GIẢI PHẪU HỌC HỆ TIÊU HOÁ – PHẦN 1
lượt xem 31
download
Hệ tiêu hoá phụ thuộc vào tác động lên các thức chúng ta ăn của các chất được gọi là enzyme (men). Các enzyme này được các cơ quan gắn vào đường tiêu hoá sản xuất ra và chúng chịu trách nhiệm về nhiều phản ứng hoá học có liên quan đến sự tiêu hoá. Những biến đổi này bắt đầu trong miệng. Khi thức ăn được nhai, các tuyến nước bọt bên dưới lưỡi tăng cường chất tiết và enzyme ptyalin chúng sản xuất ra bắt đầu phân hoá một số carbohydrate thành các phân tử nhỏ hơn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIẢI PHẪU HỌC HỆ TIÊU HOÁ – PHẦN 1
- GIẢI PHẪU HỌC HỆ TIÊU HOÁ – PHẦN 1 HỆ TIÊU HOÁ
- Hệ tiêu hoá phụ thuộc vào tác động lên các thức chúng ta ăn của các chất đ ược gọi là enzyme (men). Các enzy me này được các cơ quan gắn vào đường tiêu hoá sản xuất ra và chúng chịu trách nhiệm về nhiều phản ứng hoá học có liên quan đến sự tiêu hoá. Những biến đổi này bắt đầu trong miệng. Khi thức ăn được nhai, các tuyến nước bọt bên dưới lưỡi tăng cường chất tiết và enzyme ptyalin chúng s ản xuất ra bắt đầu phân hoá một số carbohydrate thành các phân tử nhỏ hơn có tên là đường maltose và glucose. BAO TỬ Thức ăn sau đó đi xuống thực quản và đi vào bao tử, nơi mà sự pha chộn các chất hoá học mới lại bắt đầu, được khởi phát bởi các xung lực thần kinh.
- Số lượng chất dịch bao tử đã phóng thích bị chi phối cả ở đây lẫn trong ruột bởi các xung lực thần kinh, sự hiện diện của chính thức ăn và sự tiết các hoócmon. Hoócmon gastrin kích thích các tế bào bao tử phóng thích hydrochloric acid và pepsin sau khi thức ăn đang ở trong bao tử, để cho thức ăn có thể được phân hoá thành các protein peptone. Sự tiết dịch nhầy ngăn ngừa lớp lót bao tử khỏi bị tổn hại bởi acid. Khi độ chua đạt tới một điểm nào đó, thì sự sản xuất gastrin ngừng lại.trong ruột non RUỘT NON Thức ăn rời khỏi bao tử - một lớp chất lỏng chua, hơi sệt được gọi là dịch nuôi – sau đó đi vào tá tràng, phần đầu của ruột non. Tá tràng sản xuất và phóng thích
- nhiều dịch nhầy, dịch này bảo vệ tá tràng khỏi tổn hại vì acid trong dịch nuôi và các enzyme khác. Tá tràng còn nhận các dịch tiêu hoá của tuỵ tạng và một số mật đáng kể, lượng mật này được gan sản xuất ra lưu trữ trong túi mật cho đến khi được cần đến. Hai hoócmon gây ra sự phóng thích các dịch tụy. Hoócmon secretin, kích thích sự sản xuất số lượng lớn các dịch kiềm trung hoà acid, một phần dịch nuôi được tiêu hoá. Các enzyme dịch tụy được sản xuất để phản ứng lại sự phóng thích hoócmon thứ hai. TÚI MẬT
- Mật cũng được phóng thích và tá tràng từ túi mật để phân hoá các giọt chất béo. Các enzyme dịch tụy giúp tiêu hoá các carbohydrate và protein, ngoài ra còn có các chất béo. Các enzyme này bao gồm trysin, nó phá vỡ các peptone thành các đơn vị nhỏ hơn gọi là peptone thành các đơn vị nhỏ hơn gọi là peptide phân các chất béo thành các phân tử glycerol nhỏ hơn và các carbohydrate thành đường maltose. Thức ăn được tiêu hoá sau đó đi vào không tràng và hồi tràng - phần ruột non xuống thêm chút nữa, nơi mà các giai đoạn biến đổi hoá học cuối cùng xảy ra. Các enzyme được phóng thích từ các tế bào trong những chỗ lõm nhỏ trong các thành không tràng và hồi tràng được gọi là các khe Leiberkihn. ĐẠI TRÀNG ( HỒI TRÀNG )
- Hầu hết sự hút thụ thực phẩm xảy ra trong hồi tràng – nó chứa đựng hàng triệu chồi nhỏ bé gọi là nhung mao trên thành của nó. Mỗi nhung mao có một mao mạch và một nhánh bịt kín nhỏ bé của hệ bạch huyết gọi là ống dẫn dưỡng chất. Khi thực phẩm tiêu hoá tiếp xúc với các nhung mao, glycerol, các acid béo và các vitamin hoà tan đi vào các ống dẫn dưỡng chất, được chuyển vào hệ thống bạch huyết và sau đó chúng được đổ dồn vào trong máu. Các amino acid từ sự tiêu hoá protein và các chất đường từ carbohydrate, cộng với các vitamin và các chất khoáng quan trọng nh ư là vôi, sắt và íôt được hấp thụ trực tiếp vào các mao mạch trong nhung mao. Các mao mạch này dẫn vào tĩnh mạch của gan, tĩnh mạch này vận chuyển dưỡng chất trực tiếp đến gan. Gan lần l ượt lọc ra một số chất để sử dụng cho riêng nó và dự trữ, số còn lại trong các chất này chuyển vào vòng tuần hoàn chung của cơ thể.
- CÁC CHỨC NĂNG CỦA LÁCH Lách là một trong những bộ lọc máu quan trọng nhất. Các tế bào lưới không nhữn g loại bỏ các hồng cầu già cũ, mà chúng còn loại bỏ bất kỳ tế bào khác thường nào. Bộ lọc này đặc biệt có hiệu quả đối với các hồng cầu, nhưng các bạch cầu và tiểu cầu cũng được lách lọc kỹ khi cần thiết. Lách cũng sẽ loại bỏ các vật thể khác th ường lơ lửng trong dòng máu. Vì vậy, nó đóng góp phần quan trọng trong việc tống khứ những vi trùng có hại. Nó còn là phương tiện để sản xuất các kháng thể các protein lưu thông trong máu này trói buộc và giữ chặt một protein là, để cho các bạch cầu được gọi là các thực tế bào có thể tiêu diệt nó. Các tiểu thể Malpighi sản xuất ra kháng thể.
- Trong một vài tình huống, lách có một vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các hồng cầu mới. Điều này không xảy ra ở người trưởng thành bình thường, mà xảy ra ở những người bị bệnh về tuỷ xương, lách và gan là các địa điểm chính sản xuất hồng cầu. Ngoài vấn đề này ra, lách còn sản xuất rất nhiều máu cho bào thai trong lúc nó ở trong tử cung trong suốt thai kỳ. KHÁM LÁCH
- Lách không thể sờ mó được ở những người khoẻ mạnh bình thường, nhưng có rất nhiều bệnh khiến cho lách to lên, vì thế lúc đó có thể khám qua thành bụng. Cách thức rất đơn giản: cho bệnh nhân nằm ngữa, bác sĩ bắt đầu sờ nắm phần d ưới bụng và sau đó di chuyển hướng lên trên góc trái. Lách di chuyển khi bệnh nhân hít thở, vì thế bệnh nhận được yêu cầu hít thở sâu để sự chuyển động này có thể được sờ thấy. Sự lớn lên của lách cũng có thể được phát hiện bằng X - quang hoặc bằng cách sử dụng máy nội soi đồng vị phóng xạ.
- SỰ PHÂN HOÁ TINH BỘT Một trong những nhiệm vụ của hệ tiêu hoá là phân hoá các carbohydraten gốc tinh bột, như là khoai tây và bánh mì, thành các phần tử đường riêng biệt. Quá trình này bắt đầu trong miệng, nơi có một enzyme phân hoá tinh bột (hay men hoá học)
- được gọi là amylase được pha trộn với thực phẩm nhiều hơn khi nó đi xuống bao tử vào trong ruột. Amylase phân hoá tinh bột thành các cặp phân tử đường mà sau đó được tách ra bởi hàng loạt enzyme khác trong ruột non, sao cho các phân tử đường riêng biệt để hấp thụ. Cuối cùng các chất đường được đưa chuyển hết đến gan theo dòng máu. CHỨC NĂNG GAN Gan biến đổi toàn bộ đường fructose và các hợp chất tương tự khác đường glucose.
- Cơ thể có nhiều cơ cấu bảo đảm có một mức đường glucose đầy đủ trong máu để cung cấp cho các nhu cầu của nó. Cơ cấu này phụ thuộc vào sự đóng hay mở sự phóng thích gluycose được tích trữ trong gan. Glucose được tích trữ như một hợp chất được gọi là glycogen – là một mạng lưới liên kết lỏng lẻo của các phân tử glucose. Glucose còn được lưu trữ trong các cơ.Ngay khi glucose được phóng thích vào máu, nó được các tế bào hấp thụ. TUYẾN TUỴ
- Để làm được điều này, insulin là yếu tố cần thiết. Insulin, giống như amilase, cũng xuất phát từ tuyến tuỵ, từ các đảo mô đặc biệt được gọi là các tiểu đảo Langerhans. Nhưng, không giống amylase ở chỗ nó được tiết vào máu mà không tiết vào trong ruột. Khi glucose ở bên trong các tế bào, nó được đốt cùng với oxy để tạo ra năng lượng. Carbon đioxide và nước là các phế phẩm của quá trình này. Carbon dioxide được vận chuyển theo đường máu đến phổi, nơi nó được bài tiết trở vào không
- khí, trong khi đó nước đơn giản kết hợp với tế bào tạo nên 70% trọng lượng cơ thể. Cũng như gan tích trữ glucose dưới hình thức glycogen, vì thế năng lượng được tạo ra từ sự đốt glucose tự nó phải được tích trữ trong mỗi tế bào, để được sử dụng dần dần cung cấp năng lượng cho các phản ứng hóa học mà tế bào phụ thuộc. Các tế bào thực hiện điều này bằng cách tạo ra các hợp chất phosphate năng lượng cao để dễ dàng phân hoá và phóng thích năng lượng. Các hợp chất phosphate này giống như từ một bộ pin có thể được sử dụng và nạp điện theo ý muốn để cung cấp số lượng nhỏ năng lượng khi chúng được cần đến. Sự nạp năng lượng lại xuất phát từ sự đốt glucose. CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHẨN CẤP Khối lượng dự trữ glucogen tạo ra glucose trong cơ thể không nhiều lắm. Thí dụ, nếu chúng cạn kiệt vì sự nhịn đói, thì các nguồn năng lực khác là cần thiết. Cơ thể có hai giải pháp cho vấn đề này. Thứ nhất nó có thể bắt đầu biến đổi protein - hợp chất có cấu trúc quan trọng của cơ thể - thành glucose. Thứ hai, nó có thể bắt đầu đốt mỡ trong các mô thay thế cho glucose. Mỡ cung cấp nguồn năng l ượng cũng tốt như glucose, nhưng khi đốt mỡ như vậy chúng lại sản xuất ra thêm các chất thải được gọi là ketone.
- KIỂM SOÁT MỨC ĐỘ GLUCOSE Bởi vì glucose là một nhiên liệu quan trọng nên mức độ của nó trong máu cần được tích luỹ trong những giới hạn khá gõ ràng, nếu chúng ta muốn duy tr ì sức khoẻ tốt. Một mức độ đường huyết quá cao sẽ sinh ra bệnh đái tháo đường. Nếu mức đường glucose xuống qua thấp, não có thể hoạt động không còn chính xác và dẫn đến bất tỉnh - hiện tượng này gọi là giảm đường huyết (thiếu máu não). Mức đường huyết trong cơ thể chúng ta được giữ không thay đổi nhờ sự cần bằng insulin (insulin làm giảm đường huyết bằng cách thúc đẩy glucose vào trong các tế bào) cùng với một loạt hoócmon khác, tất cả các hoócmon này có khuynh hướng đẩy đường huyết lên, bằng cách phóng thích glucose từ gan. Quan trọng nhất là hoócmon adrenalin và cortisone, cả hai đều xuất xứ từ tuyến th ượng thận. Một hoócmon khác nữa gọi là hoócmon tăng trưởng, xuất phát từ tuyến yên trong não. Hoócmon này cũng có khuynh hướng tăng thêm lượng đường glucose trong máu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giải phẩu và sinh lý hệ tiêu hóa - BS Huỳnh Thị Minh Tâm
155 p | 1739 | 387
-
Bài giảng Giải phẫu học Tập 2
275 p | 1154 | 373
-
Bài giảng Hệ tiêu hóa - BS.Nguyễn Trường Kỳ
39 p | 622 | 155
-
Bài giảng Giải phẫu học: Phần 2 - TS. Nguyễn Văn Huy, TS. Lê Hữu Hưng (đồng chủ biên)
154 p | 244 | 91
-
Chuyên đề Giải phẫu - sinh lý: Phần 1
258 p | 332 | 72
-
giải phẫu học: phần 2
72 p | 181 | 32
-
Chuyên đề Giải phẫu người: Phần 2
146 p | 111 | 32
-
Bài giảng Giải phẫu học (Tập 2)
286 p | 208 | 30
-
Bài giảng Giải phẫu bộ máy tiêu hóa
32 p | 161 | 19
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Hệ tiêu hóa - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh
14 p | 49 | 12
-
Bài giảng Giải phẫu hệ tiêu hóa - ThS.BS. Võ Nguyên Thủ
88 p | 58 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 8: Giải phẫu hệ tiêu hóa
139 p | 45 | 9
-
Những điều cần biết về sức khỏe của bạn trong giải phẫu học: Phần 2
72 p | 69 | 7
-
Bài giảng Giải phẫu hệ tiêu hóa
90 p | 48 | 7
-
Giải phẫu học: Bài giảng - Phần 2
154 p | 16 | 6
-
Bài giảng Đại cương về giải phẫu học
150 p | 50 | 4
-
Giáo trình Giải phẫu dược: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
148 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn