Giáo án Vật lý 9 bài 51: Bài tập quang hình học
lượt xem 77
download
Giáo án Vật lý 9 bài 51: Bài tập quang hình học giúp các em HS ôn lại những kiến thức cơ bản đã học trong chương phần quang hình học, đó là những kiến thức có liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ, Sự tạo ảnh trong máy ảnh, mắt, mắt cận mắt láo, kính lúp. Moiwc bạn đọc cùng theo dõi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Vật lý 9 bài 51: Bài tập quang hình học
BÀI 51: BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-HS vận dụng được các kiến thức đã học để giải các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, các thấu kính, các dụng cụ quang học đơn giản.
2.Kĩ năng:
- HS thực hiện được đúng các phép vẽ hình và tính độ lớn ảnh, khỏng cách ảnh đến thấu kính.
3.Thái độ:
- Trung thực khi kiểm tra, cẩn thận và chính xác khi làm bài.
II.CÂU HỎI QUAN TRỌNG ( in đậm trong hoạt động dạy học)
III. ĐÁNH GIÁ ( Kết hợp tai mục rút kinh nghiệm)
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV : Đề kiểm tra phô tô sẵn, thước kẻ, phấn màu.
2. HS : Ôn tập bài cũ đã học, dụng cụ học tập để vẽ hình.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. Ổn định lớp
Ngày giảng |
Lớp |
Sĩ số |
26/ 3 /2013 |
9A |
|
26/ 3/2013 |
9B |
|
Hoạt động 2. Kiểm tra 15 phút :
- Mục đích: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh từ đó có phương hướng dạy và học.
- Phương pháp: Vấn đáp, luyên tập
- Phương tiện, tư liệu: kiến thức cũ của hs.
*Đề 1 :
I. Trắc nghiệm (3 điểm): khoanh vào chữ cái chỉ đáp án em cho là đúng trong các câu sau :
Câu 1 : Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 15 cm trở ra đến 40 cm. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không ?
A. Không mắc tật gì B. Mắc tật cận thị
C. Mắc tật lão thị D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
Câu 2 : Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh như thế nào ?
A. Một ảnh thất, ngược chiều với vật.
B. Một ảnh thất, cùng chiều với vật.
C. Một ảnh ảo, ngược chiều với vật.
D. Một ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 3 : Trên giá đỡ của một cái kính có ghi 2,5x. Đó là :
A. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5 cm.
B. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5 cm.
C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.
D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
II. Tự luận : (7 điểm)
Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ đặt cách kính 8 cm.
a) Dựng ảnh của vật qua kính. b) Nêu đặc điểm của ảnh.
c) Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần ?
Đề 2:
I/ Trắc nghiệm (3 điểm): khoanh vào chữ cái chỉ đáp án em cho là đúng:
Câu 1 : Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25 cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không ?
A. Không mắc tật gì B. Mắc tật cận thị
C. Mắc tật lão thị D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
Câu 2 : Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh như thế nào ?
A. Một ảnh thất, ngược chiều với vật. B. Một ảnh ảo, ngược chiều với vật.
C. Một ảnh thất, cùng chiều với vật. D. Một ảnh ảo, cùng chiều với vật
Câu 3 : Trên giá đỡ của một cái kính có ghi 2 x. Đó là :
A. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 2 cm.
B. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12,5 cm.
C. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2 cm.
D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 12,5 cm.
II. Tự luận : (8 điểm)
Một người dùng kính lúp có số bội giác là 2,5x để quan sát một vật nhỏ, vật đặt cách kính 6 cm.
a) Tính tiêu cự của kính lúp.
b) Dựng ảnh của vật qua kính lúp và nêu đặc điểm của ảnh.
c) Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần ? (Sử dụng hình vẽ để tính)
*Đáp án – Biểu điểm :
Câu |
Sơ lược lời giải |
Điểm |
1.TNKQ
|
Đề 1: 1. B 2. D 3. C Đề 2: 1. A 2. D 3. B |
3 điểm |
2. TL (Đề 1) |
a) Tóm tắt Dựng ảnh đúng b) Nêu đặc điểm của ảnh : là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật, nằm ngoài khoảng tiêu cự của kính. c) Tính được ảnh lớn hơn vật gấp 5 lần Có : \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OA}}{{OA'}}(1)\) \(\frac{{AF}}{{OF}} = \frac{{AB}}{{OI}} \Leftrightarrow \frac{{OF - OA}}{{OF}} = \frac{{AB}}{{A'B'}}(2)\) Từ (1) và (2) suy ra : \(\begin{array}{l} Vậy ảnh lớn gấp 5 lần vật. |
0,25 đ 2,75đ
2 đ
3 đ (0,25đ)
(0,75đ)
(0,75đ)
(1 đ) (0,25đ) |
TL Đề 2 |
a) Tính đúng tiêu cự của kính: \(G = \frac{{25}}{f} \Rightarrow f = \frac{{25}}{G} = \frac{{25}}{{2,5}} = 10\) (cm) b) Dựng ảnh đúng * Nêu đặc điểm của ảnh : là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật, nằm ngoài khoảng tiêu cự của kính. c) Tính được ảnh lớn hơn vật gấp 2,5 lần Có : \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OA}}{{OA'}}(1)\) \(\frac{{AF}}{{OF}} = \frac{{AB}}{{OI}} \Leftrightarrow \frac{{OF - OA}}{{OF}} = \frac{{AB}}{{A'B'}}(2)\) Từ (1) và (2) suy ra : \(\begin{array}{l} Vậy ảnh lớn gấp 2,5 lần vật. |
1 đ
2 đ
1 đ
3 đ (0,25đ)
(0,75đ)
(0,75đ)
(1 đ) (0,25đ) |
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Bài 51: Bài tập quang hình học. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 51 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 9 - Bài 51: Bài tập quang hình học
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 9 Bài 51: BT Quang hình học gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm BT Quang hình học- Vật lý 9 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Vật lý 9 bài 49: Mắt cận và mắt lão
6 p | 359 | 34
-
Giáo án Vật lý 9 bài 31: bài Hiện tượng cảm ứng điện từ
4 p | 460 | 26
-
Giáo án Vật lý 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn-Định luật ôm
4 p | 684 | 23
-
Giáo án Vật lý 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
4 p | 354 | 17
-
Giáo án Vật lý 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật ôm
5 p | 458 | 17
-
Giáo án Vật lý 9 bài 5: Đoạn mạch song song
8 p | 327 | 16
-
Giáo án Vật lý 9 bài 54:Sự trộn các ánh sáng màu
4 p | 335 | 16
-
Giáo án Vật lý 9 bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
4 p | 314 | 15
-
Giáo án Vật lý 9 bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
4 p | 490 | 14
-
Giáo án Vật lý 9 bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
4 p | 353 | 13
-
Giáo án Vật lý 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
5 p | 459 | 12
-
Giáo án Vật lý 9 bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dám bằng ampe kế và vôn kế
3 p | 1091 | 10
-
Giáo án Vật lý 9 bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
5 p | 344 | 8
-
Giáo án Vật lý 9 bài 62: Điện gió-Điện mặt trời-Điện hạt nhân
8 p | 189 | 7
-
Giáo án Vật lý 9 bài 61: Sản xuất điện năng-Nhiệt năng và thủy điện
6 p | 238 | 5
-
Giáo án Vật lý 9 bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
5 p | 192 | 4
-
Giáo án Vật lý 9 bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu dây dẫn
5 p | 227 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn