JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 118-122<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0137<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN<br />
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRỌNG ĐIỂM<br />
1<br />
1 Khoa<br />
<br />
Lê Đình Trung và 2 Nguyễn Viết Thịnh<br />
<br />
Sinh học, 2 Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Bài báo đề cập tới: vai trò của nghiên cứu khoa học đối với chất lượng đào tạo<br />
giáo viên; các kết quả nghiên cứu khoa học trong 65 năm qua ảnh hưởng rất lớn đến chất<br />
lượng đào tạo giáo viên, từ đó gợi ý xây dựng 13 giải pháp có tính định hướng nhằm tăng<br />
cường phát triển mối quan hệ giữa hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liền với nâng cao<br />
chất lượng đào tạo giáo viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trọng điểm trong tương<br />
lai.<br />
Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, đào tạo giáo viên, chất lượng giáo dục, giải pháp khoa học.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Đào tạo với nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ trọng yếu của trường đại học. Trong suốt<br />
65 năm xây dựng và phát triển trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã quán triệt nguyên lí giáo dục<br />
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo thông qua tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa<br />
học sâu rộng trong đội ngũ giảng viên, sinh viên của trường. Các nghiên cứu khoa học thực hiện<br />
đồng bộ cả khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và khoa học sư phạm, nhờ đó mục tiêu chương<br />
trình giáo dục nội dung giảng dạy luôn đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu xã<br />
hội về chất lượng nguồn nhân lực. Có thể khẳng định trường Đại học Sư phạm Hà Nội là cái nôi<br />
đầu tiên của ngành sư phạm sản sinh ra hệ thống sư phạm của cả nước lớn mạnh về cả số lượng và<br />
chất lượng cho ngành giáo dục. Trường đã xây dựng đội ngũ các nhà nghiên cứu đủ mạnh, đã từng<br />
bước nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Đối tượng, khách thể và phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
* Đối tượng nghiên cứu<br />
- Khoa học công nghệ, chất lượng đào tạo giáo viên.<br />
- Mối quan hệ giữa công tác nghiên cứu khoa học với chất lượng đào tạo giáo viên ở trường<br />
Đại học Sư phạm.<br />
Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016<br />
Liên hệ: Lê Đình Trung, e-mail: ledinhtrunghnue@gmail.com<br />
<br />
118<br />
<br />
Vai trò của nghiên cứu khoa học với nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở Trường Đại học...<br />
<br />
Các giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào<br />
tạo nguồn nhân lực.<br />
* Khách thể nghiên cứu<br />
- Cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo giáo viên ở trường<br />
Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
* Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Xác định vai trò của nghiên cứu khoa học với chất lượng<br />
đào tạo giáo viên ở các trường Đại học Sư phạm.<br />
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Hồi cố thực tiễn nghiên cứu khoa học và đào tạo giáo<br />
viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để xác định mối quan hệ hữu cơ giữa nghiên cứu khoa<br />
học và chất lượng đào tạo giáo viên.<br />
- Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở lí luận và thực tiễn rút ra các nhận xét, kết luận cùng<br />
với các giải pháp gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo giáo viên.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu<br />
<br />
2.2.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở<br />
trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong 65 năm qua<br />
- Xác định được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong trường Đại học đối với chất<br />
lượng đào tạo đội ngũ giáo viên, qua từng thời kì phát triển. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tuỳ<br />
theo tình hình phát triển của đất nước đã có những chủ trương đúng đắn trong việc phát triển các<br />
nhiệm vụ khoa học làm cơ sở hoàn chỉnh mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo của trường.<br />
Thông qua nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao, cập nhật hệ thống kiến thức cơ bản, chuyên<br />
sâu vào hệ thống giáo trình về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội –<br />
nhân văn và khoa học giáo dục.<br />
- Để thực hiện các nghiên cứu khoa học, trường đã xây dựng các nhóm nghiên cứu khoa<br />
học mạnh, các trung tâm nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu ứng dụng như: Trung tâm Giải tích hàm,<br />
Trung tâm Công nghệ Nanô, Trung tâm Nghiên cứu Tin - Sinh học, Trung tâm Nghiên cứu Sinh<br />
thái Rừng ngập mặn, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Nghiệp<br />
vụ Sư phạm. . . Bên cạnh đó trường đã xây dựng các Viện nghiên cứu để triển khai các nghiên cứu<br />
có tính đón đầu về lĩnh vực khoa học sư phạm và khoa học xã hội tạo ra những định hướng lâu dài<br />
cho sự phát triển nhà trường.<br />
- Hàng năm nhà trường đã có chủ trương đầu tư hỗ trợ tài chính, bổ sung nhân lực để các cơ<br />
sở nghiên cứu của trường ngày càng trở thành chỗ dựa vững chắc góp phần nâng cao chất lượng về<br />
chuyên môn và chất lượng nghề cho cả giảng viên và sinh viên của trường.<br />
- Trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu khoa học đã góp phần hoàn thiện nâng cấp hệ thống<br />
giáo trình, chuyên đề cho các hệ đào tạo từ đại học đến sau đại học. Như vậy có thể nói qua hoạt<br />
động nghiên cứu khoa học đã góp phần không nhỏ đến nâng cao chất lượng đào tạo.<br />
- Nhà trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong suốt nhiều thập kỉ qua đã biết phối kết hợp<br />
giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với hoạt động ứng dụng cụ thể là các thành quả nghiên cứu<br />
khoa học được cập nhật vào các giáo trình, chuyên đề, bài giảng cho hoạt động học của sinh viên.<br />
- Tổ chức đào tạo tri thức chuyên môn và tri thức, kinh nghiệm nghề cho sinh viên sư phạm<br />
thông qua các trải nghiệm nghiên cứu khoa học. Tại đây có thể rèn luyện cho sinh viên các năng<br />
lực cơ bản, năng lực tự học, tự khám phá bằng các hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhà trường đã<br />
119<br />
<br />
Lê Đình Trung và Nguyễn Viết Thịnh<br />
<br />
có ưu tiên cho những sinh viên nghiên cứu xuất sắc, các phần thưởng cao quý, có thể nói tổ chức<br />
hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đã xuất hiện từ rất sớm, đã trở thành truyền thống tốt đẹp<br />
của trường gắn nghiên cứu khoa học với nâng cao chất lượng đào tạo nghề dạy học.<br />
- Bên cạnh sự đóng góp các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản cho đào tạo, thì trong gần<br />
hai thập kỉ này, các nghiên cứu khoa học sư phạm cũng đã góp phần không nhỏ vào việc khẳng<br />
định vị thế của trường. Các nghiên cứu về khoa học tâm lí giáo dục, nghiên cứu để cải tiến đào<br />
tạo nghiệp vụ nghề cho sinh viên, các nghiên cứu phương pháp, kĩ thuật, công cụ và phương pháp<br />
đánh giá sinh viên đại học và học sinh phổ thông đã có những biến chuyển mạnh theo hướng tiếp<br />
cận năng lực người học. Nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực khoa học giáo dục đã góp phần<br />
tạo ra những định hướng mới cho công cuộc cải cách giáo dục sắp triển khai.<br />
- Trong những năm vừa qua nhà trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có những bước chuyển<br />
mạnh mang tính cơ bản đi trước chương trình cải cách giáo dục phổ thông bằng các nghiên cứu có<br />
cơ sở khoa học về chương trình đào tạo sư phạm theo hướng tiếp cận hệ thống và tích hợp tạo cho<br />
sinh viên hình thành được những năng lực cốt lõi của giáo viên trong thời đại hội nhập và toàn cầu<br />
hoá.<br />
- Để tạo ra môi trường thực hiện các nghiên cứu khoa học sư phạm cho các nhà nghiên<br />
cứu giáo dục và tạo môi trường sư phạm mang tính chuẩn mực cho sinh viên, trường đã xây dựng<br />
trường thực hành THCS và THPT Nguyễn Tất Thành; có thể coi đây là nơi thực nghiệm nghiên<br />
cứu giáo dục và thực hành sư phạm tốt nhất cho giáo viên và sinh viên của trường, nhiều nghiên<br />
cứu cụ thể đã triển khai có kết quả góp phần hoàn thiện chương trình đào tạo nghiệp vụ nghề cho<br />
sinh viên.<br />
- Có thể nói trong nhiều năm qua, mặc dù kinh phí đầu tư còn khiêm tốn cho các phòng thí<br />
nghiệm, các trung tâm, các viện nghiên cứu, nhưng có thể nói các cơ sở nghiên cứu đó đã phát huy<br />
tác dụng làm tăng vị thế của nhà trường. Tại đây đã triển khai được các nghiên cứu khoa học về<br />
lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ Nanô, công nghệ hoá học, các kết quả nghiên cứu Tin –<br />
Sinh học,. . . Đã tổ chức được nhiều hội thảo quốc tế có giá trị và gây được uy tín trong lĩnh vực<br />
toán học, vật lí, hoá học, sinh học. Số lượng bài báo quốc tế được đăng tải ngày một tăng, nhiều<br />
bài báo có chỉ số trích dẫn cao. . . có thể nói Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong quá trình phát<br />
triển đã kết hợp có hiệu quả giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo góp phần tạo ra vị thế<br />
nhà trường có tầm cỡ như hiện nay trong hệ thống các trường sư phạm.<br />
<br />
2.2.2. Một số giải pháp cơ bản mang tính định hướng gắn kết nghiên cứu khoa học với<br />
nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Đề tạo cho nghiên cứu khoa học trở thành đòn thúc đẩy chất lượng đào tạo cần phải thực<br />
hiện tốt các giải pháp mang tính định hướng sau xuất phát từ hoạt động đào tạo giáo viên.<br />
a. Phải luôn luôn gắn kết giữa hai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo trở thành một<br />
tổng thể có quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó nghiên cứu khoa học là nhân tố thúc đẩy, quyết<br />
định chất lượng đào tạo, còn đào tạo là kết quả của nghiên cứu khoa học. Muốn vậy trong nghiên<br />
cứu khoa học ở từng thời kì phát triển của nhà trường cần xác định xem cần nghiên cứu cái gì về<br />
mặt cơ bản, ứng dụng và sư phạm để đáp ứng được chất lượng đào tạo giáo viên. Từ đó xác định<br />
mức độ nghiên cứu và các sản phẩm cần đạt để góp phần vào nhiệm vụ đào tạo giáo viên.<br />
b. Bên cạnh tận dụng thế mạnh trong nghiên cứu khoa học mang tính truyền thống cần đẩy<br />
mạnh các nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất nông, lâm, thuỷ hải sản, công nghiệp. . . Có tỉ lệ thích<br />
đáng cho các nghiên cứu về khoa học giáo dục (nghiên cứu mục tiêu, chương trình, giáo trình,<br />
phương tiện, công cụ, phương pháp. . . ). Có như vậy mới tạo ra được đội ngũ giáo viên đáp ứng<br />
120<br />
<br />
Vai trò của nghiên cứu khoa học với nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở Trường Đại học...<br />
<br />
được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.<br />
c. Cần tập trung đầu tư kinh phí vào xây dựng một số trung tâm nghiên cứu khoa học đủ<br />
mạnh để thu hút đội ngũ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, và các cơ sở sản xuất, giáo dục<br />
hợp tác để triển khai các nghiên cứu ứng dụng.<br />
d. Đối với đào tạo sinh viên để có tay nghề vững chúng tôi nhận thấy cần nghiên cứu triển<br />
khai một số nhiệm vụ sau:<br />
- Hoàn thiện thêm một bước chương trình nội dung về phần lí luận và phương pháp dạy học<br />
bộ môn ở các khoa, đặc biệt là nội dung rèn luyện tay nghề cho sinh viên.<br />
- Cần có chương trình, nội dung hoạt động nghiên cứu và thực hành ở trường THPT Nguyễn<br />
Tất Thành cụ thể cho từng giai đoạn đào tạo nghề nhằm tận dụng tối đa thuận lợi mà trường THPT<br />
đưa lại. Lâu nay chúng ta triển khai hiệu quả chưa cao.<br />
- Đưa sinh viên sư phạm hành nghề sớm hơn ngay từ học kì 2 của năm thứ nhất, chương<br />
trình đào tạo nghề hiện tại mặc dù có được bổ sung, cải tiến nhưng thời gian cho đào tạo nghề<br />
còn chưa đáp ứng, nội dung còn quá đơn điệu. Muốn vậy cần chọn một mạng lưới thực hành ở<br />
các trường tiểu học, mầm non, THCS, THPT đảm bảo tiêu chuẩn để thường xuyên cho sinh viên<br />
xuống kiến tập và thực tập.<br />
- Trong quá trình sinh viên thực hành, thực tập sư phạm, cần có đội ngũ giảng viên (kể cả<br />
giảng viên dạy môn cơ bản) cùng giúp đỡ sinh viên liên tục ở nhà trường phổ thông, coi đấy là<br />
xưởng thực hành nghề thường xuyên của sinh viên.<br />
e. Về hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên. Cần đưa sinh viên sớm tham gia vào nghiên<br />
cứu khoa học từ năm thứ 2, dành tỉ lệ phù hợp cho những nghiên cứu khoa học sư phạm (đối với<br />
cử nhân sư phạm). Tập trung vào các vấn đề gắn với phổ thông như: đổi mới cách dạy, cách học,<br />
phương tiện, công cụ đánh giá theo hướng phát triển năng lực.<br />
f. Cần động viên các giảng viên dạy các môn cơ bản tham gia các nghiên cứu khoa học giáo<br />
dục, đây có lẽ là đặc thù của giảng viên dạy ở các trường sư phạm cần phải được củng cố và triển<br />
khai sâu rộng.<br />
g. Để tiếp cận với xu thế phát triển giáo dục trong thời đại tri thức và toàn cầu hoá cần tập<br />
trung nghiên cứu các vấn đề mang tính chiến lược sau:<br />
- Về mối quan hệ giữa phát triển giáo dục với sự thay đổi kinh tế xã hội, cần tập trung vào<br />
các nghiên cứu: Các năng lực để học suốt đời, xây dựng xã hội học tập, các xu hướng phát triển<br />
giáo dục thế giới (phổ cập hoá giáo dục phổ thông, đại chúng hoá giáo dục đại học, đa dạng hoá<br />
giáo dục, dân chủ hoá giáo dục, quốc tế hoá giáo dục. . . ) liên quan đến thị trường, không gian giáo<br />
dục, xã hội hoá giáo dục.<br />
- Cần sớm tập trung nghiên cứu về mô hình trường học tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các vấn<br />
đề hợp tác công tư, trong giáo dục mà trong những giai đoạn tới chúng ta cần triển khai, đặc biệt<br />
là các trường trọng điểm quốc gia.<br />
h. Cần có những nghiên cứu mang tính định hướng để chủ động nắm được xu thế và đặc<br />
trưng giáo dục của nhà trường phổ thông hiện đại nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên từ tĩnh sang<br />
động theo hướng tiếp cận năng lực nghề.<br />
i. Cần có những nghiên cứu mô hình nhà trường phổ thông mới và năng lực học sinh cần<br />
đạt được để chủ động trong đào tạo giáo viên đáp ứng được nhu cầu xã hội.<br />
k. Cần tập trung triển khai sớm các nghiên cứu về đổi mới đào tạo giáo viên theo hướng<br />
tiếp cận đào tạo năng lực nghề góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.<br />
l. Để duy trì, phát triển năng lực nghề cho giáo viên đã qua đào tạo hiện đang công tác ở<br />
121<br />
<br />
Lê Đình Trung và Nguyễn Viết Thịnh<br />
<br />
trường phổ thông cần tập trung nghiên cứu thêm các nội dung sau:<br />
- Nghiên cứu hệ thống chương trình, nội dung bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ nghề<br />
cho giáo viên mà Đại học Sư phạm Hà Nội đã đào tạo nhằm duy trì, bảo trì, bảo dưỡng cho nhân<br />
lực đã được đào tạo tại trường, coi đây là trách nhiệm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về sản<br />
phẩm của trường tạo ra, lâu nay vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mực.<br />
m. Cần tập trung nhân lực, tài chính để nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá, phương<br />
pháp đánh giá sản phẩm sinh viên của nhà trường đào tạo ra để có được những chẩn đoán chính<br />
xác những hạn chế để kịp thời khắc phục ở các khoá đào tạo tiếp theo. Lâu nay chủ yếu chỉ đánh<br />
giá qua hệ thống điểm chuyên môn, chưa tập trung đánh giá toàn diện các năng lực cần có của giáo<br />
viên theo bộ tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.<br />
n. Hàng năm cần có những nghiên cứu thực tiễn mang tính khảo sát về nhu cầu giáo viên<br />
các cấp học để có được các dự báo chính xác nhu cầu của các cơ sở giáo dục, có như vậy mới hạn<br />
chế dư thừa giáo viên hiện nay.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
Có thể khẳng định rằng trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Sư phạm<br />
Hà Nội đã có những đóng góp hết sức to lớn cho ngành giáo dục, tạo ra được một đội ngũ các nhà<br />
khoa học có trình độ nghiên cứu và chuyên môn cao, đào tạo được hàng vạn giáo viên từ bậc mầm<br />
non đến THPT và sau đại học có chất lượng, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục<br />
cho đất nước. Thời gian tới để xứng đáng với trường Đại học Sư phạm trọng điểm của cả nước, cần<br />
tập trung thực hiện các giải pháp mang tính chiến lược đã nêu trên để tiếp tục đào tạo ra đội ngũ<br />
giáo viên, người giáo viên hiện đại có đầy đủ 4 năng lực cơ bản đó là: Nhà giáo, Nhà văn hoá – xã<br />
hội, nhà nghiên cứu và Người học.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
[4]<br />
<br />
Nguyễn Hữu Châu, 2008. Chất lượng giáo dục – Những vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Giáo<br />
dục Việt Nam.<br />
Tạ Ngọc Tấn, 2012. Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài – Một số kinh<br />
nghiệm của thế giới. Nxb Chính trị Hành chính.<br />
Nguyễn Viết Thịnh, 2016. Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm đáp ứng yêu<br />
cầu giáo dục phổ thông thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Chương<br />
trình nghiên cứu cấp Bộ.<br />
Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội, 2016. Dạy học theo định hướng hình thành và phát<br />
triển năng lực người học ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Role of scientific reasearch with improning the quality<br />
of training teachers at Hanoi National University of Education<br />
1 Le Dinh Trung and 2 Nguyen Viet Thinh<br />
1 Faculty of Biology, 2 Faculty of Geography, Hanoi National University of Education<br />
The article covers three main parts: The role of research in the quality of teacher training;<br />
the results of research in association with teacher training over the period of 65 years; and 13<br />
basic solutions to develop the relationship between research and enhancing the quality of teacher<br />
training at Ha Noi National University of Education in the future.<br />
Keywords: Scientific research, teacher training, quality of education, Scientific Sobutions.<br />
122<br />
<br />