Đặng Thị Lệ Tâm<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/3): 111 - 115<br />
<br />
NỘI DUNG DẠY HỌC RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH<br />
TIỂU HỌC TIẾNGVIỆT VÀ TIẾNG LÀO QUA CÁI NHÌN SO SÁNH<br />
Đặng Thị Lệ Tâm*<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hội thoại là hoạt động thường xuyên và phổ biến của loài người khi sử dụng ngôn ngữ. Muốn dạy<br />
sử dụng một thứ tiếng nói có kết quả cao trong giao tiếp phải dạy hội thoại.Thông qua việc rèn kĩ<br />
năng hội thoại, người học mới thực sự học sử dụng tiếng nói phong phú, đa dạng. Bài viết tìm hiểu<br />
vấn đề nội dung dạy học rèn kĩ năng hội thoại trong chương trình dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh<br />
tiểu học của hai nước Lào và Việt Nam, từ đó có cái nhìn đối chiếu vấn đề dạy học hội thoại trong<br />
nhà trường tiểu học của hai quốc gia.<br />
Từ khoá: Hội thoại, chương trình, giao tiếp, tiểu học, kĩ năng...<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội của<br />
con người, là một trong những điều kiện quan<br />
trọng để xã hội loài người tồn tại và phát<br />
triển. Trong đó, “ngôn ngữ là phương tiện<br />
giao tiếp quan trọng nhất của loài người”<br />
(V.I.Lênin) (dẫn theo [1.19]). Hiện nay, các<br />
nước phát triển trên thế giới đều quan tâm<br />
nghiên cứu vấn đề giao tiếp và đưa nội dung<br />
này vào dạy học trong nhà trường từ tiểu học<br />
đến đại học. Xu hướng phát triển chung của<br />
giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới là<br />
hướng đến việc hình thành các loại năng lực<br />
cho học sinh, trong đó giao tiếp là một năng<br />
lực quan trọng.<br />
Hội thoại là hoạt động thường xuyên và phổ<br />
biến của loài người khi sử dụng ngôn ngữ.<br />
Muốn dạy sử dụng một thứ tiếng nói có kết<br />
quả cao trong giao tiếp phải dạy hội thoại.<br />
Thông qua việc học hội thoại, người học mới<br />
thực sự học sử dụng tiếng nói phong phú, đa<br />
dạng, gắn với cuộc sống, học tiếng nói trong<br />
giao tiếp và để giao tiếp. Hơn nữa, dạy hội<br />
thoại là dạy văn hóa ứng xử trong giao tiếp.<br />
Các hàm lượng văn hóa của mỗi dân tộc hàm<br />
chứa trong ngôn ngữ (như các nghi thức lời<br />
nói, các cách sử dụng tu từ về từ, câu…) khi<br />
được tích cực hóa sẽ trở thành vốn riêng của<br />
từng người.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 454828, Email: letamsptn79@gmail.com<br />
<br />
Quan niệm này đã làm thay đổi diện mạo<br />
chương trình và sách giáo khoa dạy tiếng mẹ<br />
đẻ và dạy tiếng nước ngoài của các nước trên<br />
thế giới. Hiện nay, trong chương trình giáo<br />
dục phổ thông của nhiều nước trên thế giới, kĩ<br />
năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) được coi<br />
là mục tiêu chiến lược trong giáo dục, đặc<br />
biệt là việc hình thành và phát triển các kĩ<br />
năng nghe và nói (hội thoại).<br />
Bài viết này tìm hiểu vấn đề dạy học hội thoại<br />
trong chương trình dạy tiếng mẹ đẻ cho học<br />
sinh tiểu học của hai nước Việt Nam và Lào - là<br />
hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam<br />
Á, cùng có nền giáo dục đã và đang phát triển<br />
mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới. Văn<br />
bản Chương trình của hai nước trên bao gồm:<br />
- Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu<br />
học của Việt Nam: do Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo ban hành kèm theo Quyết định số<br />
16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm<br />
2006. Chương trình được áp dụng từ khi ban<br />
hành đến nay.<br />
- Chương trình giáo dục cấp Tiểu học của<br />
Lào: do Viện nghiên cứu Khoa học giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo Lào ban hành năm<br />
2010, đăng tải trên trang http://www<br />
Moes.edu.la. Chương trình được áp dụng từ<br />
khi ban hành (2010) đến nay.<br />
Nội dung dạy học hội thoại của Việt Nam và<br />
Lào không tách ra mà được trình bày trong<br />
chương trình dạy tiếng mẹ đẻ dành cho<br />
111<br />
<br />
Đặng Thị Lệ Tâm<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trường phổ thông, nằm trong hoặc bên cạnh<br />
các mạch nội dung khác (như đọc, nghe,<br />
viết,...). Vì thế, trong khuôn khổ bài báo này,<br />
tác giả sẽ xem xét chung về các chương trình<br />
nhưng tập trung chủ yếu vào sử dụng các<br />
phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống<br />
hóa, đối chiếu về phương diện nội dung dạy<br />
học nhằm tìm ra những nét tương đồng và<br />
khác biệt.<br />
<br />
188(12/3): 111 - 115<br />
<br />
NỘI DUNG DẠY HỌC HỘI THOẠI<br />
TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỦA VIỆT<br />
NAM VÀ LÀO<br />
Mô tả<br />
Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu<br />
học của Việt Nam<br />
Trong chương trình giáo dục phổ thông cấp<br />
Tiểu học môn Tiếng Việt của Việt Nam, nội<br />
dung dạy học hội thoại được cụ thể qua kĩ<br />
năng nói trong bảng 1 như sau:<br />
<br />
Bảng 1. Nội dung dạy học hội thoại trong chương trình môn Tiếng Việt<br />
Lớp<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
Kĩ năng nói<br />
- Nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.<br />
- Trả lời câu hỏi; đặt câu hỏi (theo mẫu).<br />
- Kể lại những câu chuyện được nghe kể trên lớp (kết hợp nhìn tranh minh họa và đọc lời gợi ý<br />
dưới tranh).<br />
- Nói về mình và người thân bằng một vài câu<br />
- Biết nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, tự giới thiệu; đáp lời cảm ơn, xin lỗi,<br />
lời mời...trong các tình huống giao tiếp ở trường học, gia đình, nơi công cộng.<br />
- Trả lời và đặt câu hỏi đơn giản.<br />
- Kể một mẩu chuyện hoặc một đoạn của câu chuyện được nghe.<br />
- Nói lời giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớp theo gợi ý.<br />
- Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội.<br />
- Đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại.<br />
- Kể từng đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện đơn giản đã được nghe.<br />
- Phát biểu ý kiến trong cuộc họp; giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, chi đội; trình bày miệng<br />
báo cáo ngắn (đã viết theo mẫu) về hoạt động của tổ, lớp, chi đội.<br />
- Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. Kể chuyện<br />
bằng lời của nhân vật.<br />
- Bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi. Đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi làm<br />
rõ vấn đề trong trao đổi thảo luận.<br />
- Giới thiệu về con người, lịch sử, văn hóa, địa phương.<br />
- Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.<br />
- Trao đổi, thảo luận về đề tài phù hợp với lứa tuổi; bày tỏ ý kiến, thái độ về vấn đề đang trao<br />
đổi, thảo luận.<br />
- Giới thiệu lịch sử, văn hóa, các nhân vật tiêu biểu của địa phương.<br />
<br />
* Chương trình giáo dục cấp Tiểu học của Lào<br />
Nội dung hội thoại qua kĩ năng nghe và nói được thể hiện trong Bảng 2.<br />
Nhận xét<br />
Điểm tương đồng<br />
Nội dung dạy học hội thoại trong chương trình tiểu học của hai nước đều hết sức đa dạng, phong<br />
phú, có khả năng giúp các em giao tiếp phù hợp với mọi hoàn cảnh của cộng đồng. Với cách<br />
nhìn nhận toàn diện về nguyên tắc giao tiếp, cả hai chương trình đã chú trọng xây dựng các nội<br />
dung dạy học để rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh bên cạnh các nội dung dạy học đọc,<br />
viết và phù hợp với việc giao tiếp của học sinh từ 6-11 tuổi.<br />
Nhìn vào bảng thống kê, các kĩ năng hội thoại ở các lớp của hai chương trình đã có sự lặp lại và<br />
nâng cao, đã thể hiện tính hệ thống trong nội dung học tập, giúp học sinh từng bước rèn luyện kĩ<br />
năng sử dụng nghi thức lời nói trong từng năm học.<br />
112<br />
<br />
Đặng Thị Lệ Tâm<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/3): 111 - 115<br />
<br />
Bảng 2. Nội dung dạy học hội thoại trong chương trình môn Tiếng Lào<br />
Lớp 1<br />
1.Nói để gửi<br />
thông tin như:<br />
Chào mừng, giới<br />
thiệu tên của bản<br />
thân và người<br />
khác.<br />
2. Nói để thông<br />
báo với giáo viên<br />
và bạn thân trong<br />
chủ đề ngắn và<br />
phù hợp.<br />
Như: hai học sinh<br />
hội thoại cùng<br />
nhau.<br />
3. Trình bày<br />
nhóm: tranh vẽ và<br />
một cái gì đó mà<br />
giáo viên giúp đỡ.<br />
<br />
Lớp 2<br />
1.Tham gia và lắng<br />
nghe, biết dùng lời<br />
nói để đề xuất ý<br />
kiến, miêu tả đặc<br />
điểm cử chỉ, tính<br />
tính<br />
2.Thông tin với giáo<br />
viên,bạn cùng<br />
lớp,trường và khách<br />
đã đến thăm.<br />
Thảo luận theo đôi,<br />
theo nhóm và trình<br />
bày trước lớp về<br />
chủ đề đơn giản,<br />
nghe – hiểu và thực<br />
hiện yêu cầu của<br />
giáo viên<br />
3. Trình bày thành<br />
tích của mình và<br />
của nhóm, có giáo<br />
viên giúp đỡ.<br />
<br />
Lớp 3<br />
1.Báo cáo, nói chính<br />
xác về mục tiêu, tình<br />
hình sự việc, biết<br />
miêu tả phải có mở<br />
đầu, nội dung, kết<br />
luận câu chuyện hợp<br />
với chủ đề.<br />
2.Thông tin với<br />
những người chung<br />
quanh về các mục<br />
tiêu của công việc và<br />
mục đích, phạm vi,<br />
chủ đề cũ và chủ đề<br />
mới bằng câu hỏi và<br />
câu từ chối.<br />
3. Trình bày thành<br />
tích của mình và của<br />
nhóm trên bảng có<br />
giáo viên giúp đỡ.<br />
<br />
Bên cạnh đó, nội dung dạy học hội thoại<br />
trong chương trình của hai nước đều chú<br />
trọng mọi hình thức hội thoại: đơn thoại, song<br />
thoại, đa thoại. Chương trình được sắp xếp<br />
theo trật tự kĩ năng từ dễ đến khó, từ đối<br />
thoại, dạng lời nói các em thường sử dụng<br />
hàng ngày đến đơn thoại, dạng lời nói yêu<br />
cầu HS phải tự mình sáng tạo cả nội dung lẫn<br />
cấu trúc hình thức và phương thức liên kết.<br />
Cách sắp xếp chương trình này phù hợp với<br />
đặc điểm tâm lí ngôn ngữ của HS lứa tuổi<br />
tiểu học. Vì học sinh tiểu học chưa quen nói<br />
trước đông người, vốn từ và khả năng ứng xử<br />
ngôn ngữ còn hạn chế. Việc rèn luyện kỹ<br />
năng nói lời hội thoại ở mức đơn giản trong<br />
quan hệ hoà hợp có tác dụng giúp học sinh<br />
sớm có khả năng hoà nhập với xã hội rộng<br />
lớn. Hơn nữa, nó còn tạo tiền đề để sau này<br />
các em nói lời hội thoại phức tạp ở các mức<br />
độ, yêu cầu khác nhau trong các cuộc giao<br />
tiếp chính thức. Có thể nói, với các đề tài, nội<br />
dung hội thoại đã được đưa vào dạy học trong<br />
chương trình Tiếng Việt mới đã tạo ra được<br />
nhu cầu, hứng thú luyện nói cho học sinh.<br />
Nhất quán với cách viết chung của chương<br />
trình cấp học, nội dung dạy học hội thoại của<br />
<br />
Lớp 4<br />
1.Báo cáo được<br />
những sự kiện, kể<br />
lại kinh nghiệm đã<br />
trải qua.Nói năng<br />
đúng đắn, hợp lý<br />
chuẩn mực với các<br />
tình huống và người<br />
nghe. Biết giao tiếp<br />
với cộng đồng.<br />
2.Trình bày những<br />
khó khăn của đề tài<br />
mà bản thân đang<br />
nghiên cứu.<br />
3.Giới thiệu thành<br />
tích cá nhân hay<br />
của nhóm với các<br />
bạn cùng lớp đúng<br />
với mục tiêu.<br />
<br />
Lớp 5<br />
1.Biết thuyết phục<br />
người khác, biết<br />
nói mở đầu,trình<br />
bày nội dung<br />
thông tin chính<br />
xác và biết kết<br />
luận phù hợp chủ<br />
đề liên quan.<br />
2.Thông tin với<br />
cộng đồng về mục<br />
tiêu, chủ đề của<br />
vấn đề đang<br />
nghiên cứu thuộc<br />
nhiều lĩnh vực.<br />
3. Đóng góp ý<br />
kiến và giới thiệu<br />
chi tiết rõ ràng<br />
cho khán giả và<br />
người nghe.<br />
<br />
cả hai chương trình cũng không đưa ra các<br />
quy định về thời lượng, cách sắp xếp, tổ chức<br />
cụ thể cho mỗi nội dung học tập, rèn luyện.<br />
Việc làm này sẽ do các nhà soạn sách, các<br />
giáo viên căn cứ vào trình độ của học sinh,<br />
đối chiếu với yêu cầu kiến thức và kĩ năng để<br />
tự quy định. Cách làm mềm dẻo đó sẽ tạo ra<br />
nhiều phương án thực hiện chương trình thích<br />
hợp với thực tiễn giáo dục đa dạng ở mỗi<br />
quốc gia.<br />
Sự khác biệt giữa hai chương trình<br />
Thông qua việc khảo sát chương trình Tiếng<br />
Việt tiểu học, chúng ta có thể thấy nội dung<br />
dạy học hội thoại được chia làm hai giai đoạn.<br />
Nếu như ở giai đoạn đầu (lớp 1, 2), học sinh<br />
chỉ được làm quen và học các nghi thức giao<br />
tiếp đơn giản, thông thường như chào hỏi, xin<br />
lỗi, giới thiệu về bản thân …thì lên các lớp<br />
trên, hội thoại có tính chất nghi thức hơn như<br />
hội họp (tổ chức, xây dựng chương trình, điều<br />
khiển và phát biểu trong cuộc họp), giới thiệu<br />
các hoạt động của trường, địa phương, tập nói<br />
lời giải thích, tán thành hay bác bỏ một vấn<br />
đề…Nếu như việc rèn kĩ năng giao tiếp với<br />
các nghi thức lời nói tối thiểu, đơn giản cho<br />
học sinh đặt nền móng văn hóa và cách ứng<br />
113<br />
<br />
Đặng Thị Lệ Tâm<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
xử văn hóa cho học sinh (từ bậc Tiểu học) thì<br />
việc rèn kĩ năng giao tiếp chính thức phục vụ<br />
đời sống và học tập sẽ giúp các em tự thích<br />
ứng được với công việc học tập, với cuộc<br />
sống hàng ngày. Đây là những đóng góp rất<br />
lớn của môn Tiếng Việt trong việc hình thành<br />
nhân cách cho học sinh tiểu học.<br />
Mặt khác, trong chương trình Tiếng Việt tiểu<br />
học, các chủ đề hội thoại được trình bày cụ<br />
thể, chi tiết; mỗi một kĩ năng, chiến lược, thái<br />
độ và hành vi giao tiếp đều được người thiết<br />
kế “động từ hóa” thành những thao tác cụ thể<br />
nên người thực hiện biết phải làm gì khi thực<br />
hiện nội dung này. Các đề tài luyện nói đều<br />
gần gũi, quen thuộc với đặc điểm tâm lý, tư<br />
duy của các em. Đó là những nghi thức giao<br />
tiếp như: cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu,<br />
đề nghị, gọi điện, chia buồn, an ủi, ngạc<br />
nhiên, thán phục...và lời đáp tương ứng là<br />
những nghi thức giao tiếp tối thiểu, cần thiết<br />
cho mỗi con người. Trong khi chương trình<br />
hội thoại của Lào được nêu một cách khái<br />
quát, chủ yếu nêu lên các yêu cầu chung phù<br />
hợp với độ tuổi từng lớp. Nếu so sánh ở yêu<br />
cầu cần đạt về khả năng sử dụng kĩ năng hội<br />
thoại thì chúng tôi thấy, chương trình của Lào<br />
yêu cầu học sinh cao hơn, học sinh cần<br />
“Thông tin với những người chung quanh về<br />
các mục tiêu của công việc (lớp 3)… Trình<br />
bày những khó khăn của đề tài mà bản thân<br />
đang nghiên cứu (lớp 4)”. Một điều nhận thấy<br />
rất rõ trong nội dung nghe - nói của Lào có<br />
đưa thêm các hình thức dạy học đa dạng, hoạt<br />
động đánh giá nhóm đồng đẳng đã được chú<br />
ý, nội dung thảo luận nhóm và cách thức tổ<br />
chức thảo luận đã được nêu chi tiết, rõ ràng.<br />
Ví dụ: “Thảo luận theo đôi, theo nhóm và<br />
trình bày trước lớp về chủ đề đơn giản,<br />
nghe – hiểu và thực hiện yêu cầu của giáo<br />
viên (lớp 2) hay Thông tin với cộng đồng về<br />
mục tiêu, chủ đề của vấn đề đang nghiên<br />
cứu thuộc nhiều lĩnh vực (lớp 5)”. Các hình<br />
thức, nội dung đánh giá đã ghi rõ yêu cầu<br />
về chuẩn bị và sản phẩm đối với học sinh<br />
trong bài thực hành.<br />
114<br />
<br />
188(12/3): 111 - 115<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Chương trình giáo dục phổ thông của hầu hết<br />
các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến<br />
việc hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ<br />
cho học sinh thông qua 4 kĩ năng cơ bản,<br />
gồm: nghe (listening), nói (speaking), đọc<br />
(reading), viết (writing). Một số nước còn chú<br />
ý thêm kĩ năng quan sát (viewing) và trình<br />
bày (presenting). Các kĩ năng trên là cơ sở<br />
quan trọng để hình thành và rèn luyện cho HS<br />
năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ với nhiều<br />
cấp độ khác nhau. Trong đó, kĩ năng nghe –<br />
nói, đặc biệt là kĩ năng hội thoại được chú ý<br />
nhiều hơn cả. Vì thế, đối với việc xây dựng<br />
chương trình môn học tiếng mẹ đẻ cho nhà<br />
trường phổ thông của tất cả các nước, trong<br />
đó có Việt Nam, rèn kĩ năng hội thoại không<br />
thể không được quan tâm từ mục tiêu, chuẩn<br />
kiến thức kĩ năng đến nội dung, phương pháp<br />
dạy học và kiểm tra đánh giá...<br />
Theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, “Trong bối<br />
cảnh đổi mới giáo dục của Việt Nam, vốn bị<br />
tách biệt quá lâu với những thành tựu giáo<br />
dục trên thế giới, nghiên cứu giáo dục chưa<br />
phát triển đủ mạnh để dẫn đường cho đổi mới<br />
giáo dục, việc tham khảo kinh nghiệm giáo<br />
dục quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm về xây<br />
dựng chương trình để nắm bắt được tinh thần<br />
của nền giáo dục hiện đại là vấn đề sống còn<br />
và cấp bách” [4]. Sau khi so sánh vấn đề nội<br />
dung dạy học rèn kĩ năng hội thoại trong môn<br />
Tiếng Việt của Việt Nam và môn Tiếng Lào<br />
của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào,<br />
chúng tôi nhận thấy, mặc dù có một vài khác<br />
biệt, nhưng nhìn chung dạy học hội thoại của<br />
Lào và Việt Nam có nhiều điểm giống nhau<br />
do những tương đồng về văn hoá, lịch sử và<br />
giáo dục, đặt trọng tâm vào giáo dục và mang<br />
tính xã hội, coi giáo dục là mục đích lớn nhất<br />
cho việc đào tạo nhân tài.<br />
Chúng ta vẫn biết rằng mọi so sánh đều khập<br />
khiễng, nhất là đối tượng so sánh bao giờ<br />
cũng có tính lịch sử của nó. Nhưng để có cơ<br />
sở đổi mới vấn đề nội dung dạy học rèn kĩ<br />
năng hội thoại trong chương trình dạy tiếng<br />
<br />
Đặng Thị Lệ Tâm<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
mẹ đẻ cho học sinh tiểu học, cần đối chiếu<br />
chương trình giáo dục phổ thông của Việt<br />
Nam và một số nước trong trong khu vực và<br />
trên thế giới, từ đó phát huy những việc đã<br />
làm tốt; đồng thời tiếp thu, điều chỉnh lại<br />
những gì còn bất cập, góp phần đổi mới<br />
chương trình và sách giáo khoa phổ thông ở<br />
nước ta, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và hội<br />
nhập với xu thế quốc tế về giáo dục phổ thông<br />
<br />
188(12/3): 111 - 115<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Mai Ngọc Chừ (CB), Nguyễn Thị Ngân Hoa,<br />
Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn<br />
Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.<br />
2.Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình<br />
giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.Nhà xuất bản<br />
Giáo dục.<br />
3. Bộ Giáo dục và đào tạo - Viện nghiên cứu Khoa<br />
học giáo dục (2010), Chương trình giáo dục cấp<br />
Tiểu học (http://www Moes.edu.la).<br />
4. Bùi Mạnh Hùng (2013), Về định hướng đổi mới<br />
chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn ở<br />
trường phổ thông, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa<br />
học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ<br />
thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm.<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE CONTENT TEACHING CONVERSATIONS<br />
IN PRIMARY CURRICULUM IN VIETNAMESE AND LAO LANGUAGE<br />
THROUGH A COMPARATIVE GLANCE<br />
Dang Thi Le Tam*<br />
University of Education - TNU<br />
<br />
Conversation is a frequent and popular activity of the human race when they use languages. To<br />
teach learners how to use a languageeffectively it is necessary to teach conversations. Only<br />
through conversations, learners can learn a language in a varied, abundant way. The<br />
paperinvestigates the issue of teaching conversations in the mother tongue teaching curriculumfor<br />
primary pupils in Laos and Vietnam, from which the teaching of conversationsin primary schools<br />
in the two countries is compared and contrasted.<br />
Key words: Conversation, curriculum, communication, primary schools, skills…<br />
<br />
Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 14/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 454828, Email: letamsptn79@gmail.com<br />
<br />
115<br />
<br />