intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề đội ngũ dạy ngữ văn ở một số cơ sở đào tạo sư phạm hiện nay thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đào tạo nghề cho người học nghề giỏi về kiến thức, vững về nghiệp vụ chuyên môn là mục tiêu đặt ra cho bất cứ cơ sở đào tạo ngành nghề nào. Mục tiêu của người được đào tạo thế nào, thì người đào tạo cũng phải giỏi và vững hai mặt như vậy. Nghề dạy học nói chung, dạy Ngữ văn nói riêng không nằm ngoài mục tiêu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề đội ngũ dạy ngữ văn ở một số cơ sở đào tạo sư phạm hiện nay thực trạng và giải pháp

  1. Khoa Sƣ phạm, Trƣờng Đại VẤN ĐỀ ĐỘI NGŨ học Bạc Liêu DẠY NGỮ VĂN Ở MỘT SỐ CƠ SỞ Điện thoại: 0998222608 ĐÀO TẠO SƢ PHẠM HIỆN NAY- E-mail: THỰC TRẠNG VÀ hoangtienchinh@gmail.com GIẢI PHÁP HOÀNG TIẾN CHÍNH TÓM TẮT Đào tạo nghề cho ngƣời học nghề giỏi về kiến thức, vững về nghiệp vụ chuyên môn là mục tiêu đặt ra cho bất cứ cơ sở đào tạo ngành nghề nào. Mục tiêu của ngƣời đƣợc đào tạo thế nào, thì ngƣời đào tạo cũng phải giỏi và vững hai mặt nhƣ vậy. Nghề dạy học nói chung, dạy Ngữ văn nói riêng không nằm ngoài mục tiêu này. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở đào tạo sƣ phạm ngành Ngữ văn lại không đƣợc nhƣ thế. Đội ngũ đào tạo sƣ phạm Ngữ văn có ngƣời qua trƣờng lớp sƣ phạm, có ngƣời chƣa qua đào tạo sƣ phạm và hầu nhƣ không nắm đƣợc mối liên hệ dạy ở phổ thông về kiến thức và phƣơng pháp giảng dạy. Giải pháp để cơ sở đào tạo ngành Ngữ Văn đáp ứng đƣợc “Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông”, trƣớc hết, ngƣời đào tạo Ngữ văn phải có kiến thức chuyên môn ngữ văn không những giỏi mà còn vững về nghiệp vụ sƣ phạm và nắm chắc kiến thức phổ thông, phƣơng pháp giảng dạy ở phổ thông. Có nhƣ vậy, cơ sở đào tạo sƣ phạm mới phát huy vai trò “đầu tàu”, “dẫn đƣờng” của các cơ sở đào tạo trong việc đổi mới giáo dục phổ thông. Từ khoá: cơ sở đào tạo, sƣ phạm, thực trạng, giải pháp ABSTRACT THE ISSUE OF PHILOLOGY TEACHING STAFF IN SEVERAL EDUCATIONAL INSTITUTIONS NOWADAYS – REALITY AND SOLUTION The common purpose of all educational intistutions is to provide deep knowledge to the trainees and help them become professional in their fields. In order to achieve the goal, the trainers must be excellent first in their major. Teaching in general and teaching philology in particular are to achieve this goal. However, some philology eductional institutions do not meet ths demand. There have been both well-trained and 747
  2. un-trained philology teaching staff. Moreover, almost un-trained teachers do not understand the general teaching relation between knowledge and training methods. The solution for philology educational campuses to meet the requirement “ Teaching phelology in the context of requyring comprehensive innovation for education” is that the philology trainers must have not only great personal knowledge but also sound teaching skill. Getting the goal, the educations institutions can be the “ leaders”, the “guides” for all the training institutions educational renovation. Key words: educational institution, pedagogy, reality, solution Những năm qua không thể phủ nhận những thành tựu của nền giáo dục nƣớc nhà, trong đó có những đóng góp của các cơ sở đào tạo sƣ phạm trong cả nƣớc. Những cơ sở này đáp ứng yêu cầu cơ bản của xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ về kiến thức và phẩm chất đạo đức. Để đáp ứng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, cần chỉ ra những hạn chế, đặc biệt là trong thời gian gần đây, một số cơ sở đào tạo sƣ phạm chƣa chú trọng đến tính sƣ phạm trong đào tạo, trong đó có đào tạo sƣ phạm ngành Ngữ văn. Nâng cao chất lƣợng đƣợc xác định ở hai phía: phía cơ sở đào tạo và phía ngƣời đƣợc đào tạo. Phía đào tạo bao gồm những yếu tố: Chất lƣợng đội ngũ giảng viên, phƣơng pháp giảng dạy, chƣơng trình, giáo trình đào tạo, các phƣơng tiện, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho đào tạo (phòng học có trang thiết bị, thƣ viện, phòng thí nghiệm,…), công tác quản lí đào tạo, môi trƣờng đào tạo,… Phía ngƣời đƣợc đào tạo (ngƣời học) bao gồm các yếu tố: Những kiến thức mà ngƣời học đã tiếp nhận từ trƣớc (đầu vào), thái độ và nỗ lực của ngƣời học trong quá trình học tập, quan niệm nghề nghiệp và kĩ năng vận dụng chuyên môn vào thực tiễn,… Chúng tôi đƣa ra một số hạn chế của cơ sở đào tạo sƣ phạm ngành Ngữ văn về những vấn đề sau: Vấn đề thứ nhất. Trƣớc đây, tỉnh nào cũng có Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, Trƣờng Trung học Sƣ phạm đào tạo giáo viên dạy trung học cơ sở, giáo viên dạy tiểu học và giáo viên dạy mầm non phục vụ cho giảng dạy của tỉnh nhà. Hiện nay, nhiều trƣờng sƣ phạm này đã nâng cấp lên trƣờng đại học đa ngành. Các trƣờng này đã chuyển trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, Trung học Sƣ phạm thành một Khoa Sƣ phạm trong hệ thống trƣờng đa ngành. Khoa Sƣ phạm đảm nhiệm đào tạo giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non, thậm chí đào tạo cả giáo viên trung học phổ thông. Để đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bằng cấp, một số cơ sở đào tạo sƣ phạm nhận những ngƣời có bằng cấp thạc sĩ, trong số đó có những 748
  3. ngƣời chƣa qua đào tạo sƣ phạm, chỉ có chứng chỉ sƣ phạm. Việc đào tạo sƣ phạm mà chƣa qua trƣờng lớp sƣ phạm có điều không ổn. Bởi vì ngoài kĩ năng nghề nghiệp truyền đạt kiến thức cho sinh viên, còn có rất nhiều kĩ năng khác sinh viên cần học hỏi ở ngƣời thầy. Dấu ấn sƣ phạm để lại trong lòng ngƣời học rất mạnh, có thể đi suốt cuộc đời dạy học của ngƣời đƣợc đào tạo. Dấu ấn đó có thể là kiến thức uyên bác, có thể là cách truyền đạt kiến thức, khuyến khích ngƣời học tìm tòi tri thức, ở giọng giảng bài,… hoặc có thể là phẩm chất đạo đức, lối sống. Có ngƣời lập luận rằng, phƣơng pháp dạy đã có bộ môn phƣơng pháp đảm nhiệm truyền đạt còn gì. Đành rằng phƣơng pháp bộ môn do bộ môn phƣơng pháp giảng dạy, nhƣng ngƣời đào tạo ở các cơ sở đào tạo sƣ phạm cũng phải là những ngƣời gƣơng mẫu trong việc thực hiện phƣơng pháp dạy học. Ngƣời đào tạo sƣ phạm Ngữ văn nắm vững phƣơng pháp sƣ phạm nói chung còn phải nắm vững phƣơng pháp bộ môn Ngữ văn. Ngƣời đào tạo Ngữ văn phải thể hiện năng lực bình văn, thẩm văn cho sinh viên học hỏi. Năng lực này thể hiện trong giờ văn, giờ tiếng Việt và giờ làm văn cũng thế. Một số cơ sở đào tạo sƣ phạm do ít lớp, ngƣời dạy bộ môn phƣơng pháp có khi chỉ có một, khi ngƣời này chuyển công tác, nghỉ hƣu thì ngƣời thay thế chƣa nắm vững kiến thức phƣơng pháp bộ và những kĩ năng khác, do vậy chất lƣợng đào tạo bộ môn này chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Phƣơng pháp dạy Ngữ văn ngày nay, nếu chỉ thao thao bất tuyệt thì không còn đắc dụng nữa. Giáo sƣ Trần Đình Sử trong bài viết “Đào tạo giáo viên phải đi đôi với đổi mới toàn diện triệt để việc học” đăng trong kỉ yếu “Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông Việt Nam”, cho rằng: “Một trong những yếu kém cơ bản của giáo viên hiện nay là không biết cách học, do đó cũng không biết cho học sinh học tập”, “Chính vì chƣa coi trọng sự học mà phƣơng pháp đào tạo đại học hiện nay rất cũ kĩ, lạc hậu. Các phƣơng pháp khích lệ học tập hầu nhƣ chƣa đƣợc vận dụng có hệ thống. Chúng ta chƣa có bài tập yêu cầu sinh viên đọc tài liệu tham khảo, phát hiện và ghi chép các đoạn văn quan trọng, sinh viên phải hoàn thành việc ấy mới đƣợc cho phép thi hết môn”. Yếu kém này do chính chƣa đƣợc đào tạo bài bản môn Ngữ văn ở trƣờng đào tạo sƣ phạm. Nguyên nhân cũng có thể là do năng lực của một số cán bộ giảng dạy chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới đào tạo ở trƣờng sƣ phạm. Mặt khác, đổi mới dạy học đòi hỏi có tấm lòng, say mê nghề nghiệp. Thiếu nó thì không sao đổi mới đƣợc. Vấn đề thứ hai. Ngƣời đào tạo ở cơ sở đào tạo sƣ phạm phải nắm chắc nội dung kiến thức ở phổ thông, kiến thức học nội dung gì và đƣợc dạy nhƣ thế nào. Có câu chuyện vui đã diễn ra trong thực tế, một cô giáo dạy đại học có con học lớp 5 hỏi bài toán. Cô nhờ thầy dạy toán đại học giải, theo cách đó cô hƣớng dẫn cho con, con đem bài đến lớp, cô giáo ở tiểu học chấm cho điểm kém, vì đáp án đúng nhƣng cách giải không phù hợp với học sinh tiểu học. Qua câu chuyện, ta thấy ngƣời đào tạo sƣ phạm phải nắm chắc kiến thức dạy ở phổ thông và cách dạy nhƣ thế nào để đáp ứng yêu cầu 749
  4. của mỗi hệ đào tạo. Môn Ngữ văn cũng vậy, kiến thức các cấp học đồng tâm, kế thừa với nhau, nhƣng mỗi cấp giải quyết một cách khác nhau, sâu, hẹp khác nhau. Có ngƣời nói, ngƣời đào tạo sƣ phạm không cần làm thế, sau này ngƣời đƣợc đào tạo sƣ phạm ra trƣờng giảng dạy ắt sẽ biết. Điều đó cũng có thể đúng, nhƣng việc cho ngƣời đƣợc đào tạo sƣ phạm biết để giải quyết những kiến thức về mức độ, quan điểm, rộng, hẹp khác nhau là việc của bộ môn Ngữ văn ở cơ sở đào tạo. Ngƣời đƣợc đào tạo nhƣ vậy khi ra trƣờng về phổ thông dạy học không còn bỡ ngỡ, hơn nữa đã có nền tảng khi đổi mới, thay sách giáo khoa có thể phần nào thích ứng đƣợc ngay. Những ngƣời chƣa qua đào tạo sƣ phạm cũng khó có những ứng xử, giải quyết những vấn đề nhƣ vậy. Vấn đề thứ ba, thực tập, kiến tập sƣ phạm ở một số cơ sở đào tạo chƣa đƣợc coi trọng. Để tiết kiệm kinh phí, một số cơ sở đào tạo sƣ phạm gửi thẳng sinh viên xuống trƣờng phổ thông thực tập, kiến tập. Cuối kì thực tập, kiến tập danh sách đánh giá sinh viên lại gửi về cơ sở đào tạo. Vì không có giảng viên đi theo giám sát, một số cơ sở đào tạo khi nhận kết quả đều thấy kết quả hầu hết đƣợc xếp loại giỏi, tình trạng này do nể nang, các em xin nâng để dễ xin việc sau khi ra trƣờng. Có cơ sở đào tạo thành lập đoàn thực tập, có giảng viên phụ trách, nhƣng số giờ tính quá ít, họ chỉ đến giao cho trƣờng phổ thông, thỉnh thoảng giảng viên tới trƣờng phổ thông xem tình hình sinh viên thế nào có ai vi phạm gì không cho đúng trách nhiệm. Cơ sở đào tạo không có chế tài gì với những ngƣời đƣợc phân công làm trƣởng đoàn này. Chúng ta đều biết, đợt thực tập, kiến tập, ngoài lợi ích cho sinh viên trong đào tạo nghề thì giảng viên các bộ môn, đặc biệt là bộ môn phƣơng pháp đi theo đoàn thực tập, kiến tập là dịp học hỏi, nắm kiến thức, phƣơng pháp dạy phổ thông để kịp thời bổ sung vào giáo án của mình. Tiếc rằng, một số cơ sở đào tạo sƣ phạm hiện nay không chú ý việc này. Giảng viên tự giác đi tìm hiểu ở phổ thông là việc rất khó. Từ những vấn đề trên, có thể đƣa ra những giải pháp khắc phục: Một là, những ngƣời đào tạo sƣ phạm phải qua những lớp đào tạo nghề nghiệp sƣ phạm. Nếu chƣa qua đào tạo phải học lại, không phải chỉ học chứng chỉ sƣ phạm là xong. Ngƣời cán bộ quản lí khi tiếp nhận nhận ngƣời dạy ở cơ sở đào tạo sƣ phạm phải chú ý điều này. Hai là, mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với trƣờng phổ thông phải có sự gắn kết sâu sắc. Gắn kết để sinh viên thực tập nghề nhƣng cũng là nơi cán bộ giảng dạy học hỏi trao đổi nghề nghiệp dạy ở phổ thông, nơi nghiên cứu áp dụng những đề tài khoa học giáo dục của các cơ sở đào tạo sƣ phạm. Ngƣời đào tạo sƣ phạm Ngữ văn phải luôn trau dồi phƣơng pháp sƣ phạm, đồng thời trau dồi kĩ năng bộ môn. Trong sinh hoạt chuyên môn của các tổ bộ môn trong các cơ sở đào tạo phải luôn đƣợc bàn bạc, thảo luận thƣờng xuyên về vấn đề này. Đào tạo năng lực ngữ văn và những kĩ năng khác cho ngƣời học phải đƣợc đặt ra yêu cầu của đào tạo sƣ phạm. Đáp ứng yêu cầu đổi mới, ngƣời cán bộ 750
  5. dạy Ngữ văn ở cơ sở đào tạo sƣ phạm luôn nêu cao tinh thần học hỏi,nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ba là, các cơ sở đào tạo sƣ phạm ở tỉnh chỉ là một khoa đào tạo sƣ phạm trong trƣờng đa ngành nên chất lƣợng đào tạo sƣ phạm còn hạn chế. Cơ sơ đào tạo sƣ phạm cần có những trƣờng trọng điểm nhƣ Trƣờng Sƣ phạm Hà Nội, Trƣờng Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trƣờng Sƣ phạm Đà Nẵng, Trƣờng Sƣ phạm Vinh, Trƣờng Sƣ phạm Thái Nguyên, Trƣờng Sƣ phạm Cần Thơ. Những cơ sở đào tạo này đƣợc đầu tƣ về cơ sở vật chất và con ngƣời tƣơng xứng với trọng trách đào tạo giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông. Những cơ sở đào tạo của các tỉnh đào tạo giáo viên tiểu học và giáo viên mầm non. Đồng thời những cơ sở này là nơi bồi dƣỡng giáo viên các hệ theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Bộ Giáo dục và Đào tạo để giáo dục nƣớc nhà phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới ngày càng bức thiết đặt ra cho ngành giáo dục. Đổi mới giáo dục, trƣớc hết phải đổi mới cơ sở đào tạo sƣ phạm, trong đó lấy con ngƣời đổi mới là trọng tâm, có nhƣ vậy mới đào tạo ra những ngƣời giáo viên phổ thông đáp ứng sự đổi mới toàn diện này. Sƣ phạm Ngữ văn cũng thế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 2. Trần Đình Sử (2013), “Vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên hiện nay – thực trạng và giải pháp, Đào tạo giáo viên phải đi đôi với đổi mới toàn diện triệt để việc học”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy Ngữ văn ở trƣờng phổ thông Việt Nam, Nxb. Đại học Sƣ phạm. 751
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1