Giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các trường đại học ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Bài viết "Giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các trường đại học ở Việt Nam" nêu vai trò của trường đại học đối với hoạt động khởi nghiệp, đi đôi với đổi mới sáng tạo của sinh viên; một số vấn đề về thực trạng hoạt động hỗ trợ, phát triển khởi nghiệp trong trường đại học ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phát triển khởi nghiệp trong trường đại học - một thành tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các trường đại học ở Việt Nam
- NGUYỄN NGỌC CHUNG - HUỲNH TRUNG Nguyễn Ngọc Chung - Huỳnh Trung GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Chung(*) - Huỳnh Trung(**) Tóm tắt: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là vấn đề được các quốc gia và Việt Nam quan tâm, đặc biệt trong thời gian gần đây. Ngày 16 tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025. Mục tiêu của Đề án là: “Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia…”. Bài viết nêu vai trò của trường đại học đối với hoạt động khởi nghiệp, đi đôi với đổi mới sáng tạo của sinh viên; một số vấn đề về thực trạng hoạt động hỗ trợ, phát triển khởi nghiệp trong trường đại học ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phát triển khởi nghiệp trong trường đại học - một thành tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp. Từ khóa: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đại học, sinh viên. SOLUTIONS FOR INNOVATIVE STARTUPS IN UNIVERSITIES IN VIETNAM Abstract: Innovative startups have been a concern for many countries including Vietnam, especially in recent times. The Prime Minister issued Decision No. 844/QD-TTg dated May 16, 2016, approving the Project “Supporting the National innovative startup ecosystem until 2025. The objective of the project is “to create a favorable environment to promote and support the formation and development of businesses capable of rapid growth based on the exploitation of intellectual (*) TS., Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. (**) ThS. Trường THCS Lý Thường Kiệt, Nha Trang, Khánh Hòa. 85
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM property, technology, and new business models,” in order to urgently improve the legal system to support innovative startups; and establish the National Innovative Startup Portal...”. The article discusses the role of universities in start-up activities, coupled with student innovation and the current situation of startup support and development activities in universities in Vietnam, and then proposes solutions for support and development of startups in universities - an important element of the startup ecosystem. Keywords: Startup, innovation, university, student. Trong những năm gần đây, thế giới đang nở rộ các nghiên cứu, tranh luận về vấn đề khởi nghiệp; đặc biệt là phát triển khởi nghiệp trong các trường đại học với tư cách là một thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Hệ sinh thái khởi nghiệp. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Hệ sinh thái khởi nghiệp là một tập hợp gồm những tác nhân khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại) có liên quan với nhau, các tổ chức (ví dụ các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần và các ngân hàng), các định chế (các trường đại học, các cơ quan chức năng nhà nước và các tổ chức tài chính), và các tiến trình khởi nghiệp (tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới, tỷ lệ doanh nghiệp tăng trưởng cao, số nhà khởi nghiệp liên tục, số nhà khởi nghiệp thành công vang dội, tham vọng khởi nghiệp và tinh thần kinh doanh lớn trong xã hội), các thành phần này chính thức và phi chính thức cộng hợp lại để kết nối với nhau, làm trung gian kết nối, và quản trị sự vận hành của tổng thể trong phạm vi môi trường khởi nghiệp địa phương”. Theo khái niệm trên, nhà khởi nghiệp đóng vai trò trung tâm, làm chủ ý tưởng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; tuy nhiên, quá trình khởi nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp khởi nghiệp phải có nhiều tương tác, kết nối nhiều mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Một trong những điều kiện quan trọng để sinh viên các trường đại học thực hiện ý tưởng khởi nghiệp thuận lợi và thành công đó là có sự hỗ trợ, tư vấn, dẫn dắt của các trường đại học. Vai trò của các trường đại học trong phát triển khởi nghiệp không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi hoạt động của các cơ sở giáo dục hiện nay mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước ở hiện tại và tương lai. 86
- NGUYỄN NGỌC CHUNG - HUỲNH TRUNG 1. VAI TRÒ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG KHỞI NGHIỆP, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN Thực hiện Quyết định số số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” và Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; ngày 23/5/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT về Quy định công tác tư vấn nghề nghiệp việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Theo đó, công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục là các hoạt động nhằm giúp người học tích lũy kiến thức, kỹ năng để thúc đẩy tư duy đổi mới, sáng tạo hình thành các ý tưởng, giải pháp mới tạo giá trị cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Hỗ trợ khởi nghiệp bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến cung cấp, truyền đạt các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp; kinh nghiệm trong nuôi dưỡng ý tưởng, ươm mầm cho những suy nghĩ sáng tạo sinh sôi phát triển mà còn làm sao để biến các ý tưởng, khát vọng của sinh viên thành hiện thực. Nền tảng của khởi nghiệp luôn là những sáng kiến độc đáo, ý tưởng mới lạ; đôi khi là “kỳ quặc”, “lạ đời”, “không giống ai” của nhà khởi nghiệp. Tuy nhiên, đó là cách đi để tránh lặp lại “lối mòn” của các doanh nghiệp đi trước. Trong khởi nghiệp doanh nghiệp, các trường đại học đóng vai trò xúc tác; giảng viên các trường đại học là người truyền lửa cho các ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp được bùng phát. Từ những kiến thức được truyền đạt sinh viên có được nguồn cảm hứng để phát sinh ý tưởng; các ý tưởng ngày càng hoàn thiện thông qua những kiến thức chuyên môn tiếp tục được củng cố, phát triển; Đồng thời, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng về khởi nghiệp; được các giảng viên hướng dẫn về quản lý rủi ro thông qua kiến thức và kinh nghiệm của mình… Đó sẽ là những yếu tố cơ bản giúp sinh viên vững vàng hơn trong quá trình khởi nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua các viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của các trường đại học, sinh viên có điều kiện thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm các công trình nghiên cứu, các ý tưởng khoa học. Đồng thời, các viện, trung tâm đóng vai trò hỗ trợ cho sinh viên trong việc kết nối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện ý tưởng khởi nghiệp. Từ các công trình nghiên cứu lớn, các sản phẩm do sinh viên tham gia trong quá trình nghiên cứu giúp sinh viên hình thành ý thức kinh doanh, nghiên cứu thị thường, kêu gọi đầu tư, hợp tác cho việc ứng dụng kết 87
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM quả nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Vai trò của các trường đại học trong giai đoạn hiện nay là không chỉ đào tạo về chuyên môn, kiến thức khoa học cho sinh viên mà còn xây dựng các trường đại học thành trường đại học khởi nghiệp. Sinh viên chẳng những ra trường có kiến thức chuyên môn giỏi mà còn phải có tinh thần khởi nghiệp, biết kinh doanh, biết chuyển tải các kiến thức của nhà trường vào thị trường; nâng cao giá trị trí tuệ thông qua các mô hình khởi nghiệp. Hiện nay, một số trường đại học đã có chính sách tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo theo hướng tiếp cận thị trường để chuyển giao ứng dụng, tiêu thụ sản phẩm thông qua các hình thức hỗ trợ kinh phí từ các nguồn: Quỹ đầu tư khởi nghiệp, các nguồn quỹ khác mà trường đại học tiếp cận được. Theo quan niệm hiện nay, các trường đại học đào tạo sinh viên không có tinh thần khởi nghiệp, không có động lực đổi mới sáng tạo thì giáo dục đại học và khoa học công nghệ không trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, không có khả năng vốn hóa tri thức và gia tăng giá trị. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia vì không tạo ra được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; thiếu động lực tham gia và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Do đó, việc tạo hệ sinh thái khởi nghiệp cho sinh viên trong các trường đại học hiện nay đang là vấn đề luôn được các trường đại học quan tâm. Muốn đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thì các nhà trường cần hỗ trợ sinh viên không chỉ về kiến thức, chuyên môn, kinh phí, các mối quan hệ trong hệ sinh thái mà cần giáo dục tinh thần văn hóa doanh nhân cho sinh viên; giúp sinh viên đứng vững trước những thất bại, rủi ro; kiểm soát ý tưởng kinh doanh và giữ gìn đạo đức trong kinh doanh… Đảm bảo cho sinh viên luôn “cháy bỏng” với những say mê trong ý tưởng khởi nghiệp, không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ… để góp phần gắn hoạt động của nhà trường ngày càng gần gũi với thị trường hơn. 2. VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM Hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam chỉ mới thật sự được quan tâm trong những năm gần đây; trong thời điểm gắn liền với chủ trương tự chủ đại học, hội nhập quốc tế và phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Chính phủ, các bộ ngành đã có nhiều chính sách, chủ trương để tạo lập hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định: Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê 88
- NGUYỄN NGỌC CHUNG - HUỲNH TRUNG duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2022; Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 về Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục; Ngày 22 /5/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT về Quy định công tác tư vấn nghề nghiệp việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Các văn bản nêu trên góp phần tạo lập thể chế ban đầu cho các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. vận dụng các chủ trương, chính sách của Nhà nước các trường đại học đã có nhiều hình thức, giải pháp khác nhau để tạo lập hệ sinh thái cho khởi nghiệp của sinh viên, khuyến khích đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Bước đầu một số trường đại học đã có nhận thức về vai trò của trường đại học đối với phát triển, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; gắn chất lượng đào tạo sinh viên với xây dựng trường đại học khởi nghiệp; khơi dậy ý chí, tinh thần khởi nghiệp và đam mê đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Các hoạt động khá nổi bật trong những năm gần đây là tổ chức các chương trình, cuộc thi: Ý tưởng khởi nghiệp; Ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của của học sinh, sinh viên; Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thường niên; thu hút ngày càng đông học sinh, sinh viên, cũng như các cơ sở giáo dục và các doanh nghiệp tham gia. Số dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên tăng dần theo từng năm và hàm lượng khoa học công nghệ trong các dự án ngày càng cao. Bên cạnh đó, đã tạo sân chơi cho học sinh, sinh viên tham gia, trải nghiệm hoạt động khởi nghiệp; khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Ngoài ra, Diễn đàn Khởi nghiệp quốc gia được thành lập để trao đổi, nắm bắt thông tin, tư vấn cho hoạt động khởi nghiệp qua các kỳ sinh hoạt. Hiện nay cả nước có khoảng 20 địa phương đã và đang hình thành các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, gần 100 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh hoạt động. Nhiều trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của quốc tế đã mở chi nhánh hoặc phối hợp mở không gian đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Ngày càng có nhiều trường đại học triển khai đưa các học phần: Khởi nghiệp; Đổi mới sáng tạo vào giảng dạy đối với các chương trình đào tạo đại học; có trường đưa vào giảng dạy bậc sau đại học. Một số mô hình như Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo khởi nghiệp; Viện Kỹ thuật công nghệ cao và các mô hình tương tự đã góp phần tạo điều kiện, môi trường cho sinh viên tham gia khởi nghiệp. Bên cạnh đó, các trường có điều kiện đã mạnh dạn đầu tư cho nghiên cứu phát triển thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảng viên, sinh viên; tăng cường đào tạo 89
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM kỹ năng đổi mới sáng tạo. khởi nghiệp; thúc đẩy sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp; thương mại hoá các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt, đã tăng cường mạng lưới liên kết doanh nghiệp, hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa doanh nghiệp và Nhà trường. Qua đó, đào tạo các thế hệ sinh viên là những nhà khởi nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở các trường đại học cũng còn những mặt hạn chế: - Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về vai trò của khởi nghiệp chưa đầy đủ; chưa thấy được ý nghĩa, yêu cầu của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đối với các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, chưa có những chủ trương, chính sách, giải pháp thiết thực tác động, hỗ trợ khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sinh viên. Mặt khác, sinh viên nhìn chung chưa có động lực hình thành các ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; chưa xác định rõ ý chí tiến thân thông qua con đường doanh nghiệp và phát triển nghề nghiệp của mình. - Mặc dù Chính phủ. các bộ ngành đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để tạo lập hệ sinh thái, hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện chưa được đồng bộ, thống nhất; chưa đáp ứng yêu cầu khởi nghiệp của sinh viên. - Một số trường đại học chưa tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như giữ vai trò kết nối các thành tố trong hệ sinh thái để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia khởi nghiệp. Đồng thời, chưa xây dựng được nền tảng hệ sinh thái quốc gia hỗ trợ khởi nghiệp. - Nguồn lực về con người, đội ngũ chuyên gia để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho sinh viên trong các trường đại học còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của một số trường còn gặp nhiều khó khăn. - Các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chưa có sự liên kết hiệu quả giữa nhà trường và các doanh nghiệp. 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHỞI NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM Từ những kết quả và hạn chế nêu trên, để thúc đẩy hoạt động phát triển hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường đại học cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện các thể chế về hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đối với các trường đại học. Đặc biệt, cần đồng bộ hóa các cơ chế, chính sách liên quan đến hỗ trợ khởi nghiệp: tạo lập hệ sinh thái nền tảng từ phía các thành tố cấu thành hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp; cần tiến hành rà soát, sơ, tổng kết đánh 90
- NGUYỄN NGỌC CHUNG - HUỲNH TRUNG giá các chính sách đã ban hành; thành lập tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cấp quốc gia tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối các hoạt động chỉ đạo, vận hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Từng bộ, ngành tăng cường rà soát, kiểm tra để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện hỗ trợ khởi nghiệp, nhất là đối với các trường đại học. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội đối với các ý tưởng mới, có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cao để giúp sinh viên có điều kiện ứng dụng vào cuộc sống. Bên cạnh đó, cần có chính sách phù hợp cho các nhà các nhà đầu tư chuyên nghiệp; nhất là các nhà đầu tư ban đầu, giai đoạn trong quá trình hoàn thiện ý tưởng, dự án khởi nghiệp và có nhu cầu góp vốn hình thành quỹ đầu tư cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Thứ hai, cần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên các trường đại học về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển khởi nghiệp trong sinh viên. Gắn liền trách nhiệm nâng cao chất lượng đào tạo với phát triển khởi nghiệp trong nhà trường; hình thành ý thức, tư duy về xây dựng trường đại học khởi nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trường đối với sinh viên, đối với xã hội và đối với sự phát triển của đất nước. Thứ ba, xây dựng và hình thành trong sinh viên ý thức khởi nghiệp, đi đôi với đổi mới sáng tạo trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học trong trường đại học. Các tổ chức, giảng viên cần khơi dậy, truyền lửa cho sinh viên niềm đam mê, khát vọng về khởi nghiệp; nung nấu ý tưởng khởi nghiệp từ chính môi trường nhà trường và xã hội. Xây dựng niềm tin, bản lĩnh và ý chí tự lập cho sinh viên trong tham gia khởi nghiệp; giúp sinh viên biến những ý tưởng, kết quả nghiên cứu khoa học của mình thành tài sản trí tuệ cá nhân, thương mại hóa và chuyển giao công nghệ các kết quả nghiên cứu cho thị trường, doanh nghiệp. Thứ tư, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ tầm, đủ tâm trong giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, Giảng viên phải gương mẫu trong tham gia các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; giúp sinh viên định hướng nghiên cứu khoa học, phát triển ý tưởng sáng tạo trong khởi nghiệp và chủ động thiết lập mới quan hệ, liên kết giữa sinh viên khởi nghiệp với các doanh nhân, doanh nghiệp. Giảng viên phải đóng vai trò thực hiện phương thức phối hợp trong cơ chế vận động của hệ sinh thái khởi nghiệp bằng trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu và uy tín của mình. Thứ năm, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các trung tâm, viện nghiên cứu, ứng dụng công nghệ của các trường đại học; thành lập các tổ chức có tính chất ươm tạo doanh nghiệp; giúp sinh viên nuôi dưỡng, phát triển ý tưởng khởi nghiệp của mình. Hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập các câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, 91
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM đổi mới sá, khởi nghiệp. Tổ chức thực hành triển khai các dự án khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động phối hợp với các đối tác; tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi hội chợ, triển lãm trưng bày giới thiệu thành tựu khoa học kỹ thuật, dự án khởi nghiệp. Bên cạnh đó, nhà trường cần chủ động vận động thành lập các quỹ từ phía các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để hỗ trợ kinh phí trong hoạt động khởi nghiệp của sinh viên; nhất là đối với các ý tưởng, dự án có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Thứ sáu, các trường đại học cần tranh thủ các nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng tốt hơn yêu cầu học tập, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng công nghệ của sinh viên; nhất là các điều kiện kỹ thuật trong nghiên cứu thử nghiệm, thí nghiệm để thương mại hóa kết quả nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành kết quả nghiên cứu thành công, chất lượng đáng tin cậy để phục vụ yêu cầu khởi nghiệp. Tóm lại, phát triển khởi nghiệp trong trường đại học là vấn đề được quan tâm đối với Việt Nam và các quốc gia trên thế giới hiện nay. Phát triển khởi nghiệp cho sinh viên luôn đi đôi với yêu cầu về đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, hoạt động học thuật trong trường đại học. Hệ sinh thái khởi nghiệp là môi trường, điều kiện cơ bản cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên. Do đó, vai trò của nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đối với việc thực hiện các ý tưởng kinh doanh và hiện thực hóa các kết quả, nghiên cứu có tính sáng tạo của sinh viên. Việc hỗ trợ, phát triển khởi nghiệp trong trường đại học là trách nhiệm của Nhà nước, nhà trường và xã hội. Đồng thời, đây cũng là mục tiêu chung của ngành giáo dục quốc gia; góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cù Phúc Thành. (2021). http://viennckt-ied.tueba.edu.vn/bai-viet/Dien-Giai-Khai- Niem-He-Sinh-Thai-Khoi-Nghiep-135.html Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 về Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2022). Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT ngày 22/5/2022 quy định công tác tư vấn nghề nghiệp việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Thủ tướng Chính phủ. (2016). Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 16/5/2016 về việc phê 92
- NGUYỄN NGỌC CHUNG - HUỲNH TRUNG duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”. Thủ tướng Chính phủ. (2017). Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Thủ tướng Chính phủ. (2021). Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2022”. 93
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các Trường đại học ở tỉnh Bình Dương
8 p | 238 | 24
-
Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức nghề nghiệp và thái độ học tập của sinh viên khối ngành sư phạm tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 158 | 9
-
Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 p | 46 | 7
-
Phát triển đại học khởi nghiệp sáng tạo – Giải pháp thúc đẩy hợp tác đại học và doanh nghiệp
14 p | 78 | 6
-
Phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại thành phố Cồ Chí Minh và bài học cho thành phố Hải Phòng
11 p | 51 | 6
-
Những thách thức và một số giải pháp đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam
14 p | 69 | 5
-
Giải pháp thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế tại Trường Đại học Kiên Giang
11 p | 30 | 5
-
Mô hình đại học khởi nghiệp trong kỷ nguyên số: Thách thức và giải pháp cho các trường đại học Việt Nam
8 p | 11 | 5
-
Xu thế chuyển đổi số trong giáo dục đại học khối ngành Kỹ thuật - Đề xuất một số giải pháp phát triển
3 p | 10 | 5
-
Hướng nghiệp, khởi nghiệp trong thời đại số - Giải pháp cho giáo dục Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế năm 2023)
626 p | 8 | 4
-
Vốn con người: Nguồn lực quyết định thành công của khởi nghiệp và phát triển đất nước
11 p | 4 | 4
-
Nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
6 p | 11 | 3
-
Dạy học toán theo định hướng rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành Kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng - Thực trạng và giải pháp
13 p | 10 | 3
-
Vai trò giáo dục đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay
9 p | 62 | 3
-
Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình
3 p | 9 | 2
-
Giải pháp hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở thông qua môn công nghệ
10 p | 3 | 2
-
Một số giải pháp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công đoàn
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn