intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải thích về tiền cho trẻ

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàng ngày, sẽ có vô số câu hỏi con trẻ đặt ra mà cha mẹ cần phải trả lời, nhưng không phải vấn đề nào cũng được cha mẹ giải đáp một cách hợp lý, nhất là vấn đề tiền bạc. Sau đây là ba cách trả lời dành cho trẻ dưới tám tuổi mà chúng tôi muốn góp ý cho các bậc cha mẹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải thích về tiền cho trẻ

  1. Giải thích về tiền cho trẻ Hàng ngày, sẽ có vô số câu hỏi con trẻ đặt ra mà cha mẹ cần phải trả lời, nhưng không phải vấn đề nào cũng được cha mẹ giải đáp một cách hợp lý, nhất là vấn đề tiền bạc. Sau đây là ba cách trả lời dành cho trẻ dưới tám tuổi mà chúng tôi muốn góp ý cho các bậc cha mẹ.
  2. 1. Có phải nhà ta rất giàu/nghèo? Trong trường hợp này, dù hoàn cảnh thế nào chúng ta cũng nên phủ định. Để thoả mãn câu hỏi của con trẻ, chúng ta nên trả lời: "Nhà ta ở mức trung bình và phải làm việc để kiếm tiền. Cha mẹ có đủ tiền cho con ăn học, sắm quần áo cho con". Cách trả lời này sẽ làm trẻ thỏa mãn và nhắc nhở trẻ là cha mẹ có thể đáp ứng cho con những nhu cầu phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, đồng thời giúp trẻ nhận ra giá trị của tiền bạc, phải bằng sức lao động mới có được, không thể đòi hỏi quá mức, vượt qua giới hạn cho phép của gia đình. 2. Cha mẹ kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày? Trẻ dưới tám tuổi chưa có khái niệm nhiều tiền, ít tiền, nên dù cha mẹ kiếm được bao nhiêu tiền cũng không có ý nghĩa đối với trẻ. Tốt nhất nên trả lời rằng mỗi ngày cha mẹ có thể kiếm đủ tiền để nuôi con. Nếu trẻ lớn hơn một chút (bảy-tám tuổi), chúng ta nên chuyển chủ đề thành những vấn đề trao đổi cùng con. Ví dụ như làm cách nào để kiếm
  3. được tiền? Có tiền nên sử dụng vào công việc nào là hợp lý? 3. Tại sao nhà mình không đẹp bằng nhà bạn, nhà mình không có ôtô? Trẻ thường có sự so sánh giữa nhà mình và nhà bạn. Trước sự so sánh đó, bạn có thể đưa vấn đề thành cuộc thảo luận để giúp con nhận ra rằng: mỗi gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, điều kiện tài sản khác nhau, cách chi tiêu sinh hoạt cũng khác nhau. Đồng thời, nên giải thích rõ, gia đình bạn và gia đình nhà mình có những cách sử dụng tiền vào các mục đích riêng. Có thể nhà mình dành dụm tiền để sau này lo cho con vào đại học, chưa nên mua những thứ hàng đắt tiền như nhà của bạn. Như vậy, dù điều kiện kinh tế mỗi gia đình như thế nào, dù giàu hay nghèo cũng nên có những cách trả lời hợp lý để giúp con cái biết quý trọng tiền bạc, sức lao động. Tránh hình thành cho con mầm mống của sự hưởng thụ, lười biếng, vì sẽ ảnh hưởng đến nhân cách sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2