Kết quả thực tập sư phạm - một tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập
lượt xem 1
download
Bài viết Kết quả thực tập sư phạm - một tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập trình bày các nội dung: Sinh viên sư phạm và thực tập sư phạm; Kết quả TTSP là một tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả thực tập sư phạm - một tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm KẾT QUẢ THỰC TẬP SƯ PHẠM- MỘT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP Nguyễn Thuận Quý – Khoa GDCT ĐHSP Đồng Tháp I. Sinh viên sư phạm và thực tập sư phạm. Sinh viên sư phạm là những thầy cô giáo tương lai, trong thời gian học tập tại trường sư phạm được trang bị các kiến thức chuyên ngành cơ bản và phương pháp giảng dạy bộ môn. Ngay từ khi nộp đơn thi vào ngành sư phạm, các em đã xác định rõ nghề nghiệp của mình, các em biết rõ và tự hào vì “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”, đấy là cái nôi để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nước nhà. Ngày nay với chủ trương xã hội hoá giáo dục thì vai trò của người thầy được nâng lên về chất. Đã qua rồi cái thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, chất lượng của sinh viên sư phạm ngày càng được nâng cao ngay từ đợt tuyển sinh đầu vào, các trường phổ thông cơ bản đã đảm bảo đủ đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn.Trong suốt quá trình được đào tạo tại môi trường sư phạm, sinh viên sư phạm phải luôn vượt qua những kỳ thi không chỉ đòi hỏi nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phải nắm vững phương pháp giảng dạy. Giống như bất kỳ sinh viên của một ngành học nào, sinh viên sư phạm cũng phải trải qua đợt thực tập nghề, cũng chung một mục đích là giúp sinh viên cọ xác thực tế, đúc rút kinh nghiệm, nhưng khác nhau về môi trường thực tập, đối tượng và nội dung thực tập. Thực tập sư phạm (TTSP) là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu đối với sinh viên sư phạm, chương trình, nội dung thực tập luôn được các trường, các khoa sư phạm quan tâm, đầu tư. Trong quá trình học tập, sinh viên sư phạm phải thực hiện hai đợt thực tập nghề. TTSP lần 1 vào năm học thứ 2 khoảng 4 tuần (hệ cao đẳng), năm học thứ 3 khoảng 6 tuần (hệ đại học)- đây là thời gian sinh viên đến trường phổ thông dự giờ giáo viên hướng dẫn để học hỏi, rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học, cách tiến hành một tiết dạy và các tình huống sư phạm. TTSP lần 2 khoảng 6 tuần đối với sinh viên cao đẳng năm thứ 3, khoảng 8 tuần đối với sinh viên đại học năm thứ 4- đây là đợt thực tập quan trọng và có ý nghĩa nhiều nhất đối với sinh viên sư phạm, trong đợt này sinh viên được đứng lớp giảng dạy như một giáo viên thực sự, được chủ nhiệm lớp và tham gia các hoạt động tại trường phổ thông thực tập. II. Kết quả TTSP là một tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập. Không phải với hai từ “thực tập” (nghĩa nôm na là tập làm, tập thực hành) mà chúng ta có thể lơ là, đối phó hoặc xem nhẹ đợt thực tập, trái lại phải xem đây là một tiêu chí để đánh giá chất lượng giảng dạy, học tập và rèn luyện không chỉ đối với sinh viên, trường sư phạm, trường phổ thông mà còn được xem xét ở khía cạnh kết hợp, phối hợp giữa các đơn vị chức năng liên quan đến đợt thực tập. Trong các đợt thực tập, sinh viên được sự hướng dẫn tận tường của giáo viên 144
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm hướng dẫn, được sự quan tâm chỉ đạo từ phía trường, khoa sư phạm, sinh viên đã huy động và vận dụng tối đa kiến thức, kỹ năng hiện có của mình nhằm đạt kết quả cao. Nhìn chung, kết quả thực tập của sinh viên sư phạm được đánh giá khá chính xác với năng lực của sinh viên. Trước mỗi tiết dạy, sinh viên có sự chuẩn bị khá chu đáo từ giáo án đến phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm phục vụ cho tiết dạy được trôi chảy, sinh động, đúng thời gian quy định mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về nội dung đồng thời phát huy được tính tích cực của học sinh, từ đó tiết dạy được đánh giá cao. Nếu sinh viên không nổ lực, không vững về kiến thức và phương pháp thì sẽ không thể soạn được một giáo án hoàn chỉnh, khoa học và khả thi, vì thế tiết dạy không được tốt, tất nhiên là kết quả của nội dung thực tập giảng dạy sẽ không cao. Nếu sinh viên không nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, không hiểu thấu và giải quyết hợp lý các tình huống sư phạm, không có kỹ năng hoạt động tập thể thì sẽ không hoàn thành nội dung thực tập chủ nhiệm. Nếu một trong hai nội dung TTSP của sinh viên (giảng dạy và chủ nhiệm) không đạt hoặc đạt không cao thì kết quả chung của đợt cũng không cao. Ngược lại, nếu sinh viên có ý thức, có kỷ luật , tự tin và phấn đấu học hỏi, lắng nghe sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, kết hợp với kiến thức tích luỹ được trong thời gian học tập nghiêm túc tại trường sư phạm cùng với một chút năng khiếu, nhiệt huyết sẵn có trong mỗi sinh viên thì chắc chắn sẽ hoàn thành tốt nội dung thực tập. Chính vì vậy bản thân sinh viên phải có sự cố gắng, rèn luyện và trau dồi kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học ngay từ khi xác định đi theo sự nghiệp trồng người. Sinh viên sư phạm là sản phẩm của quá trình đào tạo tại các trường sư phạm, sinh viên giỏi phương pháp nghĩa là chúng ta không thể phủ nhận vai trò của giảng viên hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, giảng viên phương pháp dạy học; sinh viên có khối lượng kiến thức chuyên ngành vững chắc cũng phải kể đến vai trò quan trọng của giảng viên bộ môn, chúng ta cũng thừa nhận khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên và nhiều nhân tố tác động khác, nhưng sinh viên sư phạm chịu sự tác động rất lớn của các giảng viên trên. Chính vì thế, các thầy cô giáo ở trường sư phạm, khoa sư phạm phải thật sự là tấm gương cho sinh viên noi theo về kiến thức chuyên môn, về phương pháp giảng dạy, từ những người thầy gương mẫu trên mọi phương diện đó sẽ đào tạo được những sinh viên sư phạm vững về kiến thức chuyên môn và giỏi về phương pháp. Chính sản phẩm này có tác động trở lại đánh giá chất lượng của đội ngũ giảng viên. Vì thế, các trường sư phạm, khoa sư phạm cần quan tâm đến “sản phẩm đào tạo” và phải đảm bảo cho sản phẩm đạt chất lượng toàn diện, sản phẩm đào tạo càng tốt thì kết quả của đợt thực tập nghề càng cao. Chúng ta cũng cần khẳng định vai trò của nhà trường phổ thông trong công tác hướng dẫn, hỗ trợ cho công tác TTSP mà trực tiếp là giáo viên hướng dẫn bộ môn. Nếu trường phổ thông và giáo viên hướng dẫn bộ môn có nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm, hướng dẫn nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên sư phạm trong thời gian thực tập, giúp các em có được tâm trạng thoải mái, tự tin hơn 145
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm và cố gắng nhiều hơn. Chính sự hỗ trợ của trường phổ thông và giáo viên hướng dẫn đã góp phần to lớn vào kết quả thực tập của sinh viên. Chúng ta có thể ví quá trình TTSP là một xâu chuỗi mắc xích thì trường sư phạm (hoặc khoa sư phạm), sinh viên sư phạm, trường phổ thông là những mắc xích quan trọng nhất, quyết định nhất, ba nhân tố này phải vận hành đồng bộ, cùng cố gắng và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu một trong ba mắc xích trên bị ngừng hoạt động thì quá trình TTSP không thể diễn ra được, nếu một trong ba mắc xích hoạt động kém hiệu quả hoặc thiếu đồng bộ thì kết quả và chất lượng TTSP không chính xác. Sự quan tâm, giúp đỡ của trường sư phạm, trường phổ thông là động lực thúc đẩy sinh viên hoàn thành tốt đợt thực tập. III. Kết luận. Nhằm đánh giá một cách toàn diện, chính xác sản phẩm đào tạo, các trường sư phạm cần mạnh dạn đưa sinh viên về thực tập tại các trường phổ thông vùng sâu, vùng xa nhằm làm phong phú kinh nghiệm cho các em, bởi vì sau khi ra trường sinh viên không chỉ về dạy tại các trường chuẩn, trường ở thị trấn, thị xã mà rất nhiều sinh viên về phục vụ giảng dạy tại các vùng kinh tế còn khó khăn, trường học còn thiếu thốn…Bên cạnh đó, giảng viên ở trường sư phạm, đặc biệt giảng viên về phương pháp cần chú ý rèn luyện cho những sinh viên còn yếu về kiến thức và phương pháp, nếu sinh viên không đạt yêu cầu đứng lớp thì lập danh sách đề nghị với khoa, với nhà trường để lại bồi dưỡng thêm, không tham gia thực tập. Bên cạnh các tiêu chí về kết quả học tập, rèn luyện đạo đức thì kết quả TTSP cần được xem là mọt tiêu chí để đánh giá kết quả của quá trình học tập của sinh viên và giảng dạy của giảng viên. Để bảo đảm cho tiêu chí đánh giá chất lượng này, các trường sư phạm, khoa sư phạm và sinh viên sư phạm cần có cách nhìn tích cực về quá trình TTSP. Sinh viên không dừng lại ở những bài giảng trên lớp của giảng viên mà các em phải tự học, tự bồi dưỡng thêm, các em cần thấy rằng nếu kiến thức càng rộng, kỹ năng nghề càng thành thạo sẽ giúp cho tiết dạy thật sinh động, lôi cuốn học sinh chú ý đến môn học. Các em phải thật sự yêu thích nghề nghiệp mình đã chọn, có yêu thích thì các em mới toàn tâm, toàn ý đối theo đuổi nghề đến cùng. 146
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tổng kết thực tập sư phạm của sinh viên - Hoàng Hải Hậu
7 p | 790 | 59
-
Thực trạng tổ chức hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành quản lí giáo dục ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 155 | 12
-
Bài thuyết trình: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn của nhóm sinh viên thực tập sư phạm thông qua nghiên cứu bài học - PGS.TS. Trần Trung Ninh
26 p | 158 | 8
-
Rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực tập sư phạm
11 p | 97 | 8
-
Thực trạng các vấn đề sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh gặp phải trong thực tập sư phạm đợt 1 theo hình thức gửi thẳng
12 p | 111 | 6
-
Thực trạng thực tập sư phạm của sinh viên trường Đại học Quảng Nam
15 p | 69 | 5
-
Xây dựng mối liên kết trách nhiệm giữa trường sư phạm và trường phổ thông trong tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên
9 p | 38 | 5
-
Đổi mới phương thức tổ chức và đánh giá kết quả thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên tiểu học
6 p | 38 | 4
-
Đổi mới mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên tiểu học
5 p | 46 | 4
-
Khó khăn của giáo sinh ngành sư phạm Tiếng Pháp trong quá trình thực tập sư phạm
9 p | 89 | 3
-
Giáo trình Thực tập sư phạm năm thứ ba: Phần 2
166 p | 11 | 3
-
Giáo trình Thực tập sư phạm (năm thứ hai): Phần 2
88 p | 6 | 3
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với nội dung Thực tập sư phạm 2 của sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học & Mầm non Trường Đại học Quy Nhơn
3 p | 8 | 3
-
Thực tập sư phạm – bài toán còn nhiều ẩn số
6 p | 7 | 2
-
Sự kết hợp giữa giảng viên trường sư phạm, giáo sinh và giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập sư phạm
5 p | 4 | 2
-
Để giúp sinh viên ngành sư phạm mầm non thực hiện kì thực tập sư phạm có chất lượng
7 p | 2 | 1
-
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên ngành Giáo dục mầm non trong hoạt động thực tập sư phạm: Nghiên cứu tại trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk
9 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn