Đánh giá chất lượng giảng dạy trực tuyến, nghiên cứu tại trường Đại học Lao động – Xã hội
lượt xem 6
download
Bài viết "Đánh giá chất lượng giảng dạy trực tuyến, nghiên cứu tại trường Đại học Lao động – Xã hội" nhận định một số tồn tại trong công tác giảng dạy trực tuyến như thiếu tương tác, không thể thảo luận nhóm hay thiếu sự liên kết giữa các sinh viên trong lớp khiến hiệu quả học bị giảm sút. Để khắc phục các vấn đề trên, nhóm cũng đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý và đầu tư nâng cấp phần mềm giảng dạy trực tuyến. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá chất lượng giảng dạy trực tuyến, nghiên cứu tại trường Đại học Lao động – Xã hội
- ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN, NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI ThS. Nguyễn Nguyên Zen, ThS. Lê Thị Hương Trầm, TS. Nguyễn Thị Hữu Ái, ThS. Lê Thị Xuân Hương* 1 Tóm tắt: Chất lượng giảng dạy là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục. Bài viết cung cấp cơ sở lý thuyết về đánh giá chất lượng thông qua cảm nhận. Từ cơ sở lý thuyết, nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình và thang đo phục vụ cho việc đánh giá chất lượng giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Lao động - Xã hội. Với 159 phiếu khảo sát hợp lệ được đưa vào dữ liệu, kết quả xử lý cho thấy cả 5 thành phần: Sự tin cậy, Sự phản hồi, Sự đảm bảo, Sự đồng cảm, Phương tiện hữu hình có tác động cùng chiều tới cảm nhận của sinh viên với chất lượng giảng dạy trực tuyến. Từ thực trạng giảng dạy trực tuyến và kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu nhận định một số tồn tại trong công tác giảng dạy trực tuyến như thiếu tương tác, không thể thảo luận nhóm hay thiếu sự liên kết giữa các sinh viên trong lớp khiến hiệu quả học bị giảm sút. Để khắc phục các vấn đề trên, nhóm cũng đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý và đầu tư nâng cấp phần mềm giảng dạy trực tuyến. Từ khóa: Chất lượng, Giảng dạy trực tuyến, ULSA, Sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khắc phục ảnh hưởng giãn cách và cách ly do dịch bệnh, giảng dạy trực tuyến là một giải pháp hoàn hảo để các hoạt động của xã hội không bị ngừng lại. Tại các cơ sở giáo dục trên cả nước, từ cấp tiểu học tới bậc đại học, ngoài việc giảng dạy thì hiện nay việc tổ chức đánh giá kết quả cho học sinh và sinh viên cũng thực hiện qua các phần mềm trực tuyến. Trường Đại học Lao động - Xã hội luôn chú trọng công tác quản lý đào tạo từ việc xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng khóa, từng kỳ, lập thời khóa biểu, bố trí và điều hành quá trình giảng dạy, học tập, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Hiện nay, Nhà trường đã áp dụng giảng dạy trực tuyến cho sinh viên được hai học kỳ phụ và một học kỳ chính. Kết quả cho thấy lượng sinh viên đăng ký học trực tuyến tăng và nhiều đánh giá tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến cho rằng chất lượng giảng dạy trực tuyến không tốt, kém hiệu quả, lượng kiến thức truyền đạt tới người học giảm do không tương tác trực tiếp. Nghiên cứu đã thực hiện đánh giá chất lượng giảng dạy trực tuyến dành cho sinh viên tại Trường Đại học Lao động - Xã hội. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh giá khách quan chất lượng giảng dạy trực tuyến, sự cảm nhận và hài lòng của sinh viên khi tham gia học trực tuyến. Trường Đại học Lao động - Xã hội. *
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 451 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Philip Kotler (2006) đã định nghĩa về dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia. Trong đó, đối tượng cung cấp nhất định phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một vật nào cả. Do có tính chất vô hình, không lưu trữ, không tách rời được nên dịch vụ rất khó đo lường. Hơn nữa, chất lượng dịch vụ được đánh giá thông qua cảm xúc nên phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái, tâm lý của người đánh giá. Cuối thập niên 80, sau nhiều nghiên cứu kiểm định cũng như ứng dụng, Parasuraman đã xây dựng thang đo Servqual để đo lường chất lượng dịch vụ. Do thủ tục đo lường Servqual khá dài dòng nên năm 1992, Cronin và Taylor đã đề xuất biến thể của mô hình Servqual là mô hình Servperf (Service performance). Thang đo này xác định chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận. Theo mô hình SERVPERF thì: Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận. Những cảm nhận của khách hàng có được sau khi sử dụng dịch vụ được tạo nên bởi chất lượng dịch vụ. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng chất lượng dịch vụ dẫn đến sự thoả mãn của khách hàng. Như vậy, chất lượng chính là tiền đề của sự thoả mãn và là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thoả mãn. 2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Chất lượng giảng dạy trực tuyến chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi chủ trương chính sách, định hướng phát triển từng thời kỳ gọi chung là yếu tố vĩ mô hay gọi là các yếu tố bên ngoài. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp như tin cậy, đảm bảo, phản hồi, đồng cảm hay phương tiện hữu hình là các yếu tố bên trong. Với cách tiếp cận này, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động trực tiếp lên chất lượng giảng dạy trên cơ sở mô hình chất lượng SERVPERF gồm các yếu tố Sự tin cậy, Sự phản hồi, Sự đảm bảo, Sự đồng cảm, Phương tiện hữu hình và cuối cùng là Cảm nhận. Cũng căn cứ vào các yếu tố đó, chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu chất lượng giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Lao động – Xã hội theo hình 2.1. Hình 2.1. Mô hình đánh giá chất lượng giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Lao động – Xã hội Nguồn: Xây dựng của nhóm nghiên cứu
- 452 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Từ cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu được trình bày phía trên, nhóm nghiên cứu đặt một số giả thuyết nghiên cứu như sau: Sự tin cậy và cảm nhận của sinh viên. Sự tin cậy luôn luôn có mối quan hệ với sự thỏa mãn của sinh viên. Một dịch vụ tốt cần phải có độ tin cậy cao cho sinh viên, đặc biệt là tính ổn định trong giảng dạy trực tuyến, độ bảo mật an toàn của thông tin cần phải được coi trọng. Nhà trường luôn thực hiện công việc đào tạo và giảng dạy theo đúng kế hoạch. Sinh viên được nhà trường cung cấp và hướng dẫn khi tham gia học trực tuyến kịp thời ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận và hài lòng của sinh viên. Giả thuyết H1 được đề nghị như sau: Sự tin cậy được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì cảm nhận của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Sự phản hồi và cảm nhận của sinh viên: Sự phản hồi của Nhà trường trong giảng dạy trực tuyến thể hiện qua việc cung cấp lịch giảng dạy, phong cách phục vụ kịp thời khi có yêu cầu hỗ trợ từ sinh viên, tính chuyên nghiệp của đội ngũ phục vụ và đội ngũ giảng dạy. Giả thuyết nghiên cứu H2 được đề nghị như sau: Khi sự phản hồi được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì cảm nhận của sinh viên cũng sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Sự đảm bảo và cảm nhận của sinh viên: Sự đảm bảo của Nhà trường là sự đảm bảo về chất lượng giảng dạy được cung cấp qua trực tuyến không khác so với giảng dạy trực tiếp. Để có được sự hài lòng của sinh viên thì Nhà trường cần đảm bảo về chất lượng giảng viên giảng dạy trực tuyến, sự ổn định của phòng học trực tuyến… Giả thuyết nghiên cứu H3 được đề nghị như sau: Khi sự đảm bảo được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì cảm nhận của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Sự đồng cảm và cảm nhận của sinh viên: Sự đồng cảm của Nhà trường trong quá trình giảng dạy trực tuyến cho sinh viên có tác động đến cảm nhận của sinh viên. Khi Nhà trường luôn cân nhắc đến lợi ích của sinh viên và ghi nhận các phản hồi của sinh viên trong quá trình đào tạo trực tuyến khiến sinh viên cảm nhận thấy mình đang được nhận dịch vụ tốt nhất. Giả thuyết nghiên cứu H4 được đề nghị như sau: Khi sự đồng cảm được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì cảm nhận của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Phương tiện hữu hình và cảm nhận của sinh viên: Với giảng dạy trực tiếp thì phương tiện hữu hình là phòng học, hệ thống loa míc hay điều hòa nhưng với giảng dạy trực tuyến thì số lượng phòng học trực tuyến, kết nối lớp trực tuyến ổn định… mới là các phương tiện hữu hình. Việc Nhà trường đầu tư cho phương tiện hữu hình khi giảng dạy trực tuyến cho sinh viên ảnh hưởng tới cảm nhận của sinh viên. Giả thuyết nghiên cứu H5 được đề nghị như sau: Khi phương tiện hữu hình được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì cảm nhận của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng.
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 453 2.3. Xây dựng thang đo Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo SERVPERF để đo lường 5 thành phần của chất lượng giảng dạy trực tuyến. Thang đo gồm 25 biến quan sát. Bảng 2.1: Thang đo và ký hiệu biến quan sát Thành phần Tên biến quan sát thang đo Sự tin cậy TINCAY1 Nhà trường luôn lên kế hoạch giảng dạy trực tuyến và thực hiện đúng với kế hoạch TINCAY2 Nhà trường hỗ trợ sinh viên và hướng dẫn cụ thể trước khi tham gia học trực tuyến TINCAY3 Nhà trường cung cấp phòng học trực tuyến đảm bảo chất lượng TINCAY4 Giảng viên giảng dạy trực tuyến luôn đảm bảo ra vào lớp đúng quy định TINCAY5 Nhà trường luôn kiểm tra, giám sát việc giảng trực tuyến của giảng viên Sự phản hồi PHANHOI1 Nhà trường luôn cung cấp lịch giảng dạy trực tuyến tới từng sinh viên PHANHOI2 Nhà trường mở các lớp trực tuyến học kỳ phụ hỗ trợ cho sinh viên có nhu cầu PHANHOI3 Cán bộ, giảng viên luôn hỗ trợ giải đáp các nội dung khi giảng dạy trực tuyến PHANHOI4 Khi sinh viên có yêu cầu hỗ trợ các vấn đề giảng dạy và học trực tuyến, cán bộ giảng viên luôn hỗ trợ kịp thời Sự đảm bảo DAMBAO1 Giảng viên giảng dạy trực tuyến cung cấp kiến thức đầy đủ cho sinh viên DAMBAO2 Nhà trường đảm bảo các phòng học trực tuyến không bị tấn công mạng DAMBAO3 Giảng viên luôn hỗ trợ nhiệt tình trong các tình huống giảng dạy trực tuyến DAMBAO4 Giảng viên giảng trực tuyến hiểu biết và có chuyên môn tốt, phương pháp giảng hay Sự đồng cảm DONGCAM1 Nhà trường luôn lắng nghe phản hồi của sinh viên về việc giảng dạy trực tuyến DONGCAM2 Phòng ban liên quan luôn hỗ trợ để quá trình học trực tuyến DONGCAM3 Nhà trường luôn đặt lợi ích của sinh viên khi quyết định giảng dạy trực tuyến DONGCAM4 Nhà trường luôn tìm hiểu nhu cầu của sinh viên trước khi tạo kế hoạch giảng dạy trực tuyến DONGCAM5 Giờ giảng trực tuyến của Nhà trường là những khung giờ thuận tiện cho sinh viên Phương tiện hữu hình HUUHINH1 Phòng học trực tuyến của Nhà trường kết nối ổn định HUUHINH2 Nhà trường trang bị nhiều phòng học Trực tuyến để đáp ứng nhu cầu học của sinh viên HUUHINH3 Giảng viên giảng trực tuyến ăn mặc đúng quy định công sở HUUHINH4 Nhà trường có tạo các hướng dẫn đăng nhập học trực tuyến hỗ trợ sinh viên Cảm nhận CAMNHAN1 Tiếp thu kiến thức thông qua giảng dạy trực tuyến không gặp khó khăn CAMNHAN 2 Chất lượng giảng dạy trực tuyến đáp ứng được mong đợi của sinh viên CAMNHAN 3 Sinh viên hài lòng với kế hoạch giảng dạy của Nhà trường trước ảnh hưởng của COVID -19 Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng
- 454 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nhóm nghiên cứu lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. Câu hỏi trong phiếu điều tra đã được chỉnh sửa để đáp ứng nội dung của nghiên cứu. Qua phương pháp điều tra, nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp. Cùng với việc thu thập dữ liệu sơ cấp, để đánh giá được thực trạng giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Lao động - Xã hội, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng kết hợp cả phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Các nguồn thu thập thông tin chủ yếu: Số liệu công bố trong báo cáo của Nhà trường, thông tin từ website của Nhà trường về kế hoạch, lịch học, các hướng dẫn cho sinh viên học trực tuyến. 3.2. Phương pháp phân tích những dữ liệu đã thu thập Phương pháp khảo cứu tài liệu: Các nội dung về lý luận được kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố về những nội dung liên quan đến đánh giá chất lượng giảng dạy và học trực tuyến. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích và tổng hợp các dữ liệu thu thập được từ nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Để thực hiện kiểm định cơ sở lý thuyết và giả thuyết đã nêu thông qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi với sinh viên tham gia học trực tuyến, nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích thống kê mô tả SPSS 22.0 để xử lý các thông tin thu thập được. Với công cụ SPSS, nhóm nghiên cứu xử lý số liệu để kiểm định độ tin cậy thang đo, tìm các biến tiềm ẩn thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA. Cuối cùng, để kiểm định giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy đa biến và kiểm định ANOVA nhằm đánh giá vai trò của từng thành phần trong mô hình. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng giảng dạy thông qua các phần mềm trực tuyến tại Trường Đại học Lao động - Xã hội Năm 2020, Trường Đại học Lao động - Xã hội ban hành Chiến lược phát triển Trường và Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; ban hành Chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục và Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường giai đoạn 2020 - 2025. Công tác giảng dạy trực tuyến và đánh giá giảng dạy được Nhà trường coi trọng vì đây là tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Để phục vụ công tác giảng dạy trực tuyến, Nhà trường ban hành Quy định Hoạt động đảm bảo chất lượng Trường Đại học Lao động - Xã hội. Thành lập mạng lưới đội ngũ cán bộ phụ trách công tác đảm bảo chất lượng giáo dục trong Nhà trường. Xây dựng và tổ chức các khảo sát: lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên đối với các hình thức đào tạo chính quy, VLVH của các hệ đào tạo đại học, sau đại học; khảo sát lấy ý kiến người học trước khi tốt nghiệp ra trường về chất lượng đào tạo khóa học đối với các các loại hình đào tạo của Trường. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, quản lý chặt chẽ nên
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 455 công tác giảng dạy trực tuyến có nhiều thuận lợi và ổn định. Thực trạng giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Lao động – Xã hội được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Kết quả triển khai giảng trực tuyến tại trường Lao động – Xã hội từ năm 2020 - 2021 TT Đợt học Số lượng lớp mở Số lượt sinh viên Số lượng phòng học đăng ký trực tuyến 1 Thí điểm 44 2247 19 2 Học kỳ phụ năm 2020 215 12193 64 3 Học kỳ II năm 2020 -2021 329 17504 85 4 Học kỳ phụ 2021 78 1545 64 Tổng cộng 666 33489 Nguồn: Số liệu phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Lao động - Xã hội Theo kết quả triển khai giảng trực tuyến tại Trường Lao động – Xã hội từ năm 2020 - 2021, tổng lượt sinh viên đăng ký học qua bốn đợt tổ chức giảng trực tuyến là 33.489 lượt với 666 lớp học được mở. Nhà trường đã mua 19 phòng học zoom và thuê 64 phòng để đảm bảo công tác đào tạo và nhu cầu học trực tuyến cho sinh viên. 4.2. Kết quả nghiên cứu 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Trước khi đi vào phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm nghiên cứu kiểm định độ tin cậy của các thang đo. Có thể thấy tương quan biến tổng nhỏ nhất của các thành phần của các thang đo đều đảm bảo mức > 0.5 phù hợp với mục đích nghiên cứu. Đặc biệt, các hệ số tin cậy còn khá tốt với chủ yếu các mức đều lớn hơn 0.8 và thấp nhất cũng gần 0.8. Số liệu về hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến (lớn nhất) đều nhỏ hơn hệ số tin cậy đảm bảo đồng thời thỏa mãn cả hai điều kiện đối với việc giữ lại biến quan sát cho các phân tích sau. Bảng 4.2. Kết quả kiểm định hệ số tin cậy của thang đo STT Thang đo Biến quan Hệ số Cronbach’s Tương quan biến Hệ số Cronbach’s alpha Biến quan sát ban đầu alpha tổng nhỏ nhất nếu loại biến (lớn nhất) sát còn lại 1 Sự tin cậy 5 0,893 0,632 0,891 5 2 Sự phản hồi 4 0,867 0,620 0,829 4 3 Sự đảm bảo 4 0,871 0,589 0,834 4 4 Sự đồng cảm 5 0,910 0,742 0,896 5 5 Phương tiện 4 0,851 0,646 0,829 4 hữu hình 6 Cảm nhận 3 0,846 0,675 0,821 3 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
- 456 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phân tích nhân tố khám phá cho từng thang đo thành phần. Bảng kết quả tổng hợp phân tích nhân tố khám phá EFA cho từng thang đo bên dưới đã cho thấy hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) >0.5 đối với tất cả các thang đo. Tiếp đó ta thấy giá trị Sig
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 457 Ta thấy R hiệu chỉnh (Adjusted R square) = 0,677 (>0,5) cho biết 5 thành phần có ảnh hưởng tới cảm nhận của sinh viên về chất lượng giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Lao động – Xã hội. Với kết quả R hiệu chỉnh cho thấy mức độ phù hợp của mô hình tương đối cao. Nhìn vào kết quả phân tích hồi quy, chúng ta thấy các giả thuyết tiền đề cho phân tích hồi quy đều được thỏa mãn. Như vậy chúng ta có thể xem kết quả phân tích hồi quy có thể tin cậy được. Tuy nhiên, sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình. Bảng 4.5: Kiểm định ANOVA Trung bình Mô hình Tổng bình phương df F Sig. bình phương Hồi quy 61,154 5 12,231 67,155 0,000b Phần dư 27,866 153 0,182 Tổng 89,020 158 Nguồn: Tổng hợp phân tích dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu Kết quả của kiểm định ANOVA cho thấy giá trị kiểm định F đạt giá trị 67.155 tại mức ý nghĩa sig = 0,000 < α = 0,1. Như vậy, ta chấp nhận giả thuyết 5 thành phần biến độc lập Sự tin cậy, Sự phản hồi, Sự đảm bảo, Sự đồng cảm, Phương tiện hữu hình và biến phụ thuộc Cảm nhận có mỗi quan hệ với nhau. Do đó, mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể. Bảng 4.6: Kết quả của mô hình hồi quy đa biến Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy t Sig. B Sai số chuẩn Beta chuẩn hóa Hằng số 0,158 0,225 0,704 0,482 PHANHOI 0,200 0,081 0,187 2,475 0,014 1 TINCAY 0,223 0,075 0,218 2,956 0,004 DAMBAO 0,178 0,066 0,158 2,714 0,007 DONGCAM 0,162 0,053 0,193 3,022 0,003 HUUHINH 0,220 0,076 0,231 2,903 0,004 Nguồn: Tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu Bảng kết quả hồi quy cho thấy, các hệ số hồi quy của các nhân tố Sự tin cậy, Sự phản hồi, Sự đảm bảo, Sự đồng cảm, Phương tiện hữu hình đều mang dấu dương và R = 0,829 > 0 thể hiện các thành phần này có tác động tỷ lệ thuận với cảm nhận và sự hài lòng của sinh viên. CAMNHAN = 0.231 HUUHINH + 0.218 TINCAY + 0.193 DONGCAM + 0.187 PHANHOI + 0.158 DAMBAO
- 458 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Từ phương trình hồi quy trên ta có thể lập bảng như sau: Bảng 4.7: Mức ảnh hưởng của các nhân tố theo hệ số Beta Nhân tố Hệ số Beta Đánh giá Khi các yếu tố khác không đổi thì khi sự tin cậy của Nhà trường tăng (giảm) 1 điểm → cảm Sự tin cậy 0.218 nhận của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy trực tuyến tăng (giảm) 0,218 điểm. Khi các yếu tố khác không đổi thì khi sự phản hồi của Nhà trường tăng (giảm) 1 điểm → cảm Sự phản hồi 0.187 nhận của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy trực tuyến tăng (giảm) 0,187 điểm. Khi các yếu tố khác không đổi thì khi sự đảm bảo của Nhà trường tăng (giảm) 1 điểm → cảm Sự đảm bảo 0.158 nhận của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy trực tuyến tăng (giảm) 0,158 điểm. Khi các yếu tố khác không đổi thì khi sự đồng cảm của Nhà trường tăng (giảm) 1 điểm → cảm Sự đồng cảm 0.193 nhận của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy trực tuyến tăng (giảm) 0,193 điểm. Phương tiện Khi các yếu tố khác không đổi thì khi phương tiện hữu hình của Nhà trường tăng (giảm) 1 điểm 0.231 hữu hình → cảm nhận của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy trực tuyến tăng (giảm) 0,231 điểm. Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng 5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ Từ số liệu thứ cấp và các ý kiến bên lề khi khảo sát sinh viên, nhóm nghiên cứu nhận thấy công tác giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Lao động - Xã hội còn một vài điểm bất cập nhỏ như: Một số lớp giảng trực tuyến có lượng sinh viên đăng ký học quá đông. Bất cập này dẫn tới một số hệ lụy như sau: Giảng viên khó kiểm soát lớp, lượng tương tác với mỗi một sinh viên giảm…; Tương tác kém giữa sinh viên và giảng viên; Không thể thảo luận nhóm, làm việc nhóm như khi học trực tiếp hay thiếu sự liên kết giữa các sinh viên trong lớp khiến hiệu quả học bị giảm sút. Để khắc phục các vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như sau: Thứ nhất, quản lý chặt công tác đào tạo trực tuyến để nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhà trường cần giao cho Phòng Quản lý chất lượng đào tạo thường xuyên thanh kiểm tra các lớp giảng trực tuyến để đảm bảo giờ ra vào lớp đúng quy định. Ngoài ra, Nhà trường cũng cần liên tục tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng dạy trực tuyến để nắm bắt được tâm tư, nguyên vọng của sinh viên. Phát hiện các tồn tại và tìm cách khắc phục. Thứ hai, giảm số lượng sinh viên trên một lớp để nâng cao chất lượng giảng trực tuyến. Hiện nay, theo số liệu, nhiều lớp lý thuyết có lượt sinh viên đăng ký gần 200 sinh viên. Tuy đây chỉ là một số lớp cá thể nhưng cũng sẽ ảnh hưởng tới cảm nhận của sinh viên đối với chất lượng giảng trực tuyến của Nhà trường. Thứ ba, Nhà trường giao Phòng Quản lý đào tạo nghiên cứu và đặt hàng chức năng trên phần mềm giảng trực tuyến với nhà cung cấp một số tính năng phụ trợ như chức năng bảng phụ tăng sự tương tác giữa học viên và giáo viên. Đặt hàng thêm các phần mềm có chức năng thảo luận chung giúp các sinh viên tạo nhóm riêng với nhau cùng thảo luận các câu hỏi được giảng viên giao.
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 459 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW Đại hội Trung ương 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, Hà Nội. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Quyết định số: 565/QĐ-BLĐTBXH, Quy hoạch phát triển Trường Đại học Lao động Xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Lao động - Thương binh xã hội, Hà Nội. 3. Cronin, J.J., Taylor, S.A. (1992), Measuring service quality: Reexamination and extension, Journal of Marketing, pp.55 - 68. 4. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức. 5. Parasuraman, A., L. L. Berry, & V. A. Zeithaml (1991), Refinement and Reassessment of the SERVQUAL Scale, Journal of Retailing, 67 (4): 420-450. 6. Kotler, P., Keller, K.L. (2006), Marketing Management, Pearson Prentice Hall, USA 7. Trường Đại học Lao động – Xã hội (2017), Báo cáo tự đánh giá Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội. 8. www.ulsa.edu.vn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số vấn đề lí luận về việc đảm bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên thông qua hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên
10 p | 146 | 24
-
Vấn đề đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị tại đại học Đà Nẵng - Lê Hữu Ái
8 p | 155 | 22
-
Chất lượng và đánh giá trong giáo dục đại học: Phần 3
125 p | 114 | 20
-
Bài giảng Giới thiệu bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục phổ thông
70 p | 133 | 16
-
Chất lượng và đánh giá trong giáo dục đại học: Phần 1
200 p | 113 | 13
-
Công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên qua từng mô đun/môn học
6 p | 111 | 7
-
Chất lượng giảng dạy và định hướng phát triển năng lực chuyên môn của giảng viên: Nghiên cứu điển hình tại trường Đại học Văn Lang
11 p | 81 | 6
-
Sinh viên đánh giá về chất lượng đào tạo của khoa ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, Đại học Văn Hiến
17 p | 124 | 5
-
Xây dựng khung đánh giá năng lực giảng dạy của sinh viên chuyên ngành phương pháp giảng dạy tiếng Anh
15 p | 50 | 5
-
Nâng cao chất lượng giảng viên - Yếu tố quyết định nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong thời đại kỷ nguyên số
13 p | 16 | 4
-
Ứng dụng mô hình HEISQUAL để đánh giá chất lượng dạy học các học phần tiếng Anh cơ sở theo hình thức kết hợp tại Trường Đại học Ngoại thương
7 p | 3 | 3
-
Đánh giá chất lượng đào tạo tại khoa Kế toán - Tài chính, trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trên quan điểm của người học
8 p | 109 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lí luận chính trị ở trường đại học hiện nay
6 p | 32 | 2
-
Chất lượng đào tạo năm học 2015-2016 của trường Trung cấp Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu
5 p | 49 | 2
-
Tác động của đánh giá chương trình đào tạo đối với việc cải tiến hoạt động dạy học của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 5 | 2
-
Kết quả thực tập sư phạm - một tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập
3 p | 9 | 1
-
Đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khối kinh tế tại trường Ðại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh – bằng chứng phục vụ kiểm định AUN
8 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn