intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong quá trình hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu khái quát về tiếng Anh chuyên ngành, thực trạng ở nước ta hiện nay và đề ra một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành (ESP).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong quá trình hội nhập

  1. NGUYỄN ĐÔNG PHƢƠNG TIÊN - TRƢƠNG VĂN ĐẠT GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP NGUYỄN ĐÔNG PHƯƠNG TIÊN (*) TRƯƠNG VĂN ĐẠT TÓM TẮT Tiếng Anh - ngôn ngữ được mặc định là phương tiện trong giao tiếp quốc tế - nhờ vào ba yếu tố sau: nhu cầu của Thế giới Mới - cuộc cách mạng chuyên ngành ngôn ngữ học - hướng tập trung vào người học. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu mang tính toàn diện, tiếng Anh chuyên ngành phải là kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng nghề nghiệp để có thể thâm nhập vào thị trường lao động. Vì vậy, người dạy nên là người tư vấn và hướng dẫn ngôn ngữ như là chuyên gia với kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực đó. Từ khóa: tiếng Anh chuyên ngành, hội nhập toàn cầu, kỹ năng chuyên môn. ABSTRACT English - the undenibly crucial international means of communication - is due to the three following factors: New World’s needs - Linguistic Revolution - Focus on learners’ purposes. English for Specific Purposes (ESP), in this harsh global integration process, must be a major skill or an occupational skill for employees to have confidence in entering this profitable working world. Therefore, English teachers should adapt themselves to be both a consultant and linguistic instructor as an expert with possible knowledge in one field. Key words: ESP, integration process, major skills. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ đào tạo, nhằm đến năm 2015, đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử Hội nhập thế giới thật sự đã trở thành dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là một mệnh lệnh của thời đại toàn cầu hóa đối đối với một số lĩnh vực ưu tiên, đến năm với quá trình phát triển, hiện đại hóa. Để mở 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp cánh cửa hội nhập chính là tiếng Anh - ngôn trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng ngữ đƣợc mặc định là phƣơng tiện trong lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp quốc tế (Dƣơng Kỳ Đức, 2011). giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường Theo “Đề án học ngoại ngữ trong hệ hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến thống giáo dục quốc gia giai đoạn 2008 - ngoại ngữ thành thế mạnh của người Việt 2020” năm 2008 của Bộ Giáo dục - Đào tạo Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, Việt Nam, mục tiêu chung của dạy và học hiện đại hóa đất nước” (Bộ Giáo dục - Đào ngoại ngữ ở nƣớc ta là: “Đổi mới toàn diện tạo, 2008). việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm giáo dục quốc dân, triển khai chương trình tìm hiểu khái quát về tiếng Anh chuyên dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ (*) Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh. Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh. 50
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 01 (09) /2016 ngành, thực trạng ở nƣớc ta hiện nay và đề 1)Hutchinson và Waters (1987) cho rằng ra một số giải pháp trong việc nâng cao chất tiếng Anh chuyên ngành nên đƣợc xem xét lƣợng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành là một phƣơng pháp, không phải là một sản (ESP). phẩm. Nhu cầu ngƣời học là nền tảng tạo nên tiếng Anh chuyên ngành, đặc biệt ngôn 2. SƠ LƯỢC VỀ TIẾNG ANH CHUYÊN ngữ cần và ngữ cảnh học tập. Nhu cầu này NGÀNH đƣợc hiểu là nguyên nhân thúc đẩy sinh viên 2.1. Ba yếu tố hình thành tiếng Anh học Anh ngữ và tạo nên sự đa dạng về mục chuyên ngành tiêu học Anh ngữ. Nhu cầu của Thế giới Mới liên quan đến 2)Strevens (1988) định nghĩa tiếng Anh hai sự kiện lớn tác động đến kinh tế thế giới. chuyên ngành bằng cách so sánh giữa bốn Kết thúc Thế chiến thứ II và cuộc khủng đặc tính cố định và hai đặc tính linh hoạt. hoảng dầu mỏ. Thế chiến thứ II kết thúc dẫn Bốn đặc tính cố định là: đƣợc thiết kế nhằm đến sự bùng nổ về khoa học, kỹ thuật và đáp ứng của ngƣời học - liên quan đến nội kinh tế trong khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ dung đến nghề nghiệp và hoạt động cụ thể - gây nên làn sóng phƣơng Tây hóa đẩy tiền tập trung vào tính chất phù hợp của ngôn tệ và kiến thức vào những nƣớc sở hữu ngữ đến các hoạt động cú pháp và biện luận nhiều dầu mỏ; cả hai tình huống trên, Anh - tính chất đối lập với Anh ngữ Tổng quát. ngữ trở thành ngôn ngữ chính. Hai đặc tính linh hoạt của tiếng Anh chuyên Cuộc cách mạng chuyên ngành ngôn ngành là: có thể bị hạn chế nhƣ kỹ năng ngữ học. Theo nhận định bởi Hutchinson và ngôn ngữ đƣợc học - có thể không đƣợc dạy Waters (1987), khi các nhà ngôn ngữ bắt vì phƣơng pháp đã đƣợc quyết định trƣớc. đầu nghiên cứu cách thức ngôn ngữ đƣợc 3)Robinson (1991), dựa vào hai tiêu chuẩn sử dụng trong các tình huống giao tiếp thực và hai đặc tính, nêu lên quan điểm về tiếng tế trong cuộc sống, thay vì tập trung vào đặc Anh chuyên ngành. Hai tiêu chuẩn là: ESP tính ngôn ngữ. Họ cũng chỉ ra rằng, nhờ vào thƣờng mang tính trực tiếp về mục tiêu – kết quả khám phá về một số kỹ năng cụ thể phân tích nhu cầu góp phần vào quá trình và ngôn ngữ biến đổi ở những tình huống phát triển khóa học và nên quy định chính khác biệt, chúng ta có thể kết luận rằng khả xác lý do tại sao ngƣời học Anh ngữ. Hai đặc năng điều chỉnh ngôn ngữ nhằm đáp ứng tính là: thời gian đạt mục tiêu bị giới hạn – nhu cầu ngƣời học tùy theo ngữ cảnh cụ thể phân nhóm đồng nhất ngƣời học trƣởng hoàn toàn xuất hiện. thành trong công việc hay nghiên cứu Xu hướng tập trung vào người học.Theo chuyên ngành học viên tham gia. Hutchinson và Waters (1987), không phải 4)Dudley-Evans và St. John (1998), dựa vào dựa vào phƣơng pháp truyền đạt ngôn ngữ; cấu trúc nguyên thủy của Streven, đề cập vấn đề là thiết kế một cách cẩn thận từng đến đặc tính cố định và linh hoạt. Đặc tính cố khóa học cụ thể đáp ứng nhu cầu và sở định là: tiếng Anh chuyên ngành là để đáp thích khác nhau, thật sự góp phần to lớn vào ứng nhu cầu ngƣời học - tận dụng phƣơng quá trình phát triển vƣợt bậc của ESP. pháp và hoạt động ẩn - tập trung vào ngôn 2.2. Bốn quan điểm về tiếng Anh chuyên ngữ, kỹ năng, nghị luận và thể loại phù hợp ngành tiếng Anh chuyên ngành với những hoạt động này. Đặc tính linh hoạt là: tiếng Anh chuyên ngành có thể liên quan hoặc đƣợc thiết kế cho ngữ cảnh cụ thể - 51
  3. NGUYỄN ĐÔNG PHƢƠNG TIÊN - TRƢƠNG VĂN ĐẠT tiếng Anh chuyên ngành có thể sử dụng một hay đam mê học hỏi một ngôn ngữ mới. Trên phƣơng pháp khác với phƣơng pháp giảng cơ sở thành thạo tiếng mẹ đẻ, việc biết thêm dạy Anh ngữ chuyên ngành -tiếng Anh một ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh - chính chuyên ngành có khuynh hƣớng đƣợc thiết là một nhu cầu của rất nhiều ngƣời trong một kế cho ngƣời học trƣởng thành, hoặc ở cấp cộng đồng có sự giao lƣu quốc tế. Ngày nay, độ cơ bản hoặc cấp độ chuyên nghiệp - tiếng mọi ngƣời sử dụng tiếng Anh nhƣ một công Anh chuyên ngành thƣờng đƣợc thiết kế cho cụ quan trọng để tiếp cận thông tin và thu sinh viên cấp độ trung cấp hay cao cấp. nhận kiến thức. Đối với sinh viên, tiếng Anh càng đóng vai trò quan trọng trong việc học Nói chung, trong môi trƣờng tiếng Anh và định hƣớng tƣơng lai. Tác động thứ nhất chuyên ngành chuyên biệt, ngƣời dạy đôi khi là việc mở rộng kiến thức thông qua Internet; đóng vai trò tƣ vấn và hƣớng dẫn ngôn ngữ giúp sinh viên định hƣớng và thay đổi cách với vai trò tƣơng đƣơng nhƣ ngƣời học nhƣ học, cách suy nghĩ và tiếp cận một vấn đề là chuyên gia với kiến thức chuyên ngành nhằm tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Tác trong lĩnh vực đó. động thứ hai, theo tác giả Dƣơng Kỳ Đức 2 , 2.3. Mô hình cây ELT (English Language trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, toàn diện Teaching - giảng dạy anh ngữ) đầy ác liệt, “ngoại ngữ nghề nghiệp hay là Ba đại diện là: English for Science and thất nghiệp” mang ý nghĩa sống còn với bất Technology (EST - tiếng Anh Khoa học - kỳ sinh viên nào mới tốt nghiệp: đƣơng nhiên Công nghệ), English for Business and bạn nào với năng lực tiếng Anh chuyên Economics (BBE - tiếng Anh Thƣơng mại - ngành khá hơn sẽ có nhiều cơ hội việc làm Kinh tế), English for Social Sciences (ESS - hơn (Dƣơng Kỳ Đức, 2011). Hiện nay, cách tiếng Anh Khoa học Xã hội). Các kiểu này lại hiểu “dạy và học dùng ngoại ngữ chuyên bao gồm các kiểu loại cụ thể nhƣ: English for ngành” hầu hết đƣợc áp dụng tại phần lớn Academic Purposes (EAP - tiếng Anh học các trƣờng đại học và cao đẳng. Nhƣ vậy, thuật) và EOP (English for Occupational tiếng Anh chuyên ngành không chỉ đơn Purposes - tiếng Anh nghề nghiệp). Đến lƣợt thuần là một môn học cung cấp kiến thức các EAP và EOP, lại tiếp tục chia nhỏ hơn phổ thông về ngoaị ngữ cho sinh viên, mà nữa thành những tiểu loại nhƣ tiếng Anh cho phải là kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng Y học, tiếng Anh cho kỹ thuật viên, tiếng Anh nghề nghiệp để có thể xâm nhập vào thị cho Thƣ ký văn phòng, tiếng Anh cho Tâm lý trƣờng lao động. học,… và những tiểu loại này còn có thể Theo tác giả Lê Quang Thiêm4, định đƣợc chia nhỏ hơn nữa tùy theo mục tiêu, hƣớng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành sẽ mục đích cụ thể của ngƣời học cũng nhƣ nội đáp ứng các yêu cầu xã hội cấp bách nhƣ dung giảng dạy. sau: đáp ứng những yêu cầu công nghiệp 3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG ANH hóa, hiện đại hóa đất nƣớc - nhanh chóng CHUYÊN NGÀNH Ở HỆ ĐÀO TẠO ĐẠI hội nhập khu vực và quốc tế - phù hợp với HỌC VÀ CAO ĐẲNG chiều hƣớng lý luận và phƣơng pháp luận ngôn ngữ học thời hậu cấu trúc là chức năng Nhƣ đã giới thiệu về hoàn cảnh ra đời ở luận, tri nhận luận, dụng học và liên ngữ giao trên, tiếng Anh chuyên ngành xuất hiện vì văn hóa - phù hợp với yêu cầu cải cách, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ nhƣ một công cụ chấn hƣng nền giáo dục nƣớc nhà trƣớc nhằm hỗ trợ thành công trong cuộc sống và những bất cập và yêu cầu phát triển đặt ra - công việc; chứ không đơn thuần là sở thích thiết thực, trực tiếp góp phần thực hiện “Đề 52
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 01 (09) /2016 án học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục pháp giảng dạy phù hợp với xu thế tại khu quốc gia giai đoạn 2008 - 2020” (Lê Quang vực. Thiêm, 2011). Về chương trình học. 4. TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH 1) Bản chất của chƣơng trình học ngoại ngữ CHUYÊN NGÀNH HIỆN NAY không chỉ nằm ở các khung chƣơng trình, Hầu hết các trƣờng đại học đào tạo mà cơ bản là việc phân bố nội dung dạy và chuyên ngữ trong nƣớc đều có những điểm học một cách có chọn lọc và phù hợp với đối chung nhƣ chiều dài lẫn hình thức đào tạo tƣợng và cách thức đào tạo. Phƣơng thức cũng nhƣ cấu trúc, nội dung tập trung vào dạy và học không thích hợp nên hầu nhƣ việc trang bị kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ không đáp ứng mục đích của việc học ngoại thƣờng chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. ngữ đối với sinh viên (việc dạy bị quá tải, trở nên đơn điệu và việc học trở thành miễn Đối với việc dạy ngoại ngữ chuyên cƣỡng). Tình trạng thiếu cân đối giữa nội ngành, hiện nay đang nổi lên các vấn đề dung và trình độ tiếp nhận của sinh viên do đáng quan tâm nhƣ sau: cách phân bổ nội dung giảng dạy thiếu hợp Về sinh viên. Chúng ta có thể tạm phân lý. Nguyên nhân cơ bản là sinh viên không loại 3 đối tƣợng sinh viên nhƣ sau: những đƣợc đánh giá năng lực Anh ngữ ngay từ sinh viên chƣa bao giờ học ngoại ngữ ở đầu khóa học nhằm phân loại sinh viên vào trƣờng phổ thông - những sinh viên có dịp những nhóm học cùng năng lực. học ngoại ngữ ở nhà trƣờng phổ thông 2) Về tài liệu giáo khoa: chiến lƣợc giảng dạy nhƣng việc học mang tính chất “phổ cập” - mới (phƣơng pháp dạy học - giao tiếp bằng những sinh viên đƣợc học ngoại ngữ tƣơng văn bản, mô tả các hành động ngôn từ và đối chu đáo ở trƣờng phổ thông và có đƣợc phong cách nói năng của ngƣời bản ngữ làm học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ do tiêu chuẩn) đang đƣợc đẩy mạnh và nhân giáo viên bản địa trực tiếp giảng dạy. Chính rộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, sự khác biệt về nền tảng Anh ngữ tổng quát giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành lại thiên nhƣ vậy gây khó khăn chung đến công tác về văn hóa đọc; nghĩa là sinh viên có khả giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành. năng xử lý văn bản và kỹ năng phân tích văn Về giảng viên. Nhìn chung, giảng viên bản; kết quả, phƣơng pháp này dẫn đến việc ngoại ngữ hiện nay đƣợc đào tạo từ các hạn chế kỹ năng nghe nói ở sinh viên. Ngoài nguồn khác nhau, một số đã qua các khóa ra, đang tồn tại sự thiếu hụt các tài liệu giáo đào tạo sau đại học trong nƣớc và nƣớc khoa, sách hƣớng dẫn ngoại ngữ cho các ngoài. Vấn đề là giảng viên học về kiến thức chuyên ngành - tiêu chí chọn lựa tài liệu giáo ngoại ngữ (TESOL - Giảng dạy Anh ngữ khoa chuyên ngành cần phải đƣợc dựa trên hoặc là Applied Linguistic - Ngôn ngữ học cơ sở của hệ thống giáo dục các ngành khoa ứng dụng) nhƣng lại thiếu đi trình độ chuyên học cơ bản. môn nhất định - đây lại là điều cần thiết đối 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO với việc dạy tiếng Anh chuyên ngành. Ngoài CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH ra, giảng viên chƣa đủ điều kiện tham gia CHUYÊN NGÀNH thƣờng xuyên các khóa học trong nƣớc và ngoài nƣớc, chƣa thƣờng xuyên đƣợc nâng 1)Về sinh viên. Tiến hành khảo sát lại cao trình độ chuyên môn, cập nhật phƣơng trình độ, nhu cầu và mục đích học ngoại ngữ của từng đối tƣợng sinh viên, nhằm xác định 53
  5. NGUYỄN ĐÔNG PHƢƠNG TIÊN - TRƢƠNG VĂN ĐẠT đúng đối tƣợng tùy theo năng lực cũng nhƣ hành nội bộ nhằm giúp sinh viên có thêm phân bổ nội dung cần giảng dạy cho từng một nguồn tham khảo đáng tin cậy mà khó cấp độ khác nhau. tìm thấy trên thị trƣờng. 2)Về giảng viên. Giảng viên cần đƣợc 3)Về tài liệu giảng dạy. Tham khảo giáo đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn trình giảng dạy tiếng nƣớc ngoài, chọn lựa và cập nhật những công nghệ giảng dạy hiện giáo trình phù hợp với các đối tƣợng với các đại và ứng dụng một cách hiệu quả. Bổ trợ mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Xây dựng kiến thức chuyên môn cần thiết cho giảng chƣơng trình dạy ngoại ngữ một cách tổng viên tiếng Anh chuyên ngành nên đƣợc quan thể và hoàn chỉnh, quan trọng nhất là phù tâm và thực hiện thƣờng xuyên thông qua hợp với đối tƣợng ngƣời học; dựa theo hoạt động “Định hƣớng giảng dạy dựa theo module tiêu chuẩn quốc tế với sự cố vấn từ nội dung chuyên môn - Sustained content- các chuyên gia giúp đảm bảo tính đáng tin based approach to instruction - SCBI” hay cậy và phù hợp của chƣơng trình. Kết hợp hoạt động đồng giảng với các chuyên gia nhiều giáo trình thông qua các kênh thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành. Giảng viên tại khác nhau. Tận dụng các thiết bị đa phƣơng một đơn vị giáo dục nên biên soạn hệ thống tiện trong dạy và học. từ vựng hay thuật ngữ chuyên ngành và lƣu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008). Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân: 2008-2020. 2. Dƣơng Kỳ Đức (2011), Ngoại ngữ chuyên ngành - Từ góc nhìn của Ngôn ngữ học xã hội, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Số 8. 3. Hoàng Văn Vân, Vị thế của tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 1, 2011. 4. Lê Quang Thiêm (2011), Tiếp cận triệt để phân tầng ngành và lƣỡng phân trong định hƣớng đào tạo chuyên ngữ Tiếng Anh,Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Số 12. 5. Một số văn kiện về dạy và học ngoại ngữ (1973), Hà Nội. 6. Dudley-Evans, T and M. J St. John. “Developments in English for Specific Purposes. A multi-disciplinary Approach.” Cambridge. 1998. Cambridge University Press. 7. Hutchinson, T and A. Waters. “English for Specific Purposes – A Learning-centered Approach”. Cambridge. 1987. Cambridge University Press. 8. Robinson, P. (1988). “ESP after twenty years: A re-appraisal”. In ESP State of the Art. Singapore: SEAMEO Regional Centre. 9. Strevens, P (1988) ESP after 20 years: A re-appraisal. In M. Tickoo (ED.) ESP State of the Art. Singapore: SEAMEO Regional Center. Ngày nhận bài: 04/01/2016. Ngày biên tập xong: 17/01/2016. Duyệt đăng: 19/01/2016 54
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2