intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự kết hợp giữa giảng viên trường sư phạm, giáo sinh và giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập sư phạm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Sự kết hợp giữa giảng viên trường sư phạm, giáo sinh và giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập sư phạm giới thiệu vai trò và trách nhiệm của ba thành phần này trong công tác thực tập sư phạm từ mô hình của trường đại học Dowling College, New York, Mỹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự kết hợp giữa giảng viên trường sư phạm, giáo sinh và giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập sư phạm

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm SỰ KẾT HỢP GIỮA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG SƯ PHẠM, GIÁO SINH VÀ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM TS. Trương Thị Tuyết Nương Cộng tác viên Khoa TLGD- ĐHSP TP. HCM Sự thành công của công tác tổ chức thực tập sư phạm phụ thuộc vào sự hợp tác giữa giảng viên trường sư phạm (kiểm huấn viên), giáo sinh và giáo viên hướng dẫn thực tập tại trường phổ thông. Bài viết giới thiệu vai trò và trách nhiệm của ba thành phần này trong công tác thực tập sư phạm từ mô hình của trường đại học Dowling College, New York, Mỹ. Tổ chức thực tập cho giáo sinh thường đặt nền tảng vào cách hợp tác giữa bộ ba: giảng viên trường sư phạm (kiểm huấn viên), sinh viên và gíao viên hướng dẫn tại trường phổ thông. Để bộ ba này làm việc có hiệu quả, tất cả họ phải hiểu rõ ràng vai trò, trách nhiệm của mình và chính sách của nhà trường. Điều đó giúp họ liên kết, hợp tác, phối hợp và bảo đảm sự thành công của công tác thực tập sư phạm. 1. Nội quy đạo đức thực tập và vai trò trách nhiệm của giáo sinh: 1.1 Nội quy đạo đức thực tập đối với giáo sinh: Là một giáo sinh, bạn đại diện cho trường mà bạn học dạy như là một nghề nghiệp. Vì lẽ đó, bạn có trách nhiệm không chỉ cho chính bạn mà cho học sinh và đồng nghiệp của bạn. Những nội qui đạo đức dưới đây là căn bản để các gíao sinh phải noi theo: 1. Luôn nhớ rằng, điều quan tâm chính của bạn là sức khỏe, sự bình an và phúc lợi của học sinh của bạn. 2. Phải có trách nhiệm vì sự phát triển việc học và lớn lên của học sinh của bạn. 3. Không hạ mình, làm giảm gía trị, phá hoại những họat động, hay ban những lợi ích cho học sinh vì chính trị, tôn giáo, chủng tộc, màu da, giới, hay nhân chủng. 4. Hướng dẫn việc học cho học sinh qua việc dạy trong lớp, trình bày chúng với nhiều quan điểm khác nhau và cung cấp cơ hội cho sự theo đuổi việc học độc lập. 5. Duy trì thái độ xây dựng và chân thành với học sinh và giáo viên đồng nghiệp. 6. Kính trọng người có quyền trong vị trí kiểm huấn và quản lý. 7. Không tiết lộ những thông tin bí mật về học sinh vì trách nhiệm nghề nghiệp, trừ khi sự tiết lộ thông tin được yêu cầu bởi luật pháp. 8. Chấp nhận tham vấn của đồng nghiệp bất cứ khi nào có cơ hội cho phép. 131
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 9. Chấp nhận sự đề nghị và phê bình xây dựng của giáo viên hướng dẫn và kiểm huấn viên thực tập một cách cởi mở và trong thái độ nghề nghiệp. 10. Quyết tâm cố gắng nâng cao kiến thức và phát triển trong nghề nghiệp giảng dạy. 1.2 Giáo sinh – Vai trò và trách nhiệm Kiến tập là một hoạt động mà trong đó giáo sinh dự, quan sát, ghi chép một họat động giáo dục nào đó để học tập, rút kinh nghiệm giảng dạy. Kiến tập có nghĩa là dự giờ để biết, để học làm theo, để lấy cơ sở cho nhận xét, phân tích một họat động giáo dục của đồng nghiệp, từ đó biết tự phân tích, đánh giá công việc của bản thân (Chúc, 2006). Kinh nghiệm thực tập cung cấp giáo sinh cơ hội học những khả năng cần thiết. Trong tiến trình học và chứng tỏ khả năng dạy, sinh viên cần quan sát hành động của giáo viên giảng mẫu, giúp đỡ giáo viên giảng mẫu và bản thân cố gắng thực hành những gì quan sát được, và những gì giáo viên giảng mẫu đã giúp đỡ. Dự lớp. Giáo sinh được yêu cầu dự đầy đủ các buổi thực tập. Giáo sinh phải ký vào sổ đầu bài của lớp mỗi khi vào lớp và ra khỏi lớp mỗi ngày và theo dõi công việc hằng ngày trong tiến trình dự lớp được thiết lập bởi trường phổ thông thực tập. Trong trường hợp vắng mặt vì bệnh hay bởi trường hợp khẩn cấp khác, giáo sinh phải báo cho cả hai giáo viên hướng dẫn và kiểm huấn viên. Vắng mặt chỉ giới hạn ba ngày trong học kỳ . Vắng mặt quá ba ngày phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo thực tập sư phạm trường phổ thông thực tập. Trường hợp vắng mặt với lý do đặc biệt chỉ được giải quyết khi được sự chấp nhận của Trưởng Ban Chỉ đạo thực tập sư phạm trường phổ thông thực tập Trường hợp giáo sinh thực tập trọn thời gian, giáo sinh được yêu cầu làm việc tại trường được phân công trọn ngày học trong suốt cả học kỳ . Thí dụ: nếu giáo viên làm việc ở trường từ 7.30 sáng đến 3.30 chiều thì giáo sinh phải làm giống như vậy. Một ngày làm việc chuyên nghiệp cũng gồm họat động phát triển nhân viên, họp gíao viên hay phòng ban, và họp phụ huynh. Tuân theo những qui tắc của trường thực tập Lưu tâm – quan sát giờ dạy theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn Dáng vẻ và y phục – giữ chuẩn mực chung của cộng đồng trường thực tập qui định. Diễn tả bằng lời – dùng cách đọc, văn phạm và từ vựng mẫu mực để giao tiếp có hiệu quả với gíao viên, kiểm huấn viên, sinh viên và phụ huynh. Thái độ và đạo đức công việc – duy trì sự cởi mở theo hướng những người có nghiệp vụ. Duy trì quan hệ nghề nghiệp và thích hợp với học sinh. Khả năng nghề nghiệp Phác thảo kế họach bài học và số tiết để tạo thuận lợi việc học gắn liền với nhu cầu nhiều mặt và sự lợi ích của học sinh. Bao gồm cả học sinh có nhu cầu đặc biệt và thử thách. 132
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm Dạy những bài học chứng tỏ khả năng: cung cấp những nội dung về môn học qua đa phương pháp (gồm cả kỹ thuật mới) phù hợp với lứa tuổi, cách học, và những giai đoạn phát triển của học sinh; và làm nội dung chương trình học thích hợp với kinh nghiệm của học sinh từ những chủng tộc, kinh tế xã hội, ngôn ngữ và nền tảng văn hóa khác nhau. Tổ chức và quản lý lớp học để hỗ trợ sự lớn lên và việc học của học sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Giáo sinh – Sự tương tác với học sinh Cư xử học sinh nhã nhặn và tôn trọng. Cung cấp sự lãnh đạo. Thi hành qui tắc và kỹ luật bình đẳng. Khuyến khích trách nhiệm và độc lập. Sử dụng những kỹ thuật động viên khác nhau. Đặt những câu hỏi thay đổi khác nhau. Dùng những cái nhìn trực tiếp. Tuyên dương lòng tự trọng của học sinh. Nêu gương những hành vi tích cực. Khen ngợi thích hợp, rõ ràng. Cho học sinh có cơ hội trả lời trong lớp. Giao tiếp với mong đợi cao. 2. Giáo viên hướng dẫn –Vai trò và trách nhiệm Giáo viên hướng dẫn cần phải: 1. Giới thiệu giáo sinh với nhân viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của trường. 2. Cho giáo sinh làm quen với cơ sở vật chất của trường, cung cấp bài tập, sổ tay của trường và những tài liệu liên quan khác trong tuần lễ đầu thực tập của giáo sinh. 3. Cung cấp giáo sinh những thông tin về chính sách nhà trường, tiến trình an ninh, phòng cháy chữa cháy, nội qui của nhà trường liên quan đến phòng ăn trưa, phòng học, hành lang, và sử dụng tư vấn về phương tiện sức khỏe. 4. Nói rõ cho giáo sinh về vai trò và trách nhiệm của giáo sinh. Giới thiệu và đề cử giáo sinh với xe buýt, địa điểm ăn trưa, phòng học. Tất cả công việc trên phải làm từ từ với sự giám sát. 5. Chỉ cho giáo sinh cách dùng những sổ sách của nhà trường để tìm hiểu sinh viên, lên kế họach và chuẩn bị những họat động giảng dạy. 6. Cho giáo sinh biết những kỹ thuật giảng dạy khác nhau và khuyến khích họ thực hiện với kỹ thuật riêng của họ. 7. Cung cấp hệ thống lượng giá liên tục, phê bình xây dựng và phản hồi cho giáo sinh. 8. Giúp đỡ giáo sinh định vị và sử dụng những tài liệu giảng dạy khác nhau trong việc lên kế hoạch và thực hiện bài giảng. 133
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 9. Hướng dẫn giáo sinh trong việc chuẩn bị tiết dạy, và kế họach bài giảng hàng ngày, xây dựng và quản lý bài thi, và tiến trình tốt nghiệp. Hãy làm cuộc kiểm tra định kỳ về lập kế hoạch và nhật ký của giáo sinh. 10. Cung cấp giáo sinh cơ hội học xuyên qua kinh nghiệm giảng dạy thường xuyên. Tin cậy vào khả năng giáo sinh gánh vác trách nhiệm của lớp học, mong rằng giáo sinh có thể nhận trách nhiệm giảng dạy đều đặn hai đến ba lớp. 11. Hướng dẫn nói chuyện thường xuyên hay thảo luận nhóm với giáo sinh, lượng gía sự tiến bộ với mặt mạnh và yếu. Đề nghị phương pháp để cải tiến và theo dõi việc thực hiện chiến lược và kỹ thuật này một cách cẩn thận. 12. Hoàn thành những báo cáo sau đây: a. Báo cáo tiến bộ giữa kỳ. b. Báo cáo cuối kỳ. c. Kiến nghị hồ sơ xếp lọai nghề nghiệp của giáo sinh. 3. Kiểm huấn viên thực tập (Giảng viên trường sư phạm theo dõi thực tập) - Vai trò và trách nhiệm Kiểm huấn viên thực tập nối liền Đại học, lớp học của trường và giáo sinh. Kiểm huấn viên thực tập là thầy dạy giáo viên. Một người chuyên nghiệp được phân trách nhiệm giúp đỡ giáo sinh phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ, tính tình, và lòng tin trong hỗ trợ làm phong phú nghề nghiệp thuộc khung việc chương trình của trường. Kiểm huấn viên thực tập phải thông thạo và thực hiện mỗi chương trình giáo dục nghề nghiệp mà sinh viên được kiểm huấn. Kiểm huấn viên thực tập có trách nhiệm thông báo tốt về nội dung xác định và phương pháp khóa học trong mỗi chương trình, cũng như những nghiên cứu và xu hướng hiện tại trong giáo dục nghề nghiệp. Kiểm huấn viên thực tập là khách chuyên nghiệp của trường. Kiểm huấn viên có trách nhiệm thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác giữa Đại học và các trường nhận sinh viên thực tập. Kiểm huấn viên có trách nhiệm giải quyết những khó khăn và khác biệt phát sinh có thể làm ảnh hưởng giáo sinh. Kiểm huấn viên sẽ hợp tác làm việc với Trưởng Ban Chỉ đạo thực tập sư phạm trường phổ thông thực tập và chuyên gia về môn học thích hợp, trong trường hợp có khó khăn hay có mâu thuẫn giữa giáo sinh với trường thực tập và nhân viên trường thực tập. Kiểm huấn viên có trách nhiệm về giờ giấc và chuyên môn để thực hiện có hiệu quả về những công việc và họat động sau: 1. Kiểm huấn viên phải tiếp xúc nhanh chóng với những giáo sinh được phân công và hòan tất việc sắp đặt thăm viếng đầu tiên. 2. Kiểm huấn viên phải gặp hiệu trưởng trong lần thăm viếng đầu tiên. Lúc đó kiểm huấn viên thực tập phác thảo những mong muốn của trường Đại học về những giáo sinh thực tập và về kiểm huấn. Kiểm huấn viên sẽ dự những buổi do yêu cầu và mong đợi của trường địa phương. Trong trường hợp rõ ràng làm không đúng với qui định và chính sách của trường Đại học, kiểm huấn viên sẽ không thương lượng với nhân sự của trường, không sáng tạo hay sửa đổi những yêu cầu của Đại học, nhưng sẽ tham khảo vấn đề một cách mau chóng với Trưởng Ban Chỉ đạo thực tập sư phạm trường phổ thông thực tập và chuyên gia chương trình. 134
  5. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 3. Kiểm huấn viên phải thực hiện ít nhất 4 lần viếng thăm cho mỗi gíao sinh được phân công. Số lần viếng thăm thực tập là phận sự nhu cầu giáo dục của giáo sinh. Bốn cuộc viếng thăm được xem là tối thiểu. Suốt trong cuộc thăm viếng đầu tiên của trường, có cuộc hội nghị tay ba, kiểm huấn viên thực tập và giáo viên hướng dẫn sẽ thảo luận và làm rõ những kinh nghiệm thích hợp mà giáo sinh sẽ làm. 4. Kiểm huấn viên sẽ hỏi ý kiến giáo sinh trước về việc kiểm huấn để biết rõ về kinh nghiệm trường học của giáo sinh, để bảo đảm có sự hiểu biết chung và mong đợi của giáo sinh. 5. Sau lần nói chuyện trước cuộc thăm viếng, kiểm huấn viên sẽ quan sát giáo sinh thực tập 30-40 phút. Sau mỗi lần quan sát có họp rút kinh nghiệm với giáo sinh. Thời gian kiểm huấn tùy thuộc vào tính chất họat động của giáo sinh. Mức độ và thời gian lớp học được quan sát do quyền của nhà trường hướng dẫn theo trật tự và theo nhu cầu của giáo sinh. 6. Kiểm huấn viên sẽ sắp xếp với giáo sinh một cuộc họp rút kinh nghiệm nhanh chóng sau khi quan sát. Do yêu cầu của học vụ, buổi họp nầy bao gồm nhu cầu, kiểu cách cá nhân của sinh viên và kiểm huấn viên, nhưng sẽ không ngoài những điều sau đây: Sự hợp tác quan tâm đến chuẩn mực rõ ràng, mục đích và tiêu chuẩn mà kiểm huấn viên và giáo sinh chia sẻ nhau. Yêu cầu sự phản ảnh và phân tích của giáo sinh dựa trên dữ liệu thu thập được qua tiến trình quan sát. Mô tả, phác họa hình thức, những ghi chép thích hợp những gì kiểm huấn viên đã ghi chú có tính cách nghề nghiệp suốt cuộc thăm viếng. Ap dụng những tiêu chuẩn về những dữ kiện được quan sát, dẫn đến một hay nhiều sự đánh gía, hứa hẹn, hay kiến nghị, liên quan đến sự phát triển nghề nghiệp của giáo sinh. Sự khuyến khích liên tục của kiểm huấn viên giúp cho giáo sinh tự phân tích và tự lượng giá. 7. Kiểm huấn viên thực tập sẽ cung cấp một báo cáo viết tay về cuộc họp rút kinh nghiệm với giáo sinh. Kết quả kiểm tra của kiểm huấn viên sẽ được lưu trong hồ sơ của sinh viên và giữ trong Phòng Giáo Vụ và giấy chứng nhận. Tài liệu tham khảo: Stracher, D. & Simonton, D. P. (2004). Student Teacher Hand Book. New York, Dowling College. Trần thị Ngọc Chúc (2006). Tổ Chức Kiến Tập - Bình Giảng Cho Giáo Sinh Trong Đào Tạo Giáo Viên Mầm Non. 30 Năm Học Tập Và Nghiên Cứu Khoa Học 1976-2006 – Trường Trung Học Sư Phạm Mầm Non – Thành Phố Hồ Chí Minh. 135
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2