VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 22-24<br />
<br />
NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC<br />
MÔN TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC<br />
Chu Thị Thuỷ An - Trường Đại học Vinh<br />
Ngày nhận bài:20/11/2016; ngày sửa chữa:27/11/2016; ngày duyệt đăng:29/11/2016.<br />
Abstract: Recently, teacher training at universities has been transformed from academic year into<br />
credit system. The credit training system requires specificity and mobility in all stages of the<br />
training process, especially in stages of formation and development of teaching skills, including<br />
Vietnamese teaching skills. Therefore, research on the contents and process of training Vietnamese<br />
teaching skills to perfect the process of training primary school teachers under the credit system<br />
and meet the practical requirements is an urgent need.<br />
Keywords: Primary school teachers, skills, credit system.<br />
1. Mở đầu<br />
Ở Việt Nam, công tác đào tạo giáo viên tiểu học<br />
(GVTH) có trình độ đại học đã được tiến hành trên dưới<br />
20 năm. Tuy nhiên, đến nay, ở các trường đại học đào tạo<br />
GVTH vẫn còn thiếu các tài liệu hướng dẫn công tác thực<br />
hành rèn luyện các kĩ năng (KN) dạy học môn Tiếng Việt<br />
(TV) cho sinh viên (SV) ngành Giáo dục tiểu học, ngành<br />
học có nhiều đặc thù riêng về KN nghề nghiệp. Các giáo<br />
trình về Phương pháp dạy học (PPDH) TV ở tiểu học<br />
cũng có đề cập các KN dạy học TV nhưng chưa cụ thể<br />
và hệ thống, thời lượng dành cho việc cung cấp các kiến<br />
thức lí thuyết về dạy học TV còn chiếm tỉ lệ cao hơn rất<br />
nhiều so với thời lượng tổ chức luyện tập các KN dạy<br />
học. Giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt<br />
động thực hành rèn luyện các KN dạy học TV cho SV.<br />
SV chưa chủ động xác định các KN dạy học TV cần thiết,<br />
chưa chủ động thực hiện các hoạt động tự rèn luyện “tay<br />
nghề” dạy học TV của mình.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Kĩ năng dạy học môn Tiếng Việt<br />
Trong các giáo trình về PPDH TV ở tiểu học, KN dạy học<br />
TV được quan niệm là hệ thống các KN sau: phân tích<br />
mục tiêu; tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa và các tài<br />
liệu dạy học, tìm hiểu trình độ và đặc điểm ngôn ngữ của<br />
HS, lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy TV; tổ chức các<br />
hoạt động dạy học trong giờ TV, kiểm tra, đánh giá học<br />
sinh (HS); tổ chức hoạt động ngoại khoá TV và bồi dưỡng<br />
HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém, vận dụng công tác chủ<br />
nhiệm, công tác Đội hỗ trợ cho việc dạy TV và kết hợp<br />
dạy TV trên các giờ học khác; phân tích, đánh giá thực tế<br />
dạy học TV ở tiểu học.<br />
Theo chúng tôi, bên cạnh hệ thống các KN dạy học<br />
một môn học nói chung, khi rèn luyện KN dạy học môn<br />
TV cho đối tượng GVTH, cần chú trọng các KN cơ sở và<br />
cơ bản sau:<br />
<br />
22<br />
<br />
- Nhóm KN cơ sở bao gồm các KN sử dụng ngôn ngữ<br />
trong dạy học: đọc, viết, nói, nghe. Đây là các KN cần<br />
thiết khi dạy học bất kì môn học nào nhưng đối với việc<br />
dạy học môn TV ở nhà trường tiểu học, các KN này của<br />
giáo viên lại là đặc biệt quan trọng. Mục tiêu quan trọng<br />
nhất của môn TV ở tiểu học là rèn luyện các KN đọc, viết,<br />
nói, nghe bằng TV cho HS. Nếu giáo viên không hoàn<br />
thiện được hệ thống KN này cho bản thân mình thì không<br />
thể tạo ra một môi trường “mẫu” tốt cho HS luyện tập.<br />
- Nhóm KN cơ bản bao gồm các KN: tìm hiểu trình<br />
độ và đặc điểm ngôn ngữ của HS tiểu học; phân tích<br />
chương trình, sách giáo khoa (SGK) môn TV; lập kế<br />
hoạch dạy học và thiết kế bài dạy TV; tổ chức các hoạt<br />
động dạy học trong giờ TV; kiểm tra, đánh giá kiến thức,<br />
KN TV của HS; phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi TV; phụ<br />
đạo HS yếu về TV, tổ chức hoạt động ngoại khoá TV,<br />
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học TV... Ngoài<br />
ra, phải kể đến một KN rất quan trọng, ảnh hưởng lớn<br />
đến việc hình thành và phát triển năng lực dạy học TV<br />
của giáo viên đó là KN nghiên cứu về PPDH TV và tự<br />
bồi dưỡng kiến thức, KN dạy học TV.<br />
Nhóm các KN cơ bản có thể phân thành hai loại:<br />
1) Các KN liên quan trực tiếp đến việc tổ chức một giờ<br />
dạy TV (phân tích bài học của SGK TV, lập kế hoạch bài<br />
dạy TV, tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ TV).<br />
Đây là những KN không thể thiếu của bất cứ một người<br />
GV nào và hiệu quả rèn luyện có thể đánh giá trực tiếp;<br />
2) Các KN liên quan đến quá trình dạy học TV nói chung<br />
như nghiên cứu về PPDH TV, phân tích chương trình,<br />
SGK TV, tổ chức hoạt động ngoại khóa TV... Hiệu quả<br />
rèn luyện những KN này không thể trực tiếp đánh giá<br />
chính xác ngay khi tổ chức rèn luyện. Để hoàn thiện<br />
những KN này, SV cần sự trải nghiệm trong quá trình<br />
giảng dạy TV của mình. Việc hình thành và hoàn thiện<br />
những KN này phải dựa trên những nền tảng lí thuyết<br />
vững vàng về Ngôn ngữ học, Tâm lí học, Giáo dục học...<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 22-24<br />
<br />
Tuy nhiên, mỗi KN kể trên có thể quan niệm là một<br />
tổ hợp KN, trong đó, chúng là những KN bề mặt và đằng<br />
sau chúng còn có những KN chuyên sâu. Chẳng hạn, để<br />
kiểm tra, đánh giá kiến thức, KN TV của HS tiểu học,<br />
GVTH cần có cả KN thiết kế, xây dựng đề kiểm tra môn<br />
TV. Hoặc trong KN phân tích chương trình, có KN làm<br />
rõ cơ sở khoa học của các nội dung hoặc các bài tập TV<br />
ở tiểu học; trong KN lập kế hoạch dạy học, sẽ bao gồm<br />
cả KN cụ thể như xây dựng bài tập TV, các nhiệm vụ<br />
giao tiếp bằng TV. Các KN bề mặt có thể hình thành<br />
thông qua hoạt động luyện tập thực hành, còn các KN<br />
chuyên sâu bên cạnh việc tổ chức thực hành rèn luyện<br />
phải cung cấp cho SV các cơ sở lí thuyết cần thiết. Khi<br />
SV có đủ cơ sở lí thuyết và thuần thục về KN có nghĩa là<br />
họ đã hình thành được năng lực dạy học TV.<br />
2.2. Quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học môn Tiếng<br />
Việt cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học<br />
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình rèn luyện các kĩ<br />
năng dạy học Tiếng Việt cho sinh viên ngành Giáo dục<br />
tiểu học:<br />
- Đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống. KN dạy<br />
học chỉ có thể được hoàn thiện và chuyển hóa thành năng<br />
lực dạy học nếu như được hình thành trên cơ sở của việc<br />
trang bị các tri thức lí thuyết cần thiết. Vì vậy, quy trình<br />
rèn luyện các KN dạy học TV phải phù hợp với logic của<br />
các môn học lí thuyết của chương trình đào tạo. Để rèn<br />
luyện mỗi KN SV phải có đủ một số kiến thức tiên quyết.<br />
Ngoài ra, quy trình rèn luyện KN dạy học TV phải<br />
phù hợp với đặc điểm của quá trình hình thành KN dạy<br />
học môn học nói chung; phù hợp với đặc trưng của môn<br />
học TV và đặc trưng kiến thức của từng phân môn trong<br />
môn TV ở trường tiểu học. Tính hệ thống của quy trình<br />
được quy định bởi sự phù hợp này.<br />
- Đảm bảo tính cụ thể và tính cơ động. Để SV có thể<br />
chủ động rèn luyện các KN dạy học theo lịch trình cá<br />
nhân hoặc nhóm, quy trình phải được xây dựng thành các<br />
giai đoạn (tiểu module) hoạt động độc lập; có sự hướng<br />
dẫn cụ thể về mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện<br />
và tiêu chí đánh giá kết quả.<br />
Mỗi SV có một kế hoạch tích lũy môn học lí thuyết<br />
riêng, vì vậy, sẽ có thể chủ động điều chỉnh, trong chừng<br />
mực có thể, hoạt động rèn luyện KN dạy học TV của<br />
mình. Tuy nhiên, việc thực hiện các tiểu module phải<br />
tuân theo một số logic nhất định của quy trình và phải<br />
đảm bảo môn học cũng như KN tiên quyết nếu có.<br />
- Đảm bảo tính thực tế và tính hiệu quả. Trong điều<br />
kiện tổ chức rèn luyện KN dạy học TV hiện nay, phải có<br />
sự phối hợp chặt chẽ, logic giữa 3 hình thức rèn luyện:<br />
thực hành trong môn PPDH TV, thực hành nghiệp vụ sư<br />
phạm thường xuyên, thực tập sư phạm. Các nội dung và<br />
<br />
23<br />
<br />
cách tổ chức hoạt động rèn luyện trong 3 hình thức trên<br />
phải thống nhất với nhau, hỗ trợ cho nhau, không trùng<br />
lặp hoặc mâu thuẫn với nhau.<br />
2.2.2. Quy trình<br />
Với mục tiêu hình thành cho SV hệ thống KN dạy<br />
học TV đã xác định ở trên; căn cứ vào logic của chương<br />
trình đào tạo ngành Sư phạm GDTH theo học chế tín chỉ,<br />
chúng tôi thiết kế quy trình rèn luyện KN dạy học TV<br />
thành 5 giai đoạn, tương ứng với 5 tiểu module. Thực<br />
hiện xong mỗi tiểu module, SV sẽ đạt được những KN<br />
dạy học tương ứng.<br />
4 tiểu module đầu của quy trình tích hợp giữa việc<br />
thực hành rèn luyện KN dạy học TV của môn học PPDH<br />
TV ở tiểu học với rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường<br />
xuyên. Tiểu module 5 tương ứng với giai đoạn thực tập<br />
sư phạm cuối khóa cuối khóa.<br />
- Tiểu module 1: Rèn luyện nâng cao các KN sử dụng<br />
TV trong dạy học.<br />
- Tiểu module 2: Rèn luyện các KN tìm hiểu đặc điểm<br />
ngôn ngữ của HS tiểu học, tổ chức các hoạt động ngoại<br />
khoá, trò chơi TV.<br />
- Tiểu module 3: Rèn luyện các KN phân tích chương<br />
trình TV tiểu học, thiết kế giáo án, tổ chức giờ học TV,<br />
KN kiểm tra, đánh giá kết quả học tập TV của HS.<br />
- Tiểu module 4: Rèn luyện KN ứng dụng công nghệ<br />
thông tin trong dạy học TV, KN bồi dưỡng HS giỏi TV,<br />
KN nghiên cứu về PPDH TV.<br />
- Tiểu module 5: Rèn luyện nâng cao và đánh giá tổng<br />
hợp kết quả rèn luyện tổng hợp các KN dạy học TV.<br />
2.2.3. Nội dung các tiểu module:<br />
- Tiểu module 1 có mục tiêu rèn luyện các KN mang<br />
tính chất cơ sở, KN sử dụng ngôn ngữ nói, viết, nghe,<br />
đọc cho SV.<br />
Nội dung rèn luyện KN nói bao gồm: hội thoại, đơn<br />
thoại và kể chuyện. Mỗi KN này bao gồm một tổ hợp các<br />
nội dung cụ thể. Về KN hội thoại, SV được rèn luyện KN<br />
mở đầu cuộc thoại, KN dẫn dắt cuộc thoại đi đúng<br />
hướng, KN sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ để hỗ trợ<br />
cho lời nói. KN đơn thoại bao gồm: tổ hợp các KN phát<br />
âm chuẩn, KN chuẩn bị nội dung, KN lập đề cương bài<br />
nói, KN trình bày bài nói mạch lạc, truyền cảm. KN kể<br />
chuyện bao gồm: KN thâm nhập, nắm vững câu chuyện,<br />
KN kể, KN sử dụng các phương tiện trực quan, các yếu<br />
tố phi ngôn ngữ phù trợ cho lời kể.<br />
Nội dung rèn luyện KN viết bao gồm: KN viết chữ<br />
cái và chữ số, KN liên kết chữ cái, dấu phụ, dấu thanh,<br />
viết liền mạch, KN thể hiện bài viết trên giấy, trên bảng<br />
và cách trình bày bảng, giáo án phù hợp với từng kiểu bài<br />
học. Nội dung rèn luyện KN nghe, bao gồm: KN phát<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 22-24<br />
<br />
hiện vấn đề chính trong bài nói, KN ghi nhanh, đúng và<br />
đầy đủ khi nghe, KN duy trì sự chú ý liên tục khi nghe.<br />
Nội dung rèn luyện KN đọc bao gồm: KN phát âm<br />
chuẩn, làm chủ cường độ, tốc độ, KN đọc hay, phù hợp<br />
với phong cách văn bản.<br />
- Tiểu module 2 có mục tiêu rèn luyện các KN tìm hiểu<br />
đặc điểm ngôn ngữ của HS tiểu học, tổ chức các hoạt động<br />
ngoại khoá, trò chơi TV. Đây là những KN mang tính chất<br />
cơ bản, liên quan đến quá trình dạy học môn TV nói<br />
chung. Nội dung rèn luyện KN tìm hiểu đặc điểm ngôn<br />
ngữ của HS tiểu học bao gồm: KN tìm hiểu đặc điểm về<br />
lời nói của HS, KN tìm hiểu kiến thức về ngôn ngữ của<br />
HS. Nội dung rèn luyện KN tổ chức hoạt động ngoại khoá<br />
TV bao gồm: KN thiết kế, sưu tầm và tổ chức các trò chơi<br />
học tập TV; KN tổ chức buổi sinh hoạt về TV, KN sưu<br />
tầm tư liệu và thiết kế góc học TV, báo tường…; KN tập<br />
hợp thành viên và thành lập các nhóm sinh hoạt về TV,<br />
KN phát động và tổ chức các cuộc thi về TV.<br />
- Tiểu module 3 có mục tiêu rèn luyện liên quan trực<br />
tiếp đến việc tổ chức giờ học TV: KN phân tích chương<br />
trình TV tiểu học, thiết kế giáo án, tổ chức giờ học TV,<br />
KN kiểm tra, đánh giá kết quả học tập TV của HS.<br />
Nội dung rèn luyện KN phân tích chương trình môn<br />
TV bao gồm: KN phân tích, giải thích mục tiêu môn học<br />
TV, KN phân tích cấu trúc nội dung (các mạch kiến thức,<br />
KN) của chương trình tổng thể, KN phân tích mục tiêu,<br />
nội dung từng phân môn, KN phân tích bài học của SGK.<br />
Nội dung rèn luyện KN thiết kế giáo án TV bao gồm: KN<br />
xác định mục tiêu bài học TV, KN xác định nội dung và<br />
đơn vị kiến thức của bài học TV, KN lựa chọn phương<br />
pháp, hình thức tổ chức dạy học và các phương tiện dạy<br />
học phù hợp với mục tiêu, nội dung và đặc trưng kiểu<br />
bài, phân môn, KN thiết kế các hoạt động dạy học TV,<br />
KN thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập, tình huống giao<br />
tiếp cho bài học TV, KN trình bày giáo án TV và chuẩn<br />
bị các đồ dùng dạy học.<br />
Nội dung rèn luyện KN tổ chức các hoạt động dạy học<br />
trên giờ TV bao gồm: KN mở đầu bài học, KN tổ chức,<br />
điều khiển các hoạt động học tập TV của HS, KN giao tiếp<br />
với HS, đưa thông tin và nhận thông tin phản hồi, KN xử<br />
lí các tình huống dạy học TV, KN sử dụng các phương tiện<br />
dạy học TV, KN tổng kết và củng cố bài học TV.<br />
Nội dung rèn luyện KN kiểm tra, đánh giá kết quả học<br />
tập TV của HS bao gồm: rèn luyện KN thiết kế mẫu quan<br />
sát để đánh giá các kĩ năng đọc thành tiếng, nói, nghe; KN<br />
thiết kế đề kiểm tra viết để đánh giá KN đọc hiểu, viết chữ,<br />
chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu; KN thiết kế bộ câu<br />
hỏi kiểm tra thái độ của HS đối với môn TV.<br />
- Tiểu module 4 có mục tiêu rèn luyện các KN có tính<br />
cơ bản, ảnh hưởng đến năng lực dạy học TV lâu dài của<br />
GV. Đó là các KN ứng dụng công nghệ thông tin trong<br />
<br />
24<br />
<br />
dạy học TV, bồi dưỡng HS giỏi TV, nghiên cứu về<br />
PPDH TV.<br />
Nội dung rèn luyện KN ứng dụng công nghệ thông<br />
tin trong dạy học bao gồm: KN thiết kế thiết kế bài giảng<br />
TV có sử dụng công nghệ thông tin, KN thực hiện các<br />
tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, KN sử dụng một<br />
số phần mềm, KN tìm kiếm tư liệu, hình ảnh sử dụng<br />
trong dạy học TV. Nội dung rèn luyện KN bồi dưỡng HS<br />
giỏi TV bao gồm: KN phát hiện HS có năng khiếu trong<br />
môn học TV, KN bồi dưỡng hứng thú học tập TV cho<br />
HS, KN bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho HS, KN bồi<br />
dưỡng năng lực cảm thụ văn học và làm văn cho HS. Nội<br />
dung rèn luyện KN nghiên cứu về phương pháp dạy học<br />
TV bao gồm: KN lựa chọn đề tài, KN lập đề cương<br />
nghiên cứu, KN nghiên cứu lí luận, KN nghiên cứu thực<br />
tiễn, KN trình bày kết quả nghiên cứu.<br />
- Tiểu module 5 có mục tiêu là nâng cao và đánh giá<br />
tổng hợp kết quả rèn luyện các KN dạy học TV trong cả<br />
quá trình đào tạo. Bao gồm: các KN phân tích chương<br />
trình, bài học của SGK TV; thiết kế giáo án TV, tổ chức<br />
hoạt động dạy và học trong giờ TV, thiết kế đề bài và<br />
đánh giá kiến thức, KN TV của HS; bồi dưỡng HS giỏi<br />
TV; tổ chức hoạt động ngoại khóa TV; sử dụng TV đọc,<br />
viết, nghe, nói, KN ứng dụng công nghệ thông tin trong<br />
dạy học TV, nghiên cứu các đề tài về PPDH TV.<br />
3. Kết luận<br />
Với nội dung trên, các tiểu module đều được thiết kế<br />
theo quan điểm hướng dẫn SV tự rèn luyện trên đối tượng<br />
là quá trình dạy học TV diễn ra một cách tự nhiên ở trường<br />
tiểu học. Mỗi tiểu module có cấu trúc như sau: mục tiêu,<br />
yêu cầu, nội dung rèn luyện, các hoạt động rèn luyện cụ<br />
thể, sản phẩm và tiêu chí đánh giá. Trong quá trình thực<br />
hiện các tiểu module, SV có sự giúp đỡ của GV các trường<br />
thực hành, cán bộ giảng dạy bộ môn PPDH TV ở tiểu học.<br />
Cán bộ phụ trách công tác Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm<br />
sẽ kết hợp với giáo viên các trường thực hành đánh giá sản<br />
phẩm rèn luyện của SV.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Lê Phương Nga (chủ biên 2009). Phương pháp dạy học<br />
Tiếng Việt ở tiểu học I. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[2] Lê Phương Nga (2009). Phương pháp dạy học Tiếng<br />
Việt ở tiểu học II. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[3] Đỗ Ngọc Thống (2011). Chương trình Ngữ Văn trong nhà<br />
trường phổ thông Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
[4] Bùi Minh Toán (1999). Từ trong hoạt động giao tiếp<br />
tiếng Việt. NXB Giáo dục.<br />
[5] Lưu Kim Tinh (2008). Kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng nâng<br />
cao hiệu quả học tập. NXB Giáo dục.<br />
[6] Nguyễn Đức Tồn (2001). Những vấn đề dạy và học tiếng<br />
Việt trong nhà trường. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />