BÀI 50 : KÍNH LÚP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được kính lúp dùng để làm gì?
- Nêu đặc điểm của kính lúp.
- Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.
2.Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng kính lúp để nhìn được vật kích thước nhỏ. Tìm tòi ứng dụng kỹ thuật để vận dụng vào đời sống.
3.Thái độ:
-Có ý thức nghiên cứu và vận dụng kiến thức trong bài học vào thực tiễn.
II.CÂU HỎI QUAN TRỌNG ( in đậm trong hoạt động dạy học)
III. ĐÁNH GIÁ ( Kết hợp tai mục rút kinh nghiệm)
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV : Một số kính lúp có số bội giác khác nhau.
2. HS : Nghiên cứu trước bài học, ôn cách vẽ ảnh của vật tạo bởi TKHT.
Mỗi nhóm có 3 kính lúp có số bội giác khác nhau.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. Ổn định lớp
Ngày giảng
|
Lớp
|
Sĩ số
|
22/ 3 /2013
|
9A
|
|
22/ 3/2013
|
9B
|
|
Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ:
- Mục đích: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh từ đó có phương hướng dạy và học.
- Phương pháp: Vấn đáp, luyên tập
- Phương tiện, tư liệu: kiến thức cũ của hs.
Câu hỏi
|
Đáp án sơ lược
|
HS1 : Nêu những biểu hiện của tật cận thị và cách khắc phục.
HS2 : Nêu những biểu hiện của tật mắt lão và cách khắc phục
|
HS 1: Trả lời đúng
HS 2: Trả lời đúng
|
Hoạt động 3. Giảng bài mới:
Hoạt động 3.1:*ĐVĐ : Ở môn sinh học các em đã được quan sát các vật nhỏ bằng dụng cụ gì ? Tại sao nhờ dụng cụ đó mà quan sát được các vật nhỏ như vậy. Bài này giúp các em giải quyết được vấn đề đó.
Hoạt động 3.2: Tìm hiểu về kính lúp.
- Mục đích: Tìm hiểu về kính lúp.
- Phương pháp: trực quan, quan sát, nhận biết.
- Phương tiện, tư liệu: SGK, TN
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
-GV cho HS nghiên cứu SGK và hỏi :
-Kính lúp là gì? Trong thực tế, em đã thấy dùng kính lúp trong trường hợp nào?
-GV giải thích số bội giác là gì?
-Mối quan hệ giữa bội giác và tiêu cự như thế nào?
-GV cho HS dùng một vài kính lúp có độ bội giác khác nhau để quan sát cùng một vật nhỏ
-HS quan sát theo nhóm và trả lời C1, C2. Rút ra nhận xét.
-GV: Kính lúp là gì? Có tác dụng như thế nào? Số bội giác G cho biết gì?
|
I. Kính lúp là gì ?
- Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn.
Mỗi kính lúp có một số bội giác (G)
-Số bội giác càng lớn cho ảnh quan sát càng lớn.
-Giữa số bội giác và tiêu cự f của một kính lúp có hệ thức: \(G = \frac{{25}}{f}\)
C1: Kính lúp có số bội giác càng lớn sẽ có tiêu cự càng ngắn.
C2: Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp là: \(f = \frac{{25}}{{1,5}} \approx 16,7cm.\)
-HS rút ra kết luận.
Kết luận:
-Kính lúp là TKHT.
-Kính lúp dùng để quan sát vật nhỏ.
-G cho biết ảnh thu được gấp bội lần so với khi không dùng kính lúp.
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Bài 50: Kính lúp. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 50 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 9 - Bài 50: Kính lúp
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học