intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 42: Thấu kính hội tụ - Lý 9 - GV.B.Q.Linh

Chia sẻ: Phạm Mạnh Tường | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

321
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học sinh nhận dạng được thấu kính hội tụ. Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm qua thấu kính hội tụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 42: Thấu kính hội tụ - Lý 9 - GV.B.Q.Linh

BÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ

A.Mục tiêu.

1.Kiến thức.

-Nhận dạng được thấu kính hội tụ.

-Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (Tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm) qua thấu kính hội tụ.

2.Kỹ năng.

-Vận dụng được kiến thức đã học để giải bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích một vài hiện tượng thường gặp trong thực tế.

3.Thái độ.

B.Phương pháp. Hoạt động nhóm.

C.Chuẩn bị.

1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.

-Một thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12cm, một giá quang học, một số loại thấu kính hội tụ.

-Một màn hứng để quan sát đường truyền của chùm sáng (Hộp nhựa trong + Hương để xông khói).

-Một đèn Laze phát ra ba tia sáng song song.

2.Chuẩn bị của giáo viên.

D.Tiến trình lên lớp.

I.Ổn định.

II.Kiểm tra bài cũ.

  • HS1:

+Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì giữa góc tới và góc khúc xạ có quan hệ với nhau như thế nào?

+Làm bài tập 40 – 41.2 SBT.

III.Bài mới.

1.Đặt vấn đề.

-GV:Yêu cầu học sinh đọc phần đối thoại đầu bài.

-HS:

-GV:Để giúp bạn kiên trả lời được câu hỏi đó, chúng ta hãy nghiên cứu sang bài mới: “Thấu kính hội tụ”

2.Triển khai bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1.

-GV:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm như hình 42.2SGK.

-HS:Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

-GV:Yêu cầu mỗi học sinh tự quan sát và trả lời câu hỏi C1, C2.

-HS:

-GV:Yêu cầu học sinh các nhóm quan sát thấu kính hội tụ thật và trả lời câu C3.

-HS:

-GV:Thông báo chất liệu làm thấu kính hội tụ trong  thực tế, kí hiệu thấu kính hội tụ.

*Hoạt động 2.

-GV:Yêu cầu học sinh quan sát lại thí nghiệm trả lời câu hỏi C4.

-HS:

-GV:Thông báo khái niệm trục chính ở SGK.

-GV:Thông báo khái niệm quang tâm, làm thí nghiệm kiểm tra.

-HS:Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét.

-GV:Yêu cầu học sinh quan sát lại thí nghiệm trả lời câu hỏi C5, C6.

-HS:THảo luận.

-GV:Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh.

-GV:Thông báo khái niệm tiêu điểm.

+Hỏi: Mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm? Vị trí của chúng có đặc điểm gì?

-HS:

-GV:Yêu cầu học sinh quan sát hình 42.5SGK và quan sát thí nghiệm.

+Hỏi: Em có nhận xét gì về chùm tia ló ra khỏi thấu kính hội tụ khi chiếu chùm tia tới song song với trục chính?

-HS:

-GV:Thông báo khái niệm về tiêu cự, làm thí nghiệm với trường hợp tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính.

-HS:Quan sát, nêu nhận xét.

-GV:Gọi một vài học sinh nhắc lại đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.

-HS:

*Hoạt động 3.

-GV:Hướng dẫn học sinh làm câu C7.

-HS:Từng cá nhân làm vào vở, một học sinh lên trình bày trên bảng.

-Gọi một vài học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

-HS:Thảo luận.

-GV:Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh bài làm của học sinh.

I.Đặc điểm của thấu kính hội tụ.

1.Thí nghiệm.

 

2.Hình dạng của thấu kính hội tụ.

-Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

-Kí hiệu thấu kính hội tụ: 

II.Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ.

1.Trục chính. (\(\Delta \))

2.Quang tâm. (O)

*Nhận xét.

-Mọi tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

3.Tiêu điểm.

-Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm F, F’ nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm.

*Nhận xét.

-Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.

-Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

4.Tiêu cự.

f = OF = OF’: Tiêu cự của thấu kính.

 

 

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Bài 42:Thấu kính hội tụ. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 42 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 9 - Bài 42: Thấu kính hội tụ

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2