intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảng dạy sử thi và nghệ thuật diễn xướng sử thi Tây Nguyên trong nhà trường

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giảng dạy sử thi và nghệ thuật diễn xướng sử thi Tây Nguyên trong nhà trường" với mong muốn góp một cái nhìn về việc giảng dạy sử thi Tây Nguyên trong nhà trường – từ thực trạng đến giải pháp mang tính định hướng thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp nghiên cứu liên ngành với các hướng tiếp cận từ các lĩnh vực folklore học, văn hóa học, dân tộc học và giáo dục học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ khảo sát trường hợp sử thi Êđê và sử thi M’nông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảng dạy sử thi và nghệ thuật diễn xướng sử thi Tây Nguyên trong nhà trường

  1. GIẢNG DẠY SỬ THI VÀ NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG SỬ THI TÂY NGUYÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG PGS.TS. Buôn Krông Thị Tuyết Nhung 61 ThS. NCS. Hà Thị Thới 62 Tóm tắt Sử thi Tây Nguyên là một tên gọi dành cho một thể loại folklore ngôn từ mang bản thể, sắc thái của vùng văn hoá Tây Nguyên. Sử thi Tây Nguyên từ khi được phát hiện và đến khi trở thành một đối tượng nghiên cứu của folklore Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu văn hoá, văn học dân gian Việt Nam gọi bằng thuật ngữ “sử thi sống” vì đó là những tác phẩm sử thi được diễn xướng trong đời sống cộng đồng với môi trường và khán giả riêng của nó. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu folklore khảo sát điền dã đã khẳng định thực trạng diễn xướng sử thi đang dần bị mai một và có nguy cơ biến mất. Các học giả đã đề xuất không ít những giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển “sử thi sống” ở Tây Nguyên. Trong xu hướng đó, chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn về việc giảng dạy sử thi Tây Nguyên trong nhà trường – từ thực trạng đến giải pháp mang tính định hướng thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp nghiên cứu liên ngành với các hướng tiếp cận từ các lĩnh vực folklore học, văn hoá học, dân tộc học và giáo dục học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ khảo sát trường hợp sử thi Êđê và sử thi M’nông. Từ khoá: Sử thi Tây Nguyên, giảng dạy, nhà trường, sử thi Êđê, sử thi M’nông. Abstract The Central Highlands epic is a name given to a genre of verbal folklore that has the essence and nuances of the Central Highlands cultural region. Since it was discovered and became an object of research in Vietnamese folklore, the Central Highlands epic has been called by Vietnamese cultural and folk literature researchers the term "living epic" because they are Epic works performed in community life with their environment and audience. However, many folklore researchers conducting field surveys have confirmed that the reality of epic performance is gradually being eroded and is in danger of disappearing. Scholars have proposed many solutions to preserve and develop the “living epic” in the Central Highlands. In that trend, we would like to contribute a view on teaching the Central Highlands epics in schools - from the current situation to solutions and consequences through document research and interdisciplinary research methods with approaches from the fields of folklore, cultural studies, ethnology and education. Within the scope of this article, we only access the cases of the Êđê epic and the M’nong epic. Keywords: Central Highlands epic, teaching, school (education), Êđê epic, M’nong epic. 61 PGS.TS. GVCC, Trường Đại học Tây Nguyên. 62 ThS, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh. NCS khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp. HCM. 275
  2. 1. Sử thi Tây Nguyên và nghệ thuật diễn xướng sử thi 1.1. Sử thi Tây Nguyên và truyền dạy – một giải pháp bảo tồn và phát triển sử thi sống “Sử thi Tây Nguyên” là một thuật ngữ được chính thức sử dụng trong giới nghiên cứu folklore học, văn hoá học Việt Nam từ sau hội thảo Khoa học về Sử thi Tây Nguyên, tổ chức ở Buôn Ma Thuột ngày 19/5/1997 do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức sau in thành sách Sử thi Tây Nguyên (1998). Theo Ngô Đức Thịnh thì sử thi Tây Nguyên “là một dạng tự sự dân gian, nằm trong khuôn khổ thể loại mà các học giả thế giới gọi là Epic, Epopée (dịch sang tiếng Việt là “sử thi”), gắn với những đặc thù Tây Nguyên về môi trường tự nhiên, truyền thống các dân tộc bản địa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các đặc trưng văn hoá, tạo nên sự thống nhất thể loại trên các phương diện, như: độ dài tác phẩm, phương thức diễn xướng, hình thức truyền miệng, nội dung và các đặc trưng nghệ thuật, tạo nên một tổng thể văn hoá, đó là “văn hoá sử thi” (2019, tr.527). Như vậy, theo định nghĩa này, sử thi Tây Nguyên không phải đơn thuần là một hiện tượng thể loại của folklore ngôn từ mà còn là một hiện tượng của văn hoá. Sự tồn tại của sử thi có liên quan đến văn hoá các tộc người Tây Nguyên bản địa. Nhưng liệu rằng từ lúc nhận diện đến nay đã gần 30 năm thì nhiệt lượng mà sử thi Tây Nguyên toả ra có còn nguyên bản, nhất là lúc đó (1997), nhiều nhà nghiên cứu cũng đã bước đầu đưa ra thực trạng đáng lo ngại về sự “giảm nhiệt” của sử thi Tây Nguyên và đặt ra yêu cầu bảo tồn bằng cách sưu tầm sử thi, lưu trữ dưới dạng băng tiếng, băng hình và xuất bản sách. Năm 2001, dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên được triển khai (2001 – 2007). Đến năm 2007, dự án đã phát hiện hàng trăm bản sử thi của các sắc tộc Tây Nguyên, và công bố, xuất bản 75 bộ sử thi. Kết quả này đã khiến các học giả trong và ngoài nước ngỡ ngàng và thán phục trước di sản văn hóa của các dân tộc miền nam Đông Dương, phủ nhận hoàn toàn nhận định vội vàng cho rằng khan Đăm Săn là” Bài ca cuối cùng của người mọi” (Roland Dorgelès). Tiếp theo sau đó là hai đề tài cấp Bộ: (1). Sử thi Tây Nguyên với cuộc sống đương đại – thực trạng, triển vọng và giải pháp do GS. TSKH. Phan Đăng Nhật chủ nhiệm (2006); (2). Một phương thức đưa sử thi Tây Nguyên trở về với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên do GS. TS. Nguyễn Xuân Kính chủ nhiệm (2008). Năm 2009, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Sử thi Việt Nam trong bối cảnh sử thi châu Á (sau in thành sách cùng tên). Tại đây, nhiều nhà nghiên cứu lại một lần nữa đưa ra thực trạng và giải pháp về vấn đề bảo tồn và phát triển sử thi Tây Nguyên ở hình thức sử thi sống nguyên bản. Trong đó, điểm chung là các học giả đều nhắc đến những khó khăn của việc thực hiện giải pháp truyền dạy sử thi. Có thể dẫn ra một số giải pháp của các tác giả liên quan đến việc truyền dạy sử thi như sau: Trong bài viết Về môi trường sưu tầm, nghiên cứu, truyền dạy sử thi Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay (tr.235-248), Nguyễn Thị Hoà cho rằng: Công tác truyền dạy sử thi, theo tôi, là vấn đề nan giải. Không đơn giản, để có thể truyền dạy sử thi trong 276
  3. bối cảnh hiện nay, khi những nghệ nhân cao tuổi ngày càng hiếm hoi và lớp trẻ thì ít quan tâm đến văn hoá truyền thống. Việc truyền dạy mang tính đại trà, dân gian sẽ khó thực hiện khi không còn hiện hữu môi trường dung chứa sử thi. Hãy để sử thi hiện hữu và tan biến theo quy luật phát triển của tự nhiên. Với bài viết Số phận của sử thi Tây Nguyên trong điều kiện xã hội đương đại (tr.201-205) nhà nghiên cứu Tô Ngọc Thanh cũng đưa ý kiến về việc truyền dạy không khả quan: […] chúng ta đã có nhiều cố gắng nhằm đưa sử thi trở lại đời sống của đồng bào thông qua việc mở lớp truyền dạy và tổ chức các cuộc hát kể trong lớp trẻ. Nhưng rõ ràng những cố gắng đó không có được kết quả như mong muốn và nhiều ý kiến đã đi đến kết luận rằng sử thi Tây Nguyên đã mất đi môi trường diễn xướng của mình, rằng số phận của nó như con cá bị tách ra khỏi nước (tr.201). Cả hai ý kiến đều quy về nguyên nhân môi trường diễn xướng sử thi không còn nên việc truyền dạy sử thi và hát kể sử thi là không thể thực hiện được và dường như cả hai học giả đều bày tỏ một “sự chấp nhận” về việc sử thi và hát kể sử thi đã đến hồi kết chỉ còn lại tính lịch sử. Trong công trình Không gian diễn xướng sử thi Êđê, M’nông, Trương Bi (2020) chỉ ra thực trạng diện mạo sử thi Êđê, M’nông trong cuộc sống đương đại đó là nguy cơ mai một vì ba lý do chính: (1). Đô thị hoá nông thôn ở Tây Nguyên đã và đang diễn ra quá nhanh chóng, mất dần không gian diễn xướng sử thi; (2). Nghệ nhân hát kể sử thi hiếm; (3). Người nghe không có nhu cầu nghe hát kể sử thi. Và tác giả đã đề xuất 11 giải pháp bảo tồn không gian diễn xướng sử thi Êđê, M’nông (tr.659-668). Trong đó, có ba giải pháp gắn với việc truyền dạy sử thi, xin được dẫn lại như sau: (1) Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cần sớm có kế hoạch phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên và các nghệ nhân sử thi ở các tỉnh này mở lớp truyền dạy hát kể sử thi cho con em các dân tộc tại chỗ, nếu để chậm thì sẽ không còn nghệ nhân truyền dạy nữa, sau này dù có tổ chức tốt đến đâu cũng không thể nào thực hiện được (tr.663). (2) Đối với ngành Giáo dục – Đào tạo, nên có kế hoạch đưa sử thi vào giảng dạy trong chương trình chính khoá của các trường phổ thông khu vực Tây Nguyên, thông qua đó mà giúp các em về giá trị của sử thi, yêu thích sử thi, có ý thức cùng gia đình gìn giữ làm cho sử thi sống mãi với cộng đồng (tr.665). (3) Các địa phương thuộc các tỉnh Tây Nguyên phải xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp đồng bào các dân tộc bản địa có ý thức gìn giữ bảo tồn, lưu truyền kho báu sử thi của dân tộc mình, như: đưa sử thi vào sinh hoạt văn hoá cộng đồng; phối hợp với các nghệ nhân truyền dạy sử thi cho con em mình; có chính sách cụ thể để tôn vinh các nghệ nhân (những báu vật sống) có công bảo tồn, truyền dạy, gìn giữ sử thi của dân tộc mình; hàng năm tổ chức liên hoan hát kể sử thi ở buôn làng, xã, huyện, tỉnh, góp phần nâng cao ý thức gìn giữ, lưu truyền kho báu “sử thi sống” cho mọi người dân trong cộng đồng (tr.665-666). Cả 3 giải pháp được nêu ra đều quy về việc cần phải gấp rút truyền dạy sử thi cả bên trong và bên ngoài nhà trường cho “con em các dân tộc tại chỗ”. Tác giả không bàn đến môi 277
  4. trường diễn xướng mà chỉ nhắc đến việc khan hiếm nghệ nhân và nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc tại chỗ về vốn quý văn hoá của chính mình. Trong các bài viết63 về sử thi cùng nghệ thuật diễn xướng sử thi, chúng tôi cũng nhìn nhận thực trạng sử thi sống dần mai một với ba yếu tố tác động và chi phối, đó là: môi trường diễn xướng, nghệ nhân và khán-thính giả. Từ đó, chúng tôi đề xuất giải pháp xem hát kể sử thi Tây Nguyên là một tiềm năng, một tài nguyên của du lịch văn hoá dân gian với hình thức slow tourism và là một đối tượng của nhân học du lịch. Trong đó giải pháp truyền dạy sử thi không phải là giải pháp chính mà chỉ là điều kiện cần để thực hiện giải pháp chính. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu vào giải pháp truyền dạy sử thi và diễn xướng sử thi. 1.2. Nghệ thuật diễn xướng sử thi Tây Nguyên Diễn xướng sử thi là một phương thức chính yếu, điều kiện tiên quyết để văn hóa sử thi Tây Nguyên là sử thi sống. Như Ngô Đức Thịnh (2009) nhận định: “Sử thi không phải là hiện tượng thuần túy văn học mà là một hiện tượng văn hóa. Mối quan hệ hữu cơ, gắn bó giữa sử thi và diễn xướng hát sử thi với các sinh hoạt văn hóa cổ truyền, với phong tục, và lễ hội… đã tạo nên một tổng thể văn hóa sử thi mang đặc trưng Tây Nguyên rõ rệt” (tr.114). Vì vậy, một tổng thể văn hoá sử thi Tây Nguyên thì không thể nào chỉ tồn tại trên văn bản mà phải được diễn xướng trên cái phối cảnh phong tục, lễ hội, sinh hoạt văn hoá của chủ thể sáng tạo. Thuật ngữ diễn xướng dân gian được chính thức sử dụng lần đầu tại Hội nghị Khoa học Diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu do Viện Nghệ thuật tổ chức năm 1978. Trong bài viết Để sớm có những tác phẩm có tầm vóc lớn: Từ diễn xướng sử thi – anh hùng ca cổ đến sân khấu XHCN (tr.165-172), Phan Đăng Nhật (1978) đã phát biểu rằng: […] một trong những đặc điểm cơ bản của sử thi - anh hùng ca là tính chất diễn xướng tổng hợp. Đây là nơi tích tụ tinh hoa văn học nghệ thuật cả một thời của cộng đồng bao gồm: lời văn, chất kịch, ca hát, âm nhạc, múa với hoá trang, đạo cụ. Có khi sản phẩm văn hoá khảo cổ học và môi trường thiên nhiên cũng được huy động vào đây (tr.168). Diễn xướng sử thi không phải là diễn xướng đơn lập mà là diễn xướng tổng hợp (Chu Xuân Diên dùng chữ “nguyên hợp”) rất đặc trưng, không ai có thể dễ dàng thực hiện mà phải là người có trí nhớ thiên bẩm, có năng khiếu khác biệt và có lòng say mê, ham thích để có thể ngồi nghe từ ngày này qua ngày khác, từ lần này qua lần khác để có thể nhập tâm và phát xuất ra bên ngoài – diễn xướng. Khi bàn về nghệ thuật diễn xướng sử thi, Tuấn Giang (2006) cho rằng, đó là “nghệ thuật diễn kéo dài tới 3 ngày 3 đêm, hoặc chí ít cũng là bốn năm giờ liền. Diễn như thế nhưng không có văn bản nào ghi chép nghệ thuật diễn cụ thể […]. Những tình cảm, động tác diễn xuất không ghi thành văn bản, nhưng các nghệ nhân vẫn diễn như một bài bản định sẵn, chính xác, tinh tế đến từng chi tiết. Đó là sự độc đáo, kiệt xuất của vai trò sáng tạo diễn xướng cá 63 1. HàThị Thới (2020). Hát kể sử thi – tiềm năng du lịch văn hoá dân gian của tộc người thiểu số Tây Nguyên: Trường hợp hát kể sử thi M'nông. 2. Hà Thị Thới (2020). Mỹ học của sử thi tộc người Stiêng - tiềm năng phát triển du lịch văn hoá dân gian. 3. Hà Thị Thới (2021). Sử thi người Stiêng – Nhìn từ mối quan hệ folklore và nhân học. 278
  5. nhân, là tài năng đặc biệt của các nghệ nhân mo, then, khan”. (tr.109-110). Đây cũng là một cách nhấn mạnh tầm quan trọng của nghệ nhân hát kể sử thi. Về việc phục dựng, biểu diễn hát kể sử thi trên sân khấu, Kiều Trung Sơn (2018) nêu ý kiến: Về bản chất đó là biểu diễn sử thi, không còn là diễn xướng đúng nghĩa, bởi nó đã bị tách khỏi môi trường, bối cảnh diễn xướng vốn luôn gắn với nó. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn coi là “diễn xướng” bởi nghệ nhân vẫn trình diễn đúng như họ vẫn thực hiện trong cộng đồng của họ, trừ việc họ phải theo chương trình dàn dựng và trong không gian khác (tr.129). Và tác giả cũng khẳng định: Sử thi sống, về bản chất, chính là sử thi được diễn xướng, hiện ra từ diễn xướng, chỉ nghiên cứu sử thi sống mới biết nghệ thuật diễn xướng sử thi là như thế nào (tr.140). Như vậy, tác giả đã chấp nhận việc phục dựng, biểu diễn sử thi như một loại hình nghệ thuật sân khấu. Tuy nhiên, vấn đề cần phải đặt ra đó là đối tượng mà các học giả muốn bảo tồn không phải là một hát kể sử thi đơn lập mà là một kiểu hát kể sử thi tổng hợp/ nguyên hợp hay nói cách khác là sử thi Tây Nguyên sống gắn liền với môi trường diễn xướng – tức bối cảnh văn hoá của chủ thể sáng tạo mà sử thi thuộc về. 2. Nghệ thuật diễn xướng sử thi Êđê và M’nông trong bối cảnh giảng dạy văn học dân gian tộc người ở Tây Nguyên hiện nay M’nông là dân tộc bản địa thuộc ngữ hệ Môn Khmer (Nam Á) còn người Êđê thuộc nhóm ngữ hệ Mã Lai Đa Đảo (Nam Đảo). Tuy nhiên, trong quá trình cộng sinh, cận - xen cư giữa hai dân tộc đã diễn ra quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá. Theo kết quả điền dã vào năm 2022 và năm 2023, tương tự như ở vùng Buôn Đôn và Ea Sup của tỉnh Đắk Lắk, sự giao văn hóa tộc người diễn ra khá sâu sắc giữa người Êđê và người M’nông, ở huyện Lăk, người M’nông nói được tiếng của người Êđê và sử dụng luật tục, trang phục của người Êđê, hiện tượng kết hôn giữa hai tộc người khá phổ biến, nhiều gia đình M’nông và Êđê mang chung dòng họ, đơn cử như họ Buôn Krông; Cách gọi tên phân biệt nam nữ cũng giống nhau giữa hai tộc người, quy ước tên người nam bắt đầu bằng “Y” và người nữ là “H”, những quy định về hôn nhân và phân chia tài sản của người M’nông ở đây rất giống với người Êđê… Những đặc trưng về văn hóa tộc người này đã tác động đến diễn xướng và nội dung của sử thi ở lưu vực sông Srepok. Nghiên cứu về văn học dân gian Tây Nguyên là nghiên cứu về văn học dân gian của hai nhóm tộc người Nam Á và Nam Đảo. Trong phạm vi khảo sát mang tính chọn lọc, chúng tôi chọn khảo sát hai trường hợp văn học dân gian Êđê và M’nông được giảng dạy trong chương trình giáo dục địa phương Trung học Phổ thông ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông (vốn trước đây cùng thuộc chung một tỉnh Đắk Lắk). Khảo sát chương trình giáo dục địa phương Trung học Phổ thông ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, văn học dân gian được xây dựng giảng dạy chính ở sách Giáo dục địa phương lớp 10. Trong đó, văn học dân gian Êđê và M’nông được chọn giảng dạy chính trong chương trình ở cả hai tỉnh. Bên dưới đây, chúng tôi lần lượt trình bày về tổ chức, sắp xếp nội dung chương trình giảng dạy văn học dân gian địa phương tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. 2.1. Giảng dạy sử thi trong chương trình giáo dục địa phương Trung học Phổ thông của tỉnh Đăk Lăk 279
  6. Trong chương trình giáo dục địa phương Trung học Phổ thông của tỉnh Đăk Lăk, văn học dân gian Tây Nguyên được xây dựng thành hai chuyên đề: (1) Văn học dân gian Tây Nguyên ở Đắk Lắk; (2) Dân ca Tây Nguyên ở Đắk Lắk. Chuyên đề Văn học dân gian Tây Nguyên ở Đắk Lắk được tổ chức với 4 mục tiêu: (1) Nắm được những kiến thức tổng quan về văn học dân gian Tây Nguyên và về một số thể loại: sử thi, lời nói vần, truyện dân gian của các dân tộc cư trú lâu đời ở Đắk Lắk; (2) Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Xing Nhã và H’Bia Blao (Trích Trường ca Xing Nhã); (3) Biết cách sưu tầm, giới thiệu một trong các thể loại của văn học dân gian địa phương (truyện dân gian, lời nói vần,…); (4) Yêu quý và có ý thức lưu giữ các giá trị truyền thống của văn học dân gian Tây Nguyên ở Đắk Lắk. Nội dung chuyên đề gồm: Khái quát văn học dân gian Tây Nguyên; Truyện dân gian Êđê; Truyện dân gian M’nông; Sử thi của người Êđê và người M’nông; Đọc – Hiểu văn bản: Xing Nhã và H’Bia Blao (trích Trường ca Xing Nhã): Lần gặp gỡ của Xing nhã và H’Bia Blao. Phần đề mục Sử thi của người Êđê và người M’nông được trình bày tuần tự mỗi tộc người. Trong đó, có thể lược khái quát nội dung giảng dạy như sau: ❖ Về sử thi của người Êđê (1) Giới thiệu khan là gì? Pô khan, cách hát kể và tài năng của pô khan? Không gian diễn xướng của sử thi Êđê và kể tên một số nhân vật sử thi (2) Chức năng và ý nghĩa của nhân vật trung tâm sử thi (3) Giá trị hiện thực, lưu giữ văn hoá phong tục của sử thi (4) Biện pháp nghệ thuật trong sử thi ❖ Về sử thi của người M’nông (1) Hai hệ thống sử thi với các tiểu nhóm tộc người gồm: ot ndrong, no pro. (2) Không gian diễn xướng, khán giả, nghệ nhân của ot ndrong (3) Nội dung, ý nghĩa của ot ndrong (4) Biện pháp nghệ thuật (5) Giá trị hiện thực, lưu giữ văn hoá phong tục của sử thi Sau cùng là phần minh hoạ bằng sử thi văn bản Trường ca Xing Nhã với trích đoạn kể về lần gặp gỡ của Xing nhã và H’Bia Blao. Phần vận dụng, yêu cầu học sinh so sánh vẻ đẹp của hai nhân vật Xing Nhã và Đăm Săn. Có thể thấy được, những nội dung kiến thức được giảng dạy về văn học dân gian Tây Nguyên nói chung và sử thi Êđê, M’nông nói riêng chủ yếu tập trung vào phần lý luận sơ giản mà chưa đi sâu vào kho tàng với nhiều giá trị liên ngành, liên lĩnh vực. Sử thi Êđê, M’nông được gọi là sử thi sống nhưng trong chương trình giảng dạy chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và 280
  7. đọc hiểu trích đoạn sử thi văn bản, không có phần minh hoạ bằng tiếng, băng hình của diễn xướng sử thi. Ở chuyên đề 2 Dân ca Tây Nguyên ở Đắk Lắk, phần các thể loại dân ca Êđê, các thể loại hát trong sinh hoạt đời thường, nhắc tới hát kể khan, khẳng định hát kể khan là sự kết hợp giữa âm nhạc và văn chương. Khi diễn xướng khan, họ vận dụng các làn điệu dân ca của dân tộc mình, như: k’ưt (ngâm), mmuin (hát), duê (lối nói vần),… để tạo nên nhịp điệu kể vừa có chất thơ vừa có chất nhạc. Trong phần các thể loại dân ca M’nông, các thể loại hát trong sinh hoạt đời thường, hát kể chỉ mới được giới thiệu “Đây là những bài hát tự sự, trữ tình dân gian, nội dung bộc lộ tâm tư, tình cảm sâu lắng của con người trong cuộc sống”. Hát sử thi cũng được nhắc đến trong nhóm này. Rõ ràng ở đây đã có sự nhập nhằng trong việc phân loại và tổ chức nội dung chương trình bài học. Tại sao dân ca Tây Nguyên lại đứng độc lập với văn học dân gian Tây Nguyên? Nếu đã xét sử thi là một thể loại độc lập thì tại sao trong phần dân ca lại tiếp tục đề cập đến nghệ thuật hát kể sử thi - hát kể khan, ot ndrong? Trong công trình Sử thi Êđê hiện nay: Nghệ nhân và việc trao truyền nghệ thuật diễn xướng, Kiều Trung Sơn (2018) lưu ý rằng hát kể sử thi hoàn toàn khác với hát dân ca, đó không phải là một kiểu, một làn điệu dân ca mặc dù hát kể sử thi có các yếu tố âm nhạc, ngữ điệu tham gia kết hợp với các yếu tố ngôn từ, lời nói vần nhưng nó không có một kiểu cấu trúc cố định như các điệu hát dân ca. Vậy xếp hát kể sử thi vào dân ca Tây Nguyên liệu rằng có xác đáng, thiết nghĩ cần phải xem xét lại. Thật vậy, khi hát kể sử thi, vai trò ứng tác của nghệ nhân rất cao để giữ “ngọn lửa” sử thi luôn cháy trong lòng người nghe – công chúng. 2.2. Giảng dạy sử thi trong chương trình giáo dục địa phương Trung học Phổ thông của tỉnh Đăk Nông Sách Giáo dục địa phương tỉnh Đắk Nông lớp 10 do Phan Thanh Hải (chủ biên, 2023) gồm 5 chủ đề, trong đó chủ đề 3 là Bước đầu tìm hiểu, sưu tầm văn học dân gian Đắk Nông gồm 3 bài: (1). Văn học dân gian Đắk Nông – Một số thành tựu và định hướng sưu tầm. (2). Viết bài báo cáo về việc sưu tầm một thể loại văn học dân gian của địa phương. (3). Thuyết trình về kết quả sưu tầm một thể loại văn học dân gian của địa phương. Có thể thấy rằng, mặc dù tổ chức thành 3 bài nhưng phần văn học dân gian được tập thể nhóm tác giả tập trung vào nhiệm vụ sưu tầm tác phẩm văn học dân gian địa phương nhằm lưu giữ kho tàng folklore ngôn từ và phong tục, văn hoá. Trong đó, bài 1 được cấu trúc thành hai phần: (1). Giới thiệu sơ lược về văn học dân gian ở tỉnh Đắk Nông: Sơ lược đặc điểm, tình hình sưu tầm, thành tựu (truyện kể dân gian: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, sử thi; Dân ca và lời nói vần). Như vậy, ở đây sử thi được xếp vào nhóm truyện kể dân gian và đặc biệt giới thiệu sử thi M’nông với các khía cạnh trình bày: Sơ lược về nội dung và ý nghĩa; Kể một số công trình công bố sử thi. 281
  8. (2). Khái quát về việc sưu tầm văn học dân gian địa phương: Bài học giúp học sinh định hướng xác định các yếu tố: 1. Đối tượng sưu tầm (các thể loại trong mục thành tựu) chưa được sưu tầm hoặc đã được sưu tầm nhưng chưa đầy đủ, chính xác; 2. Mục đích sưu tầm; 3. Ý nghĩa của việc sưu tầm; 4. Yêu cầu của việc sưu tầm: đối với các tư liệu liên quan, đối tượng khai thác, địa bàn khai thác, ghi chép thông tin; 5. Phương pháp sưu tầm cơ bản: phương pháp điền dã; thao tác phân loại, thống kê, so sánh; Và cuối cùng, bài học cũng vạch ra cụ thể các bước tiến hành sưu tầm một thể loại văn học dân gian ở địa phương: Bước 1. Xác định đề tài, vấn đề sưu tầm Bước 2. Xác định mục tiêu, nội dung sưu tầm Bước 3. Lập kế hoạch sưu tầm Bước 4. Thu thập thông tin về đề tài, vấn đề sưu tầm Bước 5. Viết bài báo cáo về kết quả sưu tầm đã thực hiện Bước 6. Tổ chức báo cáo, thuyết trình về kết quả sưu tầm đã thực hiện Như vậy, trong phần giảng dạy văn học dân gian thuộc chương trình giáo dục địa phương Đắk Nông, nội dung được tổ chức xây dựng không đi sâu vào kiến thức lý luận như chương trình giáo dục địa phương Đắk Lắk. Nếu như chương trình văn học dân gian Đắk Lắk tập trung vào lý luận văn học dân gian, và dành đất cho cả sử thi Êđê và M’nông thì chương trình văn học dân gian Đăk Nông lại nghiêng hẳn về hướng sưu tầm tác phẩm văn học dân gian nhưng chỉ chú trọng vào danh mục truyện kể mà không hướng đến sử thi. Thêm nữa, chương trình giáo dục địa phương Đắk Nông cũng có điểm khác biệt khi sử thi được xếp vào nhóm truyện kể dân gian. Dù cách tổ chức, xây dựng nội dung phần văn học dân gian ở hai chương trình giáo dục địa phương có phần khác biệt (như đã chỉ ra ở trên) nhưng cả hai cùng tồn tại một số điểm mà dựa trên nhiệm vụ bài viết chúng tôi chỉ ra một số lưu ý sau: Thứ nhất, còn nhập nhằng trong việc phân loại thể loại sử thi. Việc phân loại thể loại không đúng định hướng ban đầu sẽ ảnh hưởng đến nhận thức lý luận và bản chất của sử thi trong nghiên cứu folklore và bảo tồn – phát triển. Thứ hai, kiến thức giảng dạy về sử thi chủ yếu dừng lại ở việc giới thiệu khái quát và đọc hiểu sử thi văn bản mà sử thi sống gắn liền với nghệ thuật diễn xướng dân gian chưa được chú trọng. Thứ ba, nghệ thuật diễn xướng sử thi chưa được đề cập chính yếu trong chương trình giảng dạy, thậm chí còn không có sự phân biệt rõ rệt với diễn xướng dân ca Tây Nguyên. 3. Định hướng giảng dạy sử thi và nghệ thuật diễn xướng sử thi Tây Nguyên trong nhà trường Theo V. Guxep: “Thái độ thẩm mỹ của folklor đối với thực tế chỉ được khai triển đầy đủ trong quá trình biểu diễn sống những tác phẩm của nó. Tác động thẩm mỹ của folklor 282
  9. giảm đi rõ rệt nếu như nó được cảm thụ thông qua sách, băng ghi âm hoặc màn ảnh. Sức mạnh và sức hấp dẫn của tác động thẩm mỹ của folklore là ở phản ứng trực tiếp phát sinh ở người nghe và người xem ngay trong lúc biểu diễn tác phẩm […] chủ yếu đây là khoái cảm thẩm mỹ ở bản thân người tham gia biểu diễn tập thể tác phẩm folklore” (1998, tr.495). Vì vậy, chúng tôi cho rằng: “Không thể chỉ dừng lại ở các giải pháp được đưa ra và đã, đang thực hiện từ các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam (Đỗ Hồng Kỳ, Phan Đăng Nhật,…) đó là: sưu tầm, biên dịch văn bản hoá sử thi; câu lạc bộ sử thi; ghi âm – bảo tàng hoá sử thi; phim ảnh hoá sử thi; chân dung hoá các nhân vật sử thi;… Rõ ràng các giải pháp này là những giải pháp tĩnh hoá sử thi, nó chỉ góp phần gìn giữ về mặt văn bản, ngôn ngữ sử thi hoặc sử thi tồn tại dưới một hình thức nghệ thuật khác; tách sử thi ra khỏi bối cảnh hiện sống thì sử thi lúc bấy giờ trở thành đối tượng thuần tuý của ngữ văn học, văn hoá học mang tính lịch sử” (Hà Thị Thới, 2021, tr.280). Việc tổ chức nội dung giảng dạy sử thi trong nhà trường ở 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông vừa dẫn ra ở trên, chỉ dừng lại ở việc giảng dạy sử thi văn bản và cung cấp lý luận sơ giản mà không đi vào chi tiết, cụ thể trong từ khoá tổng hợp/ nguyên hợp cũng như bản chất của sử thi sống – diễn xướng sử thi. Với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Hà Thị Thới, 2020a, 2020b, 2021), từ việc lợi ích phát sinh về vật chất và tinh thần trong việc xem diễn xướng sử thi là một loại tài nguyên du lịch văn hoá dân gian, một đối tượng của nhân học du lịch sẽ dẫn đến động lực hồi sinh môi trường diễn xướng và kích thích người nghe – những người gìn giữ truyền thống thụ động – để tâm lắng nghe và học hỏi, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ nhân – những người gìn giữ truyền thống tích cực - ứng tác và sáng tạo “văn hoá”. Như vậy, kết quả nghiên cứu này hướng đến giải pháp truyền dạy bên ngoài nhà trường, tái tạo không gian diễn xướng nguyên bản của sử thi. Dù được tổ chức giảng dạy bên trong hay bên ngoài nhà trường cũng cần phải nhìn nhận sử thi như một phổ văn hoá mà không phải là một hiện tượng văn hoá đơn lập. Từ đó, xây dựng chương trình dựa trên tri thức liên ngành và áp dụng các phương pháp giảng dạy liên ngành văn hoá học, dân tộc học, nghệ thuật học,… Tuyệt đối không chỉ chú trọng vào lý luận và sử thi trên bề mặt văn bản. Sử thi văn bản được dùng để đọc không phải để diễn xướng, chưa kể khi văn bản hoá đã chịu tác động/ can thiệp của quá trình viết hoá – khả dĩ? Sử thi văn bản chỉ có một bản kể duy nhất còn sử thi sống thì không có bản kể cố định vì phụ thuộc vào năng lực ứng tác của nghệ nhân/(có thể đồng nhất với) người sáng tạo. Kế thừa hệ quả của giải pháp xem sử thi là một đối tượng nghiên cứu của nhân học du lịch, một tài nguyên của du lịch văn hoá dân gian, chúng tôi mặc định môi trường – không gian diễn xướng của sử thi đã được hồi sinh, nghệ nhân và khán - thính giả đều được nuôi dưỡng động lực hát kể và lắng nghe sử thi. Chúng tôi đề xuất bài học giảng dạy sử thi cần được tách ra thành một chuyên đề độc lập, gồm hai phần: Phần 1. Dạy học sử thi văn bản (trường hợp cụ thể). Khi dạy đọc - hiểu văn bản sử thi cần phải dựa trên tri thức liên ngành (như đã nói ở trên). Bởi vì khi chúng ta nhìn nhận xem xét một hiện tượng phiến diện, nhìn từ mặt này sẽ mang một đặc điểm, nhìn từ mặt khác sẽ mang một đặc điểm, thậm chí những đặc điểm đó lại dường như mâu thuẫn lẫn nhau. Nhất là đối với sử thi – một loại hình nghệ thuật folklore nguyên hợp, đa diện nhưng thống nhất thì 283
  10. khả năng nhận thức sai lệch khi tiếp cận đơn ngành lại càng có thể xảy ra với tỉ lệ cao. Việc nhận thức đúng về phổ tri thức trong sử thi văn bản sẽ là bước đệm để tiếp cận và thẩm thấu sử thi sống tổng hợp/ nguyên hợp. Từ các kết quả nghiên cứu trước của chúng tôi về sử thi Êđê, M’nông, khi bàn về vị thế của người phụ nữ, họ không phải là một vẻ đẹp quyền lực của “trạng thái đã hoàn thành” như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng kết luận về vị thế của người phụ nữ trong sử thi Tây Nguyên (2011)64. Có lẽ Nguyễn Việt Hùng xuất phát từ hướng tiếp cận thuần ngữ văn học để đưa ra kết luận này. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu sử thi Tây Nguyên, cụ thể là Đăm Săn (sử thi Êđê), Cưới vợ cho Yang (sử thi M’nông) từ hướng tiếp cận kết hợp ngữ văn học – văn hóa học, ngữ văn học – dân tộc học, ngữ văn học – xã hội học, chúng ta sẽ có một kết luận khác, toàn diện hơn về mẫu quyền trong mẫu hệ của tộc người. Xét trường hợp sử thi Đăm Săn, nếu như chỉ dựa vào phương pháp phân tích ngữ văn/ văn bản học thì khó tránh đưa ra những nhận định “áp đặt” về hành động của Đăm Săn trong sử thi là chống lại tục nối dây và sự tranh đoạt HNhí từ các tù trưởng cho thấy người phụ nữ “quyền lực mẫu hệ” xuất hiện trong sử thi chỉ là một vẻ đẹp của “trạng thái đã hoàn thành”, tức phụ thuộc vào người đàn ông, là trang sức cho những chiến công của các vị anh hùng (Nguyễn Việt Hùng). Trong công trình Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Êđê 65, dựa trên phương pháp nghiên cứu liên ngành, xuất phát từ tiếp cận dân tộc học, văn hóa học, chúng tôi khẳng định hành động của Đăm Săn không phải chống lại tục nối dây mà là hành động muốn vượt qua thử thách, khát khao vượt qua giới hạn của chính mình của người anh hùng. Và người phụ nữ trong xã hội mẫu hệ không phải đã lùi vào quá khứ vàng son mà vị thế của họ vẫn được khẳng định trong xã hội từ thời đại sử thi cho đến ngày nay, dựa trên kết quả điền dã dân tộc học đối chiếu với văn bản sử thi. Sử thi M'nông nổi tiếng với những cuộc chiến của các vị anh hùng từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính đó là: hôn nhân. Trong sử thi Cưới vợ cho Yang, cũng là một cuộc chiến giữa bon Tiăng và bon Ting, Mbong con Klêr và Dê, Lêr con Klêr N’rang. Theo diễn biến sử thi văn bản hóa, thì nguyên nhân sâu xa đến từ nguồn cơn giận dỗi của hai vị thần nữ Lêt, Mai. Và người can ngăn trước khi gây ra nguyên nhân của cuộc chiến cũng là những người phụ nữ: (1) Khi Lông, Măng nghe lời hai thần nữ Lêt, Mai giấu Bing thì hai người vợ là bà Si và Sân đã khuyên ngăn chồng; (2) Bing cũng phản đối việc cha mình làm; (3) Thần Lêt, Mai phải lấy ngải thổi mới khuất phục được Bing. Khi Tiăng biết kẻ thù là ai, Tiăng nhờ mẹ Rong đánh trống gar yau để báo hiệu các bon khác giúp đỡ tìm Bing con Lông. Trước khi kết thúc cuộc chiến và sau khi kết thúc cuộc chiến, giành được thắng lợi, đoàn tổ chức đám cưới cho Yang ở bon Tiăng dẫn đầu là các mẹ Dum, mẹ Brah, mẹ Rõng, sau đó mới là Tiăng và các vị anh hùng khác của bon. Trong các cuộc chiến thì người anh hùng nam luôn là người xông pha để bảo vệ những người phụ nữ nhưng trong những sự kiện, lễ hội của đời sống cộng đồng, bao giờ cũng được mở màn, ra mặt của một 64 Nguyễn Việt Hùng (2011), Người phụ nữ và xã hội mẫu hệ trong sử thi Tây Nguyên, truy cập ngày 9/9/2020, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-cac-dan-toc-thieu-so/1914-nguyen-viet-hung-nguoi- phu-nu-va-xa-hoi-mau-he-trong-su-thi-tay-nguyen.html 65 Tuyết Nhung Buôn Krông (2010). Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Êđê. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 284
  11. người phụ nữ “mẫu quyền”, kể cả là lời kêu gọi sự liên minh cho một cuộc chiến – mẹ Rõng đánh trống gar yau. Soi chiếu hệ thống các chi tiết, hình ảnh từ nhiều góc độ mới thấy rằng sử thi không thuần túy là kể lại một cuộc chiến, một trận đánh, một cuộc giao tranh để giải quyết bất hòa, mâu thuẫn, xung đột, và trả thù để khẳng định sức mạnh anh hùng, thủ lĩnh của những người đàn ông hùng mạnh mà sử thi là một bức tranh văn hóa có phổ đẹp nhiều chiều. Phổ bức tranh ấy đẹp bởi qua nghệ thuật diễn xướng dân gian, khán – thính giả có thể nhận diện được tín ngưỡng vạn vật hữu linh, văn hóa truyền thống, luật tục (hôn nhân là sự truyền đời giữa các dòng họ), phong tục tập quán (tiếp đón khách, kiêng cữ, ẩm thực,…), nghi lễ lễ hội (tang lễ, hôn lễ, những câu chuyện kết nghĩa anh em, , ,…), ở sự cố kết cộng đồng, những lời khuyên ngăn trước khi một cuộc chiến xảy ra (cho thấy họ - chủ thể sử thi – chưa bao giờ là những con người tham chiến, rằng gốc rễ vẫn là sự yêu chuộng bình yên, dung thông, cùng nhau sinh sống); và trên hết dưới góc nhìn văn hóa – nữ quyền luận, chủ thể sử thi đã nuôi dưỡng cho chính cộng đồng mình một sự bình đẳng giới dù thời đại sử thi đã qua đi – chế độ mẫu hệ còn chính thống hay đã biến đổi theo dòng chảy lịch sử thì vị thế của người phụ nữ vẫn được coi trọng trong vị thế là chủ đạo, được những người đàn ông và cả cộng đồng tôn vinh, bảo vệ bằng tập quán pháp có từ ngàn đời. Phần 2. Dạy học sử thi sống trong không gian văn hóa tộc người. Trong đó phương pháp giảng dạy chính là phương pháp dạy học dự án dựa trên hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nghệ thuật với không gian học tập được tổ chức bên ngoài nhà trường, tại địa điểm/không gian diễn xướng sử thi. Bởi vì như Petr Bogatyrev đã chỉ ra rằng: “[…] tất cả các tác phẩm dân gian mà trong đó mặt sáng tạo được gắn hữu cơ với việc trình diễn đều có chung một nét đặc thù: nói chung, chúng được trình diễn không phải trên cơ sở các văn bản viết (bản viết tay, ấn loát phẩm, hoặc những ghi chép) mà bằng trí nhớ. Cái gì đã được nghe thấy (hay nhìn thấy, trong trường hợp múa) đều được lặp lại bằng trí nhớ. Tất nhiên, việc trình diễn đó đòi hỏi phải có những chỗ biến đổi vô thức hay có ý thức. Đồng thời, phải nhấn mạnh rằng, trong khi ứng tác người sáng tạo – biểu diễn vẫn đứng nghiêm ngặt trong các ranh giới cổ truyền (Ngô Đức Thịnh & Frank Proschan, 2005, tr. 498). Nghệ nhân diễn xướng sử thi từ trí nhớ, đến lượt khán - thính giả lắng nghe và “học tập” cũng bằng trí nhớ trong không gian văn hóa tộc người. Và khi được sống trong không gian diễn xướng sử thi, sẽ có một phần trăm nào le lói, nhóm dậy trong lòng những người trẻ - bộ phận gìn giữ truyền thống hiện nay rồi sẽ chuyển qua tích cực – và giá trị thẩm mỹ của sử thi chỉ có thể tác động, chạm đến trái tim những người trẻ khi văn hóa sử thi được diễn xướng trong không gian nguyên bản sản sinh ra nó. Việc này nếu có thể sẽ được tổ chức học tập dài ngày hoặc theo đợt và huy động kinh phí từ nguồn xã hội hoá giáo dục nhằm hướng đến tính hiệu quả, lâu dài cho mục đích bảo tồn và phát triển sử thi và nghệ thuật diễn xướng sử thi Tây Nguyên trong nhà trường trước sự phát triển sâu và mạnh của công nghệ 4.0 như hiện nay. 285
  12. 4. Kết luận Sử thi và nghệ thuật diễn xướng sử thi Tây Nguyên đang đối diện với thực trạng bị mai một và có nguy cơ “một đi không trở lại” như tư duy buổi ban đầu của những con người nguyên sơ trong xã hội bán khai, bởi sự biến đổi của ba yếu tố: môi trường diễn xướng sử thi, nghệ nhân, người nghe là một điều tất yếu. Để bảo tồn và phát triển sử thi Tây Nguyên sống thì các học giả từ nhiều lĩnh vực đã đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp. Với dung lượng bài viết ngắn, trên cơ sở nhìn nhận thực trạng sống của nghệ thuật diễn xướng sử thi và việc giảng dạy sử thi trong nhà trường kết hợp với hướng phát triển nhân học du lịch sử thi Tây Nguyên, chúng tôi đề xuất mang tính định hướng giải pháp giảng dạy sử thi trong nhà trường với tư cách một chuyên đề học tập độc lập. Như một thực tế không thể thay đổi, chúng tôi xin được mượn lời của Grant Evans (2001) viết về“Làng toàn cầu? Nhân học trong tương lai” để khép lại bài viết này: “Về mặt lịch sử, văn hóa con người luôn luôn ở trong quá trình biến đổi, lúc nhanh lúc chậm, có khi do ngoại lực, có khi do nội lực. […] “Truyền thống” và cái ý vô nhiễm bởi thời gian mà nó gợi lên cho văn hóa là một ảo ảnh. Không có một xã hội nào “đông lạnh” hoặc “dân tộc nào mà không có lịch sử”, mà chỉ có các xã hội “nóng”, đang biến đổi” (tr. 465). Quả thật, chúng ta cần nhìn nhận sử thi sống ở Tây Nguyên Việt Nam đang biến đổi và thích ứng với sự biến đổi đó một cách hiệu quả nhất có thể. Tài liệu tham khảo Buôn Krông Tuyết Nhung (2010). Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Êđê. Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc. Đỗ Tường Hiệp (chủ biên). Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đăk Lăk Lớp 10 Evans, G (chủ biên) (2001). Bức khảm văn hóa Châu Á. (Cao Xuân Phổ dịch). Hà Nội: NXB.Văn hóa Dân tộc. Guxep, V. (1998). Mỹ học folklor. (Hoàng Ngọc Hiến dịch). Đà Nẵng: NXB. Đà Nẵng. Hà Thị Thới (2020a). “Hát kể sử thi – tiềm năng du lịch văn hoá dân gian của tộc người thiểu số Tây Nguyên: Trường hợp hát kể sử thi Mơ Nông”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Xã hội năm 2020 Văn hoá và Văn minh đô thị ở các nước Đông Nam Á trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tp. HCM: NXB. Khoa học & Kỹ thuật. Tr.107-113. Hà Thị Thới (2020b). “Mỹ học của sử thi tộc người Stiêng - tiềm năng phát triển du lịch văn hoá dân gian”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ VIII – năm 2020. Huế: NXB. Đại học Huế. Tr.282.-293. Hà Thị Thới (2021). “Sử thi người Stiêng – Nhìn từ mối quan hệ folklore và nhân học”. Nghiên cứu giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt 2021 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế lần 5. Tp. HCM: NXB. Đại học Quốc gia Tp. HCM. Tr.275-183. Hoàng Tiến Tựu (1978). “Góp phần xác định khái niệm diễn xướng dân gian và tìm hiểu những yếu tố có tính chất kịch trong dân ca”. Diễn xướng dân gian và Nghệ thuật Sân khấu. Viện nghệ thuật – Bộ Văn hoá và Thông tin. Tr.64-77. 286
  13. Kiều Trung Sơn (chủ biên), Lê Văn Kỳ, Vũ Quang Dũng (2018). Sử thi Êđê hiện nay: Nghệ nhân và việc trao truyền nghệ thuật diễn xướng. Hà Nội: NXB. Khoa học Xã hội. Kho tàng sử thi Tây Nguyên (2011). Cưới vợ cho Yang. Sử thi Mơ Nông. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (đồng chủ biên). (2005). Folklore thế giới một số công trình nghiên cứu cơ bản. Hà Nội: NXB. Khoa học Xã hội. Ngô Đức Thịnh (2009). “Tính thống nhất và đa dạng của sử thi Tây Nguyên”. Sử thi Việt Nam trong bối cảnh sử thi châu Á. NXB. Khoa học Xã hội. Tr.107-122. Ngô Đức Thịnh (2019). Văn hóa vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam. Tp. HCM: NXB. Đại học Quốc gia Tp. HCM. Nguyễn Thị Hoà (2009). “Về môi trường sưu tầm, nghiên cứu, truyền dạy sử thi Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay”. Sử thi Việt Nam trong bối cảnh sử thi châu Á. NXB. Khoa học Xã hội. Tr.235-248. Phan Đăng Nhật (2001). Nghiên cứu sử thi Việt Nam. Hà Nội: NXB. Khoa học Xã hội. Phan Đăng Nhật (2009). “Suy nghĩ về các phương thức bảo tồn và phát huy giá trị của sử thi Tây Nguyên trong xã hội hiện đại”. Sử thi Việt Nam trong bối cảnh sử thi châu Á. NXB. Khoa học Xã hội. Tr. 218-230. Phan Đăng Nhật (1978). “Để sớm có những tác phẩm có tầm vóc lớn: Từ diễn xướng sử thi – anh hùng ca cổ đến sân khấu XHCN”. Diễn xướng dân gian và Nghệ thuật Sân khấu. Viện nghệ thuật – Bộ Văn hoá và Thông tin. 165-172. Phan Thanh Hải (chủ biên). Giáo dục địa phương tỉnh Đắk Nông lớp 10. NXB Đại học Quốc gia TP HCM. 2023. Tô Ngọc Thanh (2009). “Số phận của sử thi Tây Nguyên trong điều kiện xã hội đương đại”. Sử thi Việt Nam trong bối cảnh sử thi châu Á. NXB. Khoa học Xã hội. Tr.201-205. Tuấn Giang (2006). Giá trị nghệ thuật của diễn xướng dân gian Việt Nam. Hà Nội: NXB. Văn hoá – Thông tin. Trương Bi (2020). Không gian diễn xướng sử thi Êđê, M’nông. Hà Nội: NXB. Sân khấu. 287
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2