intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải phẫu vùng bàn chân (Kỳ 5)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

141
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhánh xiên nối với các động mạch mu đốt bàn chân II, III và IV (của cung động mạch mu chân). Các nhánh gan đốt bàn chân đi dọc theo các khoang liên cốt I, II, III, IV nhận các nhánh xiên để sau đó tách ra hai nhánh tận đi vào hai mặt bên của các ngón II, III, IV, và mặt trong ngón V, mặt ngoài ngón I. 6. Cơ dạng ngón I 5. Cơ gấp ngắn ngón I 3. Cơ đối chiếu ngón V 2. Cơ khép ngón cái 1. Cơ mu chân 4. Cơ dạng ngón V 8. Gân cơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải phẫu vùng bàn chân (Kỳ 5)

  1. Giải phẫu vùng bàn chân (Kỳ 5) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn Nhánh bên: - Các nhánh xiên nối với các động mạch mu đốt bàn chân II, III và IV (của cung động mạch mu chân). Các nhánh gan đốt bàn chân đi dọc theo các khoang liên cốt I, II, III, IV nhận các nhánh xiên để sau đó tách ra hai nhánh tận đi vào hai mặt bên của các ngón II, III, IV, và mặt trong ngón V, mặt ngoài ngón I.
  2. 6. Cơ dạng ngón I 5. Cơ gấp ngắn ngón I 3. Cơ đối chiếu ngón V 2. Cơ khép ngón cái 1. Cơ mu chân 4. Cơ dạng ngón V 8. Gân cơ duỗi chung 9. Mạc bàn chân 10. Cân sâu 11. Cơ gấp ngắn ngón V 12. Mạch TK gan chân ngoài 13. Gân cơ gấp dài ngón chân
  3. 14. Cơ gấp ngắn gan chân 15. Mạch thần kinh gan chân trong 16. Gân cơ mác dài 17. Gân cơ gấp dài ngón I 18. Gân cơ chày sau 19. Gân cơ chày trước Hình 3.44. Thiết đồ cắt ngang qua bàn chân 3.4.3. Thần kinh gan chân trong (n. plantaris medialis) Là một ngành cùng của dây thần kinh chày sau, từ tầng trên ống gót chạy ra phía trước đi dọc theo bờ trong gân cơ gấp dài ngón cái rồi trở thành nhánh bên trong của gan chân. Dây thần kinh gan chân trong tách ra các nhánh sâu vận động cho các cơ: cơ gấp ngắn gan chân, cơ dạng ngón chân cái; cơ gấp ngắn ngón cái và cơ giun 1. Tách nhánh nông chi phối cảm giác cho da 3,5 ngón kể từ ngón cái đến nửa ngón 4. 3.4.4. Thần kinh gan chân ngoài (n. plantaris 1ateralis)
  4. Là một ngành cùng của dây thần kinh chày sau, đi ở tầng dưới ống gót chạy trong động mạch gan chân ngoài. Dây thần kinh gan chân ngoài tách ra các ngành chi phối vận động cho các cơ mô út, cơ giun II, III, IV, cơ gian cốt, cơ khép ngón cái và bó trong cơ ngắn gấp ngón cái. Chi phối cảm giác cho da ngón V, da mặt ngoài ngón IV. Tóm lại: nhìn chung ở gan chân khi đứng phía trong và phần giữa không tiếp xúc với đất mà vồng lên thành một hình vòng cung gọi là vòm gan chân. Vòm này có tác dụng chịu đựng sức nặng của thân người và che chở cho các bó mạch thần kinh của gan chân không bị đè xuống đất. Do chức năng trên, cấu tạo gan chân khác với cấu tạo sắp xếp của gan tay, các cơ của gan chân không nổi rõ như các cơ ở gan tay mà xếp thành lớp. Giữa các cơ có các bó mạch thần kinh gan chân đi qua.
  5. 1, 15. Động mạch gan ngón chân riêng 2. Động mạch bê trong ngón cái 3. Cung ĐM gan chân sâu 4. Nhánh nối với ĐM gan đốt bàn chân I, II, III. 5. Cơ khép ngón cái bó chếch 6. Nhánh bì ĐM gan chân trong 7. Động mạch gan chân trong 8. Cơ vuông gan chân 9. Động mạch gót trong 10. Cơ gấp ngắn các ngón chân 11. Động mạch gan chân ngoài 12. Đoạn ngang ĐM gan chân ngoài 13. ĐM bên ngoài ngón út 14. ĐM gan đất bàn chân chung
  6. Hình 3.45. Các động mạch ở gan chân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2