BÀI 43: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Nêu được trong trường hợp nào thấu kính hội tụ cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật, chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này.
2.Kỹ năng.
-Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua thấu kính hội tụ.
3.Thái độ.
B.Phương pháp. Vấn đáp + Hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh.
-Một thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12cm.
-Một giá quang học, một cây nến, một màn để hứng ảnh, một bao diêm hoặc bật lửa.
2.Chuẩn bị của giáo viên.
D.Tiến trình lên lớp.
I.Ổn định.
II.Kiểm tra bài cũ.
+Hãy nêu các cách để nhận biết thấu kính hội tụ?
+Hãy nêu đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội?
+Làm bài tập sau:
III.Bài mới.
1.Đặt vấn đề.
Hình ảnh của dòng chữ ta quan sát được qua thấu kính như hình 43.1 SGK là hình ảnh của dòng chữ tạo bảo thấu kính hội tụ. Vậy, có khi nào ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ ngược chiều với vật không? Nội dung của bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này.
2.Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
|
NỘI DUNG
|
*Hoạt động 1.
-GV:Hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm như hình 43.2 SGK, tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của mục a, trả lời câu hỏi C1, C2.
-HS:Hoạt động nhóm.
-GV:Cho học sinh thảo luận về kết quả thí nghiệm giữa các nhóm trước khi ghi vào bảng 1.
-HS: Thảo luận trên lớp.
-GV:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu mục b, trả lời câu hỏi C3.
-HS:Hoạt động nhóm.
-GV:Làm thế nào để quan sát ảnh của vật trong trường hợp này?
-HS:
-GV:Cho học sinh thảo luận kết quả thí nghiệm giữa các nhóm trước khi ghi vào bảng 1.
-HS:Thảo luận trên lớp.
-GV:Từ bảng kết quả thí nghiệm hãy cho biết khi nào thì ảnh của một vật cho bởi thấu kính hội tụ là ảnh thật, ảo?
-HS:
-GV:Thông báo ảnh của một điểm sáng nằm ngay trên trục chính ở rất xa thấu kính và ảnh của một vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính như nội dung SGK.
*Hoạt động 2.
-GV:Chùm tia tới xuất phát từ S qua thấu kính cho chùm tia ló đồng quy ở S’, S’ là gì của S?
-HS:
-GV:Cần sử dụng mấy tia xuất phát từ S để xác định S’?
-HS:
-GV:Yêu cầu một học sinh lên bảng dựng ảnh S’ của S trên hình 43.3, các học sinh khác vẽ vào vở.
-HS:
-GV:Để dựng ảnh của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cần tiến hành như thế nào?
-HS:
-GV:Yêu cầu một học sinh lên trình bày trên bảng, các học sinh khác làm vào vở.
-HS:
-GV:Gọi một vài học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-HS: Thảo luận trên lớp.
-GV:Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh bài làm của học sinh.
|
I.Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
1.Thí nghiệm.
2.Hãy ghi các nhận xét ở trên vào bảng 1.
(Ghi ở bảng phụ)
*Nhận xét.
-Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
-Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
II.Cách dựng ảnh.
1.Dựng ảnh của một điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ.
2.Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ.
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 43 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 9 - Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì