Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
GIẢI PHÁP XỬ LÝ THỨ CẤP THÔNG TIN RA ĐA CHO CÁC ĐÀI<br />
RA ĐA BIỂN ỨNG DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH THỜI GIAN THỰC<br />
Nguyễn Đức Nghĩa1, Vũ Chí Thanh1*, Trần Văn Ánh1, Trần Xuân Yến2<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày những đặc điểm nổi bật của hệ điều hành thời gian<br />
thực QNX so với hệ điều hành Linux trong xử lý thông tin ra đa đặc biệt đối với ra<br />
đa biển. Đây là đặc điểm quan trọng để xây dựng chương trình phần mềm xử lý cấp<br />
2 thông tin ra đa, thực hiện khởi đầu quỹ đạo, bám bắt quỹ đạo mục tiêu. Bài báo<br />
đưa ra kết quả triển khai thuật toán xử lý cấp 2 thông tin ra đa trên nền hệ điều<br />
hành thời gian thực QNX ứng dụng cho ra đa biển.<br />
Từ khóa: Xử lý tín hiệu ra đa, Xử lý cấp 2, Hệ điều hành thời gian thực, Hệ điều hành QNX.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Hiện nay việc áp dụng các công nghệ xử lý tiên tiến như DSP, ASIC, FPGA,<br />
vào xử lý sơ cấp tín hiệu ra đa đã được phổ biến rộng rãi và đạt được những bước<br />
tiến lớn trong công nghệ thiết kế và chế tạo ra đa. Song song với xử lý sơ cấp thì<br />
bài toán xử lý thứ cấp cũng cần phải nâng cấp để đảm bảo được tốc độ xử lý với<br />
thuật toán phức tạp và khối lượng thông tin lớn.<br />
Với ra đa biển, việc xử lý phân cấp mục tiêu trên biển gặp rất nhiều khó khăn,<br />
đặc biệt tại các cảng biển, ven bờ số lượng mục tiêu rất lớn và tốc độ di chuyển<br />
chậm. Bên cạnh đó thuật toán xử lý cho mục tiêu biển cũng có các đặc điểm phức<br />
tạp nên đòi hỏi phải nâng cao cấu hình hệ thống xử lý về tài nguyên cũng như tốc<br />
độ xử lý.Với hệ điều hành Windows việc xử lý thông tin ra đa với khối lượng tính<br />
toán lớn gặp rất nhiều khó khăn và khó can thiệp vào hệ thống, điều đó làm hạn<br />
chế tốc độ, độ bảo mật, đặc biệt với các hệ thống quân sự. Do đó, sử dụng một hệ<br />
điều hành thời gian thực và có khả năng can thiệp hệ thống cao phục vụ cho bài<br />
toán xử lý thông tin ra đa đáp ứng thời gian thực là rất cấp thiết. Hệ điều hành<br />
QNX được đánh giá là hệ điều hành thời gian thực có độ tin cậy cao nhất. Ứng<br />
dụng QNX trong bài toán ra đa biển sẽ giải quyết được các hạn chế về tốc độ xử lý<br />
của các hệ điều hành thông thường. Từ những vấn đề trên bài báo nêu lên giải pháp<br />
xử lý thứ cấp thông tin ra đa cho các đài ra đa biển ứng dụng hệ điều hành thời<br />
gian thực QNX và kết quả nhận được qua xây dựng chương trình phần mềm.<br />
2. HỆ ĐIỀU HÀNH THỜI GIAN THỰC QNX<br />
QNX là một hệ điều hành có kích thước nhỏ. Nó dựa trên kiến trúc Micro<br />
Kernel (vi nhân). Điều này khác biệt với Unix, MacOS và Windows vốn dĩ được<br />
xây dựng trên những nhân lớn và nguyên khối.<br />
Hệ điều hành QNX có những điểm nhấn sau:<br />
- QNX cấp riêng vùng nhớ ảo cho mỗi tiến trình (process):<br />
QNX cấp phát cho mỗi tiến trình vùng nhớ ảo riêng, và chỉ cho phép process<br />
hoạt động trong phạm vi vùng nhớ đó, nếu cần thêm tài nguyên thì tiến trình yêu<br />
cầu, QNX sẽ cấp thêm, nhưng vẫn theo nguyên lý “sử dụng riêng biệt”. Điều này<br />
hạn chế tối đa việc toàn bộ hệ thống bị lỗi giữa chừng do dùng chung vùng nhớ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
164 N.Đ. Nghĩa, V.C. Thanh, …, “Giải pháp xử lý thứ cấp… hệ điều hành thời gian thực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Với cơ chế hoạt động này, nếu tiến trình nào phát sinh lỗi, hoặc ghi vào vùng<br />
nhớ không dành cho nó, hệ điều hành sẽ phát hiện và ngay lập tức tắt tiến trình đó.<br />
Ngoài việc hạn chế lỗi hệ thống, cơ chế cấp phát vùng nhớ riêng cho mỗi tiến<br />
trình của QNX còn giúp tối ưu hóa độ bảo mật và sự ổn định của hệ thống. Mỗi<br />
tiến trình chỉ sử dụng được vùng nhớ mà nó được cấp cho, không thể xâm phạm<br />
vào vùng nhớ của tiến trình khác hoặc vùng nhớ chưa được cấp phép. Do đó, sử<br />
dụng phương thức chạy code lấy thông tin vùng nhớ khác là không thể, do đó<br />
QNX được dùng rất rộng rãi trong các hệ thống quân sự: ra đa, tên lửa, thông tin<br />
quân sự, hệ thống bảo mật.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Kiến trúc hệ điều hành thời gian thực QNX.<br />
- Mọi thứ trong QNX trừ kernel (nhân) đều là process:<br />
Với kiến trúc Micro Kernel của mình, QNX chỉ gồm nhân kernel nhỏ duy nhất,<br />
tất cả phần còn lại đều là process đính kèm vào (giống như plug-in trên các hệ điều<br />
hành khác). Từ TCP/IP, driver, keyboard, nhận dạng cử chỉ (gesture) cho đến trình<br />
dựng hình (rendering) tất cả đều là process. Nếu có lỗi xảy ra, hệ thống sẽ tự khởi<br />
động tiến trình đó lại và hệ thống vẫn sử dụng bình thường [4].<br />
- Tương thích hoàn toàn qui chuẩn API POSIX:<br />
POSIX là tên viết tắt của Portable Operating System Interface cho Unix. Đó là<br />
một tập hợp các tiêu chuẩn mà các lập trình tuân thủ khi viết chương trình. Nói cách<br />
khác, đó là một loạt các chi tiết kỹ thuật API. Các lập trình viên thường dựa theo<br />
những qui chuẩn này để viết code. Vậy nên việc tương thích chuẩn POSIX giúp cho<br />
các nhà lập trình Unix, Windows, Linux dễ dàng tiếp cận với QNX [5][6].<br />
- Thiết kế phù hợp cho bộ xử lí đa nhân và phân phối địa lí:<br />
Xử lí đa nhân mà QNX hỗ trợ không dừng ở những con số đếm trên đầu ngón<br />
tay nữa, mà lên đến 32 hoặc 64 nhân. QNX còn hỗ trợ phân phối địa lí, giúp chúng<br />
ta sử dụng một hệ điều hành cùng lúc cho nhiều thiết bị phần cứng có thể đặt gần<br />
hoặc rất xa nhau [4].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 165<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
3. KIẾN TRÚC ĐẶC BIỆT KHÁC CỦA QNX SO VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH<br />
CÙNG NỀN TẢNG NHƯ LINUX<br />
- Các bản Linux bản quyền và không bản quyền đều tương thích với chuẩn<br />
POSIX, chuẩn này tương tự như chuẩn công nghiệp API sử dụng với QNX tuy<br />
nhiên trên Linux trình điều khiển không thể truy cập tới POSIX API (hình 2), trong<br />
khi đó QNX hoàn toàn có thể truy cập trực tiếp tới các POSIX API (hình 3)[4][6].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Kiến trúc của hệ điều hành Linux.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Kiến trúc của hệ điều hành QNX.<br />
<br />
<br />
4. TRIỂN KHAI THUẬT TOÁN XỬ LÝ CẤP 2 THÔNG TIN RA ĐA<br />
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN<br />
Ứng dụng bộ lọc Kalman vào xử lý cấp 2 thông tin ra đa, đối với bài toán xử lý<br />
cấp 2 thông tin ra đa, khi chúng ta cần đánh giá các tham số của một quỹ đạo tuyến<br />
tính với độ sai số đo đạc qua các chu kỳ quét T0, bộ lọc nhận được sẽ là 1 bộ lọc 2<br />
chiều với đánh giá cự ly rˆn và vận tốc Vˆrn được xác định với n =1,2,... qua quan hệ<br />
truy toán sau:<br />
<br />
<br />
166 N.Đ. Nghĩa, V.C. Thanh, …, “Giải pháp xử lý thứ cấp… hệ điều hành thời gian thực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
rˆ n1 rˆ n T0 Vˆ r b1,n1 ( yn1 rˆ n T0 Vˆ r )<br />
n n<br />
<br />
<br />
(1)<br />
Vˆ r Vˆ r b2,n1 ( yn1 rˆ n T0 Vˆ r )<br />
n 1 n n<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi đó hệ số khuếch đại Kk+1 của bộ lọc Kalman được tính như sau:<br />
k x ,n1 <br />
K n1 <br />
k x ,n1 <br />
2(2n 1) ; 6<br />
k x ,n1 k x ,n 1 (2)<br />
( n 1)( n 2) ( n 1)(n 2) T0<br />
Ma trận ngoại suy trong trường hợp này có dạng:<br />
gn fn <br />
hn 2 g n f n T0 <br />
1 <br />
Pn/ n (3)<br />
kn g n f n fn <br />
T0 T02 <br />
<br />
hn hn1 2 g n1 f n1 ; g n g n1 f n<br />
f n f n1 w n ; kn kn1 w n hn ; w n 1 / x2<br />
2<br />
Nếu sai số dữ liệu đo đạc x không đổi trong mỗi chu kỳ quét thì các hệ số kn,<br />
hn, gn, fn được xác định như sau:<br />
n(n 1)<br />
f n nw ; g n w<br />
2<br />
n(n 1)(2n 1) n 2 (n 2 1)<br />
hn w ; kn w<br />
6 12<br />
Tính toán cửa sóng ngoại suy với hình dạng và kích thước cửa sóng trong hệ tọa<br />
độ vuông góc. Trong trường hợp này sai số tuyệt đối giữa điểm dấu thực và điểm<br />
dấu ngoại suy xác định bằng:<br />
x x xns <br />
(4)<br />
y y yns <br />
Giả sử x và y không tương quan, phân bố xác suất độ lệch điểm dấu thực<br />
và điểm ngoại suy (tâm cửa sóng) có dạng phân bố lệch chuẩn:<br />
<br />
1 x y 2 <br />
2<br />
1<br />
f (x.y ) exp 2 2 (5)<br />
2 x y 2 x y <br />
Từ (5) suy ra đường đẳng xác suất độ lệch:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 167<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
x 2 y 2<br />
2<br />
2<br />
2 (6)<br />
x y<br />
Từ (5) và (6) cửa sóng tối ưu phải có dạng hình elíp. Nhưng việc định cửa điểm<br />
dấu ngoại suy bằng cửa sóng elíp trong hệ tọa độ vuông góc trên máy tính rất phức<br />
tạp. Vì vậy, trên thực tế người ta chọn cửa sóng hình chữ nhật như hình 4:<br />
<br />
<br />
ycs<br />
( xns , yns )<br />
ycs<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
xcs xcs<br />
<br />
x<br />
<br />
Hình 4. Hình dạng cửa sóng bám sát trong tọa độ vuông góc.<br />
Từ hình 4 dễ dàng suy ra điều kiện giải tích để điểm dấu mới rơi vào cửa sóng là:<br />
xNi 1 xns xcs<br />
(7)<br />
y Ni 1 yns ycs<br />
<br />
Ở đây xNi 1 , y Ni 1 - tọa độ điểm dấu của mục tiêu i ở chu kỳ quan sát N+1. Còn<br />
kích thước cửa sóng xcs , ycs chọn theo xác suất rơi điểm dấu thực vào cửa sóng.<br />
Để xác suất rơi điểm dấu thực vào cửa sóng bằng 0.999 thì cần chọn kích thước<br />
cửa sóng gấp 3 lần trung bình sai số của đài theo 2 trục tọa độ vuông góc như bên<br />
dưới [3]:<br />
xcs 3 x<br />
ycs 3 y<br />
Sơ đồ khối thuật toán khởi đầu quỹ đạo theo tiêu chuẩn 2/m nêu trên hình 5. Ở<br />
đây m là số chu kỳ quan sát để thực hiện khởi đầu quỹ đạo.<br />
Ta có thể áp dụng một trong những phương pháp của lý thuyết thống kê về giải<br />
bài toán phát hiện ứng với những hiểu biết tiên nghiệm phân bố thống kê quỹ đạo<br />
mục tiêu và điểm dấu lầm. Ở đây không xem xét các thuật toán tối ưu theo phương<br />
pháp thống kê xác suất, mà chỉ xét một thuật toán đơn giản hơn đó là thuật toán thử<br />
hàng loạt với tiêu chuẩn một mức ngưỡng, thuật toán phát hiện được mô tả bằng<br />
tiêu chuẩn l .<br />
n<br />
Ở đây : n số chu kỳ quan sát lấy để thực hiện khẳng định quỹ đạo.<br />
l số điểm dấu có liên hệ với nhau.<br />
Như vậy, nếu kể cả giai đoạn khởi đầu quỹ đạo thì tiêu chuẩn phát hiện quỹ đạo<br />
hợp nhất theo phương pháp thử hàng loạt có thể viết [3]:<br />
( 2/m + l/n )<br />
<br />
<br />
168 N.Đ. Nghĩa, V.C. Thanh, …, “Giải pháp xử lý thứ cấp… hệ điều hành thời gian thực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
i