intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảng dạy nhiều đối tượng sinh viên y khoa tại lâm sàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học trên lâm sàng hay học tại giường bệnh với người bệnh thật là một phương pháp học tập từ thực tế và quan trọng giúp sinh viên nâng cao sự hiểu biết về kiến thức cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán điều trị và chăm sóc người bệnh. Để giảng dạy lâm sàng hiệu quả phù hợp với mục tiêu và chuẩn năng lực cho các đối tượng sinh viên, người giảng viên phải biết cách tổ chức và phối hợp giảng dạy một cách phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảng dạy nhiều đối tượng sinh viên y khoa tại lâm sàng

  1. TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, SỐ 2 - THÁNG 3 - 2022 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3. Trần Thị Thu Hà và cộng sự (2021), Nhận thức 1. Nguyễn Thị Làn (2016) “Khảo sát kiến thức, của người dân về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ thái độ của người trực tiếp chăm sóc trẻ tự kỷ ở trẻ em tại xã Vũ Hội và Việt Thuận, huyện Vũ đang điều trị tại khoa phục hồi chức năng, bệnh Thư, tỉnh Thái Bình viện nhi Thái Bình” 4. Trần Thị Thu Hà và cộng sự (2019), Một số 2. Nguyễn Thị Thanh Liên (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân thái độ của cha/mẹ đối với con có chứng tự kỷ, mắc hội chứng tự kỷ tại Khoa Phục hồi chức Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học, Trường đại học năng, bệnh viện Nhi Thái Bình. Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. GIẢNG DẠY NHIỀU ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN Y KHOA TẠI LÂM SÀNG Trần Thanh Tuấn1* TÓM TẮT Mục tiêu: Học trên lâm sàng hay học tại giường có những giải pháp phù hợp để đảm bảo chất bệnh với người bệnh thật là một phương pháp lượng dạy học khi có nhiều đối tượng sinh viên học tập từ thực tế và quan trọng giúp sinh viên cùng tham gia học tập, từ đó nâng cao hiệu quả nâng cao sự hiểu biết về kiến thức cũng như có học tập lâm sàng cho sinh viên. thêm nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán điều trị Từ khoá: dạy học dựa trên năng lực, làm và chăm sóc người bệnh. Khi học lâm sàng sẽ có việc nhóm nhiều đối tượng sinh viên khác nhau cùng thực ABSTRACT tập, vì vậy để giảng dạy lâm sàng hiệu quả phù hợp với mục tiêu và chuẩn năng lực cho các sinh COOPERATED TEACHING MULTIPLE viên ở các năm học khác nhau, người giảng viên STUDENTS AT THE CLINIC phải biết cách tổ chức và phối hợp giảng dạy một Objectives: Clinical study or bedside study cách phù hợp. with real patients is an important and practical Phương pháp: Trên cơ sở kinh nghiệm dạy học learning method that helps students improve their trên nhiều đối tượng là sinh viên Đại Học Y Dược understanding of knowledge as well as gain more Thành Phố Hồ Chí Minh khi thực hành lâm sàng experience in diagnosis, treatment, and care for Nội khoa, chúng tôi xin chia sẻ một số giải pháp patients. When studying clinical, there will be many giúp nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên. Các different types of students practicing together, so to giải pháp bao gồm phối hợp làm việc nhóm hiệu effectively teach the clinical practice following the quả, phân chia công việc hợp lý theo mục tiêu của goals and competency standards for students in từng năm, phát huy vai trò của người giảng viên different years of study, the lecturer must know how trong công tác giảng dạy lâm sàng, kết hợp các to organize and coordinate teaching appropriately. hình thức học tập phù hợp, đặc biệt là kế hoạch Methods: Based on the experience of teaching on giảng dạy lâm sàng, đồng thời tăng cường ứng many subjects who are students of the Ho Chi Minh dụng công nghệ thông tin trong học tập. City University of Medicine and Pharmacy when Kết luận: Dạy học trên lâm sàng với người bệnh practicing internal medicine, we would like to share rất quan trọng trong giảng dạy Y khoa. Do đó, cần some solutions to improve the learning efficiency of students. Solutions include effective teamwork 1. Bộ môn Nội Tổng Quát - Khoa Y - Đại học Y coordination, reasonable division of work according Dược Thành phố Hồ Chí Minh to the goals of each year, promoting the role of *Chịu trách nhiệm chính: Trần Thanh Tuấn the lecturer in clinical teaching, and combining Email: thanhtuanphd@ump.edu.vn appropriate learning forms appropriate, especially Ngày nhận bài: 06/01/2022 the clinical teaching plan while enhancing the Ngày phản biện: 07/02/2022 application of information technology in learning. Ngày duyệt bài: 01/03/2022 63
  2. TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, SỐ 2 - THÁNG 3 - 2022 Conclusion: Clinical teaching on real patients kết quả cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán, thiết is very important in medical teaching. Therefore, lập mục tiêu, kế hoạch và phương pháp điều trị [1] it is necessary to have appropriate solutions to [6]. Vì vậy khi tiếp cận một bệnh nhân để học trên ensure the quality of teaching when many students lâm sàng sẽ có rất nhiều công việc cần phải làm. are participating in learning, thereby improving the Sự phân chia công việc cho sinh viên phù hợp với clinical learning efficiency for students. khả năng và phối hợp làm việc nhóm hiệu quả sẽ Key words: competency-based learning, làm cho việc học trên lâm sàng thuận lợi và đầy teams work đủ [2]. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bên cạnh đó, ngoài việc học tại lâm sàng, sinh viên cũng cần tìm hiểu thêm các tài liệu có liên Học trên lâm sàng hay học tại giường bệnh với quan. Sự phối hợp làm việc nhóm cùng nhau sẽ người bệnh thật là một phương pháp học tập từ giúp sinh viên thảo luận và trao đổi tài liệu, từ đó thực tế và quan trọng giúp sinh viên nâng cao sự nâng cao sự hiểu biết. hiểu biết về kiến thức cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc Chính vì vậy để giảng dạy hiệu quả khi các sinh người bệnh [1] [3]. viên ở các năm học khác nhau giảng viên cần phải có một kế hoạch làm việc nhóm hiệu quả. Tại Việt Nam, chương trình Y khoa kéo dài 6 năm. Từ năm thứ 3, sinh viên bắt đầu thực tập tại Để xây dựng nhóm học tập, làm việc có hiệu bệnh viện cho đến hết năm thứ 6. Do đó tại một quả cần: đơn vị thực tập sẽ có nhiều sinh viên ở các năm - Lập kế hoạch hoạt động cho nhóm. học khác nhau cùng thực tập [6]. Bên cạnh đó mỗi - Phân công công việc phù hợp với mục tiêu và một năm học, sinh viên sẽ có các mục tiêu và các năng lực. chuẩn năng lực khác nhau [4] [5]. Vì vậy để giảng - Khuyến khích sự trao đổi, thảo luận, hỗ trợ dạy lâm sàng hiệu quả phù hợp với mục tiêu và trong học tập. chuẩn năng lực cho các đối tượng sinh viên, người - Biết cách đọc và tìm hiểu tài liệu. giảng viên phải biết cách tổ chức và phối hợp giảng dạy một cách phù hợp. - Có kênh trao đổi thông tin giữa giảng viên và các sinh viên. PHƯƠNG PHÁP 2. Giải pháp 2: Phân chia công việc hợp lý Trên cơ sở kinh nghiệm dạy học thực hành Nội theo mục tiêu của từng năm khoa cho sinh viên Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, gồm nhiều năm học khác nhau (năm 3, Các sinh viên ở các năm học khác nhau có những năm 4 và năm 6) [1]. Chúng tôi xin chia sẻ một số mục tiêu và chuẩn năng lực khác nhau [3]. Do đó giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập của sinh tuỳ theo từng mức mục tiêu và chuẩn năng lực viên. cần đạt mà có thể giao cho sinh việc thực hiện các nhiệm vụ phục vụ cho quá trình học tập. Bên cạnh 1. Giải pháp 1: Phối hợp làm việc nhóm đó, khi học cùng nhau những năm học cao hơn có hiệu quả thể hướng dẫn và chia sẻ những kinh nghiệm học Sinh viên muốn học tại lâm sàng một cách hiệu tập cho những năm học thấp hơn, từ đó giúp các quả thì cần phải biết phối hợp làm việc cùng nhau. sinh viên củng cố kiến thức, kỹ năng và nâng cao Quá trình thực hành lâm sàng trên người bệnh hiệu quả học tập. bao gồm các công việc sau: hỏi bệnh sử, thăm Các mục tiêu và phân công công việc cho sinh khám, đưa ra chẩn đoán ban đầu, đề ra cận lâm viên từng năm học khi thực tập lâm sàng được mô sàng cần thiết, thực hiện cận lâm sàng, phân tích tả chi tiết trong bảng 1. 64
  3. TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, SỐ 2 - THÁNG 3 - 2022 Bảng 1.Năm học và từng nhiệm vụ cụ thể: [3] [6] Năm học Mục tiêu Nhiệm vụ cụ thể 3 Hỏi bệnh sử một cách chi tiết - Hỏi bệnh sử Khám bệnh một cách đầy đủ và - Hỏi về tình trạng bệnh hiện tại ( lượt qua các cơ có trọng tâm quan) Đưa ra chẩn đoán ban đầu dựa - Lấy dấu hiệu sinh tồn trên các dấu hiệu lâm sàng - Thăm khám bệnh nhân và ghi nhận các dấu hiệu Đề nghị cận lâm sàng phù hợp bất thường - Lập luận để đưa ra chẩn đoán 4 Phân tích kết quả cận lâm sàng - Cùng sinh viên Y3 hỏi bệnh sử và thăm khám Đưa ra chẩn đoán phù hợp dựa lâm sàng vào kết quả cận lâm sàng - Hướng dẫn sinh viên Y3 - Thảo luận sinh viên Y3 để đưa ra chẩn đoán - Phân tích các kết quả cận lâm sàng - Đưa ra chẩn đoán 6 Đưa ra mục tiêu và kế hoạch - Cùng sinh viên Y3, Y4 hỏi bệnh sử và thăm khám điều trị lâm sàng sàng Thực hiện điều trị cụ thể trên - Hướng dẫn sinh viên Y3, Y4 bệnh nhân - Thảo luận cùng sinh viên Y3, Y4 để đưa ra chẩn đoán - Đưa ra mục tiêu và kế hoạch điều trị - Điều trị cụ thể - Ghi hồ sơ về diễn tiến và y lệnh điều trị. 3. Giải pháp 3: Vai trò của người giảng viên trong giảng dạy lâm sàng. Người giảng viên rất quan trọng trong giảng dạy lâm sàng cho sinh viên [5]. Sinh viên khi thực tập lâm sàng rất cần những chỉ dẫn cũng như các góp ý và nhận xét của giảng viên để từ đó cải thiện các kỹ năng lâm sàng. Chính vì vậy người giảng viên cần [5]: - Có những kỹ năng giảng dạy cho sinh viên tại lâm sàng. - Dành nhiều thời gian quan sát sinh viên khi sinh viên hỏi bệnh, thăm khám, phân tích kết quả, lý luận. - Hỗ trợ sinh viên khi cần thiết. - Đưa ra nhận xét và góp ý cho sinh viên mang tính xây dựng, tránh những nhận xét tiêu cực, phê bình, phê phán sinh viên trước người bệnh hay những sinh viên khác. - Hướng dẫn sinh viên các kỹ năng, phân tích. Đặt những câu hỏi mở mang tính tìm tỏi, kích thích sinh viên suy nghĩ và tìm hiểu tài liệu. Xác định lỗ hổng kiến thức và giảng dạy sinh viên. Điều phối trong hoạt động làm việc nhóm. 4. Giải pháp 4: Kết hợp các hình thức học tập phù hợp Có nhiều hình thức học tập khác nhau, mỗi hình thức học tập phù hợp với mục tiêu và điều kiện học tập khác nhau. Mỗi một hình thức học tập lại có những ưu và nhược điểm riêng. Chính vì vậy phối hợp linh hoạt các hình thức học tập khác nhau nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất [2]. 65
  4. TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, SỐ 2 - THÁNG 3 - 2022 Có hai đoạn trong quá trình sinh viên học trên lâm sàng đó là học có người bệnh (học tại giường hoặc học tại phòng học mà bệnh nhân được mời đến) và giai đoạn không có người bệnh [1] [5]. Ở giai đoạn có người bệnh: + Giai đoạn này thích hợp cho việc sinh viên hỏi bệnh, thăm khám, tư vấn, giải thích và hướng dẫn cho người bệnh. + Ưu điểm: Bệnh nhân cung cấp các thông tin trực tiếp, các dấu hiệu thăm khám trung thực và khách quan. Giảng viên có thể quan sát, phản hồi, nhận xét và hướng dẫn cho sinh viên. Khi có các dấu hiệu bất thường, giảng viên có thể chỉ dẫn trực tiếp. + Nhược điểm: Có thể gây khó chịu người bệnh khi bị hỏi nhiều lần và thăm khám trong một thời gian dài. Do đó để tăng hiệu quả học lâm sàng ở giai đoạn này cần: - Đặt câu hỏi có trọng tâm. - Thăm khám hạn chế, chỉ nên thực hiện thăm khám bởi những sinh viên được phân công. - Giảng viên cần hạn chế đưa ra những bài giảng ý thuyết hay giải thích ở giai đoạn này. - Cần có thời gian cụ thể để tránh sự mệt mỏi cho người bệnh và sự bối rối của sinh viên. Bảng 2 mô tả thời gian, công việc cụ thể của sinh viên và giảng viên ở giai đoạn có người bệnh. Bảng 2. Khung thời gian giảng dạy khi có bệnh nhân: STT Thời gian Nội dung Công việc sinh viên Công việc giảng viên Chuẩn bị bệnh Chọn bệnh nhân phù hợp 1 5 phút nhân với mục tiêu của sinh viên Sinh viên năm thứ 3 hỏi Quan sát và phản hồi. 2 15 phút Hỏi bệnh bệnh, sinh viên Y4 Y6 quan Bổ sung các câu hỏi cần sát và hỏi bổ sung khi cần thiết. Sinh viên năm thứ 3 khám Quan sát và phản hồi bệnh, sinh viên Y4, Y6 quan 3 15 phút Khám bệnh Bổ sung và hướng dẫn sát và thăm khám bổ sung thăm khám các dấu hiệu khi cần cần thiết. Ở giai đoạn không có người bệnh + Giai đoạn này thích hợp cho việc sinh viên thực hiện: Lý luận lâm sàng, đưa ra chẩn đoán ban đầu, đề nghị cận lâm sàng thích hợp và phân tích cận lâm sàng cần thiết, chẩn đoán cuối cùng, lý luận và kế hoạch điều trị cụ thể. Ngoài ra giảng viên có thể góp ý cho sinh viên những điều chưa tốt khi thực hiện trên người bệnh. + Ưu điểm: Sinh viên được trực tiếp trình bày và được giảng viên phản hồi trực tiếp để làm rõ vấn đề. Giảng viên có nhiều thời gian đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề, từ đó giảng viên xác định những lỗ hổng kiến thức và giảng dạy cho sinh viên. + Nhược điểm: Mất nhiều thời gian vì phải trải qua nhiều bước khác nhau, từ 1 giờ 30 phút đến 2 giờ. Thời gian sẽ mất nhiều hơn đối với những bệnh khó hay phức tạp. Trong một số trường hợp, chỉ có một số ít sinh viên tham gia vào buổi học và số còn lại lắng nghe một cách thụ động. + Để khắc phục các nhược điểm trên, các giải pháp bao gồm: - Chọn bệnh nhân có bệnh đơn giản, ít vấn đề và phù hợp với mục tiêu học tập. - Cần có một kế hoạch giảng dạy, cân đối thời gian thích hợp và tạo ra các hoạt động học tập cho sinh viên. Bảng 3 mô tả thời gian, công việc cụ thể của sinh viên và giảng viên ở giai đoạn không có người bệnh. 66
  5. TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, SỐ 2 - THÁNG 3 - 2022 Bảng 3: Khung thời gian giảng dạy khi không có bệnh nhân: STT Thời gian Nội dung Công việc sinh viên Công việc giảng viên Phản hồi lại cho sinh viên những vấn 1 5 phút Phản hồi đề ở giai đoạn có bệnh nhân Tóm tắt nội 2 5 phút Trình bày tóm tắt bệnh án lên bảng Quan sát và chỉnh sửa cho sinh viên dung Sinh viên năm 3, năm 4 và năm Đưa ra chẩn 3 10 phút 6 thảo luận và lần lượt trình bày Giám sát hoạt động nhóm đoán chẩn đoán lên bảng Sinh viên năm 3, năm 4 và năm Lắng nghe và ghi chú lại 6 lần lượt trình bày lý do đưa ra chẩn đoán Đưa ra lý do 4 30 phút cho chẩn đoán Sinh viên trả lời câu hỏi Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề Tổng kết để đưa ra chẩn đoán sau cùng Sinh viên năm 3, năm 4 và năm 6 thảo luận và trình bày các cận lâm Giám sát hoạt động nhóm sàng lên bảng Sinh viên năm 3, năm 4 và năm 6 Lắng nghe và ghi chú lại Đưa ra cận lâm lần lượt trình bày lý do đưa ra các 5 10 phút sàng thích hợp cận lâm sàng Sinh viên trả lời câu hỏi Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề Tổng kết để đưa ra ý kiến sau cùng Sinh viên năm 4 và năm 6 thảo luận kết quả cận lâm sàng và trình Giám sát hoạt động nhóm bày các kết quả chính lên bảng Đưa ra kết quả Sinh viên năm 4 và năm 6 lần lượt Lắng nghe và ghi chú lại các cận lâm trình bày kết quả cận lâm sàng và 6 20 phút sàng và chẩn ý nghĩa của kết quả đoán Sinh viên trả lời câu hỏi Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề Tổng kết để đưa ra ý kiến sau cùng Sinh viên Y6 thảo luận để đưa ra mục tiêu và phương pháp điều trị cụ. Trình bày kết quả lên bảng Thiết lập mục Trình bày mục tiêu và phương Lắng nghe và ghi chú lại tiêu và đưa ra pháp điều trị cụ thể cho bệnh 7 40 phút nhân phương pháp điều trị Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề Tổng kết để đưa ra ý kiến sau cùng Tổng kết những điểm chính của 8 5 phút bệnh án 67
  6. TẠP CHÍ Y DƯỢC THÁI BÌNH, SỐ 2 - THÁNG 3 - 2022 5. Giải pháp 5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển, đặc biệt là các thiết bị di động thông minh (Smart phone, Ipad, Laptop…). Sử dụng công nghệ thông tin giúp tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập theo nhóm [2]. Thông qua các group chat (như Zalo, Viber, Teams…), giảng viên và sinh viên có thể: Thông báo về kế hoạch học tập. Phân công công việc cho sinh viên. Trao đổi tài liệu. Thảo luận và giải đáp các thắc mắc. Nộp bài tập hay nộp báo cáo. Để cho việc sử dụng Group chat có hiệu quả cần các yêu cầu sau: Các thành viên đều tham gia Group chat. Thống nhất thời gian thông báo, thảo luận. Chuẩn bị nội dung thảo luận. Tiến hành thảo luận trên Group chat cần có người chủ trì (giảng viên hay nhóm trưởng). Các thành viên tham gia thảo luận cần tích cực đưa ra quan điểm của mình, đồng thời góp ý kiến để xây dựng bài học. Người chủ trì sẽ đưa ra kết luận sau cùng. Vì vậy qua các Group chat: Trước mỗi buổi học, sinh viên có thể biết được công việc mà sinh viên cần thực hiện như học ở thời gian nào, học ở bệnh nhân nào và học ở đâu. Sau mỗi buổi học, các thắc mắc của sinh viên khi học lâm sàng sẽ được tiếp tục thảo luận để làm rõ. KẾT LUẬN Dạy học trên lâm sàng với người bệnh rất quan 3. Nghiêm Xuân Đức., Trần Quốc Kham., trọng trong giảng dạy Y khoa. Để việc dạy học có (2016), “Dạy học dựa trên năng lực”, Nhà xuất hiệu quả khi có nhiều đối tượng sinh viên Y khoa bản Y học. khác nhau người giảng viên cần xây dựng nhóm 4. Phạm Văn Thức., Nguyễn Ngọc Sáng., cùng học tập và làm việc, phân công công việc Nguyễn Thị Dung., và cộng sự., (2012), phù hợp với mục tiêu và năng lực, phát huy vai trò “Phương pháp dạy-học lâm sàng”, Nhà xuất bản người thầy và phối hợp nhiều phương pháp giảng y học Hà Nội. dạy phù hợp. Bên cạnh đó là sử dụng hiệu quả các công cụ thông tin giúp nâng cao việc học và phân 5. Trần Diệp Tuấn., Nguyễn Đức Khánh., công công việc một cách hiệu quả./. (2021), “Giảng dạy và lượng giá dựa trên năng lực”, Nhà xuất bản Y học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. Võ Thành Nhân., (2009), “Sinh viên Đại học 1. Châu Ngọc Hoa, (2008), “Dạy kỹ năng lâm Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh học tập như sàng và kỹ năng thực hành “, Tạp chí Y Học thế nào “, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh 13 (1), Thành Phố Hồ Chí Minh 12 (1), trang 1-5. trang. 34-40. 2. Nghiêm Xuân Đức., Phạm Văn Tác., (2021), “Hướng dẫn Dạy và Học trong đào tạo khối ngành sức khỏe”, Bộ Y Tế. 68
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2