Giáo án bài 26: Khúc xạ ánh sáng - Lý 11- GV.N.Trang
lượt xem 62
download
Mục tiêu của bài học giúp học sinh biết Định luật khúc xạ ánh sáng. Các khái niệm: chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối, hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối. Tính thuận nghịch trong sự truyền ánh sáng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài 26: Khúc xạ ánh sáng - Lý 11- GV.N.Trang
VẬT LÝ 11
Chương VI: Khúc xạ ánh sáng
Bài 26 : Khúc xạ ánh sáng
I. Mục đích:
1. Kiến thức:
- Trình bày được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Định luật khúc xạ ánh sáng.
- Các khái niệm: chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối, hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
- Tính thuận nghịch trong sự truyền ánh sáng.
2. Kỹ năng:
- Cách vẽ đường đi tia sáng từ môi trường này sang môi trường khác.
- Vận dụng được các công thức của định luật khúc xạ để giải các bài tập về khúc xạ ánh sáng.
- Phân biệt được vai trò của các chiết suất trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
II. Chuẩn bị:
-
Giáo viên: Bộ dụng cụ thí nghiệm để khảo sát hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
-
Học sinh: Ôn lại hiện tượng khúc xạ ánh sáng và định luật khúc xạ đã được học ở lớp 9.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1 ( 3 phút): Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số, đặt vấn đề vào bài mới:
+ Ổn định tổ chức lớp.
+ Kiểm tra sĩ số.
+ Đặt vấn đề vào bài mới:
Chúng ta đã nghiên cứu xong phần I: Điện học – Điện từ học. Hôm nay, chúng ta chuyển sang nghiên cứu phần II: Quang hình học. Vậy Quang hình học là gì?
Quang học: nói về ánh sáng, nghiên cứu các hiện tượng về ánh sáng.
Quang hình học: là dùng công cụ toán bằng hình học để giải thích các hiện tượng quang học.
- Quang hình học gồm 2 chương:
Chương VI: Khúc xạ ánh sáng
Chương VII: Mắt. Các dụng cụ quang học
Chúng ta vào chương VI: Khúc xạ ánh sáng
Bài đầu tiên của chương: Bài 44: Khúc xạ ánh sáng.
2. Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
ĐVĐ: Với tên bài Khúc xạ ánh sáng. Vậy khúc xạ ánh sáng là gì? Để hiểu định nghĩa này chúng ta quan sát hình vẽ sau:
Thông báo: chùm tia (1) gọi là chùm tia tới, chùm tia (2) gọi là chùm khúc xạ. - Vậy chùm tia khúc xạ do đâu mà có? - Định nghĩa lưỡng chất phẳng, mặt lưỡng chất. |
- Chùm tia (2) bị lệch một góc so với chùm tia (1). - Do khi chiếu chùm tia (1) vào mặt nước. - Theo dõi, lắng nghe, ghi chép. |
1. Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng: a) Nhận xét: - Chùm tia sáng (1): chùm tia tới, góc tới i. - Chùm tia sáng (2): chùm tia khúc xạ, góc khúc xạ r. - Chùm tia (2) bị đổi phương so với chùm tia (1) khi qua mặt phân cách. b) Định nghĩa: Sgk – 214. - Lưỡng chất phẳng: hệ hai môi trường truyền sáng phân cách bằng mặt phẳng. - Mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là mặt lưỡng chất. |
3. Hoạt động 3 ( 15 phút): Hình thành định luật khúc xạ ánh sáng:
ĐVĐ: Như vậy, ta đã có định nghĩa hiện tượng khúc xạ, biết cách xác định góc tới i và góc khúc xạ r. Vậy giữa i và r có mối quan hệ như thế nào?
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
- Nêu mục đích thí nghiệm. - Yêu cầu HS cho biết dụng cụ thí nghiệm bao gồm những gì? - Yêu cầu 2 HS lên cùng tiến hành thí nghiệm với GV. - Yêu cầu HS lập tỉ số \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}}\) và rút ra nhận xét? Giải thích kết quả: nếu bỏ qua sai số, suy ra: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}}\) = n - Đưa ra nội dung định luật: Sgk – 215. - Biểu thức định luật, chú y n phụ thuộc vào môi trường tới và môi trường khúc xạ. - Xét các TH: + n > 1 + n < 1 Nhận xét mối quan hệ giữa i và r NX: n càng lớn thì tia sáng gãy khúc càng nhiều khi đi qua mặt phân cách hai môi trường. |
- Lắng nghe. - Gồm: + Tấm kính mờ + Bản trụ D thủy tinh trong suốt + Nguồn sáng S + Thước tròn chia độ - Thực hiện yêu cầu của GV. - Thực hiện yêu cầu tính toán. - Lắng nghe, ghi chép. - Phát biểu định luật. - Biểu thức: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}}\) = n + Nếu n > 1, sini > sinr, i > r. + Nếu n < 1, sini < sinr, i < r. Với 00 ≤ i, r < 900 - Lắng nghe. |
2. Định luật khúc xạ ánh sáng: a) Thí nghiệm: - Mục đích: tìm mối quan hệ giữa góc tới i và góc khúc xạ r. - Dụng cụ - Tiến hành - Kết quả *Nếu i nhỏ ( < 100) thì r nhỏ, khi đó sini ≈ i, sinr ≈ r, suy ra: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}}\) ≈ \(\frac{i}{r}\) b) Định luật: - Nội dung định luật: Sgk – 215 - Biểu thức: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = n\) (1) + Nếu n > 1, i > r, môi trường khúc xạ chiết quang hơn. + Nếu n < 1, i < r, môi trường khúc xạ kém chiết quang hơn. |
4. Hoạt động 4 (15 phút): Khái niệm chiết suất tuyệt đối, tỉ đối:
ĐVĐ: Ở biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng xuất hiện hằng số n. Vậy hằng số n được xác định như thế nào?
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
- Thông báo hằng số n là chiết suất tỉ đối của môi trường 2 (môi trường khúc xạ) đối với môi trường 1 (môi trường tới), kí hiệu n21 - Thừa nhận: \(n = {n_{21}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}}\) ĐVĐ: Nếu trong 2 môi trường có 1 môi trường chân không thì khi đó n21 có phải là chiết suất tỉ đối nữa không? - Vận tốc ánh sáng trong chân không là? - Theo định nghĩa chiết suất tỉ đối, ta có \(n = \frac{c}{{{v_1}}}\) n1/chân không = c / v1. Vậy n1/chân không, được gọi là chiết suất tuyệt đối của môi trường. Thông báo định nghĩa chiết suất tuyệt đối. - Yêu cầu HS viết biểu thức n1, n2. Rút ra đặc điểm của n1, n2. - Kết luận: Chiết suất tuyệt đối của mọi chất đều lớn hơn 1 - Từ biểu thức: \({n_{21}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\) hãy xây dựng lại biểu thức của định luật khúc xạ? Nếu thay i = i1, r = i2, ta có biểu thức: n1.sini = n2.sinr Lưu y: biểu thức này được sử dụng để tránh sự nhầm lẫn khi đánh số các góc là i, r. ĐVĐ: Thực tế khi nhìn vào đáy chậu nước ta thấy dường như đáy chậu được nâng cao hơn. Vậy giải thích hiện tượng này như thế nào? Đưa ra ví dụ cụ thể: khi có một vật (hòn sỏi) ở đáy chậu nước, nhìn vào hòn sỏi ta thấy nó được nâng cao hơn. - Giải thích: hòn sỏi nằm tại O, từ O có 2 tia tới mặt phân cách là OA, OB. Tia OA vuông góc mặt phân cách sẽ được truyền thẳng – yêu cầu HS trả lời. - Tia OB tới mặt phân cách xảy ra hiện tượng gì? - Lúc này góc khúc xạ và góc tới sẽ như thế nào? - Ảnh của O (hòn sỏi) chính là giao 2 chùm tia khúc xạ, yêu cầu HS trả lời câu C2. Ứng dụng thực tế: Khi đi tắm biển, ao, hồ, ta cần lưu y do hiện tượng khúc xạ mà ta thấy đáy dường như nông hơn 1/3 so với thực tế: sẽ rất nguy hiểm đối với người không biết bơi. |
- Lắng nghe, ghi chép. - Vận tốc ánh sáng trong chân không là c. - Lắng nghe. - Ta có: n1 = c/v1, n2 = c/v2 v1, v2 < c, suy ra n1, n2 > 1 - Ta có: \(\frac{{\sin i}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}}} = \mathop n\nolimits_{21} = \frac{{\mathop n\nolimits_2 }}{{\mathop n\nolimits_1 }}\) → n1.sini = n2.sinr
|
3. Chiết suất của môi trường: a) Chiết suất tỉ đối: n = n21 = \(\frac{{{v_1}}}{{{v_2}}}\) v1, v2 tốc độ ánh sáng qua môi trường 1, 2. b) Chiết suất tuyệt đối: - Định nghĩa: Sgk – 215 - Biểu thức: \({n_{21}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\) (2) Định luật khúc xạ viết dưới dạng đối xứng: \({n_1}\sin {i_1} = {n_2}\sin {i_2}\) (3)
|
5. Hoạt động 5 (4 phút): Tìm hiểu định luật truyền thẳng ánh sáng:
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Khúc xạ ánh sáng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 26 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 11 - Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 11 Bài 26: Khúc xạ ánh sáng gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Khúc xạ ánh sáng - Vật lý 11 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 11 Bài 27: Phản xạ toàn phần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn