intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở thông qua môn công nghệ

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giải pháp hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở thông qua môn công nghệ" thực hiện nghiên cứu đặc điểm nội dung chương trình môn học này và các vấn đề liên quan đến giáo dục hướng nghiệp để đề xuất các giải pháp về thực hiện hướng nghiệp khi tổ chức dạy học môn học này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở thông qua môn công nghệ

  1. CAO THỊ THÚY DIỄM - BÙI VĂN HỒNG Cao Thị Thúy Diễm - Bùi Văn Hồng GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA MÔN CÔNG NGHỆ Cao Thị Thúy Diễm(*) - Bùi Văn Hồng(**) Tóm tắt: Hướng nghiệp có vai trò quan trọng đối với học sinh, giúp học sinh chọn ngành, chọn nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội. Đối với cấp trung học cơ sở, hướng nghiệp còn góp phần định hướng phân luồng cho học sinh sau khi hoàn thành giai đoạn giáo dục cơ bản. Giáo dục hướng nghiệp ở phổ thông được thực hiện thông qua nhiều con đường, trong đó môn Công nghệ là 1 trong 4 môn học cần tập trung thực hiện hướng nghiệp cho học sinh ở cấp trung học cơ sở. Trong phạm vi giới hạn, bài viết thực hiện nghiên cứu đặc điểm nội dung chương trình môn học này và các vấn đề liên quan đến giáo dục hướng nghiệp để đề xuất các giải pháp về thực hiện hướng nghiệp khi tổ chức dạy học môn học này. Từ khóa: Hướng nghiệp, môn Công nghệ, năng lực công nghệ. CAREER GUIDANCE SOLUTIONS FOR LOWER SECONDARY SCHOOL STUDENTS IN TECHNOLOGY Abstract: Career guidance is important to students, helping them choose professions that align with their interests, personal competence, and social needs. Career guidance also contributes to streaming students after lower secondary education. Vocational education in schools is implemented through various methods. Technology is one of the four subjects integrating career guidance for lower secondary school students. Within the scope of the study, the article explores the characteristics of the content of the subject and issues relating to vocational education in order to propose solutions for incorporating career guidance into this subject, helping to meet the requirements of career guidance set by the general education curriculum. Keywords: Career guidance, techonology, technology competence. (*) NCS. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. (**) PGS. TS., Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 103
  2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM 1. GIỚI THIỆU Công tác hướng nghiệp cho học sinh (HS) phổ thông đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện và đổi mới trong những năm gần đây. Cụ thể, Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới giáo dục và đào tạo đã yêu cầu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS,…”. Và tiếp theo đó, Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” cũng đã nhấn mạnh “tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông,…” (Thủ tướng Chính phủ, 2018). Thực hiện đổi mới giáo dục hướng nghiệp theo các quan điểm chỉ đạo, Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) được ban hành (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) với mục tiêu giáo dục hướng nghiệp nhằm trang bị các kiến thức cơ bản giúp HS có định hướng lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, nhu cầu của xã hội,… Đặc biệt ở cấp THCS, hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm mục tiêu định hướng phân luồng HS sau khi HS hoàn thành giai đoạn giáo dục cơ bản, HS có thể lựa chọn học tiếp tục ở cấp học tiếp theo hoặc học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và nhu cầu của xã hội. Theo CTGDPT, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua tất cả môn học và hoạt động giáo dục của nhà trường, đối với cấp THCS, tập trung hướng nghiệp ở các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật và Giáo dục công dân và và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cùng với nội dung giáo dục của địa phương (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Để công tác hướng nghiệp ở THCS có chất lượng và hiệu quả, góp phần đạt mục tiêu mà CTGDPT đã đề ra, cần có nghiên cứu cụ thể về giải pháp thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói chung và giáo dục hướng nghiệp thông qua các môn học nói riêng. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu cho thấy các nghiên cứu về hướng nghiệp chỉ chủ yếu tập trung ở HS trung học phổ thông, chưa có nghiên cứu cụ thể về hướng nghiệp cho HS THCS thông qua hình thức lồng ghép trong các môn học. Đặc biệt là hướng nghiệp thông qua môn Công nghệ, một trong những môn học có nhiều nội dung đặc thù gắn liền với các ngành nghề trong thực tiễn. Vì thế, bài viết này sẽ thực hiện nghiên cứu đặc điểm về nội dung chương trình của môn Công nghệ cùng với các vấn đề lý luận liên quan đến hướng nghiệp cho HS THCS để đề xuất giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt họat động này ở cấp THCS. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để có cơ sở đề xuất các giải pháp, bài viết thực hiện nghiên cứu 8 tài liệu thứ 104
  3. CAO THỊ THÚY DIỄM - BÙI VĂN HỒNG cấp bao gồm các văn bản chỉ đạo, các tài liệu tập huấn, sách,… kết hợp với khảo sát ngẫu nhiên 32 giáo viên (GV), cán bộ quản lý và người làm công tác giáo dục khác đang công tác ở các trường phổ thông trên cả nước. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp, phân tích, đánh giá và rút ra các nội dung về cơ sở lý luận, đặc điểm của nội dung chương trình môn Công nghệ, từ đó đề xuất một số giải pháp hướng nghiệp cho HS thông qua thực hiện chương trình môn học này ở trường THCS hiện nay. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các khái niệm có liên quan Theo Từ điển Tiếng Việt, hướng nghiệp là giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề (Viện Ngôn ngữ học, 2003). Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì xác định “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” (Chính phủ, 2006). Luật Giáo dục (2019) đã xác định “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” (Quốc hội, 2019). Hay Wikipedia (2023) thì cho rằng hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, Đồng thời, thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia. Một định nghĩa khác về hướng nghiệp, đó là “Hướng nghiệp là giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có chủ đích nhằm đảm bảo cho các em hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020). Như vậy, có thể hiểu hướng nghiệp là các hoạt động hỗ trợ, định hướng cho cá nhân có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân nhằm lao động nghề nghiệp có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của xã hội. Trung học cơ sở là giai đoạn giáo dục cơ bản trong hệ thống giáo dục phổ thông được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. HS vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của HS vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm (Quốc hội, 2019). Mục tiêu của giáo dục THCS là củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu 105
  4. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM học; bảo đảm cho HS có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Như vậy, HS học hết lớp 9 theo CTGDPT cần được hướng nghiệp để lựa chọn hình thức giáo dục tiếp theo phù hợp với năng lực, sở thích, mục tiêu nghề nghiệp,… của bản thân HS từ đó phát huy được phẩm chất và năng lực của HS trong quá trình thực hành nghề nghiệp sau này. 3.2. Các vấn đề về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở 3.2.1. Mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp Theo CTGDPT (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018), giáo dục hướng nghiệp nhằm mục tiêu trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS, từ đó giúp HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị bản thân, điều kiện, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu của xã hội. Điều này góp phần thực hiện giáo dục toàn diện và định hướng phân luồng HS sau mỗi bậc học. Đối với THCS, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp HS có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản. 3.2.2. Các con đường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở Giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. Riêng cấp THCS, tập trung giáo dục hướng nghiệp ở các môn (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật và Giáo dục công dân) và hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cùng với nội dung giáo dục của địa phương. Cũng theo CTGDPT, hoạt động giáo dục hướng nghiệp cần được thực hiện thường xuyên và liên tục, trong đó cấp THCS sẽ tập trung ở các năm học cuối cấp (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Các con đường giáo dục hướng nghiệp cho HS THCS cụ thể như sau: - Hướng nghiệp thông qua Nội dung giáo dục của địa phương: thông qua nội dung này, HS có thông tin cơ bản về văn hóa, kinh tế, lịch sử, xã hội, nhu cầu các ngành nghề,… của địa phương, nơi sinh sống của HS. Từ đó, HS sẽ hiểu biết hơn về địa phương của mình, về các ngành, nghề truyền thống, từ đó bồi dưỡng lòng yêu mến quê hương, đất nước cho HS và hình thành cho HS ý thức tìm hiểu, vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương thông qua các ngành, nghề phù hợp với bản thân HS và nhu cầu thực tiễn của địa phương. - Hướng nghiệp thông qua Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, 106
  5. CAO THỊ THÚY DIỄM - BÙI VĂN HỒNG hướng nghiệp: hoạt động này sẽ giúp HS có cơ hội tiếp cận thực tế, tạo môi trường cho HS vận dụng kiến thức, kỹ năng của các môn học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn đời sống, từ đó hình thành và phát triển tri thức mới, kỹ năng mới để phát huy tiềm năng sáng tạo của HS, từ đó góp phần định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân HS. - Hướng nghiệp thông qua các môn học (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật và Giáo dục công dân): nội dung chương trình các môn học sẽ giúp HS tiếp cận, kết nối với các lĩnh vực ngành nghề chuyên sâu khác nhau, HS được trải nghiệm các hoạt động liên quan đến nghề thông qua thực hiện nhiệm vụ học tập, được phát triển năng lực chung và đặc thù của bản thân HS. Trong đó, chương trình môn học Công nghệ được xây dựng giúp giáo dục hướng nghiệp trên cả hai phương diện định hướng và trải nghiệm nghề nghiệp. Nội dung hướng nghiệp trong môn Công nghệ có sự đồng bộ nhất quán với các hoạt động giáo dục hướng nghiệp khác, là môi trường vừa trang bị kiến thức, phát triển năng lực công nghệ vừa tạo điều kiện cho HS trải nghiệm nghề thuộc các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Trên cơ sở đó, giúp HS nhận biết về nghề, hiểu được vai trò và giá trị của từng ngành nghề trong đời sống xã hội, từ đó HS có năng lực định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội. Như vậy, giáo dục hướng nghiệp cơ bản nhằm mục đích chuẩn bị nền tảng cơ sở cho thế hệ trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn chọn ngành, chọn nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. HS biết cách lựa chọn nghề dựa trên cơ sở khoa học và trải nghiệm với nghề, từ đó có hứng thú và thái độ đúng đắn với nghề, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho bản thân HS. 3.3. Đặc điểm nội dung của môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông Trong CTGDPT, môn Công nghệ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) là môn học bắt buộc ở giai đoạn giáo dục cơ bản từ tiểu học đến THCS. Với mục tiêu tiếp tục phát triển năng lực công nghệ mà HS đã tích lũy được ở cấp tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018), nội dung chương trình môn Công nghệ từ khối 6 đến khối 9 rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ khác nhau. Bên cạnh các nội dung cơ bản, cốt lõi cũng có những nội dung rất đặc thù, chuyên biệt phù hợp với sở thích và năng lực của HS. Chính sự đa dạng về nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ này đã giúp GV có thể lồng ghép hướng nghiệp cho HS thông qua các chủ đề giáo dục trong chương trình. Cụ thể, ở khối lớp 6 nội dung chương trình môn học về Công nghệ trong gia đình như nhà ở, bảo quản và chế biến thực phẩm, trang phục và thời trang, các đồ dùng điện trong gia đình. Sang lớp 7, HS được trang bị kiến thức và phát triển năng lực về lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản với các chủ đề nội dung về trồng trọt và chăn 107
  6. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM nuôi vật nuôi và cả thủy sản. Tiếp theo ở lớp 8, HS bắt đầu tiếp tục tìm hiểu về công nghiệp và thiết kế kỹ thuật với các nội dung vẽ kỹ thuật, cơ khí, kỹ thuật điện và bắt đầu có những thiết kế về một sản phẩm đơn giản dưới sự hướng dẫn của GV. Năm cuối của THCS - lớp 9 - HS được trang bị các kiến thức cốt lõi về công nghệ và hướng nghiệp với 2 nội dung lớn là định hướng nghề nghiệp và trải nghiệm nghề nghiệp thông qua 15 mođun tự chọn thuộc 3 lĩnh vực công nghiệp, nông - lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ,… nhằm tiếp tục trang bị, phát triển sở thích cá nhân và niềm say mê và năng lực công nghệ của HS. Trên cơ sở nghiên cứu nội dung của chương trình môn Công nghệ cấp THCS, bài viết tổng kết lại nhóm các ngành nghề tương ứng với nội dung trong chương trình môn học này ở từng khối, lớp như sau: - Nhóm các ngành nghề về lĩnh vực công nghệ trong gia đình như (thiết kế nhà ở, thiết kế thời trang, cắt may, thủ công mỹ nghệ (cắm hoa, làm hoa giấy, hoa vải). - Nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản như: nông học, bảo quản và chế biến nông sản, nuôi trồng thủy sản, lâm học, thú y, chăn nuôi (nuôi bò, lợn, gia cầm,…). - Nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí: cơ khí chế tạo máy (công nghệ chế tạo máy, kỹ thuật công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cơ khí,…), cơ khí động lực (công nghệ kỹ thuật ô tô, kỹ thuật cơ khí động lực, vẽ kỹ thuật (các sản phẩm). - Nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực điện công nghiệp, điện tử và điện gia đình như: điện công nghiệp, điện dân dụng, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện - điện tử, điện tử viễn thông. Như vậy, với đặc điểm môn Công nghệ đa dạng về các lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật tương ứng với nhiều ngành nghề được đào tạo tại các cơ sở giáo dục từ dạy nghề đến đào tạo trình độ kỹ sư, cử nhân,… cho thấy thông qua hoạt động dạy học môn học này có thể thực hiện lồng ghép hoặc tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp cho HS và cần có giải pháp hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm của môn học để giúp giáo dục hướng nghiệp mang lại hiệu quả hơn. 3.4. Giải pháp hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở thông qua môn Công nghệ Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết, dựa trên đặc điểm của nội dung chương trình môn Công nghệ, bài viết đề xuất một số giải pháp định hướng khi thực hiện hướng nghiệp cho HS thông qua môn học này như sau: 3.4.1. Phát triển năng lực công nghệ cho học sinh Môn học Công nghệ thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển năng lực công nghệ cho HS thông qua tổ chức dạy học các nội dung của môn học theo chương trình quy định. Năng lực công nghệ bao gồm 5 năng lực thành phần như: năng lực nhận biết 108
  7. CAO THỊ THÚY DIỄM - BÙI VĂN HỒNG công nghệ, năng lực giao tiếp công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ, năng lực đánh giá công nghệ và năng lực thiết kế kỹ thuật (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Khi HS được tạo điều kiện phát triển năng lực công nghệ tương ứng với từng ngành nghề trong chương trình môn học, HS sẽ dần nhận ra được năng lực, thế mạnh và sở thích bản thân về một ngành nghề nào đó trong nhóm các ngành nghề thuộc các lĩnh vực như nông - lâm - ngư nghiệp, kỹ thuật cơ khí, điện, tử, thiết kế,… từ đó HS có hứng thú, niềm đam mê với nghề phù hợp với bản thân HS và tiếp tục định hướng kế hoạch học tập phù hợp để tạo nền tảng cho nghề nghiệp mà HS chọn sau này. Trong một nghiên cứu khác, tác giả có thực hiện khảo sát ngẫu nhiên 32 thầy cô gồm GV và cán bộ quản lý (số lượng: 28) và người làm công tác giáo dục khác (số lượng 4). Trong tổng số thầy cô được khảo sát, có cả GV dạy trực tiếp môn Công nghệ tại các trường phổ thông. Nội dung khảo sát về vai trò của năng lực công nghệ đối với định hướng nghề nghiệp cho HS phổ thông, kết quả như sau: Bảng 1: Vai trò của năng lực công nghệ đối với định hướng nghề nghiệp cho HS phổ thông Trích nội dung khảo sát (Đợt tháng 8/2023) Kết quả 1/ Theo quý Thầy Cô, trong thời đại phát triển của công nghệ số như 32/32, tỉ lệ 100% hiện nay, năng lực công nghệ có vai trò quan trọng, hỗ trợ hướng đồng ý Có nghiệp cho HS không? 2/ Học sinh có năng lực công nghệ tốt kết hợp với các năng lực đặc thù khác sẽ giúp HS: Phát triển toàn diện năng lực 18/32, tỉ lệ 56,3% Định hướng ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân 16/32, tỉ lệ 50% Tiếp cận tốt với kiến thức khoa học trong thời đại số 21/32, tỉ lệ 65,6% Hình thành kỹ năng và năng lực thích ứng với yêu cầu của xã hội 24/32, tỉ lệ 75% trong thời đại số Khác 0/32 Như vậy, kết quả khảo sát trên cho thấy GV đồng tình cao với vai trò của năng lực công nghệ trong định hướng ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân HS (100%). Chính vì thế, trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học các nội dung của môn học, GV cần chú trọng đến các năng lực thành phần của năng lực công nghệ để tạo điều kiện cho HS phát triển thông qua thiết kế bài dạy tương ứng với từng nội dung của chương trình. Để đạt được mục tiêu phát triển năng lực công nghệ cho HS, GV cần nghiên cứu cơ sở tâm lý học giáo dục làm nền tảng cho việc tổ chức, thiết kế các hoạt động dạy học sao cho phù hợp. Khâu đánh giá cuối mỗi tiết học, mỗi chủ đề,… cũng cần được quan tâm thực hiện thông qua kết hợp nhiều hình thức (GV đánh giá theo tiêu chí, HS tự đánh giá, đánh giá giữa các HS,…). Thông qua kết quả đánh giá, GV sẽ gợi mở thêm định hướng chọn ngành, chọn nghề phù hợp với HS có năng lực công 109
  8. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM nghệ nổi trội nghiêng về ngành nghề cụ thể nào đó. 3.4.2. Ứng dụng STEM trong tổ chức dạy học các nội dung của chương trình môn học Tổ chức dạy học môn Công nghệ đã được định hướng cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực, coi trọng thực hành, trải nghiệm, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn… (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Giáo dục STEM là phương thức giáo dục có sự kết hợp giữa khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineering) và toán học (Math) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS, phù hợp để ứng dụng vào tổ chức dạy học môn Công nghệ. Ứng dụng STEM trong dạy học môn học này, GV có thể tổ chức dưới dạng bài học STEM hay hoạt động trải nghiệm STEM (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020) gắn với nội dung của chương trình để tạo điều kiện phát triển năng lực nổi trội của HS về lĩnh vực HS có năng khiếu, có sở thích, đam mê,… Bài học STEM được xây dựng dựa trên quy trình thiết kế kỹ thuật bắt đầu từ bước xác định vấn đề, nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp, lựa chọn giải pháp, chế tạo sản phẩm và trình bày sản phẩm. Ví dụ, khi tổ chức bài học STEM với chủ đề thiết kế trang phục phù hợp với vóc dáng, HS được thực hành, trải nghiệm, khám phá các vấn đề về trang phục dựa trên tiêu chí cụ thể mà GV đề ra. Sau đó, HS nghiên cứu, trao đổi, lựa chọn phương án thiết kế trang phục phù hợp và trình bày ý tưởng thiết kế của cá nhân hoặc nhóm về chủ đề GV yêu cầu. Kết thúc bài học STEM, GV đánh giá và liên hệ thực tiễn về các ngành nghề có liên quan đến chủ đề STEM như thiết kế thời trang, công nghệ may,… Tương tự cho các nội dung khác trong chương trình môn học. Như vậy, thông qua các bài học hoặc trải nghiệm STEM, HS có cơ hội được tiếp cận và thực hành các nội dung liên quan đến nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau của chương trình môn học. Từ đó, GV hướng HS đến các ngành nghề có liên quan nhằm giúp HS nhận biết về nghề, hình thành và phát triển năng lực định hướng chọn ngành, chọn nghề phù hợp cho HS. 3.4.3. Tích hợp, lồng ghép các phương pháp hướng nghiệp trong tổ chức hoạt động dạy học Hướng nghiệp được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy điều kiện, ý tưởng và mục tiêu của người hướng nghiệp. Trong tổ chức thực hiện dạy học môn Công nghệ, GV tích hợp, lồng ghép các phương pháp hướng nghiệp như phương pháp trắc nghiệm sở thích ngành nghề ở đầu buổi học vừa tạo không khí sinh động, lôi cuốn HS vào nội dung bài học vừa có tác dụng định hướng sở thích, hứng thú của HS đối với từng lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề trong thực tiễn. Hoặc vận dụng phương pháp 3 bước tìm hiểu (sở thích, năng lực; thị trường lao động; các yếu tố ảnh 110
  9. CAO THỊ THÚY DIỄM - BÙI VĂN HỒNG hưởng) và 4 bước hành động (mục tiêu chọn nghề; quyết định; thực hành, trải nghiệm các nội dung của nghề; đánh giá) trong lập kế hoạch nghề (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020) cho HS thực hiện dưới dạng trò chơi. Trong đó, lưu ý HS bước đầu tiên trong chọn ngành chọn nghề vẫn là tìm hiểu về đặc điểm sở thích, năng lực của bản thân. Ngoài ra, trong tổ chức thực hành các nội dung của chương trình môn học, GV cũng có thể tích hợp, lồng ghép “Lý thuyết mật mã của Holland”, nhà tâm lý học người Mỹ để giúp HS xác định 6 nhóm tính cách tương ứng với 6 môi trường hoạt động của ngành nghề tương ứng gồm nhóm ngành nghề kỹ thuật, nghiên cứu, nghệ thuật, xã hội, quản lý và nghiệp vụ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020). Tương tự với các phương pháp hướng nghiệp khác, cũng có thể được vận dụng lồng ghép vào quá trình tổ chức hoạt động dạy học môn học này nhằm định hướng việc chọn nghề nghiệp sau này cho HS. 4. KẾT LUẬN Hướng nghiệp cho HS nói chung và HS THCS nói riêng cần được thực hiện thường xuyên và liên tục thông qua thực hành, trải nghiệm nghề nghiệp trong thực tiễn hoặc thông qua các nội dung môn học của CTGDPT. Môn Công nghệ có nội dung chương trình rất đa dạng, gắn liền với thực tiễn, chính vì thế, thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho HS THCS thông qua môn học này là rất thiết thực, giúp HS có điều kiện trải nghiệm các hoạt động của ngành, nghề thông qua các nhiệm vụ học tập được giao. Trên cơ sở các nghiên cứu, bài viết đã đề xuất được ba giải pháp như trên nhằm giúp GV vận dụng vào quá trình tổ chức dạy học môn học này để nâng cao hiệu quả của hướng nghiệp, góp phần đạt mục tiêu mà CTGDPT đã đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Tài liệu tập huấn về tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). V/v triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học. Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Hà Nội. Chính phủ. (2006). Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/8/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. Hội đồng Chính phủ. (1981). Quyết định số 126-CP ngày 19/3/1981 của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường. Quốc hội. (2019). Luật Giáo dục. Hà Nội: Ngày 14/6/2019. Thủ tướng Chính phủ. (2018). Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của 111
  10. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025". Viện Ngôn ngữ học. (2003). Từ điển Tiếng Việt. NXB. Đà Nẵng. 112
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0