intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao chất lượng hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông" đề cập một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục nghề nghiệp nhằm thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp trong các trường phổ thông hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông

  1. LÊ ĐÌNH HUẤN - NGUYỄN HỮU LONG Lê Đình Huấn - Nguyễn Hữu Long NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HƯỚNG NGHIỆP, TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Lê Đình Huấn(*) - Nguyễn Hữu Long(**) Tóm tắt: Công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp là một hoạt động quan trọng của các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp, về chính bản thân mình để có thể định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp với sở thích, năng lực, sức khỏe và giá trị bản thân. Để thực hiện tốt công tác này, vai trò, chức năng của cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông và lãnh đạo ban, ngành địa phương, cha mẹ học sinh phối hợp thực hiện là hết sức cần thiết. Từ khóa: Chất lượng hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, giáo dục phổ thông. IMPROVING THE QUALITY OF CAREER GUIDANCE AND CAREER COUNSELING IN SCHOOLS Abstract: Career guidance and career counseling are crucial activities for managers and schools. They aim to help students enhance their understanding of professions and themselves, enabling them to make informed decisions and choose careers that align with their interests, competences, health, and personal values. To carry out this task effectively, the roles and functions of school managers, as well as the coordination between leaders, local authorities and parents, are essential. Keywords: Quality of career guidance, career counseling, general education. (*) TS., Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. (**) TS., Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. 221
  2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hiện nay, công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp có vai trò quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT). Giáo dục hướng nghiệp là một trong những yêu cầu cấp thiết của đổi mới giáo dục Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục và góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn nhân lực như hiện nay, một phần là do định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông còn hạn chế, bất cập dẫn đến việc học sinh không có được định hướng tốt cho tương lai. Trong bài viết này, tác giả đề cập một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục nghề nghiệp nhằm thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp trong các trường phổ thông hiện nay. II. NỘI DUNG 1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP Tại Điều 29 Luật Giáo dục năm 2019 về mục tiêu của giáo dục phổ thông đã xác định rõ: “Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…”. Như vậy, một trong những nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là giáo dục toàn diện về tri thức, đạo đức thẩm mĩ, kỹ năng cơ bản, phát triển nhân cách nói chung còn phải định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai để học sinh chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Giáo dục 2019 nêu rõ mục tiêu của giáo dục được chuyển từ “đào tạo con người toàn diện” sang “phát triển toàn diện con người Việt Nam”. Để hoàn thành mục tiêu này, ngoài ngành GD&ĐT, còn có trách nhiệm lớn của các địa phương trong đầu tư, quan tâm đến giáo dục đào tạo, trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Theo các nhà giáo dục học cho rằng: “Hướng nghiệp là một hoạt động của tập thể sư phạm, của các cán bộ thuộc cơ quan, nhà máy khác nhau được tiến hành với mục đích giúp cho học sinh chọn nghề đúng đắn, phù hợp với năng lực, hứng thú, thể lực và tâm lý của cá nhân với nhu cầu nhân lực của xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục - học tập trong nhà trường”. 222
  3. LÊ ĐÌNH HUẤN - NGUYỄN HỮU LONG Từ điển Tiếng Việt (NXB. Đà Nẵng 1998) hướng nghiệp được hiểu là: “thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý đến năng khiếu, năng lực và thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động” hoặc “Hướng dẫn, giúp đỡ chọn đúng ngành nghề”. Tác giả Nguyễn Trọng Bảo, (1997): “Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục nhằm chuẩn bị cho học sinh sớm có ý thức ngành phù hợp với nguyện vọng cá nhân vừa phù hợp với sự phân công lao động xã hội ngay từ khi còn học ở trường phổ thông”. Từ các khái niệm trên, hướng nghiệp là hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang cần phát triển, Đồng thời, lại phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân”. Tư vấn nghề nghiệp theo Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT ngày 23/5/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Là các hoạt động hỗ trợ người học nhằm phát hiện khả năng, năng khiếu của bản thân để định hướng học tập, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường, sức khỏe”. Như vậy, tư vấn nghề nghiệp và giáo dục hướng nghiệp cho 3 cấp học là những công việc cấp thiết của cả hệ thống giáo dục và đào tạo. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là việc làm rất quan trọng, giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp tương lai ngay từ đầu quá trình hình thành và phát triển nhân cách cũng như hình thành các năng lực cốt lõi, từ đó tạo động lực phấn đấu để hướng đến tương lai. Tư vấn nghề nghiệp trong quá trình đào tạo là giúp người học định hình năng lực thực sự trên cơ sở của sở thích, đam mê và giá trị bản thân. 2. GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”, ban hành theo Quyết định số 522/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Giáo dục hướng nghiệp trong chương trình GDPT bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm cung cấp tri thức về nghề nghiệp và thị trường lao động cho học sinh, giúp học sinh tự đánh giá sở trường, nguyện vọng, quan niệm về giá trị và điều kiện của bản thân, từ đó lựa chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp và có ý thức chuẩn bị cho việc thực hiện sự lựa chọn đó. Chương trình GDPT phân biệt rõ hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9); Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). 223
  4. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Nội dung giáo dục hướng nghiệp được lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục. Trong đó, có ưu thế và thể hiện vai trò rõ ràng về giáo dục hướng nghiệp là các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được thực hiện chủ yếu ở các năm học cuối của trung học cơ sở và toàn bộ giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp với những môn học, chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung giáo dục hướng nghiệp trong chương trình mới cũng phản ánh được xu hướng dịch chuyển ngành nghề trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, Chương trình tổng thể xác định rõ năng lực định hướng nghề nghiệp cũng như các yêu cầu cần đạt cho năng lực này ở từng cấp học. Trên cơ sở đó, các môn học, hoạt động giáo dục xác định cơ hội và nêu yêu cầu cần đạt cụ thể về giáo dục hướng nghiệp trong môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm, tính chất của môn học để thực hiện thống nhất trong cả nước. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, xuất hiện nhiều ngành nghề và việc làm mới đòi hỏi kiến thức, kỹ năng liên quan đến kiến thức tin học chuyên sâu. Môn Tin học có cơ hội góp phần giúp học sinh định hướng nghề nghiệp tương lai hoặc ra đời khởi nghiệp, lập nghiệp trong lĩnh vực tin học. Do vậy, cùng với các môn học, các hoạt động giáo dục khác, môn Tin học cần được coi trọng trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Hoạt động hướng nghiệp là một trong mạch nội dung hoạt động chính và được thực hiện trong cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp, giúp học sinh hiểu biết về nghề nghiệp và những phẩm chất liên quan tới nghề nghiệp, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sự tư vấn của thầy cô và gia đình, biết lập và thực hiện kế hoạch học tập đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. Hướng nghiệp thông qua tham quan thực tế tại các đơn vị sử dụng lao động nói chung, các doanh nghiệp, các nhà máy, các cơ sở sản xuất, cơ quan văn hóa, tổ chức học tập thông qua các dự án học tập triển khai tại phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, các cơ quan nghiên cứu, đơn vị sản xuất kinh doanh. Phương pháp giáo dục hướng nghiệp theo hướng tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dục phân hóa, đảm bảo học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất 224
  5. LÊ ĐÌNH HUẤN - NGUYỄN HỮU LONG lượng và hiệu quả. Tiếp theo Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT ngày 23/5/2023 cụ thể về nội dung định hướng nghề nghiệp như sau: - Định hướng nghề nghiệp đối với cấp tiểu học: Giáo dục học sinh nhận biết công việc, nghề nghiệp, việc làm của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số nghề nghiệp cơ bản; Giáo dục học sinh hình thành các kỹ năng nhận thức, quản lý, khám phá bản thân, quản lý tài chính, kỹ năng giao tiếp; Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho học sinh. - Định hướng nghề nghiệp, việc làm đối với cấp trung học cơ sở: Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tích cực về lao động, nghề nghiệp, việc làm; hướng dẫn học sinh khám phá sở thích, năng lực, sở trường, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân ; Giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng xã hội, quản lý thời gian, ứng phó với căng thẳng, khủng hoảng, hợp tác và chia sẻ; Tạo môi trường, tổ chức cho học sinh làm quen, trải nghiệm thực tế một số nghề nghiệp, việc làm cơ bản phù hợp với điều kiện của nhà trường; Tư vấn, định hướng và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh phù hợp với các ngành, nghề dự kiến lựa chọn; Cung cấp cho học sinh các thông tin, học liệu, tài liệu liên quan đến công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm. - Tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cấp trung học phổ thông: Giáo dục học sinh phát triển phẩm chất, năng lực bản thân và xác định nguyện vọng, sở thích nghề nghiệp; Cung cấp cho học sinh thông tin về các cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo và tư vấn cho học sinh về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; Cung cấp cho học sinh thông tin và xu hướng phát triển của các ngành, nghề trong xã hội ; Giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo, lập kế hoạch, tự học, giải quyết vấn đề ; Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, trải nghiệm thực tế đối với nhóm nghề nghiệp, việc làm theo sở thích, nguyện vọng của học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2022). 3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Hiện nay, đa số các trường phổ thông thực hiện thời lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp so với trước đây giảm còn 9 tiết/năm (tức là 1 tiết/tháng) đối với tất cả các lớp. Lý do giảm thời lượng là có một số chủ đề có nội dung trùng lặp với các phần nội dung của một số môn học khác như Giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Do đó, các nội dung trùng lặp sẽ để các môn khác thực hiện, các nhà trường tự lựa chọn các chủ đề phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường. 225
  6. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Ví dụ: Nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp của trường THCS: có 9 chủ đề, mỗi chủ đề là 1 tiết (các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS; Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học ; Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và địa phương; Tìm hiểu thông tin về một số ngành nghề ở địa phương; Thông tin về thị trường lao động; Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình; Thế giới nghề quanh ta; Hệ thống giáo dục trung học chuyên học và đào tạo nghề trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS trở lên); Tư vấn hướng nghiệp) Ngoài việc giảng dạy một trong các hình thức chương trình chính khóa (một tiết/tháng) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đã chỉ đạo việc lồng ghép - tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy của các tổ bộ môn, dạy nghề, hoạt động Đoàn Thanh niên, hoạt động ngoài giờ, dã ngoại, tham quan các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp. Các trường phổ thông hiện nay không có biên chế giáo viên chính thức làm công tác tư vấn hướng nghiệp nên học sinh và giáo viên không có được sự trợ giúp cần thiết về chuyên môn. Trên thực tế ở các trường phổ thông cho thấy giáo viên giảng dạy giáo dục hướng nghiệp chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy lớp chưa đủ số tiết nên kiêm nhiệm hoặc cán bộ quản lý nhà trường tham gia giảng dạy. Thiếu đào tạo bài bản, chuyên sâu về hướng nghiệp hay tư vấn nghề nghiệp, cho nên giáo viên chưa có sự đầu tư tâm huyết cho bộ môn này, nhất là khi giáo viên kiêm nhiệm mất nhiều thời gian cho chuyên môn và các công việc hồ sơ, giáo án. Vì vậy việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chưa được đúng với kỳ vọng đề ra. Tổ chức phòng học riêng hướng nghiệp, tuyển sinh, GDHN cho học sinh hầu như chưa có trường nào, đa số là học tại Văn phòng Đoàn Thanh niên hoặc phòng truyền thống. Thiếu các phương tiện cần thiết như tài liệu tham khảo cập nhật, phòng tham vấn, trang bị lưu trữ hồ sơ, công cụ chẩn đoán nên không thể tạo lập được hồ sơ tư vấn cho học sinh. Hình thức tư vấn hiện nay chủ yếu được thực hiện tập trung học sinh toàn trường hoặc một khối lớp nên gần như không có tương tác thực sự với học sinh, trả lời hay giải đáp được các thắc mắc của học sinh. Thiếu gắn kết của các hoạt động giáo dục hướng nghiệp với các cơ quan quản lý lao động, học sinh thiếu cơ hội trải nghiệm lao động thật sự. Các chủ sử dụng lao động, nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại chỗ, ít khi được mời về nói chuyện tại trường học, các hội chợ việc làm. Phụ huynh không biết hoặc không quan tâm đến hoạt động hướng nghiệp tại 226
  7. LÊ ĐÌNH HUẤN - NGUYỄN HỮU LONG trường. Hướng nghiệp ít khi để ít đến tạo lập tinh thần kinh doanh, tự làm chủ mà chủ yếu hướng dẫn dắt các em đến các việc làm công ăn lương. Thiếu đánh giá chất lượng của các hoạt động tư vấn, không có phản hồi của nhà trường, giáo viên, cựu học sinh và phụ huynh. Tuy vậy, việc cung cấp thông tin về nghề nghiệp cũng như định hướng tương lai cho các em học sinh còn khá nhiều bất cập. Hiện các em đang gặp phải không ít khó khăn như thiếu sự đào tạo bài bản, không được cập nhật thông tin, không am hiểu về thị trường lao động, giáo dục mang nặng tính lý thuyết, thiếu trải nghiệm. Đây cũng chính là các nguyên nhân dẫn đến thực trạng tư vấn hướng nghiệp thiếu hiệu quả trong các trường phổ thông hiện nay. Về các cơ sở đào tạo nhân lực hầu như không có cơ cấu tư vấn nghề nghiệp trong nhà trường. Công tác tư vấn nghề nghiệp cho người học không có được sự trợ giúp cần thiết về chuyên môn của các chuyên gia. Giống như các trường phổ thông các cơ sở đào tạo không có được phương tiện cần thiết nên không tạo lập được hệ thống hồ sơ tư vấn cho học sinh. Các chuyên gia, đội ngũ làm tư vấn chưa được đào tạo bài bản, làm việc chưa đúng quy trình. Nhiều người làm công tác tư vấn theo bản năng kinh nghiệm hơn là quy trình. Công tác chẩn đoán, đánh giá năng lực và cung cấp thông tin thị trường lao động cho người học chưa được tiến hành thường xuyên, khoa học nên hiệu quả rất thấp. Khi người học có thay đổi về hoàn cảnh, sức khỏe hay lựa chọn tương lai họ không biết phải trông cậy vào ai. Chưa có cơ quan dự báo thị trường lao động để hệ thống tư vấn và người học có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai. Việc đơn vị sử dụng lao động hầu như không tham gia vào quá trình tư vấn nghề nghiệp ngoài việc hiện diện trong một số ngày hội thông tin, hội chợ việc làm hay phỏng vấn tuyển dụng. Thông tin thị trường lao động còn rời rạc, thiếu tính cập nhật và không sát với đối tượng học sinh. Phương tiện truyền thông với nhiều thông tin không được kiểm chứng dẫn đến nhận thức sai lệch của người học về công việc và các giá trị sống. Nói chung đa số các học sinh đều không biết nhiều thông tin về nghề nghiệp, trong khi các tài liệu giáo dục hướng nghiệp hiện nay thì chỉ đề cập đến một số nghề phổ biến trong rất nhiều nghề như hiện nay. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn phân ban và định hướng sau này của học sinh phổ thông. Một thực trạng là có đến trên 2/3 học sinh đăng ký học ban Khoa học tự nhiên để thi khối A, trong khi rất nhiều các học sinh có năng lực và tương lai thực sự nếu lựa chọn các khối thi khác. Cùng với đó là hiện tượng số lớn học sinh khi đăng ký dự thi đại học, cao đẳng lựa chọn vào những trường và những ngành đang thịnh hành mà không quan tâm đến 227
  8. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM mình có đủ năng lực hay không và học ngành đó sau này sẽ làm gì, cơ hội việc làm như thế nào, điều này được phản ánh bởi số lượng thí sinh đăng ký thi đại học, cao đẳng chọn các ngành thuộc khối kinh tế, tài chính, ngân hàng và kinh doanh qua các năm. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 4.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác hướng nghiệp để phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp Là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm, có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực nghề nghiệp và có tâm huyết trong việc truyền tải những tri thức về nghề đến học sinh và đặc biệt phải có chuyên môn về tâm lý giáo dục hoặc ngành công tác xã hội học. Muốn làm tốt điều này cần sự chỉ đạo kịp thời và sát sao từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục đến cơ quan quản lý cấp dưới để thực hiện đồng bộ và có lộ trình cụ thể. 4.2. Nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có chuyên ngành tâm lý giáo dục, đặc biệt là các trường Sư phạm đào tạo giáo viên Ngoài ra, giáo viên này cũng được hưởng biên chế như tất cả các giáo viên khác ở trường, phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề cho học sinh và đóng vai trò cố vấn chuyên môn cho Hiệu trưởng, các nhà quản lý, hoạch định trong việc quản trị các kế hoạch giáo dục liên quan đến hướng nghiệp. 4.3. Tăng cường công tác thông tin truyền thông nghề nghiệp đa dạng để giúp học sinh định hướng và lựa chọn nghề Học sinh cần được trang bị những kiến thức về thị trường lao động, về thế giới nghề nghiệp, về các yêu cầu của nghề đối với người lao động. Để thực hiện được điều này, các trường cần cải tiến chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với thực tế của từng trường, với tình hình phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Ngoài các chương trình, cần lồng ghép hướng nghiệp vào các môn học và các hoạt động ngoại khóa. 4.4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động hướng nghiệp Các cấp, hội phụ huynh, nhà doanh nghiệp và các lực lượng xã hội khác cần hỗ trợ kinh phí cho các trường phổ thông để có thể tổ chức tốt những hoạt động hướng nghiệp. Cơ sở vật chất cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy, tạo điều kiện để hoạt động của công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả. 5. KẾT LUẬN 228
  9. LÊ ĐÌNH HUẤN - NGUYỄN HỮU LONG Quản lý công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp là một hoạt động quan trọng của các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp, về chính bản thân mình để có thể định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp với sở thích, năng lực, sức khỏe và giá trị bản thân. Để thực hiện tốt công tác này, vai trò, chức năng của các nhà quản lý từ Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông và lãnh đạo ban, ngành địa phương, cha mẹ học sinh phối hợp thực hiện. Đồng thời, kết hợp những giải pháp cụ thể “Xây dựng đội ngũ giáo viên, kế hoạch phát triển đội ngũ làm công tác hướng nghiệp; các cơ sở đào tạo giáo viên làm công tác hướng nghiệp phải có ngành đào tạo; công tác truyền thông, hoạt động ngoại khóa phải được chú trọng”, đặc biệt phải có cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục hướng nghiệp và ngành giáo dục nên rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông và đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông gắn với chương trình giáo dục phổ thông mới và phát triển giáo dục nước ngoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo. (1981). Thông tư số 31-TT ngày 17/11/1981 về hướng dẫn thực hiện quyết định của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh phổ thông tốt nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2022). Thông tư số 07 ngày 23/5/2022 về quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Quyết định số 1876 ngày 21 tháng 5 năm 2018 về ban hành chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo dục phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh. Nguyễn Trọng Bảo. (1997). Nhà trường phổ thông với việc giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề. NXB. Giáo dục. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. (2009). Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Khoa Cơ sở “Phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác hướng nghiệp cho học sinh”. Thủ tướng Chính phủ. (2018). Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 về việc phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025. Quốc hội. (2019). Luật số 43/2019/QH 14 ngày 14/6/2019 về Luật Giáo dục. 229
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2