tại trường Đại học Lao động – Xã hội
10 p | 22 | 6
-
Vai trò của nghiên cứu khoa học với nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội trọng điểm
5 p | 65 | 5
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học
8 p | 20 | 4
-
Thúc đẩy hợp tác trường đại học - doanh nghiệp tại Việt Nam
4 p | 88 | 4
-
Một số giải pháp tăng cường hợp tác đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin
9 p | 14 | 4
-
Tăng cường sự liên kết hỗ trợ giữa các chính sách để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
3 p | 35 | 3
-
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sản xuất nhằm tăng cường nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh tự chủ
10 p | 9 | 3
-
Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học hiện nay
7 p | 6 | 3
-
Liên thông thư viện đại học Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tại các trường đại học khu vực phía Bắc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý)
7 p | 7 | 3
-
Một số giải pháp tăng cường hợp tác giữa giảng viên và hướng dẫn viên tại doanh nghiệp nhằm phát triển khoa kinh tế theo hướng đại học ứng dụng
5 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu về quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể, tham chiếu với hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương
10 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn