Giang Nam - vùng đất của những mỹ nhân Trung Hoa
lượt xem 16
download
Giang Nam - vùng đất của những mỹ nhân Trung Hoa Người Trung Hoa thường nói: “Thượng hữu thiên đàng, hạ hữu Tô Hàng” có nghĩa là “Trên trời có thiên đàng, dưới đất có Tô Châu và Hàng Châu”. Rời Thượng Hải, đoàn chúng tôi lên đường tới Giang Nam, vùng đất nổi tiếng với mỹ nữ của Trung Quốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giang Nam - vùng đất của những mỹ nhân Trung Hoa
- Giang Nam - vùng đất của những mỹ nhân Trung Hoa Người Trung Hoa thường nói: “Thượng hữu thiên đàng, hạ hữu Tô Hàng” có nghĩa là “Trên trời có thiên đàng, dưới đất có Tô Châu và Hàng Châu”. Rời Thượng Hải, đoàn chúng tôi lên đường tới Giang Nam, vùng đất nổi tiếng với mỹ nữ của Trung Quốc.
- Tô Châu hiện ra xinh đẹp và quyến rũ với những phố cổ mái nâu, tường trắng, những cây cầu duyên dáng, những tháp chuông chùa thấp thoáng sau rặng ngân hạnh lấp lánh như dát bạc. Thành phố Tô Châu, phía Nam tỉnh Giang Tô, cách Thượng Hải khoảng 100km về hướng Tây. Tô Châu nổi tiếng khắp Trung Quốc và thế giới không chỉ vì những đồ gốm đất nung, ngọc trai nước ngọt, lụa tơ tằm mà còn vì những mỹ nữ nghiêng nước nghiêng thành. Tây Thi - một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc, đã sinh ra và lớn lên ở đây. Là một thành phố cổ nổi tiếng của Trung Quốc với hơn 2500 năm lịch sử, căn sứ vào sử tịch còn ghi chép lại thì tại Tô Châu trong khoảng thời gian 10 thế kỷ trước và sau công nguyên, nơi đây đã bắt đầu hình thành nên một quốc gia chư hầu, được gọi là Câu Ngô, lệ thuộc vương triều nhà Chu, tức là nước Ngô của thời Đông Chu. Đô thành khi bấy giờ là khu vực làng Mai, cách phía tây của thành Tô Châu khoảng 15 cây số, còn gọi là khu vực Mai thôn. Sở dĩ đến ngày nay, thành phố Tô Châu vẫn còn có tên gọi rất đơn giản là Ngô, bởi vì năm 560 trước công nguyên, vua Ngô dời phiên trấn và đô thành đến Tô Châu, từ đó mới lấy tên là Ngô. Chúng tôi được nhìn thấy những cửa số của các ngôi nhà không bao giờ mở. Người ta kể rằng, gia đình Tô Châu có bao nhiêu con gái thì có bấy nhiêu cửa sổ. Khi một cô con gái đi lấy chồng thì cửa sổ của cô ấy sẽ vĩnh viễn không bao giờ mở nữa. Rồi thì khi người mẹ sinh ra một cô con gái, thì người cha sẽ trồng trước cửa nhà một cây cổ thụ. Và khi cô gái đi lấy chồng, cây ấy sẽ được đẵn xuống để lấy gỗ làm hòm đựng của hồi môn cho cô gái.
- Đến Tô Châu chúng tôi đã có cơ hội tham quan công xưởng dệt với toàn bộ các công đoạn chế biến, bắt đầu từ nuôi tằm, lấy kén, quay sợi,… và xem những show trình diễn thời trang lụa tơ tằm. Hàng Châu - thủ phủ tỉnh Triết Giang, cách Thượng Hải 150km (93.21 mi) về hướng Nam, cũng là nơi hấp dẫn du khách. Hàng Châu nằm ở hạ lưu sông Tiền Đường (Tiền Đường Giang, Qiántáng Jiang), nơi con sông này đổ ra biển, nằm ở đoạn chót phía nam của con kinh đào thông thương giữa Bắc Kinh và các thành phố thuộc miền Giang Nam, người trung Quốc gọi là Kinh Hàng Đại Vận Hà. Tên của con kênh này mang tên Kinh Hàng là do hai chữ Kinh của thành phố Bắc Kinh và chữ Hàng của thành phố Hàng Châu ghép lại. Hàng Châu là thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Chiết Giang. Hàng Châu là một trong bảy cố đô của Trung Quốc. Xưa kia Hàng Châu từng là kinh thành của Ngô Việt Vương Triều (Nước Ngô của vua Phù Sai và Việt Vương Câu Tiễn, từ năm 893 đến năm 978 sau công nguyên), và cũng là kinh đô của triều Nam Tống (từ năm 1127 đến năm 1279 sau công nguyên). Như vậy Hàng hâu từng là kinh đô tổng cộng là 237 năm. Hàng Châu được liệt vào hàng thứ ba trong số 10 điểm thắng cảnh lớn đáng viếng của Trung Quốc.
- Hàn Châu có cảnh trí thiên nhiên đẹp mắt lại có nhiều di tích văn hóa lâu đời. Nói đến Hàn Châu, người ta thường nghĩ ngay đến Tây Hồ (Xi Hú). Thật ra tại Trung Quốc có 36 cái hồ đều mang tên Tây Hồ. Nhưng tây Hồ Hàn Châu là có tiếng hơn cả. Tây Hồ nằm ở vị trí phía tây trưng tâm thành phố Hàn Châu, nên có tên như vậy. Tây Hồ có chiều dài 3,3 cây số theo hướng bắc nam và chiều rộng 2,8 cây số theo hướng đông tây. Diện tích Tây Hồ khoảng 5,6 kí-lô-mét vuông; chu vi hồ khoảng 15 cây số.Thường người ta hay nêu 10 cảnh đẹp của Tây Hồ với cái tên bốn chữ, đó cũng là tựa đề cho 10 bài thơ bất hủ do các tao nhân mặc khách từ xưa đến nay miêu tả nét đẹp điển hình của các cảnh trí Tây Hồ Hàn Châu. Trong truyện thần thoại “Bạch Xà Truyện”, Bạch Nương Nương hôi ngộ Hứa Tiên tại Đoạn Kiều, hay trong truyện “Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài”, Lương Sơn Bá chia tay Chúc Anh Đài tại Trường Kiều đều lấy bối cảnh tại các địa điểm trong số những cảnh đẹp của Tây Hồ đấy quý vị. Tôi nhớ mang máng dường như cố học giả Nguyễn Hiến Lê hay cụ Đông Hô Lâm Tấn Phác có đề cập
- tập thơ “Hà Tiên Thập Cảnh” tả cảnh Hà Tiên của cụ Mạc Thiên Tứ có tựa đề na ná như các tựa đề bài thơ tả cảnh Tây Hồ vừa nêu. Ở Hàng Châu có một món ăn thịt lợn xắt hình vuông từa tựa món thịt kho Tầu, nhưng không có nhiều nước, khô hơn, màu sắc trông đậm đà hơn, thịt săn hơn. Người Trung Quốc đặt tên món thịt đó là “thịt Đông Pha” (Đông Pha Nhục, Dongpo Ròu) để tưởng nhớ cụ Tô, vì cụ thích ăn món này. Người ta dùng loại thịt heo, loại ba rọi tươi xắt thành miếng to bản, hình chữ nhật, rồi để vào nồi đất cùng với rượu vàng Thiệu Hưng để làm chất nước để ninh; đậy nắp cho kín hơi, ninh cho đến khi ráo nước, có màu sắc đỏ au là được. Đó là món ăn có tiếng, không thể thiếu ở các nhà hàng ở hàng Châu. Theo thiên hạ đồn rằng, khi xưa lúc cụ Tô giữ chức vụ Thái thú Hàng Châu, cụ đã lập nhiều thành tích ích nước lợi dân. Vào ngày hoàn thành công cuộc vét sạch đáy Tây Hồ, dân chúng đua nhau dâng hiến nhiều thịt heo và rượu Thiệu Hưng (loại rượu màu vàng) để tỏ lòng kính mến, biết ơn công lao của cụ. Cụ Tô không thể từ chối tấm thạnh tình đó. Cụ bảo gia nhân làm theo lời
- hướng dẫn của cụ mà nấu món thịt đó, rồi chia cho dân công giúp việc vét sạch hồ ăn. Từ đó món thịt đó trở thành món ăn danh tiếng của Hàn Châu. Hàng Châu còn có miếu thờ tượng Nhạc Phi và Mộ Nhạc Phi. Tại đây có đặt một bức tượng Nhạc Phi ở thế ngồi trong bộ nhung phục màu tím, tay phải nắm lại đặt trên đùi phải, tay trái thì đè lên thanh kiếm. Phía trên bức tượng có có treo tấm biển ghi bốn chữ lớn “Hoàn ngã hà sơn” (Lấy lại phần đất nước bị mất đi), đó là nét chữ viết của Nhạc Phi đước phóng lớn ra. Bức tượng này hoàn thành vào năm 1979, bức tượng Nhạc Phi cũ thì bị hủy trong thời kỳ “Cách Mạng Văn Hóa”trước đó khoảng 10 năm (cuối thập niên 60 thế kỷ 20). Trên tường trong ngôi miếu đó có vẽ những bức họa kể tiểu sử Nhạc từ thuở bé thơ đến lúc làm tướng. Theo người ta kể lại , sau khi Nhạc Phi bị xử tử ở đình Phong Ba, một tên ngục tốt (người coi tù) cõng đi, chôn lén xác ông ở Cửu Khúc Tùng Từ, rồi trồng trên mộ đó hai cây quít để làm dấu. khi Tống Hiếu Tông lên ngôi, nhà vua giải oan tội mà người ta đã ghép cho ông, đồng thời cho cải táng hài cốt của ông tại ngôi mộ hiện giờ. Cạnh mộ nhạc Phi là mộ của con ông tên Nhạc Vân. Hai bên hành lang ở hai phía nam và bắc khung viên mộ cha con ho Nhạc có dựng các bia đá lưu lại từ đời Nam Tống, trong đó có bia đá khắc bài từ “Mãn Giang Hồng” của Nhạc Phi và bia khắc nét chữ do nhạc Phi chép các bài hịch “Tiền Xuất Sư Biểu”
- và “Hậu Xuất Sư Biểu” của Khổng minh Gia Các Lượng. Hai bên con đường dẫn vào mộ có các tượng người bằng đá và các con ngựa bằng đá, nét điêu khắc thật sắc xảo. Hướng ngược lại còn có bốn bức tượng các gian thần hãm hại Nhạc Phi: Tần Cối và vợ (Vương Thị), Mặc-kì Tiết (Mòqí Xié), Trương Tuấn ở thế quỳ gối, tay như bị trói thúc ké phía sau lưng. Người đời thường rất ghét vợ chồng Tần Cối, bánh củ cải chiên mà thường ta hay gọi nháy theo tiếng Quảng Đông là bánh chéo quẩy; đúng ra phải đọc là “dầu cha quẩy” (quỷ chiên dầu) là có ý nói sự tích tượng trưng, đem chiên dầu đôi vợ chồng Tần Cối. Chuyện kể về Trung Quốc và những công trình vĩ đại, những vùng đất kỳ thú, có lẽ là liên miên bất tuyệt. Những gì tôi nói ở đây, chỉ là những ấn tượng mắt thấy, tai nghe trong một chuyến đi mà thôi. Blog cua AnhPhuong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tình hình và triển vọng phát triển du lịch Hà Giang trong tiến trình hội nhập
7 p | 124 | 13
-
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tập 29
125 p | 95 | 12
-
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tập 33
124 p | 92 | 12
-
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tập 28
125 p | 85 | 12
-
Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tập 01
139 p | 99 | 12
-
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tập 26
125 p | 82 | 11
-
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tập 35
124 p | 83 | 10
-
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tập 31
125 p | 86 | 10
-
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tập 30
125 p | 94 | 10
-
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tập 27
125 p | 83 | 10
-
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tập 32
125 p | 84 | 9
-
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ - Tập 34
125 p | 87 | 9
-
Càn Long Du Giang Nam - Hồi 47
11 p | 56 | 4
-
Càn Long Du Giang Nam - Hồi 62
9 p | 77 | 4
-
Càn Long Du Giang Nam - Hồi 56
7 p | 61 | 3
-
Càn Long Du Giang Nam - Hồi 41
22 p | 73 | 3
-
Càn Long Du Giang Nam - Hồi 39
13 p | 55 | 2
-
Đánh giá trình độ thể lực chung của nam sinh viên các lớp học phần cầu lông 1 tại Trường Đại học Tiền Giang
2 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn